Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám

Chương 14: Lễ Phật Thế Các Cõi Trời



∗ Giải thích Sám văn

Sám văn:

Phải biết chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thiện thần đối với chúng sinh đều có vô lượng ân đức không thể nghĩ bàn; các ngài luôn muốn cho chúng sinh an vui mài mãi… nên ân cần, phù hộ, thương xót… chỉ biết làm lành cho chúng sinh mà thôi. Vì sao mà biết?

Vì Phật từng ra sắc lệnh cho các vị Tứ Thiên vương và Hải long dùng từ tâm ủng hộ người trì kinh, ngày đêm sáu thời không xa lìa.

Lại sắc cho Diêm bà La sát, cùng vô số độc Long và Long nữ nên dùng từ tâm ùng hộ người trì kinh…

Lại sắc các Thiên vương, Thần vương thường gia hộ người tu, dùng oai thần khéo giúp đỡ hỗ trợ…

Giải thích:

Chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Thiện thần… lúc nào cũng quan tâm lo, cảnh tỉnh và nhắc nhở tất cả chúng sinh. Do vậy mà các ngài có vô lượng ân đức đối với chúng sinh.

∗ Bà Là Ai?

Cuối năm 2006, Văn cư sĩ ở phố Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang, gọi điện kề: Nửa tháng trước cô gặp một việc, đến giờ nhớ lại vẫn còn sợ vô cùng. Cô thuật lại câu chuyện như sau:

“Tòa lầu nhà tôi trú ngụ rất gần đường lộ, cách “Công ty sản xuất thực phẩm chay” của tôi chỉ có hai ngã tư. Chồng tôi là Bác sĩ bệnh viện, bệnh viện thì ở cách xa nhà tôi.

Hơn 7 giờ sáng tôi mới ra khỏi cửa, cổng nhà đối diện đường lộ, phía trong có một kệ để giày. Tôi có thói quen mỗi sáng sớm trước khi đi làm thường lau nhà sạch sẽ trừ trong ra ngoài. Lúc lau đến cửa, thì tôi dựng cây lau qua một bên, lấy giày trên kệ thay xong thì lui ra và khóa cửa lại, ngày nào cũng vậy.

Hôm đó, tôi lau nhà vừa xong, đang chuẩn bị ra khỏi cửa thì bên ngoài có người nhấn chuông.

Tôi ra mở cổng, thấy một bà nhà quê ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, mỉm cười đứng trước cửa.

Tôi hỏi:

– Thưa, dì tìm ai ạ?

Bà cười nói:

– Tìm cô đấy! Khuê nữ ơi, ta là dì con nè, không nhận ra… hay sao?

Tôi nghi ngại nói:

– Mẹ tôi không có chị em gái chi cả, nên tôi đâu có dì, bà nhìn nhầm người rồi!

Bà ta nói:

– Ôi chao! Người ở thành thị ngay cả bà con thân thích cũng quên hết ráo!…

Rồi bà có vẻ lúng túng không biết làm sao, nên định bỏ đi.

Khi đó tôi thấy tội nghiệp, bèn kêu:

– Dì ơi, dì có việc chi muốn nhờ con chăng? Nếu có thể giúp được, con sẽ làm…

Bà liền quay người lại, nói:

– Thế thì tốt rồi, nhưng mà nói… ở đây hả?

Thực tình tôi không muốn mời bà vào nhà, vì thấy giày bà dính đầy bùn đất, mà nhà tôi thì vừa mới lau xong còn ướt. Nhưng đây là một bà lão, tôi không thể làm gì khác hơn, bất đắc dĩ đành phải mời bà vào nhà. Khi ngồi xuống ghế xô-pha, tôi nghĩ thầm: “Lát nữa mình phải lau nhà lại thôi”…

Tôi hỏi:

Dì có chuyện chi cần, xin hãy nói ra… xem con có thể giúp được chăng?

Bà mỉm cười nói:

– Cũng không có gì quan trọng, chỉ là ta lên thành mua đồ, còn thiếu chút tiền, nên muốn tìm cô để mượn một ít…

Tôi nghe vậy liền nói:

– Không hề chi, con sẽ cho dì, nhưng xin mời dì đến công ty lấy nha. Do nhà chúng con hay bị trộm vào, mà chúng con đều đi làm cả, trong nhà lại không có ai, vì vậy mà tiền bạc đều cất ở công ty, cách đây không xa lắm, đi năm phút là tới!

Vừa nói tôi vừa đưa tay kéo bà ra, do sợ trễ giờ làm.

– Nhưng bà lão không nhúc nhích, bà nói:

– Không cần phải thế đâu, tôi chỉ mượn 30 đồng trong túi cô là đủ rồi!

– Vừa nói bà vừa đưa tay chỉ vào túi bên phải của tôi.

Tôi nói:

– Dì à, trên mình con thiệt không có tiền!

Tôi đáp và đưa tay sờ vào túi, bỗng phát hiện trong túi mình giống như là có tiền, liền rút ra xem: Quả nhiên có đúng 30 đồng! Trong lòng tuy cảm thấy kinh ngạc, nhưng do nôn đi làm nên tôi vội kéo bà ra cửa, vừa nhét tiền vào tay bà, vừa giải thích:

– Con phải đi làm rồi, nếu không đủ thì bà đến “Công ty đồ chay” tìm con mà lấy nhé.

Bà nói:

– Con gái à, con từ nhỏ đã tốt bụng, tương lai sẽ làm nên việc lớn đấy!…

Tôi một tay mở cửa, tay kia dẫn bà ra, cúi đầu chào từ biệt:

– Dì đi thong thả nhé!

Rồi tôi đóng cổng lại. Nhưng khi ngó vào trong thì phát hiện 30 đồng mình vừa cho bà lão đang nằm trên kệ giày. Thật vô lý! Làm sao có việc này được chứ? Bởi lúc tôi cho tiền thì đã kéo bà đi ngay ra cổng, đâu hề thấy bà lui vô tới gần kệ mà kịp để tiền?

Tôi vội quay ra, nhìn quanh tìm bà lão, lúc này người đi đường thưa thớt, thời gian chỉ trong nháy mắt, nhưng không còn thấy bóng dáng bà đâu…

Trong lòng quá thắc mắc, tôi liền quay vào nhà, thuận tay cầm cây lau, định lau nhà… nhưng tôi tròn mắt ngạc nhiên: Vì nền nhà tuy vẫn còn ướt như cũ, song không hề thấy vết giày bùn của bà lão lưu lại… Lúc đó tôi bỗng sợ đến nổi ốc, kinh hoảng đến toát mồ hôi đầm đìa! Bởi hồi nhỏ tôi thường nghe người lớn nói: “Quỷ đi trên đất không lưu dấu chân!”. Còn nữa, vì sao bà biết trong túi tôi có tiền và nói ra đúng con số “ba chục ngàn” trong khi ngay cả chính tôi còn không biết? Và tại sao tiền tôi đã đặt vào tay “ngay lúc bà ra khỏi nhà rồi” vậy mà bà vẫn có thể bỏ lại trên kệ giày? Vì sao bà mới vừa ra cổng, nhưng trong chớp mắt thì đã tìm không thấy?

Tôi chạy một hơi tới công ty, khi các bạn đồng nghiệp nhìn thấy tôi, đều ngạc nhiên hỏi:

– Vì sao mặt Giám đốc lại tái nhợt không còn chút máu như thế?

Họ đồng đoán rằng: “Chắc nhà tôi vừa xảy ra chuyện lớn”… nên xúm nhau hỏi thăm.

Tôi hấp tấp kể lại chuyện vừa xảy ra.

– Nhân viên thứ nhất nói:

– Giám đốc ơi, bà đó nhất định là quỷ rồi, bởi vì quỷ sợ ánh sáng, nên phải lo mà biến mát trước ban ngày… vì bây giờ mặt trời lên đã hơn một tiếng rồi, nên đâu còn thấy quỷ nữa?…

Người thứ hai thì bảo:

– Bà ta bỏ tiền lại, là không có ý lấy của hay hãm hại giám đốc chi…

Người thứ ba lại nói:

– Bà lão này nhất định là thần tiên, do quá khứ có duyên nên tìm đến điểm hóa cho chị đó…

Nghe họ nói một hồi, tôi bớt sợ, nhưng vẫn không dám về nhà một mình”…

Kể xong câu chuyện, cô nói:

– Bây giờ xin ngài vui lòng giải đáp giúp tôi. Tôi mỉm cười bảo:

– Chúc mừng Văn giám đốc! Nhân viên thứ ba nói đúng. Bà ấy đến là điểm hóa cho cô, tương lai sẽ làm nên việc lớn. Bà cũng thử xem cô có tâm từ bi và có lòng bố thí hay không?

Cô hỏi tôi:

-Tôi sẽ làm nên việc lớn gì ạ? Có phải công ty sản xuất đồ chay của tôi sẽ ngày càng phát chăng?

Tôi đáp:

– Không phải! Nghĩa là sê có ngày cô làm nên việc lớn: Hoằng pháp lợi sinh! Bà lão không là quỷ, cũng không phải tiên, mà chính là hóa thân Bồ tát Quan Thế Âm!

Cô nghe xong hết sức mừng rỡ.

Tôi bảo cô:

– Không nên âu lo. Hãy dốc sức tu tập, chỉnh sửa lại tất cả tật tính khuyết điểm của mình, dùng “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong “Kinh Lăng Nghiêm” làm kim chỉ nam, thường tự phản tỉnh, kiểm lỗi mình để sống không phạm sai lầm. Ráng tô bồi phẩm hạnh cho ngày càng “hoàn mỹ”, được vậy thì sẽ có nhiều người vây quanh cô, quy hướng, nương hợp.

Cuộc điện đàm kết thúc trong vui vẻ.

Sau này cô trích máu chép “Kinh Địa Tạng”, và “Tứ chủng thanh tịnh minh hối”, tu hành rất tinh tấn.

Chư Phật, Bồ tát và các hộ pháp thiện thần lúc nào cũng chiếu cố chúng ta, nếu chúng ta nỗ lực tu tốt.

Tháng 11 năm 2003, tôi cùng chư Sư và các cư sĩ đi tham bái Đạo tràng Lục tổ ở Nam Hoa Tự, bỗng có một cư sĩ bị vấp té, suýt nữa thì làm hư tượng Lục tổ (cao gần ba mét) và đại thiền trượng nặng trám cân (là vật trân quý nhất Phật môn), may có vị Thần hộ pháp hóa hiện thân người, âm thầm hộ trì, nhờ vậy mới biến nguy thành an.

Việc Bồ tát Quan Thế Âm hiện thân giáo hóa người, vào thời kỳ đầu mới học Phật, tôi đã từng gặp qua. Ngài dùng đủ loại hình thức, giúp chúng ta thành tựu đạo nghiệp.

Chỉ có thực hành câu: “Thấy tất cả đều là Bồ tát, mình là phàm phu” đầy đủ, thì mới không phạm lỗi. Nếu không làm được vậy thì xem như thi chẳng đậu, sẽ phải xấu hổ đối với sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát.

Phải biết trong số dâm nữ, quả phụ, đạo tặc… đều có thể là hóa thân chư Phật, Bồ tát hoặc A la hán ẩn trong đó, đến để trui rèn, giúp cho ta thành tựu.

Ngay trên trời cũng có rất nhiều thần, mỗi vị giữ một chức, có trách nhiệm riêng, ai lo việc nấy. Những người ở thế gian tâm cực kỳ thanh tịnh cũng có thể giao lưu cùng họ.

Như trong số chư thần, có Thần Ẩm thực: Đối với người trì giới, những người tu học Phật dứt tuyệt đồ mặn ăn chay trường, vị Thần này sẽ đặc biệt hộ trì, trong vô hình u ẩn ông ngầm giúp cho việc làm cơm tăng thêm mỹ vị, khiến thức dùng trở nên rất ngon, mong lấy đây làm trợ duyên tăng thêm đạo tâm cho người học Phật, đó là công đức mà ông muốn tạo ra.

Những vị Thần chủ quản về Ẩm thực, ngay cả việc bạn hằng ngày ăn gì, không nên ăn gì, đến lúc nào bạn không có đồ ăn, họ sẽ dựa theo nhân đời trước của bạn gieo trồng, mà sắp xếp an bài đâu ra đó. Trừ phi bạn tu hành tốt, thì mới có thể chuyển biến, thay đổi… Trong “Kinh Địa Tạng” kể rất nhiều về các quỷ thần, mỗi vị đều có chức trách và nhiệm vụ riêng, bất kể bạn tin hay không, họ vẫn tồn tại!

Những người sát sinh ăn thịt, ngay lúc họ sinh con, thì loài quỷ chuyên hút máu sẽ tìm đến ăn huyết dơ, thế nên khi sản phụ bị âm khí tấn công tất nhiên sức khỏe phải suy, mắc nhiều bệnh. Trẻ sinh ra do bị âm khí, nên trong vòng ba tuổi hay mắc bệnh khó nuôi. Chưa kể là đang còn trong tháng mà gia đình lo giết gà mổ cá… cho đây là thức ăn có đủ dinh dưỡng giúp tẩm bổ thân thể, mà họ hoàn toàn khống biết rằng: Làm vậy chính là đang tạo ác, sẽ mắc nợ mạng vô lượng chúng sinh…

“Do không hiểu Phật pháp, nên khi khởi tâm động niệm gì cũng đều là tội!”… Xin đừng hoài nghi câu văn nào trong “Lương Hoàng Sám”, cũng đừng cho rằng những câu chuyện tôi kể, ghi ra đây là bịa đặt! Xin cam đoan những gì tôi đã viết trong “Báo ứng Hiện Đời”… và trong cuốn sách này, mỗi chuyện đều là: Người thực việc thực hẳn hoi!

Sám văn:

Đại chúng đã biết chư Thiên, Thần vương luôn có ân đức che chở như vậy mà chúng sinh chưa từng nghĩ nhớ, phát tàm báo đáp ân đức ấy.

Cổ nhân còn có thể xả thân chỉ vì nhớ ân một bữa cơm giúp họ no lòng. Huống chi chư Thiên, chư Thần, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng… đối với chúng sinh có ân đức nhiều như thế! Có thể nói công đức ân huệ nầy rộng lớn vô bờ, không cùng tận.

Chư Đại Bồ tát thường tán thán: Thiện trí thức là nhân duyên rắt lớn, giúp ta tiến thẳng đến Đạo tràng. Nên dù tan xương nát thịt cũng khó thề báo đáp lòng từ rộng lớn, thâm ân cao cả dường ấy…

Giải thích:

Chúng ta tu theo Phật giáo là nguyện thành Phật đạo. Từ địa ngục A tỳ, cũng có hóa thân Bồ tát Địa Tạng Vương, Ngài dùng đủ phương tiện giáo hóa chúng sinh trong địa ngục thoát khổ. Trong địa ngục, kể cả hàng ngoại đạo, cũng có hóa thân Đại Bồ tát đến độ họ.

Trong “Phổ Môn Phẩm” giảng: Bồ tát Quan Thế Âm dùng đủ hình tướng hóa độ… Thế nên đã là đệ tử Phật thì ta không nên tùy tiện phê bình các tôn giáo khác. Người chân chính học Phật cần phải có tâm khoan dung từ bi xem tất cả bình đẳng, dung nạp tất cả chúng sinh không ngại.

Bá tính bình dân Trung quốc thường thờ Ngũ đại tiên là: “Hồ Ly, Chồn, Rắn, Chuột, Nhím”, bọn chúng vốn thuộc tầng lớp súc sinh. Nhưng người dân lại tôn là “Tiên” và ưa thờ, còn thắp hương lễ bái chúng để cầu xin này nọ… Nhưng nếu xét theo lục đạo thì: Con người vốn ở trên, cao hơn súc sinh, vì vậy ta không nên khấu đầu lạy súc sinh, cầu nó ban phúc…

∗ Bàn Về Khí Công, Đồng Bóng

Có người hỏi tôi:

– Phật giáo nêu lý nhân quả giúp người mê lầm thức tỉnh, sửa lỗi hướng thiện, đạt được mục đích cứu người rất tốt. Nhưng hiện nay có nhiều kẻ trị bệnh xuất hiện dưới dạng: Đồng bóng, khí công v.v… cũng có thể giúp trị lành bệnh, danh tiếng đồn vang, thịnh hành một thời. Mà những thầy Khí công, đồng, bóng này có kẻ cũng nói chút ít về nhân quả… Vậy là thế nào?

Tôi đáp:

– Dùng lý nhân quả trị bệnh thân cho người, chẳng phải là mục đích cứu cánh của Phật giáo. Đây chỉ là một thủ thuật, một phương tiện, nhằm giúp người tin: “Nhân quả thực sự có tồn tại”. Nhờ vậy mà họ chịu tự giác kiềm điểm ngôn hạnh bản thân, nguyện đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, không những đời này có thể sống hạnh phúc, viễn ly tai họa, thậm chí phút lìa đời có thể đạt đến thiện chung (vãng sinh về cõi lành hay Cực Lạc), vĩnh viễn thoát ly khổ hải. Một người hướng thiện có thể giúp nhiều người được lợi, đông người hướng thiện có thể giúp giảm bớt tội phạm, tịnh hóa xã hội. Đây chính là lý tưởng cứu nhân độ thế của Phật giáo.

Còn hạng “Đồng cô bóng cậu” có thể trị bệnh là sao? Do trong Kinh Lăng Nghiêm Phật đã giảng rất rõ về “50 loại ma ngũ ấm” nên ở đây tôi chỉ giải thích sơ thôi:

Phải biết những thầy khí công, đồng bóng hay quỷ thần… họ cũng từ lục đạo luân hồi sinh ra. Vị thầy khí công chân chánh cũng cọ thể là: Từ cõi Thiên chuyển sinh xuống Nhân gian, hoặc kiếp trước đã từng là một tu sĩ có công phu tốt, căn cơ cao và nhạy bén. Nên đời này khi họ đả tọa luyện công, thì khả năng tiềm ẩn bỗng phát ra… Đặc điểm để nhận diện những người này là: Họ sống chân thật, hết lòng vì người, biết thông cảm, trị bệnh thu phí hợp lý, chẳng dối lừa. Họ dùng chánh khí tu luyện của bản thân, ép khí bệnh của người ra ngoài.

Nhưng cũng có một số thầy tà, giả mạo… họ mượn khí công trị bệnh nhằm “mưu danh, trục lợi, kiếm sắc”… Những người này tuy có thể: “Chạm tay tới thì bệnh tiêu” song họ rất thích mê hoặc người, thèm khát được trọng vọng lễ bái, cung phụng… những hạng này rất dễ nhận ra, vì: Bọn họ luôn tự thổi phồng, khoe khoang bản thân, đề cao tự ngã, còn dám cuồng ngôn, vọng xưng mình là Phật, Bồ tát, Đại thánh…

Quý vị phải phân biệt rõ điều này: Thực ra chư Phật, Bồ tát có thừa khả năng hóa hiện độ người, không bao giờ mượn thân xác phàm trần bất tịnh để gá vào. Nên tuyệt không có chuyện Phật, Bồ tát nhập vào xác phàm nào đó để trị bệnh. Chỉ có quỷ ma mới dối xưng mình là Phật, Thánh, Bồ tát… để gạt những người nhẹ dạ cả tin!

Những thầy tà giả mạo này kiếp trước đều là “Ma vương, Ma dân, Ma nữ, Đại lực quỷ thần, Phi hành dạ xoa v.v”… Họ thuộc các loại ma trong kinh Lăng Nghiêm đã mô tả. Đa số bọn họ thích mượn danh Phật giáo mê hoặc chúng sinh. Họ giống như những lang băm chuyên bào chế, buôn bán thuốc giả (nhưng có uy tín, nổi danh hơn). Còn hạng “đồng cô bóng cậu” hay những kẻ tự xưng mình là “Đại tiên, Đại thánh” đa số đều là: Tinh linh, yêu quỷ, tà nhân hoặc hồ ly, linh xà… đã chuyển sinh trong nhân gian hoặc gá dựa vào thân người. Đặc biệt: Hạng này rất tham tài lợi cúng phẩm, ưa bày trò huyễn hoặc lộng giả thành chân. Những loại yêu ma kể trên (không tính kẻ giả mạo) đều có thể nói ra vài chuyện quá khứ, vị lai; kề vanh vách các bệnh hoạn trong thân nạn nhân và có thể phát “cồng” trị bệnh. Có lúc cũng đạt được hiệu quả, nên dễ mê hoặc làm điên đảo lòng người…

Thế thì, vì sao bọn họ có thể thành công, thu được hiệu quả?

Đầu tiên, phải giải thích vì sao thiên hạ bệnh? Đa số người mắc bệnh đều do lỗi sát sinh, ăn thịt… mà chiêu lấy bệnh hoạn hành thân. Do thân xác các loài vật bị người giết ăn, thần thức chúng không còn chỗ nương, vì muốn phục thù nên chúng gá dựa vào xác thân cừu nhân (hoặc sống vất vưởng tại lò giết mổ)…

Nếu người ăn động vật ngày càng nhiều (tùy theo phúc đức họ mạnh yếu mà thần thức vật sẽ đeo bám, gá trên thân họ nhiều ít). Thông thường thì chúng bám ngày càng đông, năng lượng xấu này tích tụ mỗi ngày một lớn, hình thành ổ bệnh, dần dần khiến người (tạo ác) cảm thấy bộ phận hay cơ quan nào đó trên thân mình đang cực kỳ khó chịu, đau đớn…

Lúc này tất nhiên bệnh nhân cần chữa trị (nếu trị lành thì đó là nhờ phúc báo đời trước bệnh nhân từng tích lũy mà được). Còn nếu ác nghiệp họ tạo đời này lớn hơn phúc báu hiện có, thì họ phải tiêu tốn rất nhiều tiền và ôm lấy thống khổ, vì đang bị oan gia theo báo thù, tính sổ… Nhưng do bệnh nhân không hiểu biết Phật pháp, nên khi mắc bệnh, họ lại vội vàng dùng thịt loài vật tẩm bổ thêm (lầm cho đây là dinh dưỡng cực tốt cho xác thân), nào biết rằng mình đang tạo thêm oan trái chất chòng…

Cho nên, việc uống thuốc, chích tiêm, phẫu thuật… chỉ là giải trừ thống khổ tạm thời, sau đó sẽ có nhiều bệnh bộc phát tiếp theo… khiến người bệnh cảm thấy thuốc men vô hiệu, nên họ mới chuyển qua: “Cầu thần xem bói”…

Phải biết các “đồng cô bóng cậu” tự xưng là “Đại Tiên”, Đại Thánh” kia, đa số đều là quỷ tà, tinh linh loài vật gá dựa!

Trong “Lương Hoàng Sám” giảng: “Người có vật gá, thì thân phát ra mùi động vật. Bởi “Thần thức cùng thần thức tương thông”… Khi các loài gà, vịt, bồ câu… gá trên thân người để báo oán mà gặp “đồng cô bóng cậu” có tướng tinh hồ ly, lang sói… gá dựa ra uy, thì chúng vừa nghe hơi là đã chạy trốn. Nếu hồn vật báo oán là các loài ếch, thỏ… bám trên thân người bệnh, mà nhìn thấy thần thức rắn đang gá trên mình “Đồng cô…” thì chúng sẽ phát sợ, bôn đào ngay. Có nghĩa là: Nếu những thần thức vật gá vào báo oán (thuộc loại lớn hơn), thì sẽ không bị các “Đồng cô” (là loài nhỏ thua chúng) dọa chạy, chỉ khi nào người bệnh mời được những “Đại tiên” tầm cỡ, mang tướng tinh: Ác long, sư tử, hổ báo… tới thì mới có thể đẩy lui chúng. Đây chính là vì sao người ta thường đánh giá: “Thầy này công lực lớn, thầy kia công lực nhỏ”…. Cũng là đường lối trị bệnh của các thầy “Khí công, đồng cô, bóng cậu”…

Thêm một điều nữa bạn cần phải biết: Dù kẻ tự xưng “Đại danh y” kia (chỉ là thường nhân chẳng phải “Đại tiên” chi cả), thì họ cũng có thể tạm thời hù dọa bệnh chạy, nhưng “cừu gia” sớm muộn gì cũng quay về lại: Chúng ẩn núp tại vùng bệnh hay di chuyển đến các bộ phận khác (cũng có khi chúng tạm rời thân bạn năm ba ngày hay mười bữa nửa tháng chi đó, thậm chí còn chịu lìa bạn trong thời gian dài, rồi sẽ quay về tìm bạn tiếp). Chúng làm vậy đề bạn không ngừng kiếm thầy giỏi, tiêu cho hết tiền, nhằm phá tận tài sản bạn! Đây chính là một kiểu: “Báo oán phá” (trong nhiều chiêu trò) của “oan gia”. Có lắm bệnh nhân phải chữa trị liên tục nhiều đợt, phải đem tiền, quà, lễ vật dâng thầy và đi khắp nơi đồn rao: “Thầy này công lực giỏi lắm, vì ổng vừa giơ tay… là tôi cảm thấy phát nhiệt, dễ chịu ngay”… Thực ra, bệnh nhân không hề nói dối, nhưng họ hoàn toàn chẳng biết rằng: Đây chỉ là “chiến thuật” ma mãnh của đám báo oán tung ra, chúng đang chơi trò du kích, đùa bỡn họ…

Nếu tôi giải tới đây mà bạn vẫn chưa hiểu, thì xin tạm ví dụ thế này:

Giả như hồi trẻ tôi từng ăn hiếp, bắt nạt một (hay nhiều) đứa bé, do chúng tuổi nhỏ sức yếu không thể phản kháng nên ôm hận trong lòng.

Hai mươi năm sau, tôi già đi, còn các bé này đã trưởng đại, thành người khỏe mạnh, cường tráng. Lúc này là dịp tốt để chúng tìm tôi báo thù: Ác báo của tôi liền hiện. Khi đó tôi sẽ tìm người mạnh hơn cầu cứu. Người mạnh này khi nhìn thấy đám trẻ xúm nhau bắt nạt một lão già, liền tung quyền cước đánh đuổi kẻ thù của tôi chạy đi… Nhưng người mạnh kia không thể nào cứ theo sát bên tôi mãi, thế là cừu nhân của tôi được dịp quay trở lại báo oán tiếp: Hành hạ hay giết chết tôi, là tùy chúng quyết định…

Giả như tôi gặp một Thiện tri thức hiểu chuyện, ông sẽ hỏi đám trẻ: Vì sao xúm nhau ra đòn, ức hiếp người già?

Trong lúc đám trẻ giải thích nguyên nhân, và tôi thừa nhận rồi, vị Thiện tri thức này trước tiên sẽ phê bình tôi: Do hồi trẻ phạm tội ăn hiếp người nên giờ đây phải bị đập, bị hại… Đó chính là báo ứng nhân quả!

Tiếp đến ông giảng tôi nghe đạo lý làm người. Khi tôi hiểu rõ rồi thì ông khuyên tôi xin lỗi, nhận tội với đám trẻ: Buộc tôi phải sám hối và tiến hành việc cứu chuộc đền bù đối với những kẻ mình từng làm tổn hại. Như vậy đối phương chắc chắn sẽ tha thứ, không làm kẻ thù cùng tôi nữa…

Những cừu gia tôi vừa ví dụ đó, giống như những chúng sinh bị chúng ta giết, ăn. Còn Thiện tri thức chính là Phật pháp. Bồi thường cứu chuộc tức là thành tâm sám hối tụng kinh niệm Phật siêu độ cho những chúng sinh bị giết hại.

Những chuyện này tôi đã kể ra rất nhiều, nhân đó tôi có thể bảo đảm, đoan chắc rằng: “Chỉ cần quý vị hễ nhận ra lỗi là sửa liền, chịu tu tỉnh ăn năn”, nhứt định sẽ thấy hiệu quả vi diệu ngay.

Song, có điều cần giải thích rõ: Nếu quý vị vì muốn lành bệnh mà bất đắc dĩ phải niệm Phật tụng kinh, song không hề có chút tâm thành muốn sám hối, thì sẽ chẳng thu được kết quả tốt đâu.

Bởi vì những “oan gia trái chủ” của bạn, một khi hồn lìa khỏi xác và chuyển sang cảnh giới “sống bằng thần thức”, thì chúng đều có “tha tâm thông”, nên bạn có thành tâm sám hối, có thực lòng ăn năn những lỗi đã phạm với họ hay không, họ đều biết, thấy rõ hết!

Như tôi đã giải thích: Do sát sinh mà bị bệnh (đây chỉ là một lỗi trong thập ác). Thế thì còn 9 lỗi ác khác nữa cũng là nguyên nhân chiêu vời bệnh khổ, tôi chẳng cần kể lể hay nêu ra dông dài ra làm chi, xin quý vị chịu khó xem kỹ “Kinh Địa Tạng” và “Lương Hoàng Sám” thì rõ.

Tôi dám khẳng định: Nếu đã minh bạch đạo lý trong kinh giảng, thì các vị chẳng cần đi tìm các bậc Đại đức Cao tăng hoặc người có thần thông để mà hỏi han lung tung hay cầu chữa trị làm chi nữa… Bởi: Phật là Đại y vương, nên những gì Ngài thuyết giảng trong kinh đều là “Lương phương diệu dược” có thể chữa lành tám vạn bốn ngàn chứng bệnh và phiền não của chúng sinh. Chỉ cần chúng ta chịu hành trì thì không gì mà không ứng nghiệm!

Phật pháp cũng chẳng có gì bí mật, chân tướng vũ trụ nhân sinh Phật đều giảng rõ trong kinh, nhưng phần đông người ta lười biếng chẳng chịu xem, mà lại khoái tin vào những phù phép, vu thuật, đồng bóng, thần thông, bói quẻ…vì cho đó là ” Thần cơn diệu toán”… Kết quả: Họ chỉ tốn tiền phí sức mà chẳng thu được lợi ích thực sự nào?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.