Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Hội thứ hai 07. Phẩm Ly Sanh



Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa:

– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát muốn viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết sắc nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết thọ, tưởng, hành, thức nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết nhãn xứ nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết sắc xứ nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết nhãn giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết sắc giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết nhãn thức giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết nhãn xúc nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết địa giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn biết hết vô minh nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn biết hết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn tham dục, sân giận, ngu si nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn thân kiến, giới cấm thủ, nghi, dục tham, sân giận nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn sắc tham, vô sắc tham, vô minh, mạn, trạo cử nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn tất cả các tùy miên trói buộc, nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn bốn cách ăn nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đoạn hẳn vòng xoáy của bốn dòng nước mạnh làm thân điên đảo thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn thọ hành trì mười nghiệp đạo thiện thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn tu hành bốn tịnh lự thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn tu hành bốn niệm trụ thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn được mười lực của Phật thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn được bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn tự tại nhập giác chi Tam-ma-địa nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn tự tại du hý với sáu loại thần thông nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với bốn tịnh lự, bốn vô sắc, diệt tận định, thứ lớp vượt qua thuận nghịch tự tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa đều được tự tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với tất cả Sư tử du hý Tam-ma-địa, cho đến Sư tử phấn tấn Tam-ma-địa nhập, xuất tự tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với nhập, xuất: Kiện hành Tam-ma-địa, Bảo ấn Tam-ma-địa, Diệu nguyệt Tam-ma-địa, Nguyệt tràng tướng Tam-ma-địa, Nhất thiết pháp ấn Tam-ma-địa, Quán ấn Tam-ma-địa, Pháp giới quyết định Tam-ma-địa, Quyết định tràng tướng Tam-ma-địa, Kim cương dụ Tam-ma-địa, Nhập nhất thiết pháp môn Tam-ma-địa, Tam-ma-địa vương Tam-ma-địa, Vương ấn Tam-ma-địa, Lực thanh tịnh Tam-ma-địa, Bửu khiếp Tam-ma-địa, Nhập nhất thiết pháp ngôn từ quyết định Tam-ma-địa, Nhập nhất thiết pháp tăng ngữ Tam-ma-địa, Quán sát thập phương Tam-ma-địa, Nhất thiết pháp Đà-la-ni môn ấn Tam-ma-địa, Nhất thiết pháp vô vong thất Tam-ma-địa, Nhất thiết pháp đẳng thú hành tướng ấn Tam-ma-địa, Trụ hư không xứ Tam-ma-địa, Tam luân thanh tịnh Tam-ma-địa, Bất thối thần thông Tam-ma-địa, Khí dũng Tam-ma-địa, Thắng định tràng tướng Tam-ma-địa và vô lượng Tam-ma-địa thù thắng khác đều được tự tại thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm viên mãn sở nguyện của tất cả hữu tình thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn làm viên mãn thiện căn thù thắng như vậy, do thiện căn này được viên mãn, nên không đọa vào các đường ác, không sanh vào nhà bần tiện, không rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, đối với ngôi vị Bồ-tát hoàn toàn không thối lui thì nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

– Thế nào gọi là Bồ-tát bị thối đọa?

Thiện Hiện đáp:

– Nếu các Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo mà thực hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo mà an trụ ba môn giải thoát, thì bị thối lui ở địa vị Thanh văn, Độc giác, không vào được Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Như vậy, gọi là Bồ-tát bị thối đọa.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

– Thế nào gọi là sanh?

Thiện Hiện đáp:

– Sanh là pháp ái.

Xá-lợi Tử hỏi:

Thế nào là pháp ái?

Thiện Hiện đáp:

– Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa an trụ sắc là không của sắc mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là không mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là vô tướng mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là vô nguyện mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là vô nguyện mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là tịch tịnh mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là viễn ly mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là vô thường mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là vô thường mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là khổ mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là khổ mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là vô ngã mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã mà sanh tưởng chấp trước. An trụ sắc là bất tịnh mà sanh tưởng chấp trước, an trụ thọ, tưởng, hành, thức là bất tịnh mà sanh tưởng chấp trước.

Này Xá-lợi Tử! Đó là Đại Bồ-tát tùy thuận pháp ái, tức pháp ái này gọi là sanh.

Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: Sắc này nên đoạn; thọ, tưởng, hành, thức này nên đoạn. Do đó nên sắc được đoạn, do đó nên thọ, tưởng, hành, thức được đoạn; khổ này nên biết hết, do đó nên khổ được biết trọn vẹn; tập này nên đoạn hẳn, do đó nên tập được đoạn hẳn; diệt này nên chứng, do đó nên diệt được chứng; đạo này nên tu tập, do đó nên đạo được tu tập; đây là tạp nhiễm, đây là thanh tịnh; đây nên thân cận, đây không nên thân cận; điều này nên làm, điều này không nên làm; đây là đạo, đây chẳng phải là đạo; điều này nên học, điều này không nên học; đây là bố thí Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; đây là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; đây là phương tiện thiện xảo, đây chẳng phải là phương tiện thiện xảo; đây là Bồ-tát sanh, đây là Bồ-tát ly sanh.

Này Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, an trụ các pháp môn này mà sanh tưởng đắm trước, thì đó là Đại Bồ-tát tùy thuận pháp ái, tức pháp ái này gọi là sanh, như thức ăn để cách đêm hay sanh ra bệnh hoạn.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện:

– Thế nào là nhập Chánh tánh ly sanh của Đại Bồ-tát?

Thiện Hiện đáp:

– Này Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không thấy pháp không nội, không nương vào pháp không nội mà quán pháp không ngoại; không thấy pháp không ngoại, không nương vào pháp không ngoại mà quán pháp không nội, không nương vào pháp không ngoại mà quán pháp không nội ngoại; không thấy pháp không nội ngoại, không nương vào pháp không nội ngoại mà quán pháp không ngoại, không nương vào pháp không nội ngoại mà quán pháp không không; không thấy pháp không không, không nương vào pháp không không mà quán pháp không nội ngoại, không nương vào pháp không không mà quán pháp không lớn; không thấy pháp không lớn, không nương vào pháp không lớn mà quán pháp không không, không nương vào pháp không lớn mà quán pháp không thắng nghĩa; không thấy pháp không thắng nghĩa, không nương vào pháp không thắng nghĩa mà quán pháp không lớn, không nương vào pháp không thắng nghĩa mà quán pháp không hữu vi; không thấy pháp không hữu vi, không nương vào pháp không hữu vi mà quán pháp không thắng nghĩa, không nương vào pháp không hữu vi mà quán pháp không vô vi; không thấy pháp không vô vi, không nương vào pháp không vô vi mà quán pháp không hữu vi, không nương vào pháp không vô vi mà quán pháp không rốt ráo; không thấy pháp không rốt ráo, không nương vào pháp không rốt ráo mà quán pháp không vô vi, không nương vào pháp không rốt ráo mà quán pháp không không biên giới; không thấy pháp không không biên giới, không nương vào pháp không không biên giới mà quán pháp không rốt ráo, không nương vào pháp không không biên giới mà quán pháp không tán vô tán; không thấy pháp không tán vô tán, không nương vào pháp không tán vô tán mà quán pháp không không biên giới, không nương vào pháp không tán vô tán mà quán pháp không bổn tánh; không thấy pháp không bổn tánh, không nương vào pháp không bổn tánh mà quán pháp không tán vô tán, không nương vào pháp không bổn tánh mà quán pháp không tự cộng tướng; không thấy pháp không tự cộng tướng, không nương vào pháp không tự cộng tướng mà quán pháp không bổn tánh, không nương vào pháp không tự cộng tướng mà quán pháp không tất cả pháp; không thấy pháp không tất cả pháp, không nương vào pháp không tất cả pháp mà quán pháp không tự cộng tướng, không nương vào pháp không tất cả pháp mà quán pháp không bất khả đắc; không thấy pháp không bất khả đắc, không nương vào pháp không bất khả đắc mà quán pháp không tất cả pháp, không nương vào pháp không bất khả đắc mà quán pháp không không tánh; không thấy pháp không không tánh, không nương vào pháp không không tánh mà quán pháp không bất khả đắc, không nương vào pháp không không tánh mà quán pháp không tự tánh; không thấy pháp không tự tánh, không nương vào pháp không tự tánh mà quán pháp không không tánh, không nương vào pháp không tự tánh mà quán pháp không không tánh tự tánh; không thấy pháp không không tánh tự tánh, không nương vào pháp không không tánh tự tánh mà quán pháp không tự tánh.

Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa quán như vậy gọi là nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên học như vầy: Biết như thật về sắc không nên chấp; biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức không nên chấp. Biết như thật về nhãn xứ không nên chấp; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không nên chấp. Biết như thật về sắc xứ không nên chấp; biết như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không nên chấp. Biết như thật về nhãn giới không nên chấp; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không nên chấp. Biết như thật về sắc giới không nên chấp; biết như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không nên chấp. Biết như thật về nhãn thức giới không nên chấp; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không nên chấp. Biết như thật về bố thí Ba-la-mật-đa không nên chấp; biết như thật về tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không nên chấp. Biết như thật về bốn tịnh lự không nên chấp; biết như thật về bốn vô lượng, bốn định vô sắc không nên chấp. Biết như thật về bốn niệm trụ không nên chấp; biết như thật về bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không nên chấp. Biết như thật về mười lực của Phật không nên chấp; biết như thật về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không nên chấp.

Như vậy, này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể biết như thật tâm Bồ-đề không nên chấp, tâm vô đẳng đẳng không nên chấp, tâm rộng lớn không nên chấp. Vì sao? Này Xá-lợi Tử! Vì tâm này chẳng phải tâm, bản tánh thanh tịnh.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

– Tại sao tâm này bản tánh thanh tịnh?

Thiện Hiện đáp:

– Bản tánh tâm này chẳng tương ưng với tham, chẳng phải không tương ưng. Chẳng tương ưng với sân, chẳng phải không tương ưng. Chẳng tương ưng với si, chẳng phải không tương ưng. Không tương ưng với các tùy miên trói buộc, chẳng phải không tương ưng. Không tương ưng với các Kiến thú lậu, chẳng phải không tương ưng. Không tương ưng cũng chẳng phải không tương ưng với tâm các Thanh văn, Độc giác.

Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát biết tâm như vậy bản tánh thanh tịnh.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

– Tâm này là tánh phi tâm phải không?

Thiện Hiện hỏi lại:

– Trong tánh phi tâm có tánh, không tánh có thể nắm bắt được không?

Xá-lợi Tử đáp:

– Không thể nắm bắt được.

Thiện Hiện nói:

– Nếu trong tánh phi tâm có tánh không tánh là không thể nắm bắt được thì tại sao lại hỏi tâm này có tánh phi tâm không?

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

– Thế nào gọi là tánh phi tâm?

Thiện Hiện đáp:

– Đối với tất cả pháp không biến đổi, không phân biệt, gọi là tánh phi tâm.

Xá-lợi Tử hỏi:

– Chỉ có tâm không biến đổi, không phân biệt hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v… cũng không biến đổi, không phân biệt?

Thiện Hiện đáp:

– Như tâm không biến đổi, không phân biệt, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không biến đổi, không phân biệt. Như vậy, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật cũng không biến đổi, không phân biệt.

Khi ấy, Xá-lợi Tử khen ngợi Tôn giả Thiện Hiện:

– Lành thay! Lành thay! Đúng như lời ông nói. Ông đúng là Phật tử, từ tâm Phật sanh, từ miệng Phật sanh, từ pháp Phật sanh, từ Pháp hóa sanh, thọ nhận phần pháp của Phật, không nhận phần tài bảo đối với các pháp tự mình chứng đắc tuệ nhãn thấy rõ mới có thể giảng nói. Phật thường nói ông là đứng đầu trụ Vô tránh định trong chúng Thanh văn, đúng như lời Phật nói chơn thật không hư vọng.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu nên học như vậy.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu có thể học như vậy thì nên biết Bồ-tát đó đã trụ địa vị Bất thối chuyển, không lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào người muốn học địa vị Thanh văn thì đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy nên siêng lắng nghe học tập, đọc tụng, thọ trì, tư duy đúng lý, làm cho đến chỗ rốt ráo. Muốn học địa vị Độc giác cũng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, nên siêng năng lắng nghe, học tập, đọc tụng, thọ trì, tư duy đúng lý, làm cho đến chỗ rốt ráo, muốn học địa vị Bồ-tát cũng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, nên siêng năng lắng nghe, học tập, đọc tụng, thọ trì, tư duy đúng lý, làm cho đến chỗ rốt ráo. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy đã giảng nói mở bày giáo pháp ba thừa; Đại Bồ-tát nào có thể học Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là học hết giáo pháp ba thừa một cách thiện xảo.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.