Thông tin sách

Kinh Đại Thừa Cây Lúa

Kinh Đại Thừa Cây Lúa

 Tác giả:

 Thể loại:

Kinh

 Tình trạng:

Hoàn thành 0 Chương
Đánh giá: 10 /10 từ 0 lượt

Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở thành Vương Xá núi Kỳ-xà quật, cùng chúng đại Tỳ-kheo 1.250 người và các vị đại Bồ-tát câu hội.

Khi ấy, cụ thọ Xá-lợi Tử đến chỗ đại Bồ-tát Di-lặc kinh hành, đến rồi cùng nhau thăm hỏi, đồng ngồi trên tảng đá lớn. Lúc đó, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi đại Bồ-tát Di-lặc thế này: Ngài Di-lặc, hôm nay đức Thế Tôn xem thấy cây lúa, bảo các thầy Tỳ-kheo như vầy: “Chư Tỳ-kheo, nếu thấy nhân duyên kia liền thấy pháp, nếu thấy được pháp liền hay thấy Phật”. Nói lời ấy rồi, Thế Tôn im lặng ngồi yên. Ngài Di-lặc, vì sao đức Thiện Thệ nói như thế ấy? Việc này thế nào? Thế nào là Nhân duyên? Thế nào là Pháp? Thế nào là Phật? Tại sao thấy nhân duyên liền hay thấy pháp? Tại sao thấy pháp liền hay thấy Phật?

Đại Bồ-tát Di-lặc đáp cụ thọ Xá-lợi Tử rằng: Nay Phật pháp vương chánh biến tri bảo các Tỳ-kheo “Nếu thấy nhân duyên liền hay thấy pháp, nếu thấy được pháp liền hay thấy Phật”. Trong đây cái gì là nhân duyên? Nói nhân duyên là đây có nên kia có, đây sanh nên kia sanh. Nghĩa là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu than buồn khổ đều được sanh khởi. Như thế chỉ sanh nhóm hoàn toàn đại khổ.

Trong đây vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử sầu than buồn khổ đều diệt. Như thế chỉ diệt nhóm hoàn toàn đại khổ. Đây là Thế Tôn nói pháp nhân duyên.

Thế nào là Pháp? Nghĩa là Bát thánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Đây là Bát thánh đạo. Quả và Niết-bàn Thế Tôn đã nói, gọi đó là Pháp.

Thế nào là Phật? Nghĩa là người biết tất cả pháp, gọi là Phật. Bởi vì ngài dùng Tuệ nhãn và Pháp thân, hay kiến tạo pháp Bồ-đề cho hàng Hữu học và Vô học.

Thế nào là thấy nhân duyên? Như Phật đã nói, nếu hay thấy pháp nhân duyên, thường, vô thọ, ly thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô sanh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh giới, tịch tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, bất tịch tĩnh tướng ấy vậy. Nếu hay như thế, nơi pháp cũng thấy thường, vô thọ, ly thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô sanh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh giới, tịch tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, bất tịch tĩnh tướng. Vì được chánh trí hay ngộ thắng pháp, do vô thượng pháp thân mà thấy được Phật.

Hỏi: Thế nào là nhân duyên?

Đáp: Có nhân, có duyên gọi là nhân duyên. Vì không phải không nhân, không duyên nên gọi là pháp nhân duyên. Thế Tôn lược nói tướng nhân duyên, duyên sanh quả ấy. Như Lai ra đời hoặc không ra đời, pháp tánh thường trụ, cho đến pháp tánh, pháp trụ tánh, pháp định tánh, cùng nhân duyên tương ưng tánh, chân như tánh, vô thố mậu tánh, vô biến dị tánh, chân thật tánh, thật tế tánh, bất hư vọng tánh, bất điên đảo tánh v.v… nói như thế ấy.

Pháp nhân duyên này, do hai thứ kia mà được sanh khởi. Thế nào là hai? Nghĩa là Nhân tương ưng và Duyên tương ưng. Nó lại có hai, nghĩa là Nội và Ngoại. Trong đây thế nào là pháp Ngoại nhân duyên nhân tương ưng? Nghĩa là từ hạt giống sanh mầm, từ mầm sanh lá, từ lá sanh thân, từ thân sanh mắt, từ mắt sanh bông, từ bông sanh hoa, từ hoa sanh hạt, nếu không có hạt giống thì mầm chẳng sanh, cho đến nếu không có hoa thì hạt cũng chẳng sanh, có giống thì mầm sanh, như thế có hoa thì hạt cũng được sanh.

Hạt giống kia cũng chẳng nghĩ rằng: Ta hay sanh mầm, mầm cũng chẳng nghĩ rằng ta từ hạt giống sanh, cho đến hoa cũng chẳng nghĩ rằng: Ta hay sanh hạt, hạt cũng chẳng nghĩ rằng ta từ hoa sanh. Tuy nhiên, có hạt giống nên mầm được sanh. Như thế có hoa nên hạt liền hay thành tựu. Nên như thế quán nghĩa pháp Ngoại nhân duyên nhân tương ứng.

Nên quán thế nào nghĩa pháp Ngoại nhân duyên duyên tương ưng? Nghĩa là lục giới hòa hợp. Do gì lục giới hòa hợp? Nghĩa là đất, nước, lửa, gió, không, thời giới đồng hòa hợp, pháp ngoại nhân duyên được sanh khởi. Nên như thế quán nghĩa pháp Ngoại nhân duyên duyên tương ưng,

Địa giới hay gìn giữ hạt giống, thủy giới làm thấm mát hạt giống, hỏa giới hay làm ấm hạt giống, phong giới làm dao động hạt giống, không giới chẳng che ngại hạt giống, thời giới hay biến đổi hạt giống. Nếu không có các duyên này, hạt giống ắt không thể sanh mầm. Nếu ngoại nhân duyên địa giới đầy đủ, như thế cho đến thủy, hỏa, phong, không, thời… thảy đầy đủ, tất cả hòa hợp, khi hạt giống diệt thì mầm được sanh.

Trong đây địa giới chẳng khởi nghĩ rằng ta hay gìn giữ hạt giống, như thế thủy giới cũng chẳng nghĩ rằng ta hay thấm mát hạt giống, hỏa giới cũng chẳng nghĩ rằng ta hay làm ấm hạt giống, phong giới cũng chẳng nghĩ rằng ta hay làm dao động hạt giống, không giới cũng chẳng nghĩ rằng ta chẳng che ngại hạt giống, thời cũng chẳng nghĩ rằng ta hay biến đổi hạt giống, hạt giống cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh mầm, mầm cũng chẳng nghĩ rằng nay ta từ duyên này mà sanh. Tuy nhiên có các duyên này, mà khi hạt giống diệt, mầm liền được sanh. Như thế khi có hoa thì hạt liền được sanh.

Mầm kia cũng không phải tự tác, cũng không phải tha tác, không phải tự tha chung tác, không phải Tự Tại tác, cũng chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sanh, cũng chẳng phải không nhân mà sanh. Tuy nhiên đất, nước, lửa, gió, không, thời giới… hòa hợp, khi hạt giống diệt thì mầm được sanh. Thế nên phải như thế quán nghĩa pháp Ngoại nhân duyên duyên tương ưng.

Nên dùng năm thứ quán pháp Ngoại nhân duyên kia. Những gì là năm? Là chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng dời, từ nhân nhỏ mà sanh quả lớn, cùng kia giống nhau.

Thế nào là chẳng thường? Là mầm cùng hạt giống, mỗi thứ riêng khác. Mầm không phải hạt giống, chẳng phải khi hạt giống hoại mà mầm được sanh, cũng chẳng phải chẳng diệt mà được sanh khởi, khi hạt giống hoại mà mầm được sanh. Thế nên chẳng thường.

Thế nào là chẳng đoạn? Chẳng phải hạt giống quá khứ hoại mà sanh ra mầm, cũng chẳng phải chẳng diệt mà được sanh khởi. Hạt giống cũng hoại, chính khi ấy như cái cân song bằng, mà mầm được sanh. Thế nên chẳng đoạn.

Thế nào là chẳng dời? Mầm cùng hạt giống khác, vì mầm chẳng phải hạt giống, thế nên chẳng dời.

Thế nào là nhân nhỏ mà sanh quả lớn Từ hạt giống nhỏ mà sanh ra quả lớn, thế nên từ nhân nhỏ mà sanh quả lớn,

Thế nào là cùng kia giống nhau? Như gieo hạt giống nên sanh quả kia, thế nên cùng kia giống nhau.

Thế là dùng năm thứ quán pháp Ngoại nhân duyên.

Như thế pháp Nội nhân duyên, cũng do hai thứ mà được sanh khởi. Thế nào là hai? Nghĩa là Nhân tương ưng và Duyên tương ưng. Thế nào là nghĩa pháp Nội nhân duyên nhân tương ưng. Nghĩa là ban đầu từ vô minh duyên hành, cho đến sanh duyên lão tử. Nếu vô minh chẳng sanh thì hành cũng chẳng có, cho đến nếu không có sanh thì lão tử chẳng có. Như thế có vô minh nên hành mới được sanh, cho đến có sanh nên lão tử liền có. Vô minh cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh hành, hành cũng chẳng nghĩ rằng ta từ vô minh mà sanh. Cho đến sanh cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh lão tử, lão tử cũng chẳng nghĩ rằng ta từ sanh mà có. Tuy nhiên vì có vô minh nên hành mới được sanh, như thế vì có sanh nên lão tử được có. Thế nên chẳng phải như thế quán nghĩa pháp Nội nhân duyên nhân tương ưng.

Phải quán thế nào việc pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng? Bởi do lục giới hòa hợp. Thế nào là lục giới hòa hợp? Nghĩa là địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới… hòa hợp. Nên như thế quán việc pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng. Thế nào là tướng địa giới pháp nội nhân duyên? Trong thân này chất cứng chắc gọi là địa giới, hay khiến thân này nhóm họp gọi là thủy giới, hay tiêu hóa những thức ăn uống trong thân gọi là hỏa giới, hơi thở ra vào trong thân này gọi là phong giới, rỗng không trong thân này gọi là không giới. Năm thức thân tương ưng và ý thức hữu lậu, ví như bó lau hay thành tựu mầm danh sắc thân này, gọi là thức giới. Nếu không có các duyên này thì thân ắt chẳng sanh. Nếu địa giới bên trong đầy đủ như thế cho đến thủy, hỏa, phong, không, thức giới… phải đầy đủ, tất cả hòa hợp thì thân liền được sanh.

Địa giới cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc cứng chắc trong thân. Thủy giới cũng chẳng nghĩ rằng, ta hay vì thân làm việc nhóm họp. Hỏa giới cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc tiêu hóa thức ăn uống trong thân. Phong giới cũng không nghĩ rằng, ta hay làm hơi thở ra vào. Không giới cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc rỗng không trong thân. Sắc giới cũng không nghĩ rằng, ta hay thành tựu mầm danh sắc trong thân này. Thân giới cũng không nghĩ rằng, ta từ các duyên này mà sanh. Tuy nhiên, khi có các duyên này thì thân liền được sanh.

Địa giới kia cũng chẳng phải là ngã, chẳng phải là chúng sanh, chẳng phải mạng, chẳng phải sanh, chẳng phải nhu đồng, chẳng phải tác giả, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng môn, chẳng phải Tự Tại, chẳng phải ngã sở, cũng chẳng phải những cái khác. Như thế cho đến thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới cũng không phải là ngã, chẳng phải là chúng sanh, chẳng phải mạng, chẳng phải sanh, chẳng phải nhu đồng, chẳng phải tác giả, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng môn, chẳng phải Tự Tại, chẳng phải ngã sở, cũng chẳng phải những cái khác.

Thế nào là vô minh? Đối với lục giới này khởi tưởng một, tưởng một hợp, tưởng thường, tưởng bền chắc, tưởng chẳng hoại, tưởng an lạc, tưởng chúng sanh, mạng, sanh giả, dưỡng dục, sĩ phu, nhân, nhu đồng, tác giả, ngã, ngã sở… và các thứ không biết khác. Đây là vô minh. Vì có vô minh, đối với các cảnh giới khởi tham sân si, đây là vô minh duyên hành. Đối với các việc hay liễu biệt, gọi đó là thức. Cùng thức đồng sanh tử thủ uẩn, đây là danh sắc. Y danh sắc có các căn, gọi là lục nhập. Ba pháp hòa hợp, gọi đó là xúc. Lãnh thọ cảm giác xúc chạm, gọi là thọ. Đối thọ tham đắm gọi là ái. Tăng trưởng ái ấy gọi là thủ. Từ thủ mà sanh, hay sanh nghiệp gọi là hữu. Uẩn từ nhân kia sanh ra gọi là sanh. Sanh rồi uẩn thành thục gọi là lão. Lão rồi uẩn diệt hoại gọi là tử. Khi lâm chung bên trong đủ tham trước và nhiệt não, gọi là sầu. Từ sầu mà sanh các lời than thở, gọi là thán. Năm thức thân thọ khổ gọi là khổ. Tác ý, ý thức thọ các khổ, gọi là ưu. Đủ những cái như thế và tùy phiền não, gọi là não.

Vì rất đen tối nên gọi là vô minh, vì tạo tác nên gọi là hành. Vì liễu biệt nên gọi là thức, vì nương nhau nên gọi là danh sắc, vì sanh ra cửa nên gọi là lục nhập, vì xúc chạm nên gọi là xúc, vì thọ nhận nên gọi là thọ, vì khát ái nên gọi là ái, vì chấp thủ nên gọi là thủ, vì sanh hậu hữu nên gọi là hữu, vì sanh ngũ uẩn nên gọi là sanh, vì ngũ uẩn thành thục nên gọi là lão, vì ngũ uẩn hoại nên gọi là tử, vì sầu bi nên gọi là sầu, vì than thở nên gọi là thán, vì thân não nên gọi là khổ, vì tâm não nên gọi là ưu, vì phiền não nên gọi là não.

Lại nữa, chẳng rõ chân tánh điên đảo vô tri gọi là vô minh. Như thế thì có vô minh hay thành tam hành, nghĩa là phước hành, tội hành, bất động hành. Từ phước hành mà sanh phước hành thức, đây gọi là vô minh duyên hành. Từ tội hành mà sanh tội hành thức, đây gọi là hành duyên thức. Từ bất động hành mà sanh bất động hành thức, đây gọi là thức duyên danh sắc. Vì danh sắc tăng trưởng từ trong cửa lục nhập hay thành sự, đây là danh sắc duyên lục nhập. Từ lục nhập mà sanh sáu nhóm xúc, đây gọi là lục nhập duyên xúc. Từ cái bị xúc chạm mà sanh những thứ thọ, đây gọi là xúc duyên thọ. Liễu biệt thọ rồi mà sanh nhiễm ái đắm trước, đây gọi là thọ duyên ái. Biết rồi liền sanh nhiễm ái đắm trước chẳng muốn xa lìa sắc đẹp và đối việc an vui mà sanh mong được vui, đây là ái duyên thủ. Sanh mong được vui rồi từ thân, khẩu, ý tạo nghiệp hậu hữu đây là thủ duyên hữu. Từ nơi nghiệp kia sanh ra ngũ uẩn, đây là hữu duyên sanh. Sanh rồi các uẩn thành thục và diệt hoại, đây gọi là sanh duyên lão tử.

Thế nên pháp Mười hai nhân duyên kia lẫn nhau làm nhân, lẫn nhau làm duyên, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải vô nhân, chẳng phải vô duyên, chẳng phải hữu thọ, chẳng phải tận pháp, chẳng phải hoại pháp, chẳng phải pháp tận, chẳng phải pháp hoại, chẳng phải pháp diệt. Từ vô thủy đến nay như thác nước đổ không có đoạn tuyệt.

Có bốn chi kia hay nhiếp pháp Mười hai nhân duyên. Thế nào là bốn? Nghĩa là vô minh, ái, nghiệp và thức. Thức lấy tánh chủng tử làm nhân. Nghiệp lấy tánh điền làm nhân. Vô minh và ái lấy tánh phiền não làm nhân.

Trong đây nghiệp và phiền não hay sanh chủng tử thức. Nghiệp thì hay làm ruộng cho chủng tử thức, ái thì hay làm ướt mát cho chủng tử thức, vô minh hay gieo chủng tử thức. Nếu không có các duyên này thì chủng tử thức không thể thành.

Nghiệp kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta hay làm uộng cho chủng tử thức. Ái cũng chẳng nghĩ rằng nay ta hay làm ướt mát chủng tử thức. Vô minh cũng không nghĩ rằng nay ta hay gieo chủng tử thức. Chủng tử thức kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta từ những duyên này mà sanh.

Tuy nhiên chủng tử thức nương chỗ ruộng nghiệp kia, nước mát ái và phân đất vô minh sanh ra, vào thai mẹ hay sanh mầm danh sắc. Mầm danh sắc kia cũng chẳng phải tự tác, cũng chẳng phải tha tác, chẳng phải tự tha chung tác, chẳng phải Tự Tại hóa, chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sanh, chẳng phải nhờ làm ra, cũng chẳng phải không nhân mà sanh.

Tuy nhiên khi cha mẹ hòa hợp và khi các duyên hòa hợp, pháp vô ngã, vô ngã sở giống như hư không. Có pháp huyễn kia vì nhân và các duyên đầy đủ, nương chỗ sanh kia vào thai mẹ hay thành tựu thức chấp, thọ thai mẹ làm mầm danh sắc.

Như khi nhãn thức sanh nếu đủ năm duyên thì được sanh. Thế nào là năm? Nghĩa là nương con mắt, sắc, ánh sáng, hư không, tác ý nên nhãn thức được sanh. Trong đây con mắt hay làm chỗ nương cho nhãn thức, sắc thì hay làm cảnh cho nhãn thức, ánh sáng hay làm việc hiển hiện, hư không hay làm việc chẳng chướng, tác ý hay làm việc tư tưởng. Nếu không đủ các duyên này thì nhãn thức chẳng sanh.

Nếu nội nhãn đầy đủ, như thế cho đến sắc, ánh sáng, hư không, tác ý đầy đủ. Khi tất cả hòa hợp thì nhãn thức sanh. Con mắt kia cũng chẳng nghĩ rằng, nay ta hay làm chỗ nương cho nhãn thức, sắc cũng chẳng nghĩ rằng nay ta làm cảnh cho nhãn thức, ánh sáng cũng chẳng nghĩ rằng nay ta làm việc hiển hiện cho nhãn thức. Hư không cũng không nghĩ rằng nay ta làm việc không chướng cho nhãn thức. Tác ý cũng không nghĩ rằng nay ta hay làm tư tưởng cho nhãn thức. Nhãn thức kia cũng không nghĩ rằng ta từ các duyên này mà có. Tuy nhiên có các duyên này thì nhãn thức được sanh. Cho đến các căn khác v.v… tùy loại mà biết đó. Như thế không có chút pháp từ đời này dời sang đời khác. Tuy nhiên vì nhân và các duyên đầy đủ thì nghiệp quả cũng hiện.

Thí như trong gương sáng hiện mặt mày người. Tuy mặt mày kia chẳng dời đến trong gương, nhân và các duyên đầy đủ nên mặt mày cũng hiện. Như thế không có một ít từ nơi đây diệt mà sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện.

Ví như vầng trăng di chuyển cách đây bốn muôn hai ngàn do tuần, bóng vầng trăng kia hiện trong chậu nước nhỏ. Vầng trăng cũng chẳng từ trên không dời đến trong chậu nước. Tuy nhiên vì nhân và các duyên đầy đủ nên vầng trăng cũng hiện. Như thế không có một ít từ đây diệt mà sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện.

Thí như lửa, nhân và các duyên nếu không đầy đủ thì không thể cháy. Như thế pháp vô ngã, vô ngã sở, ví như hư không y những pháp kia, vì nhân và các duyên đầy đủ chỗ để sanh, liền vào thai mẹ, thì hay thành tựu chủng tử thức, nghiệp và phiền não sanh ra mầm danh sắc. Thế nên phải như thế, quán việc pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng.

Nghiệp kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta hay làm ruộng cho chủng tử thức. Ái cũng chẳng nghĩ rằng nay ta hay làm ướt mát chủng tử thức. Vô minh cũng không nghĩ rằng nay ta hay gieo chủng tử thức. Chủng tử thức kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta từ những duyên này mà sanh.

Tuy nhiên chủng tử thức nương chỗ ruộng nghiệp kia, nước mát ái và phân đất vô minh sanh ra, vào thai mẹ hay sanh mầm danh sắc. Mầm danh sắc kia cũng chẳng phải tự tác, cũng chẳng phải tha tác, chẳng phải tự tha chung tác, chẳng phải Tự Tại hóa, chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sanh, chẳng phải nhờ làm ra, cũng chẳng phải không nhân mà sanh.

Tuy nhiên khi cha mẹ hòa hợp và khi các duyên hòa hợp, pháp vô ngã, vô ngã sở giống như hư không. Có pháp huyễn kia vì nhân và các duyên đầy đủ, nương chỗ sanh kia vào thai mẹ hay thành tựu thức chấp, thọ thai mẹ làm mầm danh sắc.

Như khi nhãn thức sanh nếu đủ năm duyên thì được sanh. Thế nào là năm? Nghĩa là nương con mắt, sắc, ánh sáng, hư không, tác ý nên nhãn thức được sanh. Trong đây con mắt hay làm chỗ nương cho nhãn thức, sắc thì hay làm cảnh cho nhãn thức, ánh sáng hay làm việc hiển hiện, hư không hay làm việc chẳng chướng, tác ý hay làm việc tư tưởng. Nếu không đủ các duyên này thì nhãn thức chẳng sanh.

Nếu nội nhãn đầy đủ, như thế cho đến sắc, ánh sáng, hư không, tác ý đầy đủ. Khi tất cả hòa hợp thì nhãn thức sanh. Con mắt kia cũng chẳng nghĩ rằng, nay ta hay làm chỗ nương cho nhãn thức, sắc cũng chẳng nghĩ rằng nay ta làm cảnh cho nhãn thức, ánh sáng cũng chẳng nghĩ rằng nay ta làm việc hiển hiện cho nhãn thức. Hư không cũng không nghĩ rằng nay ta làm việc không chướng cho nhãn thức. Tác ý cũng không nghĩ rằng nay ta hay làm tư tưởng cho nhãn thức. Nhãn thức kia cũng không nghĩ rằng ta từ các duyên này mà có. Tuy nhiên có các duyên này thì nhãn thức được sanh. Cho đến các căn khác v.v… tùy loại mà biết đó. Như thế không có chút pháp từ đời này dời sang đời khác. Tuy nhiên vì nhân và các duyên đầy đủ thì nghiệp quả cũng hiện.

Thí như trong gương sáng hiện mặt mày người. Tuy mặt mày kia chẳng dời đến trong gương, nhân và các duyên đầy đủ nên mặt mày cũng hiện. Như thế không có một ít từ nơi đây diệt mà sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện.

Ví như vầng trăng di chuyển cách đây bốn muôn hai ngàn do tuần, bóng vầng trăng kia hiện trong chậu nước nhỏ. Vầng trăng cũng chẳng từ trên không dời đến trong chậu nước. Tuy nhiên vì nhân và các duyên đầy đủ nên vầng trăng cũng hiện. Như thế không có một ít từ đây diệt mà sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện.

Thí như lửa, nhân và các duyên nếu không đầy đủ thì không thể cháy. Như thế pháp vô ngã, vô ngã sở, ví như hư không y những pháp kia, vì nhân và các duyên đầy đủ chỗ để sanh, liền vào thai mẹ, thì hay thành tựu chủng tử thức, nghiệp và phiền não sanh ra mầm danh sắc. Thế nên phải như thế, quán việc pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng.

Nên dùng năm thứ quán pháp Nội nhân duyên. Thế nào là năm: Chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng dời, từ nhân nhỏ mà sanh quả lớn, cùng với kia giống nhau.

Thế nào là chẳng thường? Nghĩa là uẩn hậu diệt kia cùng sanh phần kia, mỗi cái riêng khác. Vì uẩn hậu diệt không phải sanh phần. Vì uẩn hậu diệt kia diệt, sanh phần cũng được hiện. Nên chẳng thường.

Thế nào chẳng đoạn? Chẳng phải nương uẩn hậu diệt khi hoại diệt mà sanh phần được sanh. Cũng chẳng phải chẳng diệt, uẩn hậu diệt kia diệt, chính khi ấy uẩn sanh phần như cái cân song bằng cao thấp mà được sanh, nên chẳng đoạn.

Thế nào chẳng dời? Vì các hữu tình từ chỗ phi chúng đồng phần hay sanh chỗ chúng đồng phần, thế nên chẳng dời.

Thế nào từ nhân nhỏ hay sanh quả lớn? Tạo tác nghiệp nhỏ chiêu cảm quả dị thục lớn, thế nên từ nhân nhỏ hay sanh quả lớn.

Thế nào cùng với kia giống nhau? Như nhân tạo ra chiêu cảm quả kia cùng với nhân ấy tương tự. Thế nên phải dùng năm thứ quán pháp nhân duyên.

 Tôn giả Xá-lợi Tử, lại có người hay dùng chánh trí thường quán pháp nhân duyên, do Như Lai nói vô thọ, ly thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô sanh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh giới, tịch tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, vô tận, bất tịch tĩnh tướng, bất hữu, hư cuống, vô kiên thật, như bệnh, như ung, như tiễn, quá thất, vô thường, khổ, không, vô ngã. Ngã ở quá khứ có sanh chăng? Không sanh chăng? Mà chẳng phân biệt mê quá khứ. Đời vị lai sanh ở chỗ nào, cũng chẳng phân biệt mê vị lai. Đây là gì? Đây là thế nào? Làm vật gì? Các hữu tình này từ đâu mà đến? Từ đây diệt sẽ sanh chỗ nào? Cũng chẳng phân biệt có hiện tại.

Lại hay diệt các kiến bất đồng của hàng Sa-môn, Bà-la-môn ở thế gian như là: ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, nhân hiến, hy hữu kiến, kiết tường kiến, khai hiệp kiến. Vì khéo rõ biết, rành rẽ đoạn trừ như chặt rễ cây đa-la rồi, ở đời vị lai chứng được pháp vô sanh vô diệt.

Tôn giả Xá-lợi Tử! Nếu lại có người đầy đủ Vô sanh pháp nhẫn như thế, khéo hay rành rõ pháp nhân duyên này thì Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn liền thọ ký cho Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Khi ấy, Đại Bồ-tát Di-lặc nói lời này rồi, Xá-lợi-phất và tất cả thế gian trời, người, a-tu-la, càn thát-bà v.v… nghe Đại Bồ-tát Di-lặc nói pháp xong đều tín thọ phụng hành.

Về Trang Chủ


Sách mới nhất

Mục lục

Bình luận