Như vậy tôi nghe đức Thế Tôn lúc ấy vẫn ở trong Ðại Bửu Phường Ðình giữa hai cõi Dục giới và Sắc giới, cùng hàng đại chúng vây quanh thuyết pháp.
Bấy giờ trong thành Vương Xá nhà của Sư Tử Tướng Quân sanh một con trai. Lúc trai ấy vừa sanh ra, trên hư không có đông chư Thiên nói rằng: “Nầy đồng tử! Phải nên niệm pháp, tư duy nơi pháp. Lúc phát ngôn chớ nói thế sự. Thường nên tuyên nói pháp xuất thế. Thường phải giữ miệng, cẩn thận lời nói, nói ít. Chớ sanh giác quán nơi thế sự. Phải y nơi nghĩa, chớ y văn tự”.
Lúc đồng tử nghe lời chư Thiên nói liền chẳng còn kêu khóc không có tướng trẻ nít, cho đến bảy ngày sắc mạo vui vẻ thấy người mừng rỡ mắt chưa từng nháy.
Có người bảo cha mẹ đồng tử rằng trẻ nầy bất tường chẳng nên nuôi dưỡng, tại sao, vì nó câm không hề lên tiếng vậy.
Cha mẹ đồng tử nói: “Con trai chúng tôi dầu câm chẳng phát ra tiếng, nhưng thân nó có đủ các tướng, hình thể không thiếu chỗ nào. Do đây nên biết trẻ nầy ắt có phước đức chẳng phải là người bất tường bạc phước”.
Nhơn vì trẻ ấy không phát ra tiếng nên đặt tên cho nó là Vô Ngôn.
Ðồng tử Vô Ngôn lần lần trưởng đại như trẻ lên tám, đi đến đâu đều được mọi người thích nhìn. Hễ chỗ nào có thuyết pháp chuyển pháp luân thì đồng tử Vô Ngôn đều thích đến nghe, mà miệng không hề nói.
Do thần lực của Phật, Vô Ngôn đồng tử cùng cha mẹ và quyến thuộc tôn thân đến Ðại Bửu Phường Ðình. Ðến nơi rồi thấy Phật, đồng tử lòng rất vui mừng lễ kính cúng dường hữu nhiễu ba vòng chắp tay đứng yên. Ðồng tử gồm thấy chư Bồ Tát từ mười phương đến lòng thêm mừng rỡ.
Tôn giả Xá Lợi Phất bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Ðồng tử con trai của nhà Sư Tử Tướng Quân thân căn đầy đủ mà chẳng nói được. Là do ác nghiệp nhơn duyên gì mà gây nên như vậy?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Xá Lợi Phất! nay ông chớ nên nói như vậy, chớ nên khing đồng tử nầy. Tại sao, vì đồng tử nầy là một vị đại Bồ Tát đã ở chỗ vô lượng vô biên chư Phật vun trồng thiện căn bất thối chuyển nơi đạo Vô thượng Bồ Ðề. Lúc đồng tử nầy sanh ra, có nhiều chư Thiên đến bảo rằng: Lành thay đồng tử! Nên niệm chánh pháp nên tư duy chẳng pháp, chớ có tuyên nói sự việc thế gian, nên thường tuyên nghĩa xuất thế, thường phải giữ miệng, cẩn thận lời nói, ít nói, chớ có giác quán nơi thế sự. Nên y nơi nghĩa chớ y văn tự.
Nầy Xá Lợi Phất! Ðồng tử nầy tuân lời chư Thiên nên không nói mà yên lặng tư duy được Tứ thiền.
Nầy Xá Lợi Phất! Vô Ngôn Bồ Tát thị hiện thân như vậy thì có thể điều phục vô lượng chúng sanh nên yên lặng không nói.
Nầy Xá Lợi Phất! Nay Phật nói kinh Ðại Tập thậm thâm này, Vô Ngôn Bồ Tát có thể ở trong kinh điển nầy lợi ích lớn cho vô lượng chúng sanh”.
Lúc ấy Vô Ngôn Bồ Tát dùng sức nguyện của mình thần thông đạo lực của mình làm cho hàng Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều riêng thấy trong bàn tay hữu của mình có hoa sen lớn như vòng xe đầy đủ sắc hương tươi đẹp đệ nhứt được người thích thấy, trên mỗi hoa đài đều có một Bồ Tát ngồi kiết già đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân hình.
Hiện đại thần thông như vậy rồi, Vô Ngôn Bồ Tát chắp tay cúi đầu xướng rằng: Nam Mô Phật Ðà, nam mô Phật Ðà. Các Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen cũng đồng xướng nam mô Phật Ðà, nam mô Phật Ðà.
Tiếng xướng ấy vừa dứt thì cả đại địa trong mười hằng hà sắc thế gian chấn động sáu cách. Chư Thiên trong hư không dùng các thứ hoa hương kỹ nhạc ccúng dường đức Phật.
Vô Ngôn Bồ Tát do Phật thần lực và nguyện lực của mình cùng chư Bồ Tát đồng vọt lên hư không cao bằng bảy cây đa lại hướng ngay về phía đức Phật mà nói kệ rằng:
Như Lai không sắc thị hiện sắc
Cũng lại nơi sắc không nhiễm trước
Nếu có chúng sanh nhập Phật pháp
Thế nào sẽ biết sắc chơn thiệt
Trong khối phi sắc có Như Lai
Cũng chẳng rời sắc có Như Lai
Như Lai đã rời các sắc tướng
Vì thương chúng sanh mà hiện sắc
Như Lai vì thương các chúng sanh
Dùng các tướng hảo trang nghiêm sắc
Thiệt không sắc tướng vì chúng nói
Vì vậy Như Lai khó nghĩ bàn
Chánh pháp Như Lai không văn tự
Rời văn tự rồi không có tiếng
Không có văn tự không nói được
thậm thâm tịch tĩnh không giác quán
Như Phật ngày trước ở đạo thọ
Giác ngộ các pháp cũng như vậy
Pháp ấy không chữ không âm thanh
Cũng không tạo tác không nói được
Các pháp như vậy không tướng mạo
Cũng vì xa lìa tất cả tướng
Tất cả các pháp nếu vô tướng
Như Lai thế nào mà diễn nói
Như Lai đầy đủ đại từ bi
Thế nên thương xót làm lợi ích
Pháp chẳng nói được mà diễn nói
Cũng biết chơn thiệt chẳng nói được
Như Lai biết rõ chẳng nói được
Cũng biết âm thanh tánh không tịch
Chơn thiệt biết rõ tất cả nghĩa
Vì vậy gọi Phật đấng Chánh Giác
Những pháp được nói gọi thế đế
Như Lai chơn thiệt biết rõ đó
Thế đế chẳng ngoài tánh có không
Chẳng tạo tác được không thời kỳ
Chơn thiệt không có sắc tướng mạo
Vì chúng nên hiện các thứ sắc
Biết pháp không pháp đấng Vô thượng
Vì chúng sanh nên diễn nói pháp
Lúc tôi sơ sanh được trời bảo
Vì vậy nín lặng không nói tăng
Chí tâm niệm pháp tư duy pháp
Vì vậy chẳng thấy sắc và tiếng
Nếu được nhập vào thâm pháp giới
Bấy giờ không có các sắc thanh
Nếu xa lìa được các tâm nghiệp
Thì được xa lìa các khẩu nghiệp
Không có ngôn thuyết tức là lời
Dầu có ngôn thuyết cũng không lời
Lời chẳng phải làm chẳng phải nói
Vì bổn tánh ngôn ngữ tịch tĩnh
Nay tôi chí tâm niệm Bồ đề
Cũng lại chí tâm tu Bồ đề
Nay tôi nói lời vô thượng nầy
Quyết định sẽ được chơn thiệt đạo
Tâm tôi chẳng được đạo Bồ đề
Khẩu và khẩu hành cũng chẳng được
Vô thượng Bồ Ðề tức rỗng không
Tánh ấy bổn lai thường tịch tĩnh
Như tánh Bồ đề thanh cũng vậy
Chẳng thấy chẳng lấy pháp tánh vậy
Như vậy thanh âm chẳng thấy được
Bồ đề được cầu cũng như vậy
Vì Bồ đề nên có tu hành
Hành ấy cũng không có chỗ đến
Như vậy hành ấy không chỗ đến
Nên chỗ Bồ đề chẳng phải chỗ
Sáu Ba la mật như Bồ đề
Tất cả thiện pháp cũng như vậy
Tất cả ngữ ngôn không ngữ ngôn
Trong không ngữ ngôn hay thuyết ngữ
Nếu có bố thí diệu âm thanh
Chủ bố thí ấy và tài vật
Bình đẳng bố thí tức Bồ đề
Tất cả thảy đều bất khả thuyết
Nếu bố thí ấy miệng nói được
Thể Bồ đề lẽ ra nói được
Tánh thể Bồ đề như hư không
Tất cả âm thanh cũng như vậy
Nếu nơi tâm hay chơn thiệt biết
Biết rồi hay tuyên thuyết âm thanh
Tùy biết thanh ấy diệt chỗ nào
Tức là Bồ đề chơn thiết tướng
Nếu hay xa nghiệp than khẩu ý
Tất cả phiền não cũng lìa xa
Tức là tất cả Ba la mật
Là thiệt pháp tánh được Phật nói
Bố thí chẳng ở trong Bồ đề
Bồ đề chẳng ở trong bố thí
Hai pháp như vậy tức âm thanh
Cũng không chỗ trụ không chỗ đến
Nếu hay biết được như vậy thảy
Tức là chơn thiệt đại Bồ đề
Nếu lúc bố thí chẳng kiêu mạn
Tức là thí chủ đại vô thượng
Hộ trì cấm giới tức là thanh
Không có hình sắc không chỗ đến
Các pháp chẳng sanh cũng chẳng diệt
Tức là tướng trì giới vô thượng
Cấm giới như vậy không năng tác
Cũng lại không nghiệp thân khẩu ý
Chẳng sanh chẳng diệt chẳng tạo tác
Thế nào gọi được là cấm giới
Vì lưu bố phát ra âm thanh
Chúng sanh đặt tên gọi cấm giới
Biết các cấm giới thanh cũng vậy
Hai pháp như vậy đều vô lậu
Vì được miện nói là cấm giới
Nên nói các loại thứ trang nghiêm
Âm thanh cũng không các trang nghiêm
Chơn thiệt biết là vô sở hữu
Thân nghiệp khẩu nghiệp và tâm nghiệp
Hay hồi giới nầy hướng Bồ đề
Cấm giới âm thanh và Bồ đề
Hai pháp như vậy như hư không
Nếu hay chơn thiệt biết như vậy
Người nầy thì hành chỗ giới hành
Thì hay đến được giới bỉ ngạn
Chỗ ấy thậm thâm khó thấy được
Nói nhẫn âm thanh tức là không
Tánh không không xứ không tạo tác
Nhẫn nhục với không là hai pháp
Không có sai biệt như hư không
Tiếng nhẫn nhục chẳng phải sắc tướng
Chẳng nhìn thấy được không xứ sở
Nếu hay tướng tu tập tâm bình đẳng
Tức là tướng nhẫn chơn thiệt vậy
Nhẫn nhục dầu là niệm niệm diệt
Mà cùng sắc than thường đi chung
Tất cả văn tự đều vô lậu
Chúng sanh đạt tên gọi nhẫn nhục
Nếu hay điều phục than khẩu ý
Ðâu là nhẫn nhục tối vô thượng
Nêu hay nhẫn người nhẫn nhục
Ðây cũng là nhẫn nhục vô thượng
Nếu có chúng sanh nghiền than mình
Lóng đốt nát nhỏ như hột mè
Xem thân dường như gổ cỏ khô
Ðây thì gọi là thân nhẫn nhục
Lúc nghe ác khẩu tiếng mắng chửi
Tâm niệm chẳng động trụ đúng pháp
Quán sát âm thanh như hư không
Ðây là vô thượng khẩu nhẫn nhục
Nếu hay thông đạt nhơn phiền não
Xa lìa tất cả các phiền não
Ðây thì gọi là tâm nhẫn nhục
Chẳng bị phiền não làm nhiễm ô
Như nhẫn nhục là tánh Bồ đề
Thân khẩu ý nghiệp cũng như vậy
Nếy hay hồu nhẫn hướng Bồ đề
Ðây thì gọi là được Bồ đề
Nếu có chúng sanh siêng tinh tiến
Hoặc thượng trung hạ hoặc thô tế
Trong vô lượng kiếp tu tập đó
Vô sở đắc cũng vô cứu cánh
Nếu người tinh tiến vô sở đắc
Nên gọi Bồ đề vô sở đắc
Nếu hay chẳng được tất cả pháp
Tức là vô thượng cần tinh tiến
Nếu hay tinh tiến được như vậy
Chẳng tăng chẳng giảm như hư không
Như vậy tức là đại Bồ Tát
Siêng hành tinh tiến vô sở úy
Tất cả các thiền không có họp
Không có tạo tác không chỗ đến
Nếu hay tư duy tất cả pháp
Tức là chơn thiền Ba la mật
Xa lìa tất cả các ác sắc
Ác thân ác khẩu cũng xa lìa
Hay tiêu tất cả các phiền não
Tức là chơn thiền Ba la mật
Nếu hay quán tâm chơn thiệt tánh
Trong tất cả pháp cũng chẳng thấy
Nếu hay vô tâm xa rời tâm
Tức là chơn thiền Ba la mật
Nếu hay quán tâm và Bồ đề
Tức là vô thượng chơn thiệt thấy
Nếu hay như vậy chơn thiệt thấy
Chứng được Bồ đề chẳng khó khăn
Nếu hay thấy biết không văn tự
Tất cả các pháp không sanh diệt
Nếu người xem thấy được như vậy
Ðây thì gọi là đại trí huệ
Dầu là miệng nói đại trí huệ
Trí huệ cũng chẳng ở miệng tiếng
Nếu biết miệng tiếng thiệt không tiếng
Tức là chơn tánh của trí huệ
Nếu pháp không trụ đây trụ kia
Trung gian cũng lại không chỗ trụ
Tất cả pháp tánh không chỗ trụ
Ðây là vô thượng đại trí huệ
Không có văn tự không có hành
Không có tướng mạo không có tánh
Không có hai tướng thủ xả thảy
Ðây gọi vô thượng đại trí huệ
Nếu quán tất cả Ba la mật
Tánh nó bình đẳng như hư không
Ðây thì gọi là không bình đẳng
Hay quán tất cả pháp bình đẳng
Nếu hay bình đẳng tất cả pháp
Cũng hay quán chúng sanh bình đẳng
Ðều hay bình đẳng quán chư Phật
Trí huệ được đó không bình đẳng
Nếu chư Bồ Tát người có trí
Hay quán pháp vô đẳng như vậy
Thì được Vô thượng Bồ Ðề quả
Cũng như Tiên Phật đã chứng được.
Lúc Vô Ngôn Bồ Tát nói kệ ấy, có một vạn hai ngàn nhẫn nhục do tha chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sáu vạn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn.
Chư Bồ Tát trong hoa đài đều đứng dậy đầu mặt lễ Phật, rồi dùng diệu liên hoa cung kính cúng dường lên Vô Ngôn Bồ Tát miệng tuyên lời rằng: “Tôi là người biết ơn, nay đây tôi báo ơn”.
Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Có nhơn duyên gì mà Bồ Tát nầy nói: Tôi là người biết ơn nay tôi báo ơn?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Xá Lợi Phất! Chư Bồ Tát nầy đều nhơn nơi Vô Ngôn Bồ Tát mà phát Bồ đề tâm, vì vậy nên đồng lên tiếng nói: Tôi là người biết ơn, nay tôi báo ơn.
Nay chư Bồ Tát ấy lại nhơn nơi Vô Ngôn Bồ Tát mà được nghe thọ kinh điển Ðại Tập thậm thâm nầy gồm đến đây thân cận nhìn thấy cúng dường nơi ta”.
Vô Ngôn Bồ Tát bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tôi có chỗ nghi nay muốn thưa hỏi. Ngưỡng mong đức Như Lai thương xót hứa cho”.
Ðức Phật nói: “Nầy Vô Ngôn! Tùy ý ông hỏi, Phật sẽ vì ông mà nói”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi Vô Ngôn Bồ Tát: “Thưa Ðại Sĩ! Nếu không có ngôn ngữ sao lại hỏi được?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Tất cả các pháp thảy đều vô ngôn tự vô thuyết, tại sao, vì tất cả chúng sanh tánh vô ngôn vậy. Do nơi giác quán mà có âm thanh phát ra, nếu không có giác quán thì làm sao có âm thanh làm sao nói được làm sao có văn tự.
Thưa Ðại Ðức! Luận về trong giác quán không văn tự không ngôn thuyết, lìa rời giác quán cũng không có âm thanh văn tự, thể của giác quán tức chẳng phải giác quán. Tôi làm văn tự cũng chẳng giác quán. Tôi nhơn nơi giác quán mà có công đức lớn. Nếu hay quán thâm pháp như vậy thì gọi là thập nhị nhơn duyên. Nếu pháp từ duyên sanh tức là rỗng không tịch tĩnh thì không có tướng nhứt định. Nếu có chơn thiệt biết như vậy tức là chơn thiệt biết rõ pháp tánh.
Thưa Ðại Ðức! Các pháp đều từ nhơn duyên hòa hiệp. Mà trong hòa hiệp thiệt không có tác giả không có sanh không có xuất. Vì vậy mà các pháp không có chủ không có âm không có thanh không có tâm không có giác quán chẳng phải không giác quán. Tại sao, vì điên đảo nhơn duyên mà có sanh có diệt. Vì vậy nên nếu có hỏi có nghe có giải nói đều chẳng hiệp chẳng tan là nhứt tướng là vô tướng.
Thưa Ðại Ðức! Luận về vấn nạn gạn hỏi đó tức là đại biết. Tôi có đại biết nên tôi hỏi Phật. Hỏi như vậy tức là biết vấn chẳng phải là khẩu vấn. Luận về khẩu vấn là Thanh văn vấn. Thanh Văn thủ trước nơi thanh nên gọi là Thanh Văn. Bồ Tát thì biết rộng khắp nên không có khẩu vấn”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Nếu tất cả pháp tánh vô định thì tất cả chúng sanh tánh vô định, nếu là vô định thì Bồ Tát vì ai mà tu tâm bi?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Nếu các chúng sanh có tánh nhứt định thì tất cả Bồ Tát trọn chẳng tu tâm bi. Tất cả chúng sanh thiệt chẳng phải chúng sanh, vì điên đảo mà quan niệm chúng sanh, vì vậy mà Bồ Tát tu tập tâm bi, vì phá hoại điên đảo nên tuyên nói không có ngã.
Thưa Ðại Ðức! Chư đại Bồ Tát chẳng vì phá hoại các cõi mà nói chánh pháp, chẳng vì phá hoại ngã thọ mạng sĩ phu mà tu từ bi tuyên nói chánh pháp, vì biết chơn thiệt thâm pháp giới mả tuyên nói chánh pháp. Chơn pháp giới đó là không tam muội vô tướng vô nguyện.
Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Lành thay, lành thay, thưa Ðại Sĩ! Tôi cũng chơn thiệt biết rõ như vậy, sở dĩ tôi hỏi là muốn thử trí của Ðại Sĩ. Vì muốn Phật pháp tăng trưởng nên hỏi, vì muốn lợi ích chúng sanh nên hỏI”.
Vô Ngôn Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Như trong khế kinh nói có hai nhơn duyên có thể sanh chánh kiến, đó là nghe tiếng và khéo tư duy. Ngưỡng mong thương xót vì chư Bồ Tát mà diễn nói đó. Thế nào là nghe tiếng và khéo suy nghĩ có thể sanh chánh kiến?
Ðức Phật nói: “Nầy Vô Ngôn! Chí tâm lắng nghe Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói.
Nầy Vô Ngôn! Vì tâm Bồ đề ,ma nghe pháp tức là nghe tiếng, chí tâm nghĩ nhớ tâm Bồ đề đó là khéo tư duy, quán tâm Bồ đề đó là chánh kiến.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Vì Bồ đề đạo mà nghe pháp đó là nghe tiếng, chẳng xa lìa đạo là khéo tư duy, như pháp mà trụ là chánh kiến. Vì điều phục tâm mà nghe pháp là nghe tiếng, xa lìa ác tâm là khéo tư duy, được thiện tâm là chánh kiến. Vì trang nghiêm thiện pháp mà nghe pháp đó là nghe tiếng, tu tập trang nghiêm là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề đó là chánh kiến. Ví nghe pháp bố thí đó là nghe tiếng, có thể xả bỏ tất cả là khéo tư duy, chẳng cầu quả báo thì gọi là chánh kiến. Vì nghe các cấm giới đó là nghe tiếng, chí tâm hộ giới đó là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Vì nghe pháp nhẫn gọi là nghe tiếng, bị đánh mắng chẳng báo trả gọi là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Vì nghe tinh tiến gọi là nghe tiếng, phá hoại giải đãi gọi là khéo tư duy, nguyện hướng Bồ đề gọi là chánh kiến. Vì nghe tam muội gọi là nghe tiếng, hay tịnh thân tâm là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Vì nghe các trí huệ là nghe tiếng, nghe rồi chánh quán gọi là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Ví nghe Tứ nhiếp pháp gọi là nghe tiếng, nhiếp thủ chúng sanh gọi là khéo tư duy, biết rõ pháp nhiếp thủ ấy không có thủ không có tác rỗng không không sở hữu đây gọi là chánh kiến. Vì nghe pháp Ngũ thông gọi là nghe tiếng, được thân tâm nhẹ gọi là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Nghe Tứ vô ngại gọi là nghe tiếng, tu tập Tứ vô ngại là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Vì nghe pháp Tứ y gọi là nghe tiếng, siêng tu Tứ y gọi là nghe tiếng, siêng tu Tứ y gọi là khéo tư duy, nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến. Nghe Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gọi là nghe tiếng, diễn nói bốn niệm là Tứ niệm xứ, nói về bỏ lìa là Tứ chánh cần, nói về các môn định là Tứ như ý túc, nói vô sở úy là Ngũ căn, nói không hư hoại được là Ngũ lực, nói lìa phiền não là Thất giác phần, nói chơn thiệt biết pháp là Bát chánh đạo, đây gọi là khéo tư duy, chẳng thủ trước đoạn thường đem đạo như vậy nguyện đến Bồ đề đây gọi là chánh kiến. Nghe pháp Tứ đế gọi là nghe tiếng, biết Khổ lìa Tập chứng Diệt tu Ðạo gọi là khéo tư duy, thấy những pháp như vậy bất sanh bất diệt gọi là chánhững kiến. Vì nghe Ba môn giải thoát gọi là nghe tiếng, tin không tam muội chẳng sợ vô tướng chẳng nghi vô nguyện là khéo tư duy, đem pháp như vậy nguyện đến Bồ đề gọi là chánh kiến.
Tu không tam muội điều tâm thấy rõ, tu tập vô tướng để trừ giác quán, tu tập Vô nguyện vì cầu các cõi đây gọi là chánh kiến.
Nghe pháp phát tâm gọi là nghe tiếng, tu tập đạo Bồ đề là khéo tư duy, tâm Bồ đề bất thối là chánh kiến.
Ðược thiện tri thức gọi là nghe tiếng, cúng dường thân cận gọi là khéo tư duy, thọ lãnh lời dạy bảo gọi là chánh kiến.
Nghe pháp giới gọi là nghe tiếng, quán pháp giới là khéo tư duy, như pháp mà trụ là chánh kiến.
Thấy Phật Thế Tôn gọi là nghe tiếng, nhớ chư Bồ Tát là khéo tư duy, được đạo cứu cánh gọi là chánh kiến.
Mới đầu nghe tám vạn bốn ngàn pháp môn gọi là nghe tiếng, quán các chúng sanh hánh xứ như vậy gọi là khéo tư duy, điều phục tám vạn bốn ngàn các căn gọi là chánh kiến.
Nầy Vô Ngôn! Tùy theo nhơn duyên gì mà có thể sanh được thiện pháp thì gọi là nghe tiếng. Nghe rồi chẳng rời các thiện nhơn duyên gọi là khéo tư duy. Ðem pháp như vậy nguyện đến Bồ đề thì gọi là chánh kiến.
Nầy Vô Ngôn! Hai pháp như vậy không có sai biệt, đó là khéo tư duy và chánh kiến. Tại sao, vì tất cả pháp bình đẳng vô nhị là khéo tư duy, hay quán bình đẳng là chánh kiến vậy. Không tăng giảm tức là chánh kiến. Không thủ xả tức là chánh kiến. Không có tác và tác giả tức là chánh kiến. Không có giác quán tức là chánh kiến. Không có niệm và niệm xứ tức là chánh kiến, không có tạo tác không có tư duy tức là chánh kiến. Không có nhứt không có nhị tức là chánh kiến. Một môn một vị một thừa một hạnh, tánh ấy là một không có các phiền não kiêu mạn v.v…, các kiết sử, không nghe không nói, không cấu không tịnh, tánh pháp giới chẳng phân biệt được, như như bất động, tam thế bình đẳng, không có ngã ngã sở, không có nhơn thọ mạng chúng sanh, không có văn tự không có âm thanh, không thể tuyên nói, chẳng biết chẳng thấy, trong tất cả pháp được tâm tri túc, xa lìa các tướng dạng, dứt tất cả hỉ lạc giác quán y chỉ, nhẫn đến tán than Phật mà chẳng có quan niệm là Phật. lúc nhập định quán pháp giới thậm thâm như vậy thì gọi là khéo tư duy. Từ định dậy vì các chúng sanh mà diễn nói pháp giới thậm thâm như vậy thì gọi là chánh kiến”.
Lúc đức Phật nói pháp ấy, có mười ngàn Bồ Tát được chánh kiến như vậy.
Tôn giả Xá Lợi Phất nói với Vô Ngôn Bồ Tát rằng: “Thưa Ðại Sĩ! Theo ai nghe pháp mà được chánh kiến ?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói : “Thưa Ðại Ðức! Nếu có người chẳng được tâm Bồ đề quá khứ vị lai hiện tại, tôi từ nơi người ấy nghe pháp mà được chánh kiến.
Người quán tam thế bình đẳng, tất cả pháp bình đẳng, nơi tất cả pháp chẳng sanh giác quán, tâm chẳng trụ hữu vi vô vi, xa lìa tất cả tướng chúng sanh mà vì chúng sanh tu tất cả khổ hạnh, cũng xa lìa hai thứ tướng, một là tướng chúng sanh và hai là tâm tướng. Xa lìa hai tiết biết thiệt pháp tánh, thiệt pháp tánh là không có không chẳng có, thông đạt tất cả thâm pháp của chư Phật mà chẳng sanh lòng kiêu mạn tự nói là ta biết. Thưa Ðại Ðức! Tôi từ người ấy nghe thọ chẳng pháp. Người ấy cũng chẳng tuyên nói một chữ mà làm cho tất cả đều thích nghe. Biết pháp chơn thiệt chẳng thể tuyên nói được mà vì chúng sanh tuyên nói đó, ra khỏi thế gian chẳng bị thế gian nhiễm ô, cứu cánh tu tập không có ai biết được là tu cùng chẳng tu. Tôi từ nơi người ấy nghe thọ chánh pháp trụ nơi pháp tánh, nơi chúng sanh tánh chẳng sanh phân biệt. Quán chúng sanh tánh pháp tánh không tánh thảy đều bình đẳng. Tôi ở bên người ấy nghe pháp. Người ấy chẳng ngồi dưới cây Bồ đề, chẳng dậy, chẳng đi, chẳng nghỉ, chẳng nằm, chẳng ngủ, chẳng thức mà được Bồ đề, được Bồ đề rồi trọn chẳng hiện tướng nói là được Bồ đề, tất cả chúng sanh cũng chẳng biết người ấy đã được Bồ đề, không được mà được nên không có tướng được.
Thưa Ðại Ðức! Luận về chánh pháp không có quang minh, không có quang minh tức là không có xứ sở, không có xứ sở tức là không có thân, không có thân tức là vô sở úy, vô úy tức là bất xuất, bất xuất tức là bất sanh, bất sanh tức là bất diệt, bất diệt tức là bất trước, bất trước tức là bất động, bất động tức là bất biến, bất biến tức là không phóng chạy không tối tăm, không phóng không tối tức là không giác quán, không giác quán tức là không thời gian, không thời gian tức là không có các môn vật, không vật thì không có tham, không tham tức là tánh thanh tịnh, tánh tịnh ấy chẳng hiệp với phiền não, chẳng hiệp với phiền não thì không điên đảo, chẳng điên đảo thì là bình đẳng, bình đẳng tức là chơn thiệt, chơn thiệt là bất sanh bất diệt, bất sanh bất diệt ấy gọi là từ nhơn duyên, từ nhơn duyên ấy tức là chẳng khứ chẳng lai, chẳng khứ chẳng lai tức là không có cảnh giới, không cảnh giới tức là vô cú, vô cú tức là chẳng cuồng, chẳng cuồng ấy tức là không có nghe, không có nghe ấy tức là không có tạo tác, không có tác ấy tức là không có trụ, không trụ ấy tức là không có chữ, không có chữ tức là không có tướng, không có tướng tức là quá tâm ý thức, quá tâm ý thức tức là tịch tĩnh, tịch tĩnh ấy tức là không nhiệt não, không nhiệt tức là không có sân, không sân ấy tức là cứu cánh, cứu cánh tức là không có, không có tức là Niết bàn đây gọi là pháp.
Thưa Ðại Ðức! Tức là chánh pháp tức là thuyết pháp tức là nghe pháp tức là chánh kiến.
Thưa Ðại Ðức! Luận về người chánh kiến chẳng thấy có thân, hễ thân hành thì bịnh hành, chẳng thấy nơi thấy chẳng sanh tham trước chẳng giác chẳng quán, đây gọi là Phật pháp thánh kiến chánh kiến.
Còn nữa, thưa Ðại Ðức! Quán vô minh và ái bình đẳng với giải thoát không có sai biệt, đây gọi là chánh kiến. Chánh kiến như vậy chẳng trước chẳng thủ, đây gọi là thánh kiến.
Còn nữa, thưa Ðại Ðức! Quán tham sân và si với không vô tướng và cô nguyện bình đẳng không có hai chẳng thấy nơi tướng thấy tướng không có tướng, đây gọi là thánh kiến. Chẳng thấy một hai bình đẳng tất cả pháp, gọi là thánh chánh kiến.
Còn nữa, thưa Ðại Ðức! Nếu có thể quán ngã và chúng sanh bình đẳng, vì chúng sanh bình đẳng nên Như Lai bình đẳng, vì Như Lai bình đẳng nên Phật pháp bình đẳng, vì Phật pháp bình đẳng nên thánh và chúng sanh bình đẳng, vì thánh và chúng sanh bình đẳng nên đại từ bình đẳng, vì đại từ bình đẳng nên hư không bình đẳng, dùng bất trụ mà trụ bình đẳng như vậy gọi là thánh chánh kiến.
Thưa Ðại Ðức! Như tất cả pháp âm thanh cũng như vậy. Như âm thanh tức là thánh kiến tức là chánh kiến.
Thưa Ðại Ðức! Thánh chánh kiến cũng không có sanh không có xuất. Nếu không có sanh xuất thì theo ai điều phục nghe pháp!
Tôn giả Xá Lợi Phất nói: “Như tôi hiểu nghĩ của Ðại Sĩ nói thì tất cả các pháp không có ngữ ngôn”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Ðúng như vậy đúng như vậy, thưa Ðại Ðức! Tất cả các pháp thiệt không có ngôn ngữ”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Thưa Ðại Ðức! Nếu nói Như Lai thành tựu công đức. Trong lời nói ấy mắc những tội gì?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Nếu có nói như vậy thì phải biết người nói ấy có tội lỗi lớn. Tại sao, vì Như Lai công đức chẳng quyết định vậy, tại sao, vì không phước không tội gọi là Như Lai. Nếu thấy Như Lai có công đức đây gọi là dục, luận về người có dục tức là đại dục. Có dục và đại dục tức là lỗi lầm vậy”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Thưa Ðại Ðức! Thế nào được gọi là không tội lỗi?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói : “Thưa Ðại Ðức! Như đệ ngũ đại, như đệ thất căn, như đệ thập cửu giới vô xuất vô nhập vô sanh vô diệt, không có tạo tác, không có tâm ý thức mới gọi là không lỗi. Nếu có tri kiến xa lìa chứng tu đây gọi là tội lỗi. Nếu có các giới đây gọi là tội lỗi, nếu không có các giới đây gọi là không lỗi”.
Ðức Phật nói: “Lành thay, lành thay, nầy Vô Ngôn! Ðúng như lời ông nói. Lời ông nói đó tức là thiện thuyết”.
Lúc nói pháp nầy, có một vạn hai ngàn Bồ Tát được Vô sanh Pháp nhẫn.
Vô Ngôn Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Như Phật đã nói đại Bồ Tát có bốn thứ lực. Ðó là tín lực, tiến lực, niệm lực và huệ lực. Ngưỡng mong đức Như Lai rộng phân biệt nói thế nào gọi là bốn lực của Bồ Tát?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Vô Ngôn! Chí tâm lắng nghe nay Phật sẽ nói.
Nếu có Bồ Tát ở nơi chánh pháp của Phật thâm tín thuận hiểu chẳng sanh lòng nghi đây gọi là tín lực. Nếu siêng năng tinh tiến cầu Phật pháp chẳng nghĩ chẳng thôi chẳng sanh lòng nghi hối, đây gọi là tiến lực. Nếu có Bồ Tát cầu thiện pháp được rồi chẳng mất niệm Bồ đề tâm, thiện căn được làm nguyện đến Bồ đề, đây gọi là niệm lực. Nếu có Bồ Tát nội tâm tư duy chẳng theo lời người rõ biết pháp tánh, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu cótín tâm thân cận thánh nhơn, đây gọi là tín lực. Nếu hay cúng dường thánh nhơn như vậy, đây gọi là tiến lực. Chí tâm nghe thọ lời dạy của thánh nhơn, đây gọi là niệm lực. Nghe thánh pháp rồi như pháp mà trụ, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Tin nghiệp quả đây gọi là tín lực. Ðã có lòng tin rồi chẳng làm các việc ác, đây gọi là tiến lực. Thiện nghiệp quá khứ hiện nay vẫn tăng trưởng, đây gọi là niệm lực. Nếu biết các pháp có nhơn có quả, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu tin tâm pháp chẳng thể nói được, đây gọi là tín lực. Nếu nhơn lòng tin nầy mà điều phục tâm, đây gọi là tiến lực. Nếu hay chí tâm, đây gọi là niệm lực. Quán pháp như huyễn, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu thấy pháp không, đây gọi là tín lực. Nếu đoạn dứt tà kiến, đây gọi là tiến lực. Nếu thấy nội ngoại thảy đều không tịch chẳng sanh bố úy, đây gọi là niệm lực. Nếu hay quán thấy đệ nhứt nghĩa không, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu hay quán thấy vô tướng vô nguyện, đây gọi là tín lực. Vì người mà diễn nói vô tướng vô nguyện, đây gọi là tiến lực. Chí tâm quán sát vô tướng vô nguyện, đây gọi là niệm lực. Biết rõ pháp ấy chẳng tuyên nói được, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn ! Hay bố thí tất cả chẳng cầu quả báo, đây gọi là tín lực. Bố thí rồi chẳng hối tiếc cũng chẳng thôi nghỉ thường làm chẳng tuyệt, đây gọi là tiến lực. Lúc thí chí tâm niệm Bồ đề phát nguyện hồi hướng Bồ đề, đây gọi là niệm lực. Chẳng quán tài vật người thí người thọ và quả báo, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn ! Nếu có thọ trì thanh tịnh cấm giới chẳng cầu quả báo, đây gọi là tín lực, chẳng sanh phiền não hủy hoại cấm giới, đây gọi là tiến lực. Tịnh giới như vậy chí tâm hộ trì nguyện hồi hướng Bồ đề, đây gọi là niệm lực. Quán thân khẩu ý như thủy nguyệt như hương như ảo như diệm v.v…, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn ! Nếu có tu hành pháp nhẫn nhục chẳng cầu quả báo, đây gọi là tín lực. Nếu có bị đánh mắng hay nhịn lặngười yên, đây gọi là tiến lực. Vì nhẫn nhục mà tu tâm từ bi bất phóng dật nguyện hướng Bồ đề, đây gọi là niệm lực. Quán thân khẩu ý đều không có gì để nhẫn, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn ! Nếu có rõ biết do siêng năng tinh tiến được Vô thượng Bồ đề chẳng phải đời giải đãi, đây gọi là tín lực. Nếu hay điều phục tất cả chúng sanh, hộ trì người nghe thọ, cúng dường chánh pháp, hay vì chúng sanh mà cung cấp phục dịch, hay tịnh Phật độ, đây gọi là tiến lực. Hay làm cho chúng sanh xa lìa giải đãi siêng tu hành tinh tiến nguyện hướng Bồ đề, đây gọi là niệm lực. Nếu tu tinh tiến chẳng tăng chẳng giảm, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu thích tịch tĩnh lìa nói việc đời, đây gọi là tín lực. Nếu trụ không tịch được tứ thiền và bát giải thoát, đây gọi là tiến lực. Nếu ở nơi các thiền giải thoát không có thối thất, đây gọi là niệm lực. Nếu quán các thiền vô thường khổ vô ngã, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Nếu nghe các Ba la mật các phẩm trợ đạo tin mà không nghi, đây gọi là tín lực. Nghe rồi vì chúng sanh mà diễn nói, đây gọi là tiến lực. Tâm khéo tư duy, đây gọi là niệm lực. Như pháp mà trụ, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Vì các chúng sanh mà tu tập tâm từ, đây gọi là tín lực. Thương mến chúng sanh làm cho họ lìa khổ, đây gọi là tiến lực. Quan sát pháp rồi lòng được đại hỉ, đây gọi là niệm lực. Với oán thân tâm luôn bình đẳng tu tập đại xả, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Quán sát thân nầy do vô lượng thứ ác xấu làm thành gạt gẫm kẻ phàm phu dường như hình tướng ảo huyễn, đây gọi là tín lực. Lúc thọ tử khổ chuyên tâm hệ niệm Phật Pháp Tăng Tam bửu chẳng tiếc thân mạng, đây gọi là tiến lực. Cũng chẳng sanh các tâm ác, tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật, tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm tật đố, tâm xan lẫn, tâm hủy giới, đây gọi là niệm lực. Nếu quán pháp giới, quán vô ngại trí, cũng biết quá khứ vị lai hiện tại, đây gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Hỉ gọi là tín, bất thối chuyển gọi là tinh tiến, chẳng cuồng loạn gọi là niệm lực, biết rõ rang gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Do tín lực mà có được làm, do tiến lực mà việc được cứu cánh, do niệm lực mà không sót mất, do huệ mà có thể nói đúng chánh pháp.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Vì quán lưới nghi nên gọi là tín lực, xa lìa nghi gọi là tiến lực, không còn sanh nghi nữa gọi là niệm lực, nói pháp có thể phá nghi gọi là huệ lực.
Còn nữa, nầy Vô Ngôn! Tin Phật pháp đây gọi là tín lực. Vì Bồ đề mà tu hành đây gọi là tiến lực. Ðược nhu thuận nhãn đây gọi là niệm lực. Ðược Vô sanh nhẫn đây gọi là huệ lực.
Nầy Vô Ngôn! Tín căn tín lực không có sai biệt, tiến căn tiến lực, niệm căn niệm lực, huệ căn huệ lực cũng như vậy không có sai biệt”.
Ðức Phật nói pháp nầy, có trăm ngàn Bồ Tát được bực Vô sanh nhẫn. Bốn vạn hai ngàn chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Lúc ấy trong đại hội có một Bồ Tát tên là Liên Hoa nói với Vô Ngôn Bồ Tát rằng: “Thưa Ðại Sĩ! Vừa rồi Ðại Sĩ hỏi Phật. Ðức Thế Tôn đã phân biệt giải nói. Ðại Sĩ có mừng chăng ?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Sĩ! Tôi cũng chẳng hỏi chẳng nghe một pháp thì thế nào có lòng mừng”.
Liên Hoa Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Sĩ! Ngài ở chỗ đức Phật chẳng có nghe pháp sao?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Chư Phật Như Lai đều không có nói, làm sao tôi có nghe. Tại sao, vì tôi chẳng phải là pháp khí vậy”.
Liên Hoa Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Sĩ! Nay Ngài chẳng phải là pháp khí, vậy là khí gì?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Nay Ðại Sĩ chẳng phải là chơn pháp khí thí làm sao được Vô thượng Bồ đề?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Vô thượng Bồ đề cũng chẳng phải là khí. Nầy Ðại Sĩ! Nếu rời Phật pháp mà có Bồ đề nên biết là có khí. Tất cả Phật pháp tức là Bồ đề, Bồ đề tức là Phật pháp. Nầy Ðại Sĩ! Vì thế nếu tôi xa lìa phiền não chẳng thấy Phật pháp chẳng thấy Bồ đề. Phiền não Phật pháp và Bồ đề không có sai biệt. Nếu trong phiền não mà thấy Bồ đề tức là như như kiến. Nếu rời phiền não thấy Bồ đề là điên đảo kiến”.
Liên Hoa Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Thế nào là đảo kiến?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thấy ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, rời ngoài các thứ ấy riêng có tham dục, sân hận, ngu si đây gọi là đảo kiến. Tất cả pháp tánh và Bồ đề tánh không có sai biệt, vô tác vô thọ. Ngã tánh, nhơn tánh, chúng sanh tánh, thọ mạng tánh tức là tham dục, sân hận, ngu si. Các pháp như vậy tức là Bồ đề đây gọi là như như kiến.
Chính ở trong tứ đại và trong tứ đại sở tạo mà cầu Bồ đề chẳng ở chỗ khác cầu.
Thế nào gọi là cầu? Lúc cầu chẳng thấy tất cả các vật. Chẳng thấy ấy tức là vô xứ. Vô xứ ấy tức là vô trụ. Vô trụ ấy tức là tánh của tất cả pháp. Tất cả pháp nếu là vô tánh tức là thiệt tướng. Thiệt tướng ấy chẳng phải thuờng chẳng phải đoạn gọi là cứu cánh tiết. Nếu có thể thấy được các tiết như vậy, nên biết người ấy chẳng lưu chẳng tán. Chẳng lưu chẳng tán tức là không sanh diệt, tức là Niết bàn, tức là Chơn như. Tất cả các pháp nếu là như vậy, người được Niết bàn tức là Thánh, nhập vào Niết bàn. Vì vậy nên trong khế kinh đức Như Lai nói: tự chẳng điều phục có thể điều phục người, tự chẳng giải thoát có thể giải thoát người, tự chẳng tịch tĩnh có thể tịch tĩnh người, tự chẳng Niết bàn làm cho người được Niết bàn thì không bao giờ có lẽ ấy. Nếu tự điều phục rồi khiến người điều phục, tự đã giải thoát khiến người giải thoát, tự đã tịch tĩnh khiến người tịch tĩnh, tự đã Niết bàn khiến người Niết bàn đây thì có lẽ vậy.
Thưa Ðại Sĩ! Ðại Bồ Tát tu Bồ đề hạnh hiểu rõ sở hành của tất cả chúng sanh, nơi các pháp tướng và pháp giới chẳng sanh phân biệt. Lúc tu hành tất cả thiện pháp cũng chẳng thấy có các đồ chúng ma. Dầu cầu Phật pháp mà chẳng thấy người cầu. Dầu điều phục chúng sanh mà không thấy ngã và nhơn. Dầu hành các pháp mà phiền não chẳng nhiễm ô. Dầu thuận thế pháp mà chẳng nhiễm thế gian. Dầu mang gánh ngũ ấm cũng không có sở trụ. Dầu lìa các giới mà chẳng động pháp giới. Dầu tu các môn giải thoát mà chẳng thối thất thiện pháp. Dầu thấy rõ tam giới mà chẳng rời phiền não. Dầu hành Ðàn Ba la mật mà chẳng sanh kiêu mạn nhẫn đến hành Bát Nhã Ba la mật cũng như vậy. Dầu tùy theo tất cả hành mà thiệt thì chẳng hành nơi tất cả hành. Nếu có thể tu hành các hạnh như vậy thì nên biết là hành Bồ đề đạo. Nơi Bồ đề đạo và Bồ đề hạnh chẳng sanh phân biệt. Nếu tu hành Bồ đề đạo hạnh như vậy thì ở trong các pháp chẳng thấy có ngã không, tham không, sân không, oán không thân không có chướng ngại. Nếu không có chướng ngại thì tức là hạnh vô vi. Nếu hạnh vô vi tức là chơn thiệt Bồ Tát vậy”.
Liên Hoa Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Nhơn duyên gì mà gọi là Bồ Tát ?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Hay làm cho chúng sanh giác ngộ chỗ chẳng giác ngộ thì gọi là Bồ Tát. Vì hay giác ngộ vô minh thùy miên chúng sanh nên gọi là Bồ Tát. Vì diễn thuyết tùy thuận pháp Bồ đề nên gọi là Bồ Tát. Hay làm cho chúng sanh rất thích tịch tĩnh đây gọi là Bồ Tát. Tăng trưởng lời Phật dạy, dựng tràng chánh pháp, hộ niệm Thánh chúng, nơi Bồ đề tâm không có động chuyển, chẳng trụ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, trọn chẳng bỏ lìa tâm chí thành phát nguyện cứu cánh, hay độ người chưa độ, hay hiểu người chưa hiểu, vì người không có chỗ nương về hay làm chỗ nương về, hay diệt chỗ chưa diệt, hay điều phiền não mà chẳng lìa phiền não, quán lỗi sanh tử cũng cầu các cõi, tu không tam muội mà chẳng bỏ chúng sanh, tu tập vô tướng mà chẳng bỏ tướng Bồ đề, tu tập vô nguyện mà rất thích các cõi, dầu thích Phật pháp mà ở nơi tham chẳng tham, biết các hữu vi có nhiều tội lỗi mà nơi nội tâm chẳng bỏ hữu vi, dầu lìa các mê tối mà chẳng được đại minh, được đại trí huệ dung làm giáp mặc và binh khí, rất ưa bố thí phát đại trang nghiêm tịnh Phật thế giới, đầy đủ tịnh giới đầy đủ thệ nguyện, đầy đủ nhẫn nhục hay điều phục tất cả chúng sanh chẳng nhẫn nhục, siêng tu tinh tiến cầu bất hoại thân, hay phá hoại Dục giới thích thọ thân cõi Sắc, dầu thọ các cõi mà tâm chẳng hối, khéo biết phương tiện thường tự điều phục cầu Bồ đề, vì các chúng sanh mà tu tập tâm từ, vì trừ khổ cho chúng sanh mà tu tập tâm bi, vì điều người chẳng điều mà tu tập tâm hỉ, chẳng phải cứu cánh xả mà tu tập tâm xả, thông đạt rõ ràng hiểu nghĩa thậm thâm chẳng phải cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác, y nơi nghĩa nơi pháp nơi kinh liễu nghĩa và trí mà chẳng y nơi thế pháp, cũng vì chúng sanh mà làm chỗ y chỉ, vì các chúng sanh mà trang nghiêm thân khẩu, như thuyết mà làm trang nghiêm nơi tâm, vì các chúng sanh mà trang nghiêm thần thong, làm lợi ích chúng sanh như đại địa, hay làm sạch tất cả như nước trong, đốt các phiền não như ngọn lửa, nơi pháp vô ngại như gió mạnh, nơi pháp bình đẳng như hư không, được đà la ni trì tất cả pháp được nghe, lạc thuyết vô ngại khiến người thích nghe, chí tâm niệm Phật để tịnh tâm niệm, tự sống oai nghi thanh tịnh, tu hành vô tránh tam muội rất thích tịch tĩnh, ưa điều phục chúng sanh lìa nói lời thế tục, thấy người thích thế tục thì quở trách dạy bảo, đủ bảy thánh tài tâm ấy nhu nhuyến, hành bố thí kiên cố chẳng thối bỏ, quyến thuộc chẳng hư thân cận thiện hữu biết ơn báo ơn, quán nghiệp quá khứ tùy theo ý chúng sanh hay phá lòng nghi, quán sát sanh tử nhiều tội lỗi, chỗ làm thì chí tâm, hiểu tất cả ngữ ngôn, tu tập Ðại thừa, chẳng nghi Tam thừa, được chúng sanh thích thấy theo lời hỏi mà giải thích được vô ngại trí, được chư Phật hộ niệm nói đúng thời tiết chẳng nói nhiều, sáng rỡ mát mẽ như thu nghuyệt, đầy đủ thiện pháp như trăng tròn, chúng sanh thích thấy như trăng sáng, tăng trưởng thiện pháp như trăng đầu tháng, nhứt vị ngọt ngon như trăng nhứt vị, quán tất cả pháp nhhư trang hiện trong nước, thanh tịnh vô cấu như trăng không mờ, dễ cùng nói năng các căn đầy đủ, nơi tất cả pháp như cây cầu hay độ chúng sanh qua bốn dòng nước chảy, vì các chúng sanh mà làm Phật sự, tâm vẫn chẳng động cảnh giới Bồ Tát, do các nghĩa như vậy nên gọi là Bồ Tát”.
Liên Hoa Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vô Ngôn Bồ Tát nói thâm pháp như vậy nên biết chẳng lâu sẽ được Vô thượng Bồ đề chuyển pháp luân diệu bửu vô thượng. Nếu có ai hay tin thọ trì pháp của Vô Ngôn Bồ Tát nói thí cũng sẽ được công đức như vậy”.
Ðức Phật nói: “Lành thay, lành thay, nầy Liên Hoa! Như lời ông nói, Vô Ngôn Bồ Tát được huệ đăng tam muội, vì vậy nếu muốn trong vô lượng kiếp nói nghĩa một câu chẳng thể cùng tận”.
Liên Hoa Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Ngưỡng mong đức Như Lai rủ lòng thương người vì tăng trưởng các thiện pháp chúng sanh, vì trang nghiêm kinh Ðại Tập vô thượng mà vì đại chúng khai thị phần ít huệ đang tam muội. Nếu Bồ Tát có trí huệ được nghe cũng sẽ được tam muội ấy, được rồi cũng sẽ mau được Vô thượng Bồ đề”.
Ðức Phật nói: “Nầy Liên Hoa! Chí tâm lắng nghe, Phật sẽ vì ông mà phân biệt nói ít phần.
Huệ đăng tức là trí đăng. Trí đăng tức là phá tối. Không có tối tức là phá nghi, phá nghi tức là huệ đăng. Huệ đăng ấy tức là các pháp không có hai tướng vậy.
Nầy Liên Hoa! Trí tỏ rỏ, trí chẳng nghi, trí chẳng mất, trí chẳng kéo níu, trí chẳng tùy, trí không tối, trí thánh, trí mạnh mẽ lanh lẹ, trí mau chóng, trí rành rẽ, trí rộng lớn, trí thuần nhứt, trí biết tất cả, trí biết quá khứ, trí biết vị lai, trí biết hiện tại, trí tam thế bình đẳng, trí tam giới, trí bạch môn giải thoát, trí tam huệ, trí tam bửu, trí tam thừa, trí tam nhãn, trí ba nhơ, trí ba cặn, trí ba tụ, trí tâm ý thức, trí ấm nhập giới, trí nhơn duyên hòa hiệp, trí thấy cứu cánh, trí như pháp giới, trí tự tướng, trí đệ nhứt nghĩa, trí phương tiện, trí nhứt thiết thanh ngữ, trí nhứt thiết tự, trí vô ngại, trí ngữ bất hoại, trí hay thuyết pháp, trí thượng trung hạ căn, trí vô tác vô thọ, trí nhứt thiết chú, trí nhứt thiết y, trí tất cả thế sự, trí trang nghiêm đà la ni, trí nhựt nguyệt tam muội, trí nhập tam muội, trí thánh, trí thánh tam muội, trí kim cương tam muội, trí vô tránh tam muội, trí tâm đẳng tam muội, trí hoại ma tam muội, trí nhựt quang tam muội, trí vô tưởng tam muội, trí bửu tràng tam muội, trí nhứt thiết pháp môn tam muội, trí nhứt thiết pháp khí tam muội, trí vô biên quang tam muội, trí phước đức tam muội, trí vô trụ tam muội, trí lạc kiến tam muội, trí thiện kiến tam muội, trí vô tận khí tam muội, trí cứu cánh tận, nhứt thiết trí, vô động trí, trí na la diên tam muội, trí tất cả đều thấy, sáu vạn môn tam muội trí như vậy, lúc xưa ta thấy Phật Nhiên Ðăng liền được các môn tam muội như vậy. Các tam muội môn như vậy đều được nhiếp trí tất cả nơi huệ đăng tam muội.
Nầy Liên Hoa! Như mặt nhựt mọc lên hay làm bốn việc: một là phóng ánh sang lớn, hai là trừ diệt tối tăm, ba là hiển bày các sắc tượng, bốn là hay khiến chúng sanh làm các công việc.
Ðại Bồ Tát trụ trong tam muội nầy cũng hay làm bốn việc: một là xuất đại huệ quang, hai là phá tất cả phiền não tối tăm, ba là chỉ bày các công hạnh cho tất cả chúng sanh, bốn là khai thị cho chúng sanh đạo và phi đạo.
Nầy Liên Hoa! Ví như bửu châu để trên tràng cao ánh sáng của nó chiếu khắp bốn do tuần, ban cho chúng sanh các thứ vật cần dung, mà thể tướng của bửu châu vẫn không tăng giảm.
Huệ đăng tam muội cũng như vậy. Ðại Bồ Tát trụ tam muội nầy dứt hẳn tất cả phiền não tập khí, tịnh giới, tịnh định, tịnh huệ, tịnh thân tâm, tịnh các phương tiện, tịnh đà la ni, tu tập đại bi, phóng đại quang minh chiếu khắp vô lượng chư Phật thế giới, tùy theo ý chúng sanh mà làm các Phật sự. Bồ Tát dầu làm các sự việc như vậy mà tướng tánh Bồ Tát vẫn không tăng giảm.
Nầy Liên Hoa! Ví như hư không dụng thọ Phật độ không có chướng ngại. Cũng chẳng chướng ngại tất cả giọt mưa, hỏa tai, thủy tai, phong tai, vô lượng vô biện tất cả chúng sanh.
Huệ đăng tam muội cũng như vậy. Ðại Bồ Tát trụ tam muội nầy vì các chúng sanh nói tất cả pháp không có chướng ngại. Phương tiện giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì người có sức thiện nhơn mà diễn nói phương tiện khiến họ giải thoát điều phục thành thục. Vì kẻ tà định mà phương tiện diễn nói khiến phá tà định. Vì người không có nhơn lành phương tiện diễn nói khiến gieo nhơn lành. Người không pháp khí khiến làm pháp khí. Vì người pháp khí phân biệt tuyên nói Vô thượng Bồ đề. Với người cầu Thanh Văn thì phương tiện thuyết pháp cho họ được bốn quả Sa Môn. Với người cầu Duyên Giác thì phương tiện dạy bảo cho họ được Bích Chi Phật đạo. Lại vì các người cầu Nhị thừa ấy phương tiện thuyết pháp tiệm kiến khiến họ đều phát tâm Vô thượng Bồ đề trụ bực bất thối. Thông đạt tám vạn bốn ngàn pháp môn, vì phá tâm nghi của các chúng sanh mà khai thị phân biệt giải thuyết chánh pháp. Giải thuyết một sự trong vô lượng kiếp chẳng thể cùng tận. Dầu làm vô lượng sự như vậy mà tam muội ấy cũng không có tăng giảm.
Nầy Liên Hoa! Ví như sức một ngọn đèn lớn hay hiển thị các sắc tượng.
Huệ đăng tam muộicũngnhư vậy, Bồ Tát trụ tam muội nầy, trong một tâm có thể nơi vô lượng thế giới chư Phật thị hiện các loại sắc tượng mà tam muội nầy không có khuynh động.
Vì vậy, nên trong Tứ niệm xứ, pháp niệm xứ làm đầu, trong Tứ chánh cấn chưa sanh thiện pháp hay sanh thiện pháp làm đầu, trong Tứ như ý túc thân tâm tịch tĩnh gọi là đứng đầu, trong Ngũ căn, Ngũ lực thì huệ căn và huệ lực làm đầu, trong Bát chánh đạo thì chánh kiến làm đầu. Tất cả hàng ngoại đạo chỗ có những xa ma tha thì tỳ bà xá na làm đầu. Trong tứ chơn đế thì diệt đế làm đầu. Trong Tứ y thì y nghĩa làm đầu. Trong Tứ vô ngại trí thì nghĩa vô ngại trí làm đầu. Trong Lục thần thông thì lậu tận thông làm đầu. Trong Tứ vô lượng tâm thì bi tâm đứng đầu. Trong tu hành Phạm hạnh thì trí huệ đứng đầu. Trong các Ba la mật thì Bát Nhã đứng đầu. Trong tất cả Phương tiện thì biết tâm chúng sanh đứng đầu. Trong tất cả các Lực thì xứ phi xứ lực đứng đầu. Trong Tứ vô sở úy thì thuyết nhứt thiết trí vô úy đứng đầu. Trong Bất cộng pháp thì vô ngại đứng đầu. Trong ba mươi hai tướng thì vô kiến đảnh tướng đứng đầu. Trong tám mươi tùy hảo thì thuyết pháp chẳng luống uổng đứng đầu. Trong trang nghiêm khẩu thì hiểu tất cả ngữ ngôn đứng đầu. Trong trang nghiêm tâm thì phá kiêu mạn đứng đầu. Trong tất cả pháp thì trí huệ đứng đầu. Ðây gọi là huệ đăng tam muội vậy”.
Lúc đức Phật nói pháp ấy, Liên Hoa Bồ Tát và một vạn Bồ Tát được huệ đang tam muội. Ðại địa khắp Ðại Thiên thế giới chấn động sáu cách. Tất cả đại chúng đem hoa hương các thứ kỹ nhạc cúng dường đức Phật Thế Tôn và kính trọng tán thán.
Chư Bồ Tát trong đại hội đều nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Từ trước đến nay chúng tôi chưa từng được nghe tên hiệu của tam muội nầy, huống là được nghe phân biệt rộng nói huệ đăng tam muội. Nay chúng tôi đều được tam muội ấy nên vì báo ơn mà làm sự cúng dường nầy. Nếu có người được nghe danh hiệu huệ đăng tam muội thì có thể được lợi ích lớn chẳng mất tâm Vô thượng Bồ đề”.
Ðức Phật nói: “Lành thay, lành thay, đúng như lời các ông nói. Nầy chư thiện nam tử! Nếu có chúng sanh đã ở chỗ vô lượng vô biên chư Phật vun trồng thiện căn thân cận thiện tri thức rồi sau mới được nghe diễn nói tam muội huệ đăng nầy”.
Lúc nói lời trên, trong rún của Phật xuất hiện một Bồ Tát thân màu chơn kim đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi tùy hảo phóng đại quang minh nào bằng. Bồ Tát ấy kính lễ chưn Phật hữu nhiễu bảy vòng quỳ dài chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Ðức Huệ Kiều Như Lai chuyên ý vô lượng thăm hỏi Thế Tôn đi đứng nhẽ nhàng thân không có bịnh hoạn, đại chúng có an ổn chăng?.
Nay cõi nầy của tôi có sáu vạn ức chư Bồ Tát đến nghe thọ kinh điển Ðại Tập thâm diệu và cũng muốn thấy Vô Ngôn Bồ Tát cùng chư Bồ Tát từ mười phương đến, đồng thời được nghe huệ đăng tam muội.
Lành thay, lành thay, đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn mong được khai thị khiến các người đều đến được huệ đăng tam muội trở lại cõi nầy”.
Tôn giả Xá Lợi Phất bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Huệ Kiều Như Lai ở phương nào cách đây bao xa, thế giới ấy tên gì, Bồ Tát này tên là gì, sáu vạn ức chư Bồ Tát ở tại đâu?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Xá Lợi Phất! Thế giới Phật ấy ở phương Ðông cách đây số thế giới bằng số cát sông Hằng trong những sông Hằng bằng số cát một sông Hằng. Thế giới tên là Kim Cương Kiên Căn, Phật hiệu Huệ Kiều Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Nầy Xá Lợi Phất! Có nhơn duyên gì mà thế giới ấy tên là Kim Cương Kiên Căn?
Nầy Xá Lợi Phất! Thế giới ấy đất bằng kim cương, do nguyên lực của Huệ Kiều Như Lai làm thành. Thân thể của Phật ấy và thân của Bồ Tát của chúng sanh đều là kim cương nên thế giới ấy có tên như vậy.
Bồ Tát nầy hiệu là Kim Cương Tê. Bồ Tát nầy có thể trong một niệm phá hoại tất cả núi kim cương, thẳng đến vô lượng thế giới chư Phật thị hiện trong rún của chư Phật mà đi ra. Do thần lực của Phật và tự nguyện lưc nên hiệu là Kim Cương Tê vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Vừa rồi ông có hỏi chư Bồ Tát như vậy nay ở tại chỗ nào. Ông nên hỏi Bồ Tát Kim Cương Tê sẽ được giải đáp cho ông”.
Tôn giả Xá Lợi Phất liền hỏi Kim Cương Tê Bồ Tát: “Thưa Ðại Sĩ! Ngài nói sáu vạn ức Bồ Tát ấy, nay ở tại đâu!”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Như Lai nói Ðại Ðức là bực trí huệ nhứt, Ðại Ðức nên dung thánh trí xem coi chư Bồ Tát ấy ở tại đâu?”.
Tôn giả Xá Lợi Phất liền dùng thánh trí để xem mà chẳng thấy, liền nói với Kim Cương Tê Bồ Tát rằng: “Thưa Ðại Sĩ! Tôi đã dung tận thánh trí mà chẳng thấy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Ðồng học của Ðại Ðức là Tôn giả A Nâu Lâu Ðà có thiên nhãn đệ nhứt nên bảo xem coi ở tại chỗ nào?”.
Lúc ấy Tôn giả A Nâu Lâu Ðà dung thiên nhãn xem khắp Ðại Thiên thế giới rồi nói với Tôn giả Xá Lợi Phất: “Tôi dùng thiên nhãn xem mà chẳng thấy được”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói với Tôn giả Xá Lợi Phất: “Bạn đồng học của Ðại Ðức nếu chẳng thấy được thì chẳng nên gọi là thiên nhãn mà nên gọi là nhục nhãn”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Thiên nhãn của Ðại Sĩ có nghĩa là gì?”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Thiên nhãn của tôi, những sắc mà hang Thanh Văn các ông chẳng thấy được, tôi đều có thể thấy”.
Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! những sắc gì tôi chẳng thấy được mà Ðại Sĩ thì thấy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi : “Thưa Ðại Ðức! Nay đại đức có thấy thế giới Kim Cương Kiên Căn, Phật Huệ Kiều và chúng Bồ Tát ở thế giới ấy chăng?”.
Tôn giả Xá Lợi Phất nói : “Tôi không thấy, thưa Ðại Sĩ. Tôi chỉ nghe danh mà chẳng được thấy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Ðức! Phật độ ấy cùng Phật và chư Bồ Tát cùng các chúng sanh ở cõi ấy, thiên nhãn của tôi đều thấy rõ cả. Ðây gọi là Bồ Tát thanh tịnh thiên nhãn.
Thiên nhãn như vậy, hàng Thanh Văn và Duyên Giác không có được”.
Lúc nói pháp ấy, có sáu vạn chúng sanh cầu Thanh Văn liền bỏ chí cũ mà phát tâm Vô thượng Bồ đề, đều nói rằng: nguyện tôi được vô ngại Phật nhãn mà chẳng cần chướng ngại nhãn của Thanh Văn và Bích Chi Phật.
Kim Cương Tê Bồ Tát liền nhập tam muội, đời thần thông lực của Phật và tự nguyện lực làm cho đại chúng tất cả đều thấy sáu vạn ức chư Bồ Tát ở tại trong thân Phật ngổi đài liên hoa chí tâm chuyên niệm nghe lời nói của Phật, mà chẳng bức chạm thân Phật, thân của Phật cũng không tăng không giảm không có chướng ngại. Ðại chúng thấy rồi, cúng dường cung kính hoan hỉ tán than sự việc của Như Lai bất khả tư nghị. Ðại chúng còn đồng nói rằng: “Thân Như Lai, trí huệ tam muội Như Lai tất cả thảy đều bất khả tư nghị. Tại sao, vì sáu ức chư Bồ Tát đều ở tại trong thân Phật mà không chướng ngại”.
Quan sát đại chúng, Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Thưa đại chúng! Các Ngài chẳng bình đẳng thân Như Lai như hư không chăng? Thân Như Lai là thân vô biên, là thân không chướng ngại, là thân rộng, là thân pháp, là thân không có tướng mạo, là thân vô lượng.
Thưa đại chúng! Ðức Như Lai nếu muốn nạp tất cả vật như là quốc độ, thành ấp, thôn xóm, tụ lạc, núi sông, cây cỏ, để trong thân cũng không có chướng ngại, vì vậy nên Như Lai bất khả tư nghị.
Thưa đại chúng! Mười phương thế giới vô lượng tịnh độ vô lượng Bồ Tát đến chỗ Như Lai nghe kinh Ðại Tập thành tựu diệu sắc đủ hai mươi tám tướng đại nhơn, đức Như Lai cũng nạp để trong thân của mình. Tại sao, vì nếu để chúng sanh cõi Ta Bà nầy cả đến hang Ðế Thích, Phạm Thiên, các Thiên Vương mà thấy thì họ sẽ hổ thẹn, vì vậy mà chẳng cho thấy một người”.
Lúc ấy do công đức lực của Phật và oai thần lực của Kim Cương Tê Bồ Tát đều làm cho đại chúng thấy sáu vạn ức chư Bồ Tát ấy từ một lỗ lông của Phật đi ra. Ra rồi lễ Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi ngồi một phía.
Kim Cương Tê Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nhơn duyên gì mả Vô Ngôn Bồ Tát có tên là Vô Ngôn?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Kim Cương Tê! Ông tự nên hỏi Vô Ngôn Bồ Tát, ông ấy sẽ giải đáp cho ông”.
Kim Cương Tê Bồ Tát liền hỏi Vô Ngôn Bồ Tát: “Thưa Ðại Sĩ! Nhơn duyên gì mà Ngài tên là Vô Ngôn ?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nín lặng. Hỏi lần thứ hai lần thứ ba, Vô Ngôn Bồ Tát vẫn nín lặng như vậy.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Sao Ngài không đáp?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Tôi tìm ngôn từ trọn không thể được, vì vậy nên tôi nín lặng không chỗ tuyên nói”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Nếu tìm ngôn từ không thể được sao lại có lời nói là không thể được ấy?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Ðại Sĩ! Tôi đáp tất cả Phật ngữ, tất cả thế ngữ.
Thế nào gọi là đáp Phật ngữ?
Tôi dung niệm lực thọ trì chỗ nói của tất cả chư Phật chẳng quên chẳng mất mà trọn chẳng thấy âm thanh tự cú, vì lưu bố mà tuyên nói đó, cũng vì chúng sanh phá hoại âm thanh tự cú ấy mà diễn thuyết pháp.
Thế nào gọi là đáp thế ngữ?
Hiểu các loại ngôn ngữ âm thanh của tất cả chúng sanh, tùy theo ngữ ngôn của họ mà diễn thuyết pháp”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Ngài có thể tùy thuận thuyết pháp như vậy từ bao lâu rồi?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Tôi từ lúc trừ diệt giác quán thì có thể tùy thuận thuyết pháp như vậy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Do nhơn duyên gì mà thuyết pháp như vậy?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Nếu không có giác quán thì âm thanh làm sao phát xuất. Vì nhơn duyên ấy mả thuyết pháp như vậy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Luận về âm thanh phát xuất ấy, là từ thân phát xuất hay từ nơi tâm phát xuất?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Luận về âm thanh thì nó chẳng ở thân và tâm. Tại sao, vì thân như cỏ cây còn tâm thì như ảo hóa, do các nhơn duyên có âm thanh phát xuất. Nếu từ nhơn duyên mà phát xuất tức là vô thường. Nếu là vô thường tức là vô định. Vô thường vô định tức là rỗng không không có. Luận về âm thanh ấy dường như hư không chẳng thể nhìn thấy được cúng dường thể tuyên nói được, nhhư hư không tất cả các pháp cũng như vậy. Nếu âm thanh không có thì pháp do âm thanh biểu thị cũng không có. Vì âm thanh rỗng không nên tất cả pháp rỗng không. Vì âm thanh tịch tĩnh nên tất cả pháp tịch tĩnh. Vì âm thanh chẳng thấy được nên tất cả pháp cũng chẳng thể thấy. Vì âm thanh chẳng xuất sanh nên tất cả pháp cũng chẳng xuất sanh. Nếu chẳng xuất sanh thì không khứ lai. Nếu không khứ lai thì là thậm thâm mười hai nhơn duyên không tạo tác không hệ thuộc. Nếu không có tác thuộc thì không có sanh xuất. Không sanh không xuất tức là câu không có. Nếu là câu không có tức là chẳng sanh nhãn sắc và thức, chẳng sanh nhĩ thanh và thức, chẳng sanh tỷ hương và thức, chẳng sanh thiệt vị và thức, chẳng sanh thân xúc và thức, chẳng sanh ý, pháp và ý thức. Không có các khổ sanh lão bịnh tử. Không có quan niệm nhựt nguyệt quang minh oán thân, dứt tất cả hành, khó nhìn thấy được, chẳng gần chẳng xa”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Thưa Ðại Sĩ! Các lời nói như vậy là nói những gì?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Như vậy tức là cứu cánh chẳng xuất”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Những gì gọi là cứu cánh chẳng xuất?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Chẳng gần chẳng xa là cứu cánh chẳng xuất”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Nhựng gì gọi là chẳng gần chẳng xa?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Tức là hư không vậy. Nếu thấy các pháp như hư không thì gọi là bình đẳng”.
Kim Cương Tê Bồ Tát hỏi: “Do nghĩa gì mà gọi tất cả pháp như hư không?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Pháp quá khứ không có chung cánh, pháp vị lai và pháp hiện tại cũng không có chung cánh. Tam thế vô chung tức là thiệt tướng tức là không có hai. Luận về hai ấy tức là nhãn sắc, nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp. Nếu có hai tức là nói được. Nếu không hai tức là chẳng nói được. Chẳng nói được tức là không có thức không có tâm không có ý. Vì nghĩa ấy nên chẳng tuyên nói được.
Luận về có nói được tức là hai pháp, còn chẳng nói được tức là không hai”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Ai làm hai ấy?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Luận về không hai thì chẳng có thể làm hai, mà hai cũng chẳng có thể làm không hai. Nhu vững chắc chẳng thể làm mỏng manh, mà mỏng manh cũng chẳng thể làm vững chắc. Pháp sanh tử chẳng thể làm không hai, pháp Niết bàn chẳng thể làm hai. Tánh chánh kiến chẳng làm tà kiến, tánh tà kiến chẳng làm chánh kiến”.
Kim Cương Tê Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vô Ngôn Bồ Tát phàm có giải quyết tợ như đã được huệ đăng tam muội như vậy”.
Ðức Phật nói: “Lành thay, lành thay, nầy Kim Cương Tê! Ông cho rằng Vô Ngôn Bồ Tát chẳng được huệ đăng tam muội chăng?”.
Lúc đó chư Bồ Tát chúng của Huệ Kiều Như Lai ở Kim Cương Kiên Căn thế giới hỏi Vô Ngôn Bồ Tát : “Thưa Ðại Sĩ! Ngài trụ địa nào có thể đáp như vậy?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Như lời Phật có nói Bồ Tát trụ giới địa thì có thể đáp như vậy”. Chư Bồ Tát nói: “Lành thay, lành thay, thưa Ðại Sĩ! Mong được giải nói giới địa như vậy”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Nếu không có thân trụ tâm trụ ý nội trụ ngoại trụ và nội ngoại
trụ tức là trụ nơi giới vậy.
Nếu vô tướng vô mạng vô tác vô hành tức là trụ nơi giới vậy.
Nếu Bồ Tát trụ giới như vậy tức là vô trụ. Nếu là vô trụ thì hẳn chẳng quan niệm rằng tôi hay phát ra tiếng có chỗ diễn thuyết.
Thưa chư Ðại Sĩ! Như các Ngài có hỏi trụ tại địa nào có thể đáp như vậy? Tôi trụ pháp tánh thiệt tướng pháp giới nên có thể đáp như vậy. Nếu biết pháp chơn thiệt như vậy thì không giác quán, nếu không giác quán thì làm sao có nói”.
Chư Bồ Tát hỏi: “Lúc nói như vậy là nói những gì?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Lúc nói như vậy là nói hai pháp. Ðó là diệt tận và bất xuất, là quá khứ và vị lai, vì hiện tại chẳng trụ nên chẳng nói được.
Pháp quá khứ chẳng thể duyên lấy, pháp vị lai và pháp hiện tại cũng như vậy. Giả như có người ở nơi pháp tam thế mà duyên lấy có tướng tức là điên đảo. Vì vậy nên nghĩa của tất cả pháp chẳng thể tuyên nói được. Nghĩa của tất cả pháp thân khẩu ý v.v… chỗ chẳng nói được. Tại sao, vì không nghiệp không tác không có sắc mạo không có khẩu nghiệp không có giác quán, vì như vang như hóa.
Chư Phật và Bồ Tát phàm có ngôn thuyết đều trái nghịch thế ngữ, vì vậy nên chư Phật chư Bồ Tát bất khả tư nghị. Chư Phật chư Bồ Tát chỗ có trí huệ bất khả tư nghị bất khả cùng tận, chẳng động pháp giớI”.
Chư Bồ Tát đồng lên tiếng tán than Vô Ngôn Bồ Tát: “Lành thay, lành thay, Vô Ngôn Bồ Tát khéo có thể phân biệt pháp môn như vậy làm cho chúng tôi được lợi ích lớn và được ty vô lượng đại Bồ Tát như vậy”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói với Vô Ngôn Bồ Tát rằng: “Thưa Ðại Sĩ! Tôi muốn cùng Ngài trở về Kim Cương Kiên Căn thế giới để lễ kính cúng dường Huệ Kiều Như Lai ”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Kim Cương Kiên Căn thế giới tức là nơi đây Ta Bà thế giới, Huệ Kiều Như Lai tức là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, tôi cần gì qua thế giới kia”.
Kim Cương Tê Bồ Tát nói: “Phật thế giới nầy đất chẳng phải kim cương, sao lại nói tức là thế giới kia”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thần thông của Ngài có thể phá hoại vô lượng núi kim cương đi thẳng qua vô ngại. Nay Ngài thử phá hoại với trần cõi này. Như với trần nầy bị phá hoại vậy sau mới biết tên hiệu Ngài là Kim Cương”.
Nói xong, Vô Ngôn Bồ Tát liền nhập kim cương tam muội biến hết cõi nầytất cả núi rừng cỏ cây vi trần đều là kim cương.
Kim Cương Tê Bồ Tát tận thần lực mình nhẫn đến chẳng phá hoại được một vi trần.
Kim Cương Tê Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Thần lực của tôi có thể phá hoại tất cả thế giới kim cương và các núi vách. Do cớ gì nay ở cõi nầy nhẫn đến chẳng hoại được một vi trần, là chỗ thần lực của Như Lai hay là do đạo lực của Vô Ngôn Bồ Tát ?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Kim Cương Tê! Ðây là do Vô Ngôn Bồ Tát nhập kim cương tam muội, vì sức tam muội ấy làm cho Ðại Thiên thế giới nầy tất cả sở hữu đều là kim cương, nếu muốn lại làm cho vô lượng thế giới làm kim cương sức tam muội ấy cũng có khả năng”.
Kim Cương Tê Bồ Tát bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát có đủ mấy pháp thì có thể được tam muội ấy?”.
Ðức Phật nói: “Ðại Bồ Tát có bốn pháp thì có thể được kim cương tam muội như vậy: một là chí tâm niệm Bồ đề, hai là thiện pháp được làm thí cứu cánh, ba là chí tâm trang nghiêm thiện pháp nguyện hướng Bồ đề, bốn là có thể quán mười hai nhơn duyên.
Còn có bốn pháp: một là thành tựu thần thông, hai là tu hành bạch môn giải thoát, ba là trì giới tinh tiến thường quán pháp giới, biết tất cả pháp không có căn bổn, không có giác quán chẳng tuyên nói được, bốn là biết nghĩa biết thời biết thiệt biết tất cả pháp thảy đều bình đẳng.
Còn có bốn pháp: theo tâm đại bi cầu đại trí huệ, hai là theo thiện phương tiện cầu bạch mươi bảy pháp trợ Bồ đề, ba là theo tâm đại từ quán tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, bốn là từ tâm xả quán từ chơn đế.
Còn có bốn pháp đó là thân nghiệp khẩu nghiệp ý nghiệp và Bồ đề tâm chẳng bị trở ngại hư hoại đều như kim cương.
Nầy Kim Cương Tê! Ðại Bồ Tát thành tựu đầy đủ những pháp như vậy thì có thể được kim cương tam muộI”.
Lúc đức Phật nói pháp ấy, sáu vạn ức Bồ Tát đều được kim cương tam muội.
Bấy giờ Vô Ngôn Bồ Tát thưa cha mình là Sư Tử Tướng Quân rằng: “Thưa Tôn Trưởng! Phật xuất thế tức là đầy đủ vô lượng công đức, khối đại công đức tức là Như Lai.
Lúc Phật xuất thế vô lượng chúng sanh được đại lợi ích, đại lợi ích ấy tức là Niết bàn. Luận về Niết bàn ấy thường chẳng biến đổi. Cớ sao Tôn Trưởng chẳng phát tâm Vô thượng Bồ đề?”.
Người cha đáp rằng: “Lúc ta sơ sanh đã phát tâm vô thượng Bồ đề rồi.
Lúc ấy cũng có vô lượng chư Thiên đến bảo rằng:
Như Ngài vậy không có khác. Sự việc như vậy chỉ có Phật chứng biết.
Quyến thuộc theo Sư Tử Tướng Quân số đủ năm trăm người đều phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Vô Ngôn Bồ Tát khen quyến thuộc mình: “Lành thay, lành thay, khéo có thể trang nghiêm tâm Bồ đề”.
Các quyến thuộc hỏi: “Thế nào gọi là trang nghiêm tâm Bồ đề?”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Có bốn mươi sự trang nghiêm tâm Bồ đề.”.
Những gì là bốn mươi? Ðó là:
Tin Phật chẳng nghi. Chẳng động pháp giới. Cúng dường Thánh chúng. Thân cận thiện hữu. Nơi chư Bồ Tát quan niệm là y vương. Nơi các chúng sanh tâm mình bình đẳng. Cúng dường cung kính các Sư trưởng, Hòa thượng, cha mẹ có đức. Thuận thọ lời dạy bảo của các bực ấy. Hộ pháp, cầu pháp, chí tâm nghe pháp. Ðã thọ trì rồi vì người diễn nói rộng. Cúng dường cung kính người hộ pháp. Vì người thuyết pháp chẳng có ý tham. Phá hoại kiêu mạn. Biết ơn báo ơn. Thường khéo tư duy. Như pháp mà trụ. Hay xả thí vật khó xả thí. Chí tâm hô giới. Tinh tiến siêng tu tất cả pháp lành. Ðầy đủ thành tựu công đức trang nghiêm. Tâm không tật đố. Hộ trì chúng sanh. Phòng ngừa chế ngự phiến não. Ðiều phục tâm mình và tâm người. Ðiều phục chúng sanh. Hay dứt phiền não. Tri túc tịch tĩnh. Tu tịch phạm hạnh. Chẳng dứt giống Thánh. Thế pháp chẳng ô nhiễm. Cúng dường cung kính người thuyết pháp. Tùy thuận thế gian. Xa lìa giải đãi. Không có phóng dật. Chẳng cầu tâm Bồ đề hạ thừa. Tâm Vô thượng Bồ đề trọn chẳng động chuyển. Ở tại sanh tử long chẳng nhàm hối. Xa lìa tất cả pháp bất thiện. Ðầy đủ tất cả diệu pháp thuần thiện. Trang nghiêm phạm hạnh. Ðây gọi là bốn mươi sự trang nghiêm tâm Vô thượng Bồ đề vậy”.
Sư Tử Tướng Quân nói với Vô Ngôn Bồ Tát: “Ðại Sĩ nên luôn luôn thường thị hiện thân mình để cho chúng tam muội chẳng thối tâm Vô thượng Bồ đề”.
Vô Ngôn Bồ Tát nói: “Thưa Tôn Trưởng! Nếu có đủ mười pháp thì thường được thân cân thận Phật và Bồ Tát. Những gì là mười? Ðó là:
Tự xả bỏ vật vui thích của mình để ban cho chúng sanh. Tu tập nhẫn nhục hộ trợ kẻ vô lực. Thường khuyên chúng sanh tu tập thiện pháp. Hóa đạo tất cả xu hướng Bồ đề. Nguyện cho chúng sanh trước được Vô thượng Bồ đề, tôi sẽ cúng dường nghe họ thuyết pháp thọ trì ủng hộ rồi sau tôi sẽ thành đạo vô thượng. Biết thiện pháp tánh. Vì hộ pháp mà chẳng tiếc thân mạng. Nghe thâm pháp giới chẳng sanh kinh sợ. Quán không có Bồ đề không có người được. Quán mình bình đẳng tất cả chúng sanh cũng bình đẳng. Do chúng sanh bình đẳng quán pháp giới cũng bình đẳng. Do pháp bình đẳng quán hư không bình đẳng. Quán sanh tử khổ cũng chẳng bỏ lìa. Thấy lỗi sanh tử long không thối hối. Ðầy đủ các thiện pháp như vậy thì thường thấy chư Phật chư Bồ Tát và thường thân cận”.
Lúc nói pháp ấy, tướng quân và quyến thuộc được nhu thuận nhẫn.
Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan: “Nầy A Nan! Ông nên thọ trì đọc tụng thơ tả kinh điển như vậy. Tại sao, trong kinh điển nầy phân biệt diễn nói tất cả pháp tướng, cũng làm cho vô lượng vô biên chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Nầy A Nan! Nếu có người ở chỗ vô lượng chư Phật trồng các thiện căn, người ấy mới có thể ở nơi kinh nầy thọ trì đọc tụng biên chép rộng phân biệt nói nghĩa ấy. Người thọ trì kinh nầy có ba sự: quyết định phát tâm Vô thượng Bồ đề, hai là tâm bất thối, ba là hay hộ trì chánh pháp”.
Ðại chúng nghe lời nầy, có bảy na do tha Bồ Tát đứng dậy bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi có thể sau khi Như Lai diệt độ thọ trì đọc tụng thơ tả kinh nầy”.
Vô Ngôn Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Như Lai Thế Tôn được những pháp gì mà khiến chư Bồ Tát nầy thọ trì đọc tụng thủ hộ?”.
Ðức Phật nói: “Nầy Vô Ngôn! Nếu có thể hộ người trì pháp ấy tức là hộ pháp. Ðó là người biên chép người đọc tụng người giải nói văn tự. Văn tự nói được còn pháp thì chẳng nói được.
Nầy Vô Ngôn! Có hai hạng người có khả năng hộ pháp, đó là người như pháp mà trụ và người tụng văn tự nầy. Nếu không có văn tự pháp chẳng thể nói được”.
Nghe Phật nói xong, tất cả đại chúng và Sư Tử Tướng Quân các quyến thuộc chư Thiên thế nhơn đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
Trang trước | Mục lục | Trang sau |