Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức to lớn thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô lượng thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô biên thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô số chẳng thể nghĩ bàn?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy nhóm công đức thù thắng rộng lớn vô lượng, vô biên, chẳng thể tính đếm, khó nghĩ bàn. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đã chứng đắc trí rộng lớn vô lượng, vô biên, chẳng thể tính đếm, khó nghĩ bàn, khác với trí Thanh-văn và Độc-giác. Đại Bồ-tát ấy an trụ trong trí này, biểu hiện bốn sự hiểu biết thông suốt thù thắng. Do bốn sự hiểu biết thông suốt thù thắng này, mà trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian không có thể vấn nạn, làm cho trí tuệ biện tài của Bồ-tát này đạt đến chỗ cùng tận.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có thể nói các hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển cả Hằng hà sa kiếp. Do sự trình bày các hành, trạng, tướng này, mà làm rõ sự thành tựu các loại công đức thù thắng của đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển. Cuối xin Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì Bồ-tát mà nói chỗ sâu xa, khiến các Bồ-tát an trụ trong đó, để có thể tu bố thí Ba-la-mật-đa mau được viên mãn, có thể tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để mau được viên mãn; có thể an trụ pháp không nội để mau được viên mãn, có thể an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để mau được viên mãn; có thể an trụ chơn như để mau được viên mãn, có thể an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để mau được viên mãn; có thể tu bốn niệm trụ để mau được viên mãn, có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để mau được viên mãn; có thể an trụ Thánh đế khổ để mau được viên mãn, có thể an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo để mau được viên mãn; có thể tu bốn tịnh lự để mau được viên mãn, có thể bốn vô lượng, bốn định vô sắc để mau được viên mãn; có thể tu tám giải thoát để mau được viên mãn, có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để mau được viên mãn; có thể tu pháp môn giải thoát không để mau được viên mãn, có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để mau được viên mãn; có khả năng tu bậc Cực hỷ để mau được viên mãn, có thể tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để mau được viên mãn; có thể tu năm loại mắt để mau được viên mãn, có thể tu sáu phép thần thông để mau được viên mãn; có thể tu pháp môn Tam-ma-địa để mau được viên mãn, có thể tu pháp môn Đà-la-ni để mau được viên mãn; có thể tu mười lực Phật để mau được viên mãn, có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để mau được viên mãn; có thể tu pháp không quên mất để mau được viên mãn, có thể tu tánh luôn luôn xả để mau được viên mãn; có thể tu trí nhất thiết để mau được viên mãn, có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để mau được viên mãn.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Nay ông mới có thể vì các Bồ-tát mà hỏi chỗ sâu xa, khiến các Bồ-tát an trụ trong đó, tu hành công đức mau được viên mãn.
Này Thiện Hiện! Chỗ sâu xa đó là không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, tịch tịnh, Niết-bàn, chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, các pháp như thế là chỗ sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tên của chỗ sâu xa đã nói như vậy đều chỉ rõ Niết-bàn là chỗ sâu xa.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có phải chỉ có Niết-bàn mới gọi là sâu xa, hay còn các pháp khác cũng gọi là sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả các pháp khác cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc cũng gọi là sâu xa, thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ cũng gọi là sâu xa, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc giới cũng gọi là sâu xa, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa.
Thiện Hiện! Địa giới cũng gọi là sâu xa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vô minh cũng gọi là sâu xa, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội cũng gọi là sâu xa, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Chơn như cũng gọi là sâu xa, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cũng gọi là sâu xa, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ cũng gọi là sâu xa, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự cũng gọi là sâu xa, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát cũng gọi là sâu xa, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không cũng gọi là sâu xa, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bậc Cực hỷ cũng gọi là sâu xa, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nam thắng, bậc Hiền tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt cũng gọi là sâu xa, sáu phép thần thông cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa cũng gọi là sâu xa, pháp môn Đà-la-ni cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật cũng gọi là sâu xa, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất cũng gọi là sâu xa, tánh luôn luôn xả cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu cũng gọi là sâu xa, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết cũng gọi là sâu xa, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng gọi là sâu xa.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc cũng gọi là sâu xa? Vì sao thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn xứ cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc xứ cũng gọi là sâu xa? Vì sao thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn thức giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn xúc cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa? Vì sao các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao địa giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao vô minh cũng gọi là sâu xa? Vì sao hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bố thí Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa? Vì sao tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp không nội cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bốn niệm trụ cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao Thánh đế khổ cũng gọi là sâu xa? Vì sao Thánh đế tập, diệt, đạo cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bốn tịnh lự cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao tám giải thoát cũng gọi là sâu xa? Vì sao tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp môn giải thoát không cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bậc Cực hỷ cũng gọi là sâu xa? Vì sao bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao năm loại mắt cũng gọi là sâu xa? Vì sao sáu phép thần thông cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp môn Tam-ma-địa cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp môn Đà-la-ni cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao mười lực Phật cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp không quên mất cũng gọi là sâu xa? Vì sao tám luôn luôn xả cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả Dự-lưu cũng gọi là sâu xa? Vì sao quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả vị Độc-giác cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao trí nhất thiết cũng gọi là sâu xa? Vì sao trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng gọi là sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc sâu xa nên sắc cũng sâu xa; vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên thọ, tưởng, hành, thức cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xứ sâu xa nên nhãn xứ cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc xứ sâu xa nên sắc xứ cũng sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn giới sâu xa nên nhãn giới cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc giới sâu xa nên sắc giới cũng sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn thức giới sâu xa nên nhãn thức giới cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xúc sâu xa nên nhãn xúc cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng sâu xa; vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của địa giới sâu xa nên địa giới cũng sâu xa; vì chơn như của thủy hoả phong không thức giới sâu xa nên thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của vô minh sâu xa nên vô minh cũng sâu xa; vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não sâu xa nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa nên bố thí Ba-la-mật-đa cũng sâu xa; vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không nội sâu xa nên pháp không nội cũng sâu xa; vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa nên pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của chơn như sâu xa nên chơn như cũng sâu xa; vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì sâu xa nên pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn niệm trụ sâu xa nên bốn niệm trụ cũng sâu xa; vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của Thánh đế khổ sâu xa nên Thánh đế khổ cũng sâu xa; vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa nên Thánh đế tập, diệt, đạo cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn tịnh lự sâu xa nên bốn tịnh lự cũng sâu xa; vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc sâu xa nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tám giải thoát sâu xa nên tám giải thoát cũng sâu xa; vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ sâu xa nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn giải thoát không sâu xa nên pháp môn giải thoát không cũng sâu xa; vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bậc Cực hỷ sâu xa nên bậc Cực hỷ cũng sâu xa; vì chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân sâu xa nên bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của năm loại mắt sâu xa nên năm loại mắt cũng sâu xa; vì chơn như của sáu phép thần thông sâu xa nên sáu phép thần thông cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa sâu xa nên pháp môn Tam-ma-địa cũng sâu xa; vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni sâu xa nên pháp môn Đà-la-ni cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của mười lực Phật sâu xa nên mười lực Phật cũng sâu xa; vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi,đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không quên mất sâu xa nên pháp không quên mất cũng sâu xa; vì chơn như của tánh luôn luôn xả sâu xa nên tánh luôn luôn xả cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả Dự-lưu sâu xa nên quả Dự-lưu cũng sâu xa; vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa nên quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị Độc-giác sâu xa nên quả vị Độc-giác cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của trí nhất thiết sâu xa nên trí nhất thiết cũng sâu xa; vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát sâu xa nên tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật sâu xa nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng sâu xa.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc sâu xa? Vì sao chơn như của thọ, tưởng, hành, thức sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn xứ sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc xứ sâu xa? Vì sao chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn giới sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc giới sâu xa? Vì sao chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn thức giới sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn xúc sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa? Vì sao chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của địa giới sâu xa? Vì sao chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của vô minh sâu xa? Vì sao chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa? Vì sao chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp không nội sâu xa? Vì sao chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của chơn như sâu xa? Vì sao chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bốn niệm trụ sâu xa? Vì sao chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của Thánh đế khổ sâu xa? Vì sao chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bốn tịnh lự sâu xa? Vì sao chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của tám giải thoát sâu xa? Vì sao chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp môn giải thoát không sâu xa? Vì sao chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của năm loại mắt sâu xa? Vì sao chơn như của sáu phép thần thông sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp môn Tam-ma-địa sâu xa? Vì sao chơn như của pháp môn Đà-la-ni sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của mười lực Phật sâu xa? Vì sao chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp không quên mất sâu xa? Vì sao chơn như của tánh luôn luôn xả sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả Dự-lưu sâu xa? Vì sao chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả vị Độc-giác sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của trí nhất thiết sâu xa? Vì sao chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc chẳng phải là sắc, chẳng phải lìa sắc, cho nên sâu xa; vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xứ chẳng phải là nhãn xứ, chẳng xa lìa nhãn xứ, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc xứ chẳng phải là sắc xứ, chẳng phải lìa sắc xứ, cho nên sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn giới chẳng phải là nhãn giới, chẳng phải lìa nhãn giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc giới chẳng phải là sắc giới, chẳng phải lìa sắc giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn thức giới chẳng phải là nhãn thức giới, chẳng phải lìa nhãn thức giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xúc chẳng phải là nhãn xúc, chẳng phải lìa nhãn xúc, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho nên sâu xa; vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của địa giới chẳng phải là địa giới, chẳng phải lìa địa giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của vô minh chẳng phải là vô minh, chẳng phải lìa vô minh, cho nên sâu xa; vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa, cho nên sâu xa; vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không nội chẳng phải là pháp không nội, chẳng phải lìa pháp không nội, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, chẳng phải lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của chơn như chẳng phải là chơn như, chẳng phải lìa chơn như, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải là bốn niệm trụ, chẳng phải lìa bốn niệm trụ, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của Thánh đế khổ chẳng phải là Thánh đế khổ, chẳng phải lìa Thánh đế khổ, cho nên sâu xa; vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải là bốn tịnh lự, chẳng phải lìa bốn tịnh lự, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tám giải thoát chẳng phải là tám giải thoát, chẳng phải lìa tám giải thoát, cho nên sâu xa; vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải là pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bậc Cực hỷ chẳng phải là bậc Cực hỷ, chẳng phải lìa bậc Cực hỷ, cho nên sâu xa; vì chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, chẳng phải lìa bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của năm loại mắt chẳng phải là năm loại mắt, chẳng phải lìa năm loại mắt, cho nên sâu xa; vì chơn như của sáu phép thần thông chẳng phải là sáu phép thần thông, chẳng phải lìa sáu phép thần thông, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là pháp môn Tam-ma-địa, chẳng phải lìa pháp môn Tam-ma-địa, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa pháp môn Đà-la-ni, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của mười lực Phật chẳng phải là mười lực Phật, chẳng phải lìa mười lực Phật, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không quên mất chẳng phải là pháp không quên mất, chẳng phải lìa pháp không quên mất, cho nên sâu xa; vì chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng phải là tánh luôn luôn xả, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả Dự-lưu chẳng phải là quả Dự-lưu, chẳng phải lìa quả Dự-lưu, cho nên sâu xa; vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng phải lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị Độc-giác chẳng phải là quả vị Độc-giác, chẳng phải lìa quả vị Độc-giác, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của trí nhất thiết chẳng phải là trí nhất thiết, chẳng phải lìa trí nhất thiết, cho nên sâu xa; vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát, chẳng phải lìa tất cả hạnh đại Bồ-tát, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cho nên sâu xa.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các sắc chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thọ, tưởng, hành, thức chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xứ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc xứ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn thức giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xúc chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận địa giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thủy, hỏa, phong, không, thức giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận vô minh chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bố thí Ba-la-mật-đa chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không nội chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận chơn như chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn niệm trụ chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận Thánh đế khổ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận Thánh đế tập, diệt, đạo chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn tịnh lự chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tám giải thoát chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn giải thoát không chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bậc Cực hỷ chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận năm loại mắt chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận sáu phép thần thông chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn Tam-ma-địa chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận pháp môn Đà-la-ni chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận mười lực Phật chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không quên mất chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận tánh luôn luôn xả chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả Dự-lưu chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị Độc-giác chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận trí nhất thiết chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả hạnh đại Bồ-tát chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc cộng, hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các sắc, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thọ, tưởng, hành, thức, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xứ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc xứ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn thức giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xúc, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận địa giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận vô minh, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bố thí Ba-la-mật-đa, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không nội, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận chơn như, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn niệm trụ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận Thánh đế khổ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận Thánh đế tập, diệt, đạo, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn tịnh lự, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tám giải thoát, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn giải thoát không, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bậc Cực hỷ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận năm loại mắt, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận sáu phép thần thông, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn Tam-ma-địa, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn Đà-la-ni, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận mười lực Phật, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không quên mất, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tánh luôn luôn xả, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả Dự-lưu, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị Độc-giác, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận trí nhất thiết, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả hạnh đại Bồ-tát, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc cộng, hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, chỉ rõ Niết-bàn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với các chỗ sâu xa như thế, nên nương vào ý nghĩa tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà thẩm xét, tư duy, suy lường quán sát, nên nghĩ thế này: Nay ta nên an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói, nay ta nên học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát đối với các chỗ sâu xa như thế, thường nương vào ý nghĩa tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa thẩm xét, tư duy, suy lường quán sát, an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói, học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói thì đại Bồ-tát ấy do thường tinh cần tu học như vậy, nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, khởi tâm nhất niệm, còn có khả năng thâu nhiếp vô số, vô lượng, vô biên công đức, vượt vô lượng kiếp sanh tử lưu chuyển, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, huống là thường tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa không gián đoạn, thường an trụ tác ý tương ưng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như người mê đắm ái dục cùng với người con gái đẹp, hai bên yêu nhau, cùng nhau hẹn ước. Người con gái kia bị trở ngại, không đến chỗ đúng hẹn được. Người này dục tâm bừng cháy, liên tục lưu chuyển thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Dục niệm của người ấy chuyển về nơi nào?
Bạch Thế Tôn! Dục niệm của người ấy hướng về người nữ, người ấy nghĩ thế này: Khi nào nàng sẽ đến đây để cùng nhau vui chơi.
Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu cả ngày đêm thì người ấy có bao nhiêu dục niệm phát sanh?
Bạch Thế Tôn! Kể cả ngày đêm thì người ấy sanh dục niệm rất nhiều!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, khởi một niệm học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã dạy thì số kiếp vượt thoát sanh tử lưu chuyển, so với số lượng dục niệm của người đam mê ái dục đã khởi trải qua một ngày một đêm bằng nhau.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nương theo nghĩa lý mà Bát-nhã-ba-la-mật-đa đã dạy, tư duy, tu học, theo đó có khả năng giải thoát những lầm lỗi chướng ngại cho quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy, đại Bồ-tát ấy nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa tinh cần tu học để chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã dạy, trải qua một ngày một đêm thì công đức đạt được này giả sử hữu tình, thì cả hằng hà sa Tam thiên đại thiên thế giới chư Phật, cũng chẳng thể dung nạp hết. Giả sử các công đức khác đầy cả hằng hà sa Tam thiên đại thiên thế giới của chư Phật, so với công đức này chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần nghìn, chẳng bằng một phần trăm nghìn, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, chẳng bằng một phần trăm ngàn ức, chẳng bằng một phần trăm triệu, chẳng bằng một phần ngàn triệu, chẳng bằng một phần trăm ngàn triệu, số phần, toán phần, kế phần, dụ phần nói rộng như thế cho đến chẳng bằng một phần của cực số.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp bố thí cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, trải qua một ngày một đêm như lời dạy mà tu học, thì công đức đạt được còn nhiều hơn công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa là cổ xe của các đại Bồ-tát ấy cưỡi lên cổ xe này mau đến quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, cung kính cúng dường Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thện! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, trải qua một ngày một đêm như lời dạy mà tu học, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chư đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Lại có khả năng tu hành các hạnh Bồ-tát mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ấy nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa là mẹ các đại Bồ-tát. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng sanh ra chúng đại Bồ-tát. Tất cả chúng đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mau chóng viên mãn tất cả Phật pháp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, dùng pháp bố thí cho tất cả hữu tình, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm, dùng pháp bố thí cho tất cả hữu tình, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là xa lìa trí nhất thiết trí; nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là chẳng xa lìa trí nhất thiết trí. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì việc này có thật. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ chơn như, an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, dù chỉ trải qua một ngày một đêm tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả chúng sanh hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả chúng sanh hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà phát khởi sự hồi hướng, nên biết đó là sự hồi hướng tối thắng. Còn xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà phát khởi hồi hướng, thì nên biết không gọi là sự hồi hướng tối thắng. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa để tu hành, vì khắp tất cả hữu tình mà hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, duyên khắp thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm duyên khắp thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả thiện căn công đức mà tùy hỷ hồi hướng đều lấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa làm đầu. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, mà đối với các thiện căn hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, thì phân biệt việc làm đều chẳng phải thật có, thì vì nhân duyên gì mà các đại Bồ-tát ấy được phước vô số, vô lượng, vô biên?
Bạch Thế Tôn! Phân biệt việc làm chẳng có thể phát khởi chánh kiến chơn thật, chẳng có thể hướng vào Chánh tánh ly sanh, chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, cũng chẳng có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Phân biệt việc làm chẳng có thể phát khởi chánh kiến chơn thật, chẳng có thể hướng vào Chánh tánh ly sanh, chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, cũng chẳng có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì biết tất cả các loại phân biệt việc làm là không, không có sở hữu, hư vọng chẳng thật. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các đại Bồ-tát khéo học pháp không nội, khéo học pháp không ngoại, khéo học nội pháp không ngoại, khéo học pháp không không, khéo học pháp không lớn, khéo học pháp không thắng nghĩa, khéo học pháp không hữu vi, khéo học pháp không vô vi, khéo học pháp không rốt ráo, khéo học pháp không không biên giới, khéo học pháp không tản mạn, khéo học pháp không không đổi khác, khéo học pháp không bản tánh, khéo học pháp không tự tướng, khéo học pháp không cộng tướng, khéo học pháp không tất cả pháp, khéo học pháp không chẳng thể nắm bắt được, khéo học pháp không không tánh, khéo học pháp không tự tánh, khéo học pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ pháp không rồi, quán sát đúng như thật sự phân biệt việc làm là không, không có sở hữu, hư vọng chẳng thật như thế, tức là chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, như thật chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế nên mới được phước vô số, vô lượng, vô biên.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vô số, vô lượng, vô biên có gì sai biệt?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nói vô số là số chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể đếm ở trong cảnh giới hữu vi, chẳng thể đếm ở trong cảnh giới vô vi. Nói vô lượng là lượng chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể lường ở trong pháp quá khứ, chẳng thể lường ở trong pháp vị lai, chẳng thể lường ở trong pháp hiện tại. Nói vô biên là biên giới chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể đo lường giới hạn kia vậy.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì có nhân duyên nào không mà sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì có nhân duyên nên sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì sắc là không, nên vô số, vô lượng, vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên cũng vô số, vô lượng, vô biên.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có phải chỉ có sắc là không, thọ, tưởng, hành, thức là không, hay tất cả pháp cũng là không?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Trước đây ta đã chẳng nói tất cả pháp đều là không không ư?
Thiện Hiện đáp: Phật tuy đã nói tất cả pháp đều là không, nhưng các hữu tình chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, cho nên con nay phải hỏi lại như thế.
Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức cũng là không. Như Lai thường nói nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng là không. Như Lai thường nói sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng là không. Như Lai thường nói nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng là không. Như Lai thường nói sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng là không. Như Lai thường nói nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng là không. Như Lai thường nói nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng là không. Như Lai thường nói các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng là không. Như Lai thường nói địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng là không. Như Lai thường nói tánh của nhân duyên là không; tánh của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng là không. Như Lai thường nói vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cũng là không. Như Lai thường nói ngã là không; hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy cũng là không. Như Lai thường nói bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng là không. Như Lai thường nói pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng là không. Như Lai thường nói chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư là không; cảnh giới bất tư nghì cũng là không. Như Lai thường nói bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng là không. Như Lai thường nói Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng là không. Như Lai thường nói bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là không. Như Lai thường nói tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng là không. Như Lai thường nói pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng là không. Như Lai thường nói bậc Cực hỷ là không; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng là không. Như Lai thường nói năm loại mắt là không; sáu phép thần thông cũng là không. Như Lai thường nói pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni cũng là không. Như Lai thường nói mười lực Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng là không. Như Lai thường nói pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả cũng là không. Như Lai thường nói trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng là không. Như Lai thường nói quả Dự-lưu là không; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng là không; an trụ như Lai thường nói quả vị Độc-giác là không. Như Lai thường nói tất cả hạnh Bồ-tát là không. Như Lai thường nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Như Lai thường nói bậc phàm phu là không; bậc Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai cũng là không. Như Lai thường nói pháp hữu sắc, pháp vô sắc là không; pháp hữu kiến, pháp vô kiến, pháp hữu đối, pháp vô đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi cũng là không. Như Lai thường nói pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không; pháp thiện, bất thiện, vô ký, hệ pháp Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới; pháp học, vô học, phi học, phi vô học; pháp kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn cũng là không.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Ta đã thường nói các pháp này đều là không.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp là không tức là vô tận, cũng là vô số, cũng là vô lượng, cũng là vô biên.
Bạch Thế Tôn! Trong cái không của các pháp, cái tận chẳng thể nắm bắt được, số chẳng thể nắm bắt được, lượng chẳng thể nắm bắt được, biên chẳng thể nắm bắt được. Do nhân duyên này, mà vô tận, vô số, vô lượng, vô biên, văn nghĩa không phân biệt.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Vô tận, vô số, vô lượng, vô biên, văn nghĩa không phân biệt, đều cùng làm sáng tỏ cái không của các pháp.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp không đều bất khả thuyết. Như Lai phương tiện nói là vô tận, hoặc nói vô số, hoặc nói vô lượng, hoặc nói vô biên, hoặc nói là không, hoặc nói vô tướng, hoặc nói vô nguyện, hoặc nói vô tác, hoặc nối vô sanh, hoặc nói vô diệt, hoặc nói ly nhiễm, hoặc nói tịch diệt, hoặc nói Niết-bàn, hoặc nói chơn như, hoặc nói pháp giới, hoặc nói pháp tánh, hoặc nói thật tế; các nghĩa như thế đều là do Như Lai phương tiện diễn nói.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Lai dùng phương tiện rất là khéo léo, thật tướng của các pháp chẳng thể diễn nói, nhưng vì hữu tình mà phương tiện chỉ rõ.
Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu nghĩa Phật đã nói là tánh của tất cả pháp đều bất khả thuyết?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Tánh của tất cả pháp đều bất khả thuyết. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp đều rốt ráo không, không có thể diễn nói cái không rốt ráo.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nghĩa bất khả thuyết có tăng giảm chăng?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm, thì bố thí Ba-la-mật-đa cũng nên không tăng, không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bốn bốn niệm trụ cũng nên không tăng, không giảm; bốn chánh đoạn, bốn thần thông, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bốn tịnh lự cũng nên không tăng, không giảm; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì tám giải thoát cũng nên không tăng, không giảm; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp môn giải thoát không cũng nên không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bậc Cực hỷ cũng nên không tăng, không giảm; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì năm loại mắt cũng nên không tăng, không giảm; sáu phép thần thông cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp môn Tam-ma-địa cũng nên không tăng, không giảm; pháp môn Đà-la-ni cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì mười lực Phật cũng nên không tăng, không giảm; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp không quên mất cũng nên không tăng, không giảm; tánh luôn luôn xả cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì trí nhất thiết cũng nên không tăng, không giảm; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu bố thí Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bốn niệm trụ không tăng, không giảm; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bốn tịnh lự không tăng, không giảm; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu tám giải thoát không tăng, không giảm; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp môn giải thoát không không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bậc Cực hỷ không tăng, không giảm; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu năm loại mắt không tăng, không giảm; sáu phép thần thông cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp môn Tam-ma-địa không tăng, không giảm; pháp môn Đà-la-ni cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp môn Tam-ma-địa, tu hành pháp môn Đà-la-ni chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu mười lực Phật không tăng, không giảm; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp không quên mất không tăng, không giảm; tánh luôn luôn xả cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu trí nhất thiết không tăng, không giảm; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm, bố thí Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm; bốn bốn niệm trụ cũng không tăng, không giảm, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không tăng, không giảm; bốn tịnh lự cũng không tăng, không giảm, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không tăng, không giảm; tám giải thoát cũng không tăng, không giảm, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát không cũng không tăng, không giảm, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không tăng, không giảm; bậc Cực hỷ cũng không tăng, không giảm, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng không tăng, không giảm; năm loại mắt cũng không tăng, không giảm, sáu phép thần thông cũng không tăng, không giảm; pháp môn Tam-ma-địa cũng không tăng, không giảm, pháp môn Đà-la-ni cũng không tăng, không giảm; mười lực Phật cũng không tăng, không giảm, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tăng, không giảm; pháp không quên mất cũng không tăng, không giảm, tánh luôn luôn xả cũng không tăng, không giảm; trí nhất thiết cũng không tăng, không giảm, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không tăng, không giảm.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ phương tiện thiện xảo Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nghĩ thế này: Ta đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc tăng hoặc giảm; chẳng nghĩ thế này: Ta đối với tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tăng hoặc giảm, chỉ nghĩ thế này: Chỉ có ý niệm về danh xưng là Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chỉ nghĩ thế này: Chỉ có ý niệm về danh xưng là tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với bố thí này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột sâu xa vi diệu của Phật mà phát khởi hồi hướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với tịnh giới này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột vi diệu sâu xa của Phật mà phát khởi hồi hướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với an nhẫn này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột vi diệu sâu xa của Phật mà phát khởi hồi hướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với tinh tấn này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột vi diệu sâu xa của Phật mà phát khởi hồi hướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với tịnh lự này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột vi diệu sâu xa của Phật mà phát khởi hồi hướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đem tác ý câu hành với Bát-nhã Ba-la-mật-đa này và tâm cùng thiện căn nương đây mà khởi, ban cho các hữu tình cùng có như nhau sự hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, như quả vị giác ngộ cao tột vi diệu sâu xa của Phật mà phát khởi hồi hướng. Do sức phương tiện thiện xảo hồi hướng này, mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sao gọi là quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Chơn như của các pháp là quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Chơn như của các pháp nào mà nói là chơn như của các pháp là quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Chơn như của sắc là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của nhãn xứ là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của sắc xứ là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của nhãn giới là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của sắc giới là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của nhãn thức giới là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của nhãn xúc là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của địa giới là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của tánh nhân duyên là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của tánh đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của vô minh là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của pháp không nội là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của chơn như là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư là không, cảnh giới bất tư nghì là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của bốn bốn niệm trụ là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của Thánh đế khổ là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của bốn tịnh lự là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của tám giải thoát là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của pháp môn giải thoát không là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của bậc Cực hỷ là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của năm loại mắt là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của sáu phép thần thông là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của pháp môn Tam-ma-địa là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của pháp môn Đà-la-ni là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của mười lực Phật là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của pháp không quên mất là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của tánh luôn luôn xả là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của quả Dự-lưu là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của quả vị Độc-giác là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của trí nhất thiết là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của sanh tử là quả vị giác ngộ cao tột; chơn như của Niết-bàn là quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Chơn như của các pháp không tăng, không giảm, nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng không tăng, không giảm;
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường ưa an trụ chơn như của các pháp, hoàn toàn chẳng thấy có pháp nào có tăng có giảm. Do nhân duyên này, nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm; bố thí Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm; bốn bốn niệm trụ cũng không tăng, không giảm, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không tăng, không giảm; bốn tịnh lự cũng không tăng, không giảm, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không tăng, không giảm; tám giải thoát cũng không tăng, không giảm, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát không cũng không tăng, không giảm, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không tăng, không giảm; bậc Cực hỷ cũng không tăng, không giảm, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng không tăng, không giảm; năm loại mắt cũng không tăng, không giảm, sáu phép thần thông cũng không tăng, không giảm; pháp môn Tam-ma-địa cũng không tăng, không giảm, pháp môn Đà-la-ni cũng không tăng, không giảm; mười lực Phật cũng không tăng, không giảm, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tăng, không giảm; pháp không quên mất cũng không tăng, không giảm, tánh luôn luôn xả cũng không tăng, không giảm; trí nhất thiết cũng không tăng, không giảm, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không tăng, không giảm.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát nương vào sự không tăng, không giảm này mà phương tiện tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do pháp môn này, tập hợp các công đức mà chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát nương vào sự không tăng, không giảm, phương tiện tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa và do pháp môn này, tập hợp tất cả công đức, để chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì đại Bồ-tát ấy đã dùng sơ tâm để chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột hay dùng hậu tâm để chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột? Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy nếu dùng sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì khi sơ tâm khởi, hậu tâm chưa khởi, không có tính hòa hợp; còn nếu dùng hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì khi hậu tâm khởi thì tiền tâm đã diệt, không có tính hòa hợp. Như vậy thì tâm, tâm sở pháp trước sau, tấn thối, trồi sụt không có tính hòa hợp, thì làm sao có thể chứa nhóm thiện căn được? Nếu chẳng thể chứa nhóm các thiện căn được, thì làm sao Bồ-tát có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ta sẽ nói một thí dụ ngắn gọn, khiến người có trí theo ý nghĩa diễn đạt, có thể dễ dàng hiểu được.
Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, như khi thắp đèn, thì ngọn lửa ban đầu đốt tim hay ngọn lửa sau đốt tim?
Bạch Thế Tôn! Theo chỗ con hiểu thì chẳng phải ngọn lửa ban đầu đốt tim, cũng chẳng lìa ngọn lửa ban đầu mà có thể đốt tim; chẳng phải ngọn lửa sau đốt tim, cũng chẳng lìa ngọn lửa sau mà có thể đốt tim.
Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, cái tim bị đốt chăng?
Bạch Thế Tôn! Theo cái thấy thông thường thì cái tim bị đốt thật.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát cũng giống như thế, chẳng dùng sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lìa sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải dùng hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lìa hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do vậy, các đại Bồ-tát chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát từ sơ phát tâm tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa viên mãn mười bậc, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phât: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu học mười bậc nào viên mãn, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân làm cho viên mãn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng học bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, làm cho viên mãn, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với mười bậc này tinh cần tu học, khi được viên mãn, chẳng phải dùng sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lìa sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải dùng hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lìa hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do đó các đại Bồ-tát chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Duyên khởi như thế rất sâu xa, rất vi diệu, đó là các đại Bồ-tát chẳng phải dùng sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng phải lìa sơ tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải dùng hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng phải lìa hậu tâm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do đó các đại Bồ-tát chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu tâm đã diệt có thể sanh lại chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu tâm đã sinh thì có pháp diệt chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, có tâm diệt pháp, chẳng phải nên diệt chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, tâm trụ là như, tâm là chơn như chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, tâm an trụ như chơn như, là như thật tế chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, chơn như thật tế là sâu xa chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, chính chơn như là tâm chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, lìa chơn như có tâm chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, chính tâm là chơn như chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, lìa tâm có chơn như chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, chơn như thấy chơn như chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu đại Bồ-tát năng tu hành như thế, là tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa chăng?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát năng tu hành như thế là tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu đại Bồ-tát năng tu hành như thế là tu hành chỗ nào?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát năng tu hành thì hoàn toàn không có chỗ tu hành. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì nếu đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì không có tâm hiện hành, không có chỗ hiện hành. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì trong việc an trụ chơn như hoàn toàn không hiện hành và không có chỗ hiện hành.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu đại Bồ-tát khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa là tu hành ở chỗ nào?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì tu hành ở thắng nghĩa đế, nơi đây, hiện hành và chỗ hiện hành đều không có sở hữu, không có năng thủ, sở thủ, chẳng thể nắm bắt được.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, nếu đại Bồ-tát khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trong việc tu hành thắng nghĩa đế, tuy chẳng chấp thủ tướng mà tu hành tướng chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy khi tu hành sâu xa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trong việc tu hành thắng nghĩa đế là hoại tướng chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trong việc tu hành thắng nghĩa đế, hoại ý tưởng về tướng chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hoại tướng, cũng chẳng cũng chẳng hoại ý tưởng về tướng chăng?
Thiện Hiện đáp: Đại Bồ-tát ấy khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ hoại tướng và hoại ý tưởng về tướng; cũng chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ hoại vô tướng và hoại ý tưởng vô tướng, vì đối với tất cả pháp không có phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy có thể xa lìa các sự phân biệt như thế, nhưng vì đối với vô lượng thù thắng công đức của mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng v.v… chưa viên mãn nên chưa chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo vi diệu; do sức phương tiện thiện xảo này nên đối với tất cả pháp chẳng thủ, chẳng hoại. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy biết tự tướng của tất cả pháp là không.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ trong tự tướng không của tất cả pháp vì nguyện lực đại bi độ các hữu tình nhập vào ba pháp pháp Tam-ma-địa, thôi thúc nên dùng ba thứ định này thành thục hữu tình.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy vì sao nhập ba pháp Tam-ma-địa này để thành thục hữu tình?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ Tam-ma-địa không, thấy các hữu tình phần nhiều chấp ngã, nên dùng sức phương tiện giáo hóa, khiến an trụ Tam-ma-địa không.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ Tam-ma-địa vô tướng, thấy các hữu tình, phần nhiều tu hành hình thức nên dùng phương tiện giáo hóa, khiến an trụ Tam-ma-địa vô tướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ Tam-ma-địa vô nguyện, thấy các hữu tình phần nhiều mong muốn an vui, nên dùng sức phương tiện giáo hóa, khiến an trụ Tam-ma-địa vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhập ba pháp Tam-ma-địa này thành thục hữu tình như thế.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện: Thưa ngài Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở trong mộng nhập ba pháp Tam-ma-địa này, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa có tăng thêm lợi ích chăng?
Thiện Hiện đáp: Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát vào lúc ban ngày nhập ba pháp Tam-ma-địa này, thì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa có tăng thêm lợi ích, thì ở trong mộng họ có nhập cũng có tăng thêm lợi ích. Vì sao? Thưa ngài Xá Lợi Tử! Vì ban ngày cùng trong mộng không sai biệt.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát ban ngày tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đã gọi là tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa thì đại Bồ-tát ấy, trong mộng tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng gọi là tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa; ba pháp Tam-ma-địa đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, có thể làm tăng thêm lợi ích cũng giống như vậy.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Các đại Bồ-tát trong mộng tạo nghiệp, có tăng thêm, hoặc tổn giảm lợi ích chăng?
Phật dạy: Hữu vi là hư vọng chẳng thật như việc làm trong mộng, thì tại sao hành động kia có thể tăng hoặc giảm? Vì sao? Vì chẳng phải đối với các việc đã làm trong mộng có thể tăng thêm lợi ích, hoặc có thể tổn giảm, mà ngay đến khi tỉnh, nhớ tưởng phân biệt việc làm trong mộng cũng có sự tăng giảm?
Thiện Hiện đáp: Có các người ban ngày giết hại sanh mạng kẻ khác, rồi vào ban đêm, trong mộng nhớ nghĩ phân biệt, tự mình rất vui sướng; hoặc có người mộng thấy giết người tưởng là khi tỉnh, phát sanh vui mừng; hai nghiệp như thế, theo ý Ngài thì sao?
Xá Lợi Tử đáp: Không có cái sở duyên thì hoặc suy nghĩ, hoặc hành động đều chẳng phát sanh được, cần có sở duyên thì suy nghĩ và hành động mới phát khởi. Trong mộng suy nghĩ và hành động duyên vào đâu mà sanh?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Hoặc mộng, hoặc tỉnh, không có cái sở duyên thì suy nghĩ và hành động chẳng sanh; cần có sở duyên thì suy nghĩ và hành động mới hiện khởi. Vì sao? Thưa ngài Xá Lợi Tử! Hoặc mộng, hoặc tỉnh cần phải ở trong pháp kiến văn giác tri, có sự chuyển biến của nhận thức, do đó mới khởi nhiễm, hoặc khởi tịnh. Nếu không có các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, thì không có sự chuyển biến của nhận thức, cũng không nhiễm không tịnh. Do đó nên biết hoặc mộng, hoặc tỉnh, có cái sở duyên thì suy nghĩ và hành động mới khởi; không có cái sở duyên thì suy nghĩ và hành động chẳng phát sanh.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Phật dạy tư duy và tạo tác đều lìa tự tánh, thì tại sao có thể nói có sở duyên hiện khởi?
Thiện Hiện đáp: Tuy các tư duy, tạo tác và pháp sở duyên, tự tánh đều là không, nhưng do tự tâm thủ tướng phân biệt nên nói tư duy tạo tác có sở duyên mới sanh. Nếu không có sở duyên, thì tư duy và tạo tác không khởi.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát trong mộng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, đem thiện căn này ban cho các hữu tình đều có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì đại Bồ-tát ấy có phải thật hồi hướng đại Bồ-đề chăng?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá Lợi Tử: Đại Bồ-tát Từ Thị từ lâu đã được thọ ký Bất thối chuyển, chỉ còn cách một đời nữa, nhất định sẽ thành Phật, đủ khả năng khéo léo trả lời tất cả nạn vấn. Hiện tại trong pháp hội này, ta nên thỉnh vấn Ngài. Bổ xứ Từ Tôn nhất định sẽ trả lời.
Khi ấy, Xá Lợi Tử theo lời Thiện Hiện cung kính thỉnh vấn Bồ-tát Từ Thị.
Khi ấy, Bồ-tát Từ Thị nói với Xá Lợi Tử: Gọi tên là những pháp gì để Từ Thị ta có thể giải đáp: Là sắc chăng? Là thọ, tưởng, hành, thức chăng? Là cái không của sắc chăng? Là cái không của thọ, tưởng, hành, thức chăng? Vả lại sắc chẳng có thể giải đáp, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng có thể giải đáp. Cái không của sắc chẳng có thể giải đáp; cái không của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng có thể giải đáp. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Ta hoàn toàn chẳng thấy có pháp nào năng giải đáp, có pháp nào sở giải đáp; chỗ giải đáp, thời gian giải đáp và do đó mà giải đáp cũng đều chẳng thấy. Ta hoàn toàn chẳng thấy có pháp năng thọ ký, có pháp sở thọ ký, chỗ thọ ký, thời gian thọ ký và do đó mà được thọ ký cũng đều chẳng thấy. Vì bản tánh của tất cả pháp đều không, hoàn toàn không sở hữu, không hai, không phân biệt, rốt ráo suy vi chẳng thể nắm bắt được.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi đại Bồ-tát Từ Thị: Pháp mà Ngài đã nói có phải đúng như Ngài đã chứng chăng?
Đại Bồ-tát Từ Thị nói: Pháp mà Ta đã nói chẳng phải như pháp đã chứng. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Vì pháp mà Ta đã chứng là bất khả thuyết.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại nghĩ thế này: Đại Bồ-tát Từ Thị trí tuệ sâu rộng, tu tất cả pháp bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn từ lâu, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với các câu hỏi, có thể giải đáp như thế.
Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử: Này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao, ông do pháp ấy mà chứng đắc quả A-la-hán, có thể thấy pháp này là có thể nói chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy: này Xá Lợi Tử! Các pháp đã chứng của các đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng lại như vậy.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy chẳng nghĩ thế này: Ta do pháp này sẽ được thọ ký; ta do pháp này hiện được thọ ký; ta do pháp này đã được thọ ký. Chẳng nghĩ thế này: Ta do pháp này sẽ được chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng sanh do dự là ta đối với quả vị giác ngộ cao tột là đắc hay là chẳng đắc. Chỉ nghĩ thế này: Ta đối với quả vị giác ngộ cao tột nhất định sẽ chứng đắc.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghe pháp sâu xa, tâm vị ấy chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ đối với sự chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng sợ sệt, quyết định tự biết là ta sẽ chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột.