Thông tin sách

Kinh Đại Thừa Cây Lúa giảng giải

Kinh Đại Thừa Cây Lúa giảng giải

 Thể loại:

Kinh

 Tình trạng:

Hoàn thành 1 Chương
Đánh giá: 10 /10 từ 0 lượt

Lời giới thiệu:

Phật nói kinh Đại Thừa Cây Lúa, nguyên bản là Phật Thuyết Đại Thừa Đạo Can Kinh, xuất xứ từ thạch thất trong động Đôn Hoàng ở miền bắc Trung Quốc, do Tỳ-kheo Pháp Thành dịch. Trong Đại tạng có một quyển đề tựa là Phật Thuyết Đạo Can Kinh, văn nghĩa hơi khác với bản kinh này.

Bộ kinh Bát-nhã gồm bảy nhà dịch, có một bản ở động Đôn Hoàng ghi là Tam tạng Pháp sư Sa-môn Pháp Thành dịch. Nếu căn cứ theo đó thì Tỳ-kheo Pháp Thành cũng chính là Tam tạng Pháp sư Sa-môn Pháp Thành, nhưng trong Cao Tăng Truyện và các sử liệu không thấy ghi, có lẽ vì số kinh ngài dịch ít, nên không được ghi vào.

Chủ yếu của bài kinh là nói về lý nhân duyên. Một hôm Phật cùng chúng Tỳ-kheo đi vào vùng đồng quê thấy người làm ruộng lúa, nhân đó ngài mượn cây lúa để giải thích về lý nhân duyên. Phật nói: Này các Tỳ-kheo, nếu thấy nhân duyên kia liền thấy pháp. Nếu thấy được pháp, liền hay thấy Phật. Phật nói nhưng không giải thích, ngài Xá-lợi-phất mới đi đến hỏi Bồ-tát Di-lặc. Bồ-tát Di-lặc giải thích ý nghĩa câu nói của Phật qua hai phần: Nội nhân duyên và Ngoại nhân duyên. Nội nhân duyên gồm có Nội nhân duyên nhân tương ưng và Nội nhân duyên duyên tương ưng. Ngoại nhân duyên cũng có Ngoại nhân duyên nhân tương ưng và Ngoại nhân duyên duyên tương ưng.

Tôi cho học bài kinh này với hai lý do: Thứ nhất, kinh này nói đầy đủ về lý nhân duyên, nếu chúng ta hiểu thấu lý nhân duyên, biết tất cả các pháp không tự tánh thì chấp ngã và chấp pháp đều tan rã. Thứ hai, nhân quả và nhân duyên là giáo pháp chủ yếu của đức Phật dạy, cũng là nền tảng của Đại thừa. Nếu không thông suốt lý nhân duyên thì khi đọc qua kinh điển Đại thừa chúng ta sẽ không thể hiểu nổi, không hiểu thì làm sao tiến tu dễ dàng được.


Sách mới nhất

Bình luận