Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Hội thứ nhất 49. Phẩm Bất Thối Chuyển



Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có hạnh gì, có trạng gì, có tướng gì? Chúng con làm sao biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng biết như thật các bậc phàm phu, các bậc Thanh-văn, các bậc Độc-giác, các bậc Bồ-tát, các bậc Như Lai, trong chơn như của các pháp, các bậc như thế không đổi khác, không phân biệt, đều không hai, không hai phần. Đại Bồ-tát ấy tuy như thật ngộ nhập chơn như của các pháp nhưng đối với chơn như của các pháp không có sự phân biệt. Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên đại Bồ-tát ấy đã như thật ngộ nhập chơn như của các pháp rồi, tuy nghe chơn như cùng với tất cả pháp không hai, không khác nhưng không nghi ngờ vướng mắc. Vì sao? Vì chơn như cùng tất cả pháp, chẳng thể nói một hoặc khác, cùng hay chẳng cùng. Đại Bồ-tát ấy phát ra lời nói không bao giờ khinh suất, những lời nói ra đều mang ý nghĩa lợi ích; nếu không có ý nghĩa lợi ích thì chẳng bao giờ nói. Đại Bồ-tát ấy chẳng quán xem sự tốt xấu trường đoản của người khác, mà bình đẳng thương yêu vì họ nói pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có các hành, trạng, tướng như thế, nên theo các hành, trạng, tướng như thế, biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lại căn cứ vào hành nào, trạng nào, tướng nào, để biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng quán tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng thì đại Bồ-tát ấy đối với pháp nào thối chuyển mà gọi là Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thọ, tưởng, hành, thức thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc không sở hữu, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xứ không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc xứ không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc giới không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn thức giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xúc không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sở hữu, tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa giới không sở hữu, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với vô minh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của vô minh không sở hữu, tự tánh của hành cho đến lão tử cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không sở hữu, tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp không nội thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp không nội không sở hữu, tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với chơn như thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của chơn như không sở hữu, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn niệm trụ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn niệm trụ không sở hữu, tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với Thánh đế khổ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của Thánh đế khổ không sở hữu, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn tịnh lự thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn tịnh lự không sở hữu, tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tám giải thoát thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của tám giải thoát không sở hữu, tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn giải thoát không thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn giải thoát không không sở hữu, tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với năm loại mắt thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với sáu phép thần thông thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của năm loại mắt không sở hữu, tự tánh của sáu phép thần thông cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn Đà-la-ni thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa không sở hữu, tự tánh của pháp môn Đà-la-ni cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với mười lực Phật thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của mười lực Phật không sở hữu, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả Dự-lưu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả Dự-lưu không sở hữu, tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị Độc-giác thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị Độc-giác không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với trí nhất thiết thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của trí nhất thiết không sở hữu, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa vị phàm phu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa vị phàm phu không sở hữu, tự tánh của địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị giác ngộ cao tột thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì chẳng bao giờ thích xem hình tướng, ngôn thuyết của Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo. Các Sa-môn, Bà-la-môn ấy, đối với pháp sở tri mà thật tri, thật kiến, hoặc có thể kiến lập pháp môn chánh kiến thì chắc chắn không có việc ấy.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp Tỳ-nại-gia mà Phật đã dạy, phát sanh sự tin, hiểu sâu sắc, quyết không nghi hoặc, không chấp thủ giới cấm, chẳng rơi vào tà kiến, chẳng chấp vào các điềm tốt của thế tục cho là thanh tịnh, không bao giờ lễ kính các thiên thần, như các sự thờ cúng của thế gian ngoại đạo, cũng chẳng bao giờ dùng các loại tràng hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc, đèn đuốc cúng dường thiên thần và các ngoại đạo.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì chẳng sanh vào trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc, cũng chẳng sanh vào dòng dõi ti tiện, như là Chiên-đồ-la, Bổ-yết-ta v.v… cũng chẳng bao giờ thọ sanh huỳnh môn, vô hình, nhị hình và thân nữ nhơn, cũng chẳng bao giờ thọ thân bị đui, điếc, câm, ngọng, tay chân co quắp, hủi lác, lùn xấu, cũng chẳng bao giờ sanh vào chốn không có thì giờ rảnh.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển thì thường ưa thọ trì mười thiện nghiệp đạo, tự xa lìa việc giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa việc giết hại sanh mạng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc giết hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc giết hại sanh mạng; tự xa lìa việc không cho mà lấy, cũng khuyên người khác xa lìa việc không cho mà lấy, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy; tự xa lìa dâm dục, tà hạnh, cũng khuyên người khác xa lìa dâm dục, tà hạnh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa dâm dục, tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa dâm dục, tà hạnh; tự xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hư dối, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; tự xa lìa lời nói thôi ác, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói thôi ác, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói thôi ác, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thôi ác; tự xa lìa lời nói chia rẽ, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói chia rẽ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói chia rẽ, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói chia rẽ; tự xa lìa lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hỗn tạp, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hỗn tạp; tự xa lìa tham dục, cũng khuyên người khác xa lìa tham dục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; tự xa lìa sân giận, cũng khuyên người khác xa lìa sân giận, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sân giận, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận; tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tà kiến.

Đại Bồ-tát ấy ngay trong mộng cũng chẳng hiện khởi mười ác nghiệp đạo, huống là lúc tỉnh.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu bố thí Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu an nhẫn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tinh tấn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa,Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì các giáo pháp thanh tịnh mà họ thọ trì, tư duy, đọc tụng, rốt ráo thông lợi đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Duyên khởi, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Đem những pháp như thế, thường ưa bố thí cho tất cả hữu tình, luôn nghĩ thế này: Nên làm thế nào khiến cho sở nguyện cầu chánh pháp của các loài hữu tình đều được đầy đủ. Lại đem thiện căn pháp thí ấy ban cho các hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như vậy, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy hoàn toàn không thấy có một pháp nào có thể nghi hoặc, do dự, đó là chẳng thấy có sắc, cũng chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xứ, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc xứ, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc giới, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn thức giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xúc, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng thấy có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa giới, cũng chẳng thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có vô minh, cũng chẳng thấy có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp không nội, cũng chẳng thấy có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có chơn như, cũng chẳng thấy có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể sanh nghi hoặc do dự; chẳng thấy có bốn niệm trụ, cũng chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có Thánh đế khổ, cũng chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bốn tịnh lự, cũng chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có tám giải thoát, cũng chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có năm loại mắt, cũng chẳng thấy có sáu phép thần thông có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng thấy có pháp môn Đà-la-ni có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có mười lực Phật, cũng chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả Dự-lưu, cũng chẳng thấy có quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả vị Độc-giác có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có trí nhất thiết, cũng chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa vị phàm phu, cũng chẳng thấy có địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể sanh nghi hoặc, do dự.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thành tựu nhuần nhuyễn nghiệp thân, ngữ, ý dễ thương, dễ mến, đối với các hữu tình tâm không vướng mắc.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường xuyên thành tựu từ, bi, hỷ, xả v.v… khởi nghiệp thân, ngữ, ý tương ưng.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì quyết định không ở chung với năm cái là tham dục, sân nhuế, hôn trầm, thùy miên, trạo cử ác tác, nghi.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì tất cả thùy miên đều đã phá hết; tất cả sự trói buộc của tùy phiền não đều vĩnh viễn chẳng thể hiện khởi được.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vào ra qua lại, tâm chẳng mê lầm, luôn luôn an trụ chánh niệm, chánh tri, cử chỉ oai nghi, đi đứng nằm ngồi, cất bước hạ bước cũng lại như thế; đi đến nơi nào đều nhìn xuống đất, an tường hệ niệm, thẳng đường mà đi; cử động nói năng, đều không vội vàng thô tháo.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì các đồ dùng như đồ nằm, y phục đều luôn thơm sạch, không hôi hám, cũng không có mồ hôi cấu bẩn, các loại trùng trùng như rận, chí v.v… tâm ưa thanh cao, thân không tật bệnh.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thân tâm thanh tịnh, chẳng phải như thân của người thường luôn bị tám vạn bốn ngàn hộ trùng gây hại. Vì sao? Vì các Bồ-tát ấy, thiện căn tăng trưởng, vượt khỏi thế gian, thọ thân hình trong ngoài thanh tịnh, nên không có các loại trùng gây hại thân thể. Thiện căn như thế, dần dần tăng trưởng, và cứ như vậy, thân tâm càng thanh tịnh. Do nhân duyên này, các Bồ-tát ấy, thân tâm kiên cố, giống như kim cương, chẳng bị nghịch duyên xâm phạm não hại.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao mà đại Bồ-tát ấy, thân tâm được thanh tịnh như thế?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy các thiện căn như thế dần dần tăng trưởng, và cứ như vậy, do sức thiện căn mà thân tâm dua nịnh quanh co được trừ diệt, cho đến tận cùng đời vị lai rốt ráo chẳng khởi lên. Do đó mà được thân tâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, thiện căn như thế dần dần tăng trưởng, và cứ như thế, nghiệp thân, ngữ, ý vì do sức thiện căn làm trong sạch nên xa lìa tất cả uế trược tà vạy. Do đó mà thân tâm được thanh tịnh. Vì thân tâm thanh tịnh nên vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, an trụ địa vị Bồ-tát kiên cố bất động.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển .

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì chẳng xem trọng lợi dưỡng, chẳng màng danh dự; đối với các đồ ăn uống, y phục, đồ nằm, phòng xá, của cải đều chẳng tham nhiễm. Tuy thọ mười hai công đức đầu đà nhưng hoàn toàn không ỷ lại.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường tu bố thí Ba-la-mật-đa, tâm xan tham rốt ráo chẳng khởi; thường tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, tâm phạm giới rốt ráo chẳng khởi; thường tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, tâm sân giận rốt ráo chẳng khởi; thường tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, tâm giải đãi rốt ráo chẳng khởi; thường tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, tâm tán loạn rốt ráo chẳng khởi; thường tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tâm ngu si rốt ráo chẳng khởi. Do đó các tâm ganh ghét, dua nịnh, dối trá, kiêu căn, phóng túng, che khuất, não hại cũng vĩnh viễn chẳng khởi.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì tuệ giác kiên cố, có khả năng ngộ nhập sâu xa, lóng nghe chánh pháp cung kính tín thọ, tùy theo pháp thế và xuất thế đã nghe, đều có khả năng dùng phương tiện hội nhập nghĩa thú Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa. Các sự nghiệp đã tạo tác trong thế gian cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hội nhập pháp tánh, chẳng thấy có một sự việc nào nằm ngoài pháp tánh. Nếu có pháp nào chẳng tương ưng với pháp tánh, thì cũng có khả năng dùng phương tiện hội nhập nghĩa thú Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa. Do đó, chẳng thấy có pháp nào nằm ngoài pháp tánh.

Này Thiên hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển .

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì dù có ác ma hiện ra trước, hoá ra tám đại địa ngục; lại ở trong mỗi đại địa ngục, hóa làm nhiều Bồ-tát, nhiều ngàn Bồ-tát, nhiều trăm ngàn Bồ-tát, nhiều ức Bồ-tát, nhiều trăm ức Bồ-tát, nhiều ngàn ức Bồ-tát, nhiều trăm ngàn ức Bồ-tát, nhiều trăm ngàn ức triệu Bồ-tát, đều bị lửa dữ thiêu đốt xuyên suốt, ai nấy đều chịu nỗi khổ đắng cay chua chát độc hại cùng cực; hóa làm như thế rồi, nói với các Bồ-tát Bất thối chuyển: Đây là các đại Bồ-tát đều được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thọ ký Bất thối chuyển, nên sanh vào đại địa ngục như thế, luôn luôn chịu các nỗi khổ kịch liệt như vậy. Các ông là Bồ-tát đã nhận sự thọ ký Bất thối chuyển của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng sẽ đọa vào đại địa ngục này, chịu các nỗi khổ kịch liệt. Phật thọ ký cho các ông chịu nỗi khổ cùng cực trong đại địa ngục, chứ chẳng phải thọ ký quả vị giác ngộ cao tột Bất thối chuyển cho các ông. Cho nên, các ông phải mau xả bỏ tâm đại Bồ-đề mới có thể được thoát khỏi nỗi khổ của đại địa ngục, sanh lên cõi trời, hoặc sanh vào cõi người hưởng thụ sự giàu sang, khoái lạc.

Này Thiện Hiện! Lúc bấy giờ, đại Bồ-tát Bất thối chuyển thấy nghe việc này, tâm họ bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ nghĩ thế này: Đại Bồ-tát được thọ ký Bất thối chuyển mà đọa vào địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc, thì chẳng bao giờ có việc ấy. Vì sao? Vì địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển nhất định không có nghiệp bất thiện, cũng không có nghiệp thiện mà rước lấy quả khổ. Như Lai nhất định không nói lời hư dối. Những điều Phật dạy đều vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, do tâm đại từ bi mà lưu xuất. Những điều đã thấy nghe nhất định là do ác ma làm ra, nói ra.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma giả dạng Sa-môn đi đến chỗ vị ấy nói như thế này: Trước đây ông đã nghe nên tu bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo viên mãn, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo viên mãn thì sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột; những điều đã nghe như thế đều là tà thuyết, phải mau xả bỏ. Lại, trước đây ông đã nghe nên đối với thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử trong quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến trụ pháp, đều sanh tùy hỷ, tập trung tất cả cùng với hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Những điều đã nghe như thế cũng là tà thuyết, phải mau xả bỏ. Nếu ông xả bỏ tà pháp đã nghe, thì ta sẽ dạy ông Phật pháp chơn thật, khiến ông tu học, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Những điều ông đã nghe trước đây chẳng phải là lời chơn thật của Phật. Văn tụng ấy là loại soạn tập hư vọng. Những điều ta nói mới là lời chơn thật của Phật, thì này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nghe nói như thế, tâm chấn động sợ hãi nghi ngờ thì nên biết vị ấy chưa được chư Phật thọ ký Bất thối chuyển. Vị ấy đối với quả vị giác ngộ cao tột còn chưa quyết định. Này Thiện Hiện! Còn nếu đại Bồ-tát nghe nói như thế mà tâm bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ theo pháp tánh vô tác, vô tướng, vô sanh mà an trụ, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy có làm điều gì cũng chẳng tin lời kẻ khác, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp không nội, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ chơn như, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn niệm trụ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ Thánh đế khổ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn tịnh lự, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tám giải thoát, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn giải thoát không, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bậc Cực hỷ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu năm loại mắt, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu sáu phép thần thông; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn Tam-ma-địa, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn Đà-la-ni; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu mười lực Phật, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả Dự-lưu, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả vị Độc-giác; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi nhập trí bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà thành thục hữu tình; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi thần thông Bồ-tát; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu trí nhất thiết, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp không quên mất, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tánh luôn luôn xả; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tự nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà chuyển pháp luân; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà hộ trì chánh pháp; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Như A-la-hán lậu tận có làm việc gì chẳng tin lời kẻ khác, hiện chứng pháp tánh không nghi không hoặc, tất cả ác ma chẳng có thể làm lay động. Cũng vậy, đại Bồ-tát Bất thối chuyển, tất cả Thanh-văn, Độc-giác, ngoại đạo, các ác ma v.v… chẳng thể phá hoại, lung lạc tâm họ, làm cho đối với quả vị giác ngộ cao tột sanh thối lui.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy quyết định đã trụ địa vị Bất thối chuyển, có làm việc gì đều tự tư duy, chẳng phải tin vào kẻ khác mà làm; cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có dạy bảo còn chẳng tin làm, huống là tin và làm theo lời của Thanh-văn, Độc-giác, ngoại đạo, ác ma v.v… Việc làm của Bồ-tát ấy nếu chỉ tin vào kẻ khác mà làm thì quyết không có việc đó. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy có pháp nào có thể tin tưởng làm theo. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc, chẳng thấy chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn xứ, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc xứ, chẳng thấy chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn giới, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn giới, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc giới, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc giới, chẳng thấy chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn thức giới, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn thức giới, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn xúc, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn xúc, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thấy chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của địa giới, chẳng thấy chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của vô minh, chẳng thấy chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp không nội, chẳng thấy pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp không nội, chẳng thấy chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy chơn như, chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của chơn như, chẳng thấy chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bốn niệm trụ, chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bốn niệm trụ, chẳng thấy chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy Thánh đế khổ, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của Thánh đế khổ, chẳng thấy chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bốn tịnh lự, chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bốn tịnh lự, chẳng thấy chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy tám giải thoát, chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể tin tưởng, làm theo. Cũng chẳng thấy chơn như của tám giải thoát, chẳng thấy chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp môn giải thoát không, chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng thấy chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy năm loại mắt, chẳng thấy sáu phép thần thông có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của năm loại mắt, chẳng thấy chơn như của sáu phép thần thông có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thấy pháp môn Đà-la-ni có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thấy chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy mười lực Phật, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của mười lực Phật, chẳng thấy chơn như của bốn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả Dự-lưu, chẳng thấy quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả Dự-lưu, chẳng thấy chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả vị Độc-giác có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả vị Độc-giác có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trí nhất thiết, chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của trí nhất thiết, chẳng thấy chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy địa vị phàm phu, chẳng thấy địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của địa vị phàm phu, chẳng thấy chơn như của địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma giả dạng Bí-sô, đến chỗ vị ấy nói như thế này: Pháp của các ông tu hành là pháp sanh tử, chẳng phải do pháp này mà đạt được trí nhất thiết trí. Nay các ông nên tu đạo hết khổ, mau hết các khổ, chứng nhập Niết-bàn. Khi ấy, ác ma liền nói cho Bồ-tát nghe pháp tương tợ đạo, đọa sanh tử, đó là quán tưởng xương, hoặc quán tưởng xanh bầm, hoặc quán tưởng mủ vỡ ra, hoặc quán tưởng sình chướng, hoặc quán tưởng trùng ăn, hoặc quán tưởng chuyển thành màu đỏ; hoặc từ, hoặc bi, hoặc hỷ, hoặc xả; hoặc sơ thiền, hoặc cho đến đệ tứ thiền; hoặc Không vô biên xứ hoặc cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Rồi bảo Bồ-tát: Đây là chơn đạo, chơn hạnh. Ông tu đạo này, hạnh này sẽ đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác. Ông do đạo này, do hạnh này mau hết tất cả sanh, lão, bệnh, tử chứ chịu khổ sanh tử lâu làm gì; thân khổ hiện tại còn nên nhàm chán vứt bỏ, huống là cầu thân khổ ở tương lai! Nên tự suy nghĩ kỹ, bỏ sự tin tưởng trước kia đi, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi nghe lời đó, tâm họ bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ nghĩ thế này: Nay Bí-sô này làm lợi ích cho ta chẳng nhỏ, có thể vì ta mà nói đạo pháp tương tợ, khiến ta biết đạo này chẳng thể chứng quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, huống là có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát ấy nghĩ như thế rồi, phát sanh hoan hỷ sâu sắc, lại nghĩ tiếp: Nay Bí-sô này rất ích lợi cho ta, vì ta mà phương tiện nói pháp trở ngại, khiến ta biết rõ pháp trở ngại rồi, đối với đạo ba thừa, tự tại tu học.

Này Thiện Hiện! Bấy giờ, ác ma biết Bồ-tát ấy, tâm rất vui mừng, lại nói thế này: Này thiện nam tử! Ngươi có muốn thấy các đại Bồ-tát, trải qua thời gian lâu xa, siêng năng tu hành hạnh vô ích chăng? Đó là chúng đại Bồ-tát trải qua hằng hà sa số đại kiếp dùng vô lượng các thứ y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, của cải, hương hoa v.v… thượng diệu để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn.

Lại ở chỗ Hằng hà sa chư Phật tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng ở chỗ Hằng hà sa chư Phật học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, nội pháp không ngoại, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng ở chỗ Hằng hà sa chư Phật học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu mười lực Phật, tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu tuổi thọ viên mãn, học chuyển pháp luân, hộ trì chánh pháp; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Các chúng đại Bồ-tát ấy cũng gần gũi phụng sự Hằng hà sa chư Phật, ở chỗ chư Phật thỉnh vấn đạo đại Bồ-tát, nghĩa là nói như thế này: Đại Bồ-tát an trụ Đại-thừa như thế nào? Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì như thế nào? Đại Bồ-tát tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào? Đại Bồ-tát tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế nào? Đại Bồ-tát tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế nào? Đại Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế nào? Đại Bồ-tát tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân như thế nào? Đại Bồ-tát tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông như thế nào? Đại Bồ-tát tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni như thế nào? Đại Bồ-tát tu mười lực Phật, tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Đại Bồ-tát tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả như thế nào? Đại Bồ-tát tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch như thế nào? Đại Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình như thế nào? Đại Bồ-tát tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát như thế nào? Đại Bồ-tát tu tuổi thọ viên mãn như thế nào? Đại Bồ-tát học chuyển đại pháp luân như thế nào? Đại Bồ-tát hộ trì chánh pháp khiến được tồn tại lâu dài như thế nào? Đại Bồ-tát tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế nào?

Thỉnh vấn Hằng hà sa chư Phật Thế Tôn như thế, chư Phật vì họ lần lượt giảng thuyết. Các chúng đại Bồ-tát ấy theo lời Phật dạy, an trụ tu học, trải qua vô lượng kiếp nổ lực tinh tấn, còn chẳng thể chứng đắc trí nhất thiết trí, huống là sở tu sở học của các ông ngày nay mà có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột!

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy nghe nói như vậy nhưng tâm không đổi khác, chẳng kinh, chẳng sợ, không nghi, không hoặc, lại càng hoan hỷ, nghĩ thế này: Nay Bí-sô này đem đến cho ta nhiều lợi ích, vì ta mà phương tiện nói pháp chướng đạo, khiến ta biết pháp chướng đạo này, quyết định chẳng có thể chứng đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, huống là có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Khi ấy ác ma kia biết tâm đại Bồ-tát ấy chẳng thối lui, không sợ hãi, không nghi hoặc, liền ngay nơi ấy hoá làm vô lượng hình tượng Bí-sô, nói với Bồ-tát: Những Bí-sô này đều ở đời quá khứ mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, trải qua vô lượng kiếp, tu hành các hạnh khổ hạnh khó làm mà chẳng có thể chứng đắc, nay đều thối lui trụ quả vị A-la-hán, các lậu đã hết, qua khỏi biển khổ, thì làm sao mà các vị có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thấy nghe như vậy rồi, liền nghĩ như thế này: Nhất định là ác ma hoá làm hình tượng Bí-sô như thế để nhiễu loạn tâm ta, nhân đó nói pháp tương tợ chướng đạo chứ không có đại Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho đến địa vị viên mãn, mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, còn thối lui rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc địa vị Độc-giác!

Lúc bấy giờ, Bồ-tát lại nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đến chỗ viên mãn mà chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chắc chắn không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu mười lực Phật, tu bốn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu tuổi thọ viên mãn đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học chuyển pháp luân, hộ trì chánh pháp đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đến chỗ viên mãn mà chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thường hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì luôn nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát theo lời Phật dạy, tinh cần tu học, thì thường chẳng xa lìa diệu hạnh đã nhiếp thọ là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thường chẳng xa lìa tác ý tương ứng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thường chẳng xa lìa tác ý tương ứng với trí nhất thiết trí; thường dùng phương tiện khuyên các hữu tình tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy quyết định chẳng từ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa, quyết định chẳng từ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; quyết định chẳng từ bỏ pháp không nội, quyết định chẳng từ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; quyết định chẳng từ bỏ chơn như, quyết định chẳng từ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; quyết định chẳng từ bỏ bốn niệm trụ, quyết định chẳng từ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế khổ, quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo; quyết định chẳng từ bỏ bốn tịnh lự, quyết định chẳng từ bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; quyết định chẳng từ bỏ giải thoát; quyết định chẳng từ bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát không, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; quyết định chẳng từ bỏ bậc Cực hỷ, quyết định chẳng từ bỏ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; quyết định chẳng từ bỏ năm loại mắt, quyết định chẳng từ bỏ sáu phép thần thông; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Tam-ma-địa, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Đà-la-ni; quyết định chẳng từ bỏ mười lực Phật, quyết định chẳng từ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; quyết định chẳng từ bỏ pháp không quên mất, quyết định chẳng từ bỏ tánh luôn luôn xả; quyết định chẳng từ bỏ trí nhất thiết, quyết định chẳng từ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; quyết định chẳng từ bỏ quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thường hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì luôn luôn nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát hiểu biết việc ma, thì chẳng theo việc ma; hiểu biết bạn ác, thì chẳng nghe lời bạn ác; hiểu biết cảnh giới, thì chẳng chuyển theo cảnh giới; đại Bồ-tát ấy quyết định chẳng từ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa, quyết định chẳng từ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; quyết định chẳng từ bỏ pháp không nội, quyết định chẳng từ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; quyết định chẳng từ bỏ chơn như, quyết định chẳng từ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; quyết định chẳng từ bỏ bốn niệm trụ, quyết định chẳng từ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế khổ, quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo; quyết định chẳng từ bỏ bốn tịnh lự, quyết định chẳng từ bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; quyết định chẳng từ bỏ tám giải thoát, quyết định chẳng từ bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát không, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; quyết định chẳng từ bỏ bậc Cực hỷ, quyết định chẳng từ bỏ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; quyết định chẳng từ bỏ năm loại mắt, quyết định chẳng từ bỏ sáu phép thần thông; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Tam-ma-địa, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Đà-la-ni; quyết định chẳng từ bỏ mười lực Phật, quyết định chẳng từ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; quyết định chẳng từ bỏ pháp không quên mất, quyết định chẳng từ bỏ tánh luôn luôn xả; quyết định chẳng từ bỏ trí nhất thiết, quyết định chẳng từ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; quyết định chẳng từ bỏ quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển khi nghe pháp yếu mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã nói, thì thâm tâm hoan hỷ, cung kính tín thọ, khéo hiểu nghĩa thú; tâm họ kiên cố, giống như kim cương chẳng thể lay chuyển, chẳng thể lung lạc, thường siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên các hữu tình tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với cái gì thối chuyển mà gọi là Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thọ, tưởng, hành, thức thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn xúc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng địa giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng vô minh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tham thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng sân, tưởng si, các tưởng ác kiến thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không nội thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng chơn như thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn niệm trụ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng Thánh đế khổ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn tịnh lự thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tám giải thoát thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn giải thoát không thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bậc Cực hỷ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng năm loại mắt thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng sáu phép thần thông thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn Đà-la-ni thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng mười lực Phật thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không quên mất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tánh luôn luôn xả thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả Dự-lưu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả vị Độc-giác thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng trí nhất thiết thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng phàm phu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thanh-văn, tưởng Độc-giác, tưởng Bồ-tát, tưởng Như Lai thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy dùng tư tưởng không, quán tất cả pháp, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát cho đến chẳng thấy một pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được, vì chẳng thể nắm bắt được, nên không có sự tạo tác, vì không có sự tạo tác, nên rốt ráo chẳng sanh, vì rốt ráo chẳng sanh, nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Do chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn như thế, nên gọi là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma đi đến chỗ vị ấy, vì để làm não hại nên nói Bồ-tát: Quả vị giác ngộ cao tột cùng với hư không như nhau, tự tướng, tự tánh đều rốt ráo không, hoàn toàn không sở hữu; tự tánh, tự tướng của các pháp cũng vậy, cùng với hư không như nhau; trong cái không rốt ráo của tự tánh, tự tướng, không có một pháp nào có thể gọi là năng chứng, không có một pháp nào có thể gọi là sở chứng, chỗ chứng, khi chứng và do pháp này chứng, cũng chẳng thể nắm bắt được. Tánh, tướng của tất cả pháp đều đã là không, cùng với hư không như nhau, thì tại sao các ngươi chịu sự cần khổ vô ích để cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột? Trước đây các ngươi đã nghe các chúng Bồ-tát nên chứng quả vị giác ngộ cao tột thì đó đều là ma thuyết, chẳng phải là lời nói chơn thật của Phật. Các ngươi nên bỏ nguyện đại Bồ-đề, chớ vì tất cả hữu tình mà chịu sự cần khổ dài lâu vì sự lợi ích giả dối; tuy hành các hạnh khổ hạnh, khó làm, muốn cầu giác ngộ nhưng chẳng bao giờ đạt được thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi nghe lời nói đó, liền quán sát kỹ việc của ác ma này là muốn cản trở phá hoại tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột của ta. Ta nay chẳng nên tin theo lời chúng. Tuy tất cả pháp cùng với hư không như nhau, tự tánh, tự tướng đều rốt ráo không, nhưng các hữu tình ở trong đêm dài sanh tử chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, chẳng tỉnh, điên đảo, phóng dật, chịu các khổ kịch liệt. Ta nên mang áo giáp đại công đức tánh tướng đều không như hư không rộng lớn, mau hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết pháp thích ứng, khiến họ giải thoát đại khổ sanh tử, đắc quả Dự-lưu, đắc quả Nhất-lai, đắc quả Bất-hoàn, đắc quả A-la-hán, đắc quả vị Độc-giác, hoặc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm đã nghe pháp này, tâm họ kiên cố chẳng động, chẳng chuyển. Nương vào tâm kiên cố chẳng chuyển động này, luôn luôn chơn chánh tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do tùy phần thành tựu sáu pháp này, nên đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Lại càng tu hành chơn chánh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do đó được vào địa vị Bất thối chuyển. Vì vậy, tuy ác ma bày ra đủ các phương tiện dối gạt, nhưng chẳng có thể làm thối tâm đại Bồ-đề đã phát của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy có phải vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; hay là vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; cũng vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát ấy vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; tại sao cũng vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, chẳng rơi lại vào hai địa vị ấy. Do đó nên nói vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Đại Bồ-tát ấy xa lìa địa vị Thanh-văn và Độc-giác, đối với hai địa vị ấy quyết định chẳng rơi lại. Do đó nên nói vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển muốn nhập sơ thiền thì liền tùy ý nhập, muốn nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền cũng tùy ý nhập; muốn nhập từ vô lượng liền tùy ý nhập, muốn nhập bi, hỷ, xả vô lượng cũng tùy ý nhập; muốn nhập định Không vô biên xứ liền tùy ý nhập, muốn nhập định Thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tùy ý nhập; muốn khởi bốn niệm trụ liền tùy ý khởi, muốn khởi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng tùy ý khởi; muốn khởi sơ giải thoát liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị giải thoát cho đến đệ bát giải thoát cũng tùy ý khởi; muốn khởi sơ thắng xứ liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị thắng xứ cho đến đệ bát thắng xứ cũng tùy ý khởi; muốn nhập định sơ thiền liền tùy ý nhập, muốn nhập định đệ nhị thiền cho đến định diệt thọ tưởng cũng tùy ý nhập; muốn khởi sơ biến xứ liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị biến xứ cho đến đệ thập biến xứ cũng tùy ý khởi; muốn khởi pháp môn giải thoát không liền tùy ý khởi, muốn khởi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng tùy ý khởi; muốn biểu hiện năm phép thần thông liền tùy ý biểu hiện.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy nhập sơ thiền mà chẳng thọ quả sơ thiền; tuy nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền mà chẳng thọ quả đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền; tuy nhập từ vô lượng mà chẳng thọ quả từ vô lượng, tuy nhập bi, hỷ, xả vô lượng mà chẳng thọ quả bi, hỷ, xả vô lượng; tuy nhập định Không vô biên xứ mà chẳng thọ quả định không vô biên xứ; tuy nhập định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà chẳng thọ quả định thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ; tuy khởi bốn niệm trụ mà chẳng thọ quả bốn niệm trụ, tuy khởi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà chẳng thọ quả bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; tuy khởi sơ giải thoát mà chẳng thọ quả sơ giải thoát, tuy khởi đệ nhị giải thoát cho đến đệ bát giải thoát mà chẳng thọ quả đệ nhị giải thoát cho đến quả đệ bát giải thoát; tuy khởi sơ thắng xứ mà chẳng thọ quả sơ thắng xứ, tuy khởi đệ nhị thắng xứ cho đến đệ bát thắng xứ mà chẳng thọ quả đệ nhị thắng xứ cho đến quả đệ bát thắng xứ; tuy nhập định sơ thiền mà chẳng thọ quả định sơ thiền, tuy nhập định đệ nhị thiền cho đến định diệt thọ tưởng mà chẳng thọ quả định đệ nhị thiền cho đến quả định diệt thọ tưởng; tuy khởi sơ biến xứ mà chẳng thọ quả sơ biến xứ, tuy khởi đệ nhị biến xứ cho đến đệ thập biến xứ mà chẳng thọ quả đệ nhị biến xứ cho đến quả đệ thập biến xứ; tuy khởi pháp môn giải thoát không mà chẳng thọ quả pháp môn giải thoát không; tuy khởi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà chẳng thọ quả pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tuy biểu hiện năm phép thần thông mà chẳng thọ quả năm phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, đại Bồ-tát ấy chẳng theo tịnh lự vô lượng v.v… cho đến các thế lực công đức khác mà sanh, cũng chẳng chứng quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên tùy theo ý muốn tiếp nhận mà thọ thân thích ứng, tức là tùy sở nguyện của hữu tình đều có thể tiếp nhận.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thì thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề, chẳng quý trọng sắc, chẳng quý trọng thọ, tưởng, hành, thức; chẳng quý trọng nhãn xứ, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng quý trọng sắc xứ, chẳng quý trọng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng quý trọng nhãn giới, chẳng quí trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng quý trọng sắc giới, chẳng quý trọng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng quý trọng nhãn thức giới, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng quý trọng nhãn xúc, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng quý trọng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng quý trọng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng quý trọng địa giới, chẳng quý trọng thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng quý trọng duyên tánh, duyên khởi; chẳng quý trọng các tướng tốt phụ thuộc; chẳng quý trọng pháp hữu sắc, vô sắc; chẳng quý trọng pháp hữu kiến, vô kiến; chẳng quý trọng pháp hữu đối, vô đối; chẳng quý trọng pháp hữu lậu, vô lậu; chẳng quý trọng pháp hữu vi, vô vi; chẳng quý trọng pháp thế gian, xuất thế gian; chẳng quý trọng ngã; chẳng quý trọng hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy; chẳng quý trọng đồ chúng, chẳng quý trọng quyến thuộc; chẳng quý trọng bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng quý trọng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng quý trọng mười thiện nghiệp đạo; chẳng quý trọng bốn tịnh lự, chẳng quý trọng bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng quý trọng năm thần thông; chẳng quý trọng bốn niệm trụ, chẳng quý trọng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng quý trọng tám giải thoát, chẳng quý trọng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng quý trọng pháp môn giải thoát không, chẳng quý trọng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng quý trọng Thánh đế khổ, chẳng quý trọng Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng quý trọng pháp không nội, chẳng quý trọng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng quý trọng chơn như, chẳng quý trọng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng quý trọng bậc Cực hỷ, chẳng quý trọng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng quý trọng năm loại mắt, chẳng quý trọng sáu phép thần thông; chẳng quý trọng mười lực Phật, chẳng quý trọng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng quý trọng pháp không quên mất, chẳng quý trọng tánh luôn luôn xả; chẳng quý trọng Thanh-văn, chẳng quý trọng Độc-giác, chẳng quý trọng Bồ-tát, chẳng quý trọng Như Lai; chẳng quý trọng quả Dự-lưu, chẳng quý trọng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng quý trọng quả vị Độc-giác; chẳng quý trọng trí nhất thiết, chẳng quý trọng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng quý trọng quả vị giác ngộ cao tột; chẳng quý trọng việc nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng quý trọng việc thành thục hữu tình; chẳng quý trọng việc thấy nhiều chư Phật, chẳng quý trọng việc trồng các căn lành. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đạt tất cả pháp ngang bằng hư không, tự tánh, tự tướng đều rốt ráo không, hoàn toàn không sở hữu, chẳng thấy có một pháp nào có thể sanh quý trọng; năng sanh, sở sanh, lúc sanh, chỗ sanh, do vậy nên sanh đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp ấy cùng với hư không như nhau, tánh tướng đều không, vì nghĩa vô sanh vậy.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thường chẳng xa lìa tâm Đại Bồ-đề, thân đủ bốn oai nghi, đi, đến, vào, ra, cất bước, hạ bước tâm không tán loạn, đi đứng ngồi nằm, đến dừng đều giữ oai nghi, làm việc gì đều an trụ chánh niệm.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vì muốn làm lợi ích các hữu tình mà phương tiện thiện xảo hiện ở tại gia; tuy hiện hưởng thụ năm dục, nhạc cụ, mà đối với chúng, chẳng sanh nhiễm trước, đều vì cứu giúp các loài hữu tình, các hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần áo cho áo, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần thuốc men cho thuốc men, cần nhà cửa cho nhà cửa, cần của cải cho của cải, tùy theo nhu cầu của hữu tình mà cho, làm cho ý nguyện của họ đều thỏa mãn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tự hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành bố thí Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành bố thí Ba-la-mật-đa; tự hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tịnh giới Ba-la-mật-đa; tự hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành an nhẫn Ba-la-mật-đa; tự hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tinh tấn Ba-la-mật-đa; tự hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tịnh lự Ba-la-mật-đa; tự hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hiện ở tại gia, dùng sức thần thông, hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả châu Thiệm bộ, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả bốn đại châu, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Tiểu thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Trung thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Tam thiên đại thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy hiện ở tại gia mà thường tu phạm hạnh, chẳng bao giờ thọ dụng các cảnh diệu dục; tuy hiện thâu nạp các loại của báu mà đối với chúng, chẳng khởi tham đắm, và khi thâu nạp dụng cụ dục lạc và của báu, chẳng bao giờ bức bách các loài hữu tình, làm cho họ sanh buồn khổ.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì có thần chủ Dược-xoa cầm chày kim cương thường theo hai bên ngầm bảo vệ, thường nghĩ thế này: Đại Bồ-tát này, chẳng bao lâu sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Ta nguyện luôn luôn đi theo ngầm bảo vệ cho đến khi vị ấy đắc quả vị giác ngộ cao tột. Năm chúng thần chấp Kim cang, Dược-xoa cũng theo bảo vệ, không khi nào tạm rời, làm cho nhơn phi nhơn v.v… đều chẳng thể làm tổn hại được. Các thiên, ma, phạm và các thế lực khác của thế gian cũng không có khả năng dùng pháp để phá hoại tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột đã phát. Do nhân duyên này, đại Bồ-tát ấy, cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột, thân ý thái nhiên, thường không bị nhiễu loạn.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì năm căn thế gian thường không khiếm khuyết, đó là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, năm căn xuất thế gian cũng không khiếm khuyết, đó là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy toàn thân viên mãn, tướng hảo trang nghiêm, các công đức của tâm, niệm niệm tăng trưởng cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì luôn luôn làm người hướng thượng mà không làm kẻ hướng hạ.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao nói đại Bồ-tát này luôn luôn làm người hướng thượng mà chẳng bao làm kẻ hướng hạ?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy, tất cả phiền não, chẳng hiện khởi lại nữa, công đức tăng trưởng từng sát na, cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột, trong tất cả thời, tâm không tán loạn, cho nên ta nói đại Bồ-tát này luôn luôn làm người hướng thượng mà chẳng làm kẻ hướng hạ.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề; vì sinh sống thanh tịnh nên chẳng hành các việc tà mạng như chú thuật, thuốc thang, bói toán; chẳng vì danh lợi chú nguyện các quỷ thần khiến nhập vào nam nữ để hỏi việc kiết hung, cũng chẳng chú nguyện ngăn cản các loài quỉ, bàng sanh lớn nhỏ, đực cái, biểu hiện việc hy hữu; cũng chẳng xem tướng để biết tuổi thọ dài ngắn, của cải, địa vị, các việc lành dữ của nam nữ; cũng chẳng đoán trước việc lạnh nóng, được mùa, mất mùa, lành dữ, tốt xấu làm mê loạn hữu tình; cũng chẳng dùng chú thuật để pha chế thuốc thang trị bệnh theo tà đạo, giao du với người quyền quý, ngắm nhìn nam nữ vui cười trò chuyện còn chẳng nhiễm tâm, huống là các việc khác. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy biết tự tướng của tất cả pháp đều là không, vì trong cái tự tướng không chẳng thấy có tướng, chẳng thấy tướng; xa lìa tất cả các loại tà mạng như chú thuật, thuốc thang, xem tướng, chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột, rốt ráo lợi lạc cho các loại hữu tình.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì đối với văn chương, kỹ nghệ thế gian, tuy được thiện xảo nhưng chẳng mê đắm. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đạt tất cả pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không, văn chương, kỹ nghệ của thế gian đều chẳng thể nắm bắt được. Lại các thứ văn chương, kỹ nghệ thế gian đều là ngôn ngữ hỗn tạp thuộc về tà mạng, vì vậy Bồ-tát biết mà chẳng làm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với các sách vở luận thuyết của ngoại đạo thế tục, tuy biết rành nhưng chẳng ưa sáng tác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy hiểu rõ tánh tướng của tất cả pháp đều không; ở trong cái không này, tất cả sách vở luận thuyết đều chẳng thể nắm bắt được. Lại các lý sự đã nói trong sách vở luận thuyết của ngoại đạo thế tục, phần nhiều có sự thêm bớt, đối với đạo Bồ-tát chẳng phải là loại nên theo, chúng đều là hý luận, thuộc về loại ngôn ngữ hỗn tạp, vì vậy cho nên Bồ-tát biết mà chẳng ưa thích.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển lại có các hành, trạng, tướng khác. Ta sẽ vì ngươi mà giải thuyết phân biệt. Ngươi nên lắng nghe, phải tư duy kỹ lưỡng.

Thiện Hiện bạch: Dạ! Xin Thế Tôn chỉ dạy! Chúng con sẽ lắng lòng nghe.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì thông đạt các pháp đều không sở hữu, thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề, chẳng ưa quán sát bàn luận sắc uẩn, chẳng ưa quán sát bàn luận thọ, tưởng, hành, thức uẩn; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn xứ, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng ưa quán sát bàn luận sắc xứ, chẳng ưa quán sát bàn luận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn giới, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng ưa quán sát bàn luận sắc giới, chẳng ưa quán sát bàn luận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn thức giới, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn xúc, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng ưa quán sát bàn luận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng ưa quán sát bàn luận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng ưa quán sát bàn luận địa giới, chẳng ưa quán sát bàn luận thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng ưa quán sát bàn luận vô minh, chẳng ưa quán sát bàn luận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đối với lý rốt ráo không của uẩn, xứ, giới, duyên tánh, duyên khởi, đã khéo tư duy, khéo thông đạt.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc vua. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy khéo an trụ pháp không, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng hơn, kém, sang, hèn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc giặc cướp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ tự tướng không, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng được, mất, cho, đoạt.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc quân. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ bản tánh không, chẳng thấy có tướng nhiều, ít, tụ tán của các pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc tranh cãi. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy khéo an trụ chơn như, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng cương, nhu, thương, giận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận nam nữ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ trong cái không của các pháp, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng tốt, xấu, thương, ghét.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận xóm làng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ thật tánh của pháp, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng tăng, giảm, tụ, tán.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận thành ấp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ cảnh giới hư không, chẳng thấy các pháp có tướng hơn, thua, tốt, xấu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận đất nước. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ thật tế, chẳng thấy các pháp có tướng thuộc hay chẳng thuộc nơi này, nơi kia.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận các tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ vô tướng, chẳng thấy các pháp có tướng tăng, giảm, sai biệt.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận ngã, hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ pháp rốt ráo không, hoàn toàn chẳng thấy ngã cho đến cái thấy có tướng có, không, sai biệt.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận các việc thế gian như thế, chỉ ưa quán sát bàn luận Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, xa lìa các tướng, có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa lìa việc xan tham; tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa lìa việc phá giới; tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa lìa việc tức giận tranh cải; tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa lìa việc giải đãi; tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa lìa việc tán loạn; tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa lìa việc ngu si.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy an trụ pháp không của tất cả pháp, nhưng ưa thích chánh pháp, chẳng ưa phi pháp; tuy an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, nhưng thường khen ngợi pháp tánh bất hoại làm lợi ích hữu tình; tuy an trụ chơn như, pháp giới nhưng ưa thích thiện hữu, chẳng ưa ác hữu. Thiện hữu ở đây là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng đại Bồ-tát, hoặc các thừa Thanh-văn, Độc-giác v.v.. có khả năng giáo hóa, an lập hữu tình, khiến hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, cũng gọi là thiện hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì muốn nghe pháp nên thường ưa gặp Phật. Nếu nghe Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở thế giới khác đang thuyết chánh pháp, thì liền dùng nguyện lực sanh về cõi ấy, cung kính, cúng dường, nghe thọ chánh pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hoặc ngày, hoặc đêm, thường chẳng xa lìa tác ý niệm Phật, thường chẳng xa lìa tác ý nghe pháp. Do nhân duyên này, tùy theo các quốc độ có chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đang thuyết chánh pháp, liền nương nguyện lực đến đó thọ sanh, hoặc nương thần thông mà đến nghe pháp. Do nhân duyên ấy, các Bồ-tát này thọ sanh các cõi thường được gặp Phật, luôn luôn nghe chánh pháp không hề gián đoạn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường vì lợi lạc các hữu tình, nên tuy thường hiện khởi các định sâu sắc của thiền vô sắc, nhưng dùng phương tiện thiện xảo khởi tâm Dục giới, dạy cho các hữu tình mười thiện nghiệp đạo; cũng theo nguyện lực hiện sanh Dục giới có Phật.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường tu bố thí Ba-la-mật-đa, thường tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ pháp không nội, thường an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ chơn như, thường an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu bốn niệm trụ, thường tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ Thánh đế khổ, thường an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu bốn tịnh lự, thường tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu tám giải thoát, thường tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu pháp môn giải thoát không, thường tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu năm loại mắt, thường tu sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu pháp môn Tam-ma-địa, thường tu pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu mười lực Phật, thường tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu trí nhất thiết, thường tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường đối với địa vị của mình chẳng khởi nghi hoặc, chẳng nghĩ thế này: Ta là Bất thối chuyển, ta chẳng phải là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy có pháp nhỏ nào có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói có thối chuyển, cũng chẳng thấy có pháp nhỏ nào có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với pháp ở địa vị mình không nghi, không hoặc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đối với pháp ở địa vị mình đã khéo hiểu rõ, đã khéo thông đạt.

Này Thiện Hiện! Như Dự-lưu thì an trụ quả Dự-lưu; đối với pháp quả của mình không nghi, không hoặc; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác đều an an trụ quả chứng của mình, đối với pháp quả chứng của mình cũng không nghi, không hoặc. Đại Bồ-tát ấy cũng giống như thế, đối với địa vị Bất thối chuyển mà mình an trụ và các pháp đã thâu nhiếp hiện biết, hiện thấy, không nghi, không hoặc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy, an trụ trong địa vị này, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, tu các công đức, nếu có ma sự khởi thì biết ngay, không bị chuyển theo thế lực của ma sự, có khả năng khéo dẹp trừ các loại ma sự, khiến cho công đức tu hành không bị chướng ngại.

Này Thiện Hiện! Thí như người tạo tác nghiệp vô gián, tâm vô gián kia luôn luôn đeo đuổi, cho đến lúc mạng chung cũng không thể bỏ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ ấy có thể cùng khởi sự trói buộc của nghiệp vô gián, thế lực càng tăng trưởng, luôn luôn chuyển theo, cho đến lúc mạng chung cũng chẳng có thể chế phục, dù có tâm khác cũng chẳng có thể ngăn cản được.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy cũng giống như thế, an trụ ở địa vị của mình, tâm vị ấy không động, không có sự phân biệt. Thiên, nhơn, A-tố-lạc ở thế gian đều chẳng có thể lay chuyển được. Vì sao? Vì tâm đại Bồ-tát ấy kiên cố vượt qua các thiên, nhơn, ma, phạm, A-tố-lạc v.v… trong thế gian, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, an trụ địa vị Bất thối chuyển, đã đắc thần thông của Bồ-tát Văn Thù, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, ở chỗ các đức Phật trồng các căn lành, thỉnh vấn pháp nghĩa đã học của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ ở địa vị của mình, nếu có ma sự khởi có thể biết ngay, chẳng bao giờ bị chuyển theo ma sự, dùng sức thiện xảo dồn các ma sự lại đặt ở trong thật tế, phương tiện diệt trừ, đối với pháp ở địa vị mình không nghi, không hoặc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp đều nhập thật tế, thông đạt thật tế, chẳng phải một, chẳng phải nhiều; ở trong thật tế không có sự phân biệt, vì đối với thật tế không nghi, không hoặc, nên đối với pháp ở địa vị mình cũng không có do dự.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy dù có chuyển thọ sanh, đối với thật tế cũng không thối chuyển, hướng về địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy biết tự tướng của tất cả pháp đều không, ở trong pháp không này chẳng thấy có pháp hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc nhiễm, hoặc tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy cho đến lúc chuyển thân cũng chẳng nghi là ta sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột hay là sẽ không đắc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy thông đạt các pháp, tự tướng đều là không, tức là quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ ở địa vị của mình không theo duyên khác, đối với pháp địa vị của mình không ai có thể phá hoại được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đã thành tựu trí không động, không thối chuyển, tất cả ác duyên chẳng thể khuynh đảo.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì giả sử có ác ma giả làm hình Phật, đến chỗ vị ấy nói thế này: Nay ngươi nên cầu quả A-la-hán, hết hẳn các lậu, chứng Bát-niết-bàn. Ngươi chưa thể kham nhận thọ ký đại Bồ-đề, cũng chưa chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Nay ngươi chưa có các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển, Như Lai chẳng nên thọ ký cho ngươi quả vị giác ngộ cao tột. Ngươi cần có đầy đủ các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển, đại Bồ-tát ấy mới có thể mong Phật thọ ký quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Bất thối chuyển ấy nghe lời ấy rồi, tâm không biến đổi, chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng thối, chẳng chìm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tự chứng biết ta ở chỗ chư Như Lai trong quá khứ quyết đã được thọ ký đại Bồ-đề. Vì sao? Vì đại Bồ-tát thành tựu thắng pháp như thế, nhất định được chư Phật thọ ký Bồ-đề; ta đã thành tựu thắng pháp như thế, tại sao chư Phật không thọ ký cho ta được! Cho nên ta ở chỗ chư Phật quá khứ chắc chắn đã được thọ ký đại Bồ-đề.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, dù có ác ma, hoặc sứ giả của ác ma giả làm hình Phật đi đến thọ ký địa vị Thanh-văn cho Bồ-tát, hoặc thọ ký địa vị Độc-giác cho Bồ-tát, nói: Này nam tử! Cần gì quả vị giác ngộ cao tột? Từ lâu đã chịu đại khổ sanh tử luân hồi, nên mau tự chứng Vô-dư Niết-bàn, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, rốt ráo an lạc, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe lời ấy rồi, nghĩ như thế này: Đây nhất định là ác ma hoặc sứ giả của ác ma giả hiện làm Phật nhiễu loạn tâm ta, thọ ký địa vị Thanh-văn, Độc-giác cho ta, khiến cho ta thối thất quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nhất định không có chư Phật dạy chư Bồ-tát hướng đến địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mà xả bỏ quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, dù có ác ma hoặc sứ giả của ác ma giả hiện làm hình Phật, nói với các Bồ-tát: Kinh điển Đại-thừa mà ngươi đã thọ trì chẳng phải do Phật nói, cũng chẳng phải đệ tử của Như Lai nói, đó là các ác ma hoặc các ngoại đạo vì dối gạt mê hoặc ngươi nên nói như thế. Nay ngươi chẳng nên thọ trì, đọc tụng, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe lời ấy rồi, liền nghĩ thế này: Đây nhất định là ác ma hoặc quyến thuộc của ma, làm cho ta nhàm chán xả bỏ quả vị giác ngộ cao tột, cho nên nói kinh điển sâu xa của Đại-thừa chẳng phải Phật nói, cũng chẳng phải đệ tử Như Lai nói. Vì sao? Vì rời kinh điển này mà có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, là việc nhất định không có.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nên biết đã an trụ địa vị Bất thối chuyển. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, từ lâu đã thọ ký cho đại Bồ-tát ấy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy thành tựu đầy đủ các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đã được thọ ký đại giác ngộ, nhất định đã an trụ địa vị Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, thường nghĩ thế này: Ta thà xả bỏ của báu, thân thuộc và thân mạng mình nhưng chẳng bao giờ xả bỏ chánh pháp của chư Phật. Vì sao? Vì của báu, thân thuộc và thân mạng mình đời đời thường có, rất là dễ được, nhưng Chánh pháp của chư Phật thì trăm ngàn ức triệu kiếp mới gặp được một lần, đạt được lợi lạc to lớn lâu dài.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi hộ trì chánh pháp, nghĩ thế này: Ta chẳng vì hộ trì chánh pháp của một đức Phật, hai đức Phật cho đến trăm ngàn chư Phật, mà hộ trì chánh pháp chư Phật trong mười phương, ba đời, khiến chẳng khuyết tổn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là chánh pháp của chư Phật? Đại Bồ-tát ấy hộ trì chẳng tiếc thân mạng như thế nào?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì các Bồ-tát đã nói pháp không, đó gọi là chánh pháp của chư Phật. Có hạng ngu si phỉ báng, chê bai: Đây chẳng phải là phải, chẳng phải là Tỳ-nại-da, chẳng phải là Thánh giáo của đấng Thiên Nhơn Sư đã nói, tu hành pháp này chẳng đắc Bồ-đề, chẳng chứng Niết-bàn, tịch tịnh an lạc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, thường nghĩ thế này: Tất cả pháp không mà Như Lai đã nói là nơi quay về nương tựa của các hữu tình. Bồ-tát tu học pháp ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cứu vớt nỗi khổ não lo buồn sanh, lão, bệnh, tử của các hữu tình, làm cho đắc Niết-bàn rốt ráo an lạc, cho nên phải hộ trì chẳng tiếc thân mạng.

Lại nghĩ thế này: Ta cũng sẽ có mặt trong số Phật vị lai, vì Phật đã thọ ký đại Bồ-đề cho ta. Do nhân duyên này, chánh pháp của chư Phật tức là pháp của ta, ta phải hộ trì, chẳng tiếc thân mạng. Vào đời vị lai, khi ta thành Phật, cũng sẽ thuyết các pháp không này.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thấy nghĩa lợi này, nên hộ trì chánh pháp Như Lai đã thuyết chẳng tiếc thân mạng.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển nghe chánh pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết, không nghi, không hoặc, nghe rồi thọ trì, không bao giờ quên cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì Bồ-tát ấy đã khéo chứng đắc Đà-la-ni.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy đã đắc Đà-la-ni nào, mà nghe khế kinh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết đều chẳng quên mất, không nghi, không hoặc?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đã đắc Đà-la-ni tự tạng, Đà-la-ni hải ấn, Đà-la-ni liên hoa chúng tạng v.v… nên khi nghe khế kinh mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết đều chẳng quên mất, không nghi, không hoặc.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy chỉ nghe chánh pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết, không nghi, không hoặc, nghe rồi thọ trì chẳng thể quên mất, cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột, hay còn vì nghe chánh pháp mà Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, thiên, long, Dược-xoa, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v… đã nói, cũng có thể đối với pháp ấy chẳng nghi, chẳng hoặc, nghe rồi thọ trì không bao giờ quên mất cho đến khi chứng đắc quả vị đại giác ngộ chăng?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe hết nghĩa lý văn tự, âm thanh của tất cả các loài hữu tình đều có thể hiểu rõ, không nghi, không hoặc, cho đến cùng tận đời vị lai không có quên mất. Vì sao? Vì đã đắc Đà-la-ni tự tạng v.v.. ghi giữ lời nói, khiến chẳng quên mất.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.