Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Hội thứ nhất 10. Phẩm Bát Nhã Hành Tướng



Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, nên tác lên quán này: “Pháp gì là Bát nhã Ba la mật đa? Cớ sao gọi Bát nhã Ba la mật đa? Ai tu Bát nhã Ba la mật đa? Bát nhã Ba la mật đa đây dùng làm việc gì đây?” Như vậy, Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, thẳm xét quán sát kỹ, nếu pháp vô sở hữu bất khả đắc, đấy là Bát nhã Ba la mật đa, với trong vô sở hữu bất khả đắc, chỗ nào gạn trách!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Trong đây pháp nào là vô sở hữu bất khả đắc ư? Thiện Hiện đáp: Nghĩa là pháp bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc; pháp tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc. Sở vì sao? Bởi vì: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Pháp sắc vô sở hữu bất khả đắc, pháp thọ tưởng hành thức vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp nhãn xứ vô sở hữu bất khả đắc, pháp nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp sắc xứ vô sở hữu bất khả đắc, pháp thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Pháp nhãn giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp nhĩ giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp tỷ giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp thiệt giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp thân giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Pháp ý giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Pháp địa giới vô sở hữu bất khả đắc; pháp thủy hỏa phong không thức giới vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp khổ thánh đế vô sở hữu bất khả đắc; pháp tập diệt đạo thánh đế vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp vô minh vô sở hữu bất khả đắc; pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô sở hữu bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Pháp nội không vô sở hữu bất khả đắc; pháp ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô sở hữu bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Pháp bốn tĩnh lự vô sở hữu bất khả đắc; pháp bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp năm nhãn vô sở hữu bất khả đắc; pháp sáu thần thông vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp bốn niệm trụ vô sở hữu bất khả đắc; pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp Phật mười lực vô sở hữu bất khả đắc; pháp bốn vô sở ủy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp chơn như vô sở hữu bất khả đắc; pháp pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, bình đẳng tánh, ly sanh tánh vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp Dự lưu vô sở hữu bất khả đắc; pháp Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp Bồ tát vô sở hữu bất khả đắc; pháp Như Lai vô sở hữu bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Tóm tắt nói gọn: Hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc bất không, hoặc vô tướng hoặc hữu tướng, hoặc vô nguyện hoặc hữu nguyện, hoặc tịch tĩnh hoặc bất tịch tĩnh, hoặc viễn ly hoặc bất viễn ly, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu tội hoặc vô tội, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn, hoặc quá khứ hoặc vị lai hoặc hiện tại, hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc buộc cõi Dục, hoặc buộc cõi Sắc, hoặc buộc cõi vô Sắc, hoặc học hoặc vô học, hoặc chẳng phải học chẳng phải không học, hoặc thấy đạo bị dứt, hoặc tu đạo bị dứt, hoặc chẳng dứt được, hoặc trong hoặc ở ngoài và hoặc ở giữa hai, các pháp như thế thảy đều vô sở hữu bất khả đắc. Sở vì sao? Bởi vì: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không và vô tánh tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, cứ như vậy mà thẩm xét quan sát kỹ tất cả pháp đều vô sở hữu bất khả đắc, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối; tâm kia bất kinh bất khủng bất bố, phải biết Bồ tát Ma ha tát này, năng đối nơi Bát nhã Ba la mật đa thường chẳng bỏ rời.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì duyên cớ nào mà biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa, năng đối nơi Bát nhã Ba la mật đa thường chẳng bỏ rời? Thiện Hiện đáp: Bởi Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết Bát nhã Ba la mật đa rời tự tánh bát nhã Ba la mật đa. Như thật biết tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa rời tự tánh tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Do cở đây nên biết các Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa, năng đối nơi Bát nhã Ba la mật đa thường chẳng bỏ rời.

Xá Lợi Tử! Nhờ Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết sắc rời tự tánh sắc, như thật biết thọ tưởng hành thức rời tự tánh thọ tưởng hành thức. Như thật biết nhãn xứ rời tự tánh nhãn xứ, như thật biết nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ rời tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Như thật biết sắc xứ rời tự tánh sắc xứ, như thật biết thanh hương vị xúc pháp xứ rời tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ. Như thật biết nhãn giới rời tự tánh nhãn giới; như thật biết sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như thật biết nhĩ giới rời tự tánh nhĩ giới; như thật biết thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như thật biết tỷ giới rời tự tánh tỷ giới; như thật biết hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như thật biết thiệt giới rời tự tánh thiệt giới như thật biết vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như thật biết thân giới rời tự tánh thân giới; như thật biết xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như thật biết ý giới rời tự tánh ý giới; như thật biết pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rời tự tánh pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Như thật biết địa giới rời tự tánh địa giới, như thật biết thủy hỏa phong không thức giới rời tự tánh thủy hỏa phong không thức giới. Như thật biết khổ thánh đế rời tự tánh khổ thánh đế, như thật biết tập diệt đạo thánh để rời tự tánh tập diệt đạo thánh đế. Như thật biết vô minh rời tự tánh vô minh; như thật biết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não rời tự tánh hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não.

Như thật biết nội không rời tự tánh nội không; như thật biết ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tưởng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không rời tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Như thật biết bốn tĩnh lự rời tự tánh bốn tĩnh lự; như thật biết bốn vô lượng, bốn vô sắc định rời tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Như thật biết năm nhãn rời tự tánh năm nhãn, như thật biết sáu thần thông rời tự tánh sáu thần thông. Như thật biết bốn niệm trụ rời tự tánh bốn niệm trụ như thật biết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi rời tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Như thật biết Phật mười lực rời tự tánh Phật mười lực; như thật biết bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rời tự tánh bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí. Như thật biết chơn như rời tự tánh chơn như; như thật biết pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, bình đẳng tánh, ly sanh tánh rời tự tánh pháp giới cho đến ly sanh tánh. Như thật biết Dự lưu rời tự tánh Dự lưu; như thật biết Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác rời tự tánh Nhất lai cho đến Độc giác. Như thật biết Bồ tát rời tự tánh Bồ tát; như thật biết Như Lai rời tự tánh Như Lai.

Như thật biết pháp thường vô thường rời tự tánh pháp thường vô thường. Như thật biết lạc khổ, ngã vô ngã, tịnh bất tịnh, không bất không, vô tưởng hữu tướng, vô nguyện hữu nguyện, tịch tĩnh bất tịch tĩnh, viễn ly bất viễn ly, tạp nhiễm thanh tịnh, sanh diệt, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu, thiện phi thiện, hữu tội vô tội, thế gian xuất thế gian, pháp thuộc sanh tử thuộc Niết bàn rời tự tánh lạc khổ cho đến pháp thuộc sanh tử thuộc Niết bàn.

Như thật biết pháp quá khứ, vị lai, hiện tại rời tự tánh pháp quá khứ, vị lai, hiện tại. Như thật biết thiện bất thiện, vô ký, buộc cõi Dục, buộc cõi Sắc, buộc cõi Vô sắc, học vô học, chẳng phải học, chẳng phải vô học, thấy dứt được, tu dứt được, dứt chẳng được, pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai rời tự tánh thiện bất thiện, vô ký cho đến pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai.

Xá Lợi Tử! Do cớ đây nên biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa, năng đối nơi Bát nhã Ba la mật đa thường chẳng bỏ rời!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp gì là tự tánh bát nhã Ba la mật đa? Pháp gì là tự tánh tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa? Cho đến pháp gì là tự tánh pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai? Thiện Hiện đáp: Vô tánh là tự tánh bát nhã Ba la mật đa. Vô tánh là tự tánh tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Cho đến vô tánh là pháp tự tánh ở trong ở ngoài ở giữa hai. Xá Lợi Tử! Do cớ đây nên biết bát nhã Ba la mật đa rời tự tánh bát nhã Ba la mật đa; tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa rời tự tánh tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật đa. Cho đến pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai rời tự tánh pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai. Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa, rời tướng bát nhã Ba la mật đa; tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa rời tướng tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật đa. Cho đến pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai rời tướng pháp ở trong ở ngoài ở giữa hai. Xá Lợi Tử! Tự tánh cũng rời tự tánh, tướng cũng rời tướng; tự tánh cũng rời tướng, tướng cũng rời tự tánh; tự tánh tướng cũng rời tướng tự tánh, tướng tự tánh cũng rời tự tánh tướng.

Lúc đó, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện: Nếu Bồ tát Ma ha tát với trong đây mà học, thời năng thành xong được Nhất thiết tướng trí! Thiện Hiện báo lời: Như vậy, như vậy. Thật như lời đã nói. Nếu Bồ tát Ma ha tát với trong đây mà học, thời năng thành xong được Nhất thiết tướng trí! Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Là Bồ tát Ma ha tát này biết tất cả pháp không có sanh, không có thành xong vậy.

Xá Lợi Tử nói: Vì nhân duyên gì mà tất cả pháp không sanh, không thành xong? Thiện Hiện nói: Vì sắc không, nên sắc sanh thành xong bất khả đắc; thọ tưởng hành thức không, nên thọ tưởng hành thức sanh thành xong bất khả đắc. Vì nhãn xứ không, nên nhãn xứ sanh thành xong bất khả đắc; vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không, nên nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ sanh thành xong bất khả đắc. Vì sắc xứ không, nên sắc xứ sanh thành xong bất khả đắc; vì thanh hương vị xúc pháp xứ không, nên thanh hương vị xúc pháp xứ sanh thành khả đắc. Vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và xong bất nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc. Vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc. Vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc. Vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc. Vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc. Vì ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh thành xong bất khả đắc.

Vì địa giới không, nên địa giới sanh thành xong bất khả đắc; vì thủy hỏa phong không thức giới không, nên thủy hỏa phong không thức giới sanh thành xong bất khả đắc. Vì khổ thánh để không nên khổ thánh để sanh thành xong bất khả đắc; vì tập diệt đạo thánh đế không, nên tập diệt đạo thánh để sanh thành xong bất khả đắc. Vì vô minh không, nên vô minh sanh thành xong bất khả đắc; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não không, nên hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não sanh thành xong bất khả đắc.

Vì nội không không, nên nội không sanh thành xong bất khả đắc; vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không không, nên ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không sanh thành xong bất khả đắc.

Vì bốn tĩnh lự không, nên bốn tĩnh lự sanh thành xong bất khả đắc. Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định không, nên bốn vô lượng, bốn vô sắc định sanh thành xong bất khả đắc. Vì năm nhãn không, nên năm nhãn sanh thành xong bất khả đắc. Vì sáu thần thông không, nên sáu thần thông sanh thành xong bất khả đắc.

Vì bố thí Ba la mật đa không, nên bố thí Ba la mật đa sanh thành xong bất khả đắc. Vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không, nên tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa sanh thành xong bất khả đắc. Vì bốn niệm trụ không, nên bốn niệm trụ sanh thành xong bất khả đắc. Vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không, nên bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi sanh thành xong bất khả đắc. Vì Phật mười bất lực không, nên Phật mười lực sanh thành xong khả đắc. Vì bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không, nên bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí sanh thành xong bất khả đắc. Vì chơn như không, nên chơn như sanh thành xong bất khả đắc. Vì pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, bình đẳng tánh, ly sanh tánh không, nên pháp giới cho đến ly sanh tánh sanh thành xong bất khả đắc. Vì Dự lưu không, nên Dự lưu sanh thành xong bất khả đắc. Vì Nhất lại, Bất hoàn, A la hán, Độc giác không, nên Nhất lại cho đến Độc giác sanh thành xong bất khả đắc. Vì Như Lai không, nên Như Lai sanh thành xong bất khả đắc.

Vì pháp thường vô thường không, nên pháp thường vô thường sanh thành xong bất khả đắc. Vì pháp lạc khổ, ngã vô ngã, tịnh bất tịnh, không bất không, vô tướng hữu tướng, vô nguyện hữu nguyện, tịch tĩnh bất tịch tĩnh, viễn ly bất viễn ly, tạp nhiễm thanh tịnh, sanh diệt, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu, thiện bất thiện, hữu tội vô tội, thế gian xuất thế gian, thuộc sanh tử thuộc Niết bàn không, nên pháp lạc khổ cho đến thuộc sanh tử thuộc Niết bàn sanh thành xong bất khả đắc.

Vì pháp quá khứ vị lai hiện tại không, nên pháp quá khứ vị lai hiện tại sanh thành xong bất khả đắc. Vì pháp thiện bất thiện, vô ký, buộc cõi Dục, buộc cõi Sắc, buộc cõi Vô sắc, học vô học, chẳng phải học, chẳng phải không học, thấy dứt được, tu dứt được, chẳng phải dứt được, ở trong ở ngoài ở giữa hai không, nên pháp thiện bất thiện, vô ký cho đến ở trong ở ngoài ở giữa hai sanh thành xong bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát bèn như thế mà học Bát nhã Ba la mật đa, là bèn gần Nhất thiết tướng trí. Bồ tát Ma ha tát này như như gần Nhất thiết tướng trí. Như vậy, như vậy, được thân thanh tịnh, được ngữ thanh tịnh, được ý thanh tịnh và được tướng thanh tịnh. Bồ tát Ma ha tát này như như được thân thanh tịnh, được ngữ thanh tịnh, được ý thanh tịnh và được tướng thanh tịnh. Như vậy, như vậy, chẳng sanh tâm tham câu hành, chẳng sanh tâm sân câu hành, chẳng sanh tâm si câu hành, chẳng sanh tâm mạn câu hành, chẳng sanh tâm siểm cuống câu hành, chẳng sanh tâm xan tham câu hành và chẳng sanh tâm tất cả kiến thủ câu hành. Bồ tát Ma ha tát này, do vì chẳng sanh tâm tham câu hành cho đến chẳng sanh tâm tất cả kiến thủ câu hành, nên rốt ráo chẳng đọa trong thai nữ nhân, thường thọ hóa sanh, cũng hẳn chẳng sanh vào các hiểm ác thú, trừ khi vì muốn làm nhân duyên lợi lạc hữu tình. Từ một nước Phật đến một nước Phật để cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán các Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Phật độ cho đến chứng được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, thường chẳng rời Phật.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được công đức thù thắng như trên, là phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên bỏ rời.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành sắc hoặc hành tướng sắc, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc thường vô thường, hoặc hành tướng sắc thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa Hoặc hành thọ tưởng hành thức thường vô thường, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc lạc khổ, hoặc hành tướng sắc lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức lạc khổ, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức lạc khổ, chẳng phải hành Bất nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc ngã vô ngã, hoặc hành tướng sắc ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức ngã vô ngã, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng sắc tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc không bất không, hoặc hành tướng sắc không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức không bất không, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng sắc vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng sắc vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng sắc tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thị tưởng hành thức tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng sắc viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thọ tưởng hành thức viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng thọ tưởng hành thức viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành nhãn xứ, hoặc hành tướng nhãn xứ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ thường vô thường, hoặc hành tướng nhãn xứ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xử thường vô thường, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xử thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ lạc khổ, hoặc hành tướng nhãn xứ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ lạc khổ, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ ngã vô ngã, hoặc hành tướng nhãn xứ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ngã vô ngã, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng nhãn xứ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ không bất không, hoặc hành tướng nhãn xứ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không bất không, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng nhãn xứ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng nhãn xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng nhãn xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn xứ viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng nhãn xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ, hoặc hành tướng sắc xứ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ thường vô thường, hoặc hành tướng sắc xứ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ thường vô thường, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ lạc khổ, hoặc hành tướng sắc xứ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ lạc khổ, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ ngã vô ngã, hoặc hành tướng sắc xứ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ ngã vô ngã, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng sắc xứ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ không bất không, hoặc hành tướng sắc xứ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ không bất không, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng sắc xứ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng sắc xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng sắc xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sắc xứ viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng sắc xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thanh hương vị xúc pháp xứ viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tưởng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thị hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tưởng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành địa giới, hoặc hành tướng địa giới, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới thường vô thường, hoặc hành tướng địa giới thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới thường vô thường, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới lạc khổ, hoặc hành tướng địa giới lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới lạc khổ, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới ngã vô ngã, hoặc hành tướng địa giới ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới ngã vô ngã, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng địa giới tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới không bất không, hoặc hành tướng địa giới không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới không bất không, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng địa giới vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng địa giới vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng địa giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành địa giới viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng địa giới viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành thủy hỏa phong không thức giới viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng thủy hỏa phong không thức giới viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành khổ thánh đế, hoặc hành tướng khổ thánh đế, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh đế, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh đế, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để thường vô thường, hoặc hành tướng khổ thánh để thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh đế thường vô thường, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh để thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để lạc khổ, hoặc hành tướng khổ thánh để lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh đế lạc khổ, hoặc hành tưởng tập diệt đạo thánh để lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để ngã vô ngã, hoặc hành tướng khổ thánh để ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để ngã vô ngã, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh để ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng khổ thánh để tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh để tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để không bất không, hoặc hành tướng khổ thánh để không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để không bất không, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh để không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng khổ thánh đế vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh đế vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh đế vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng khổ thánh đế vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh đế vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khố thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng khổ thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành khổ thánh để viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng khổ thánh để viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tập diệt đạo thánh để viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng tập diệt đạo thánh đế viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành vô minh, hoặc hành tướng vô minh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh thường vô thường, hoặc hành tướng vô minh thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xử, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thần khổ ưu não thưởng vô thường; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sau thán khổ ưu não thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh lạc khổ, hoặc hành tướng vô minh lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sấu thán khổ ưu não lạc khổ; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thần khổ ưu não lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh ngã vô ngã, hoặc hành tướng võ minh ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhà Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thần khổ ưu não ngã vô ngã; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba là mặt đã. Hoặc hành vô minh tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng vô minh tinh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhà Ba la mật đã Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sau thần khổ ưu não tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu nào tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba là mặt đa. Hoặc hành vô minh không bất không, hoặc hành tướng vô minh không bất không, chẳng phải hành Bát nhà Ba là một đa Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não không bất không; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thân khổ ưu não không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng vô minh vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng vô minh vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba La mật đa. Hoặc hành vô minh tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng vô minh tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành vô minh viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng vô minh viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành bốn tĩnh lự, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự thường vô thường, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định thường vô thường; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự lạc khổ, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định lạc khổ; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự ngã vô ngã, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định ngã vô ngã; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự không bất không, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định không bất không hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn tĩnh lự viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng bốn tĩnh lự viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định viễn ly bất viễn ly hoặc hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành bốn niệm trụ, hoặc hành tướng bốn niệm trụ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ thường vô thường, hoặc hành tướng bốn niệm trụ thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thường vô thường; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ lạc khổ, hoặc hành tướng bốn niệm trụ lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi lạc khổ; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ ngã vô ngã, hoặc hành tướng bốn niệm trụ ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi ngã vô ngã; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng bốn niệm trụ tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ không bất không, hoặc hành tướng bốn niệm trụ không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không bất không; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng bốn niệm trụ vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng bốn niệm trụ vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng bốn niệm trụ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn niệm trụ viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng bốn niệm trụ viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành bố thí Ba la mật đa, hoặc hành tưởng bố thí Ba la mật đa, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa thường vô thường, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thường vô thường; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa lạc khổ, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba La mật đa lạc khổ; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bổ thí Ba la mật đa ngã vô ngã, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa ngã vô ngã; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa không bất không, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không bất không; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa võ tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tỉnh, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lựa bát nhã Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bố thí Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng bố thí Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành năm nhãn, hoặc hành tướng năm nhãn, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông, hoặc hành tướng sáu thần thông, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn thường vô thường, hoặc hành tướng năm nhãn thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông thường vô thường, hoặc hành tướng sáu thần thông thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn lạc khổ, hoặc hành tướng năm nhãn lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông lạc khổ, hoặc hành tướng sáu thần thông lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn ngã vô ngã, hoặc hành tướng năm nhãn ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông ngã vô ngã, hoặc hành tướng sáu thần thông ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng năm nhãn tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng sáu thần thông tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn không bất không, hoặc hành tướng năm nhãn không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông không bất không, hoặc hành tướng sáu thần thông không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng năm nhãn vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng sáu thần thông vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng năm nhãn vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng sáu thần thông vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng năm nhãn tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng sáu thần thông tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành năm nhãn viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng năm nhãn viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành sáu thần thông viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng sáu thần thông viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, không có phương tiện khéo léo, hoặc hành Phật mười lực, hoặc hành tướng Phật mười lực, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực thường vô thường, hoặc hành tướng Phật mười lực thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thường vô thường; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí thường vô thường, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực lạc khổ, hoặc hành tướng Phật mười lực lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lạc khổ; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí lạc khổ, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực ngã vô ngã, hoặc hành tướng Phật mười lực ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí ngã vô ngã; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí ngã vô ngã, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực tịnh bất tịnh, hoặc hành tướng Phật mười lực tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở ủy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tưởng trí tịnh bất tịnh; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tịnh bất tịnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực không bất không, hoặc hành tướng Phật mười lực không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không bất không; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí không bất không, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực vô tướng hữu tướng, hoặc hành tướng Phật mười lực vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô tướng hữu tướng; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí vô tướng hữu tướng, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực vô nguyện hữu nguyện, hoặc hành tướng Phật mười lực vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô nguyện hữu nguyện; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí vô nguyện hữu nguyện, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực tịch tĩnh bất tịch tĩnh, hoặc hành tướng Phật mười lực tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tịch tĩnh bất tịch tĩnh; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành Phật mười lực viễn ly bất viễn ly, hoặc hành tướng Phật mười lực viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí viễn ly bất viễn ly; hoặc hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí viễn ly bất viễn ly, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc tác lên nghĩ này: Ta hành Bát nhã Ba la mật đa, có được bao nhiêu hành tướng đây, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tác lên nghĩ này: Ta là Bồ tát Ma ha tát, có được bao nhiều hành tướng đây, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tác lên nghĩ này: Kia hành Bát nhã Ba la mật đa, có được bao nhiêu hành tướng đây, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tác lên nghĩ này: Kia là Bồ tát Ma ha tát, có được bao nhiêu hành tướng đây, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tác lên nghĩ này: Tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, vì tu hành Bát nhã Ba la mật đa, có được bao nhiêu hành tướng đây, chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát tác lên những bao nghĩ như thế thảy mà tu hành Bát nhã Ba la mật đa, phải biết đây gọi tên: Vô phương tiện thiện xảo tu hành Bát nhã Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối sắc trụ tưởng thắng giải, bèn nơi sắc tác lên gia hạnh; hoặc đối thọ tưởng hành thức trụ tưởng thắng giải, bèn nơi thọ tưởng hành thức tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba La mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối nhãn xứ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi nhãn xứ tác lên gia hạnh; hoặc đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối sắc xứ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi sắc xứ tác lên gia hạnh; hoặc đối thanh hương vị xúc pháp xứ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi thanh hương vị xúc pháp xứ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Hoặc đối ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba La mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối địa giới trụ tưởng thắng giải, bèn nơi địa giới tác lên gia hạnh; hoặc đổi thủy hỏa phong không thức giới trụ tưởng thắng giải, bèn nơi thủy hỏa phong không thức giới tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối khổ thánh để trụ tưởng thắng giải, bèn nơi khổ thánh để tác lên gia hạnh; hoặc đối tập diệt đạo thánh để trụ tưởng thắng giải, bèn nơi tập diệt đạo thánh để tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối vô minh trụ tưởng thắng giải, bèn nơi vô minh tác lên gia hạnh; hoặc đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não trụ tưởng thắng giải, bèn nơi hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối bốn tĩnh lự trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bốn tĩnh lự tác lên gia hạnh; hoặc đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bốn vô lượng, bốn vô sắc định tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba La mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối bốn niệm trụ trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bốn niệm trụ tác lên gia hạnh; hoặc đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối bố thí Ba la mật đa trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bố thí Ba la mật đa tác lên gia hạnh; hoặc đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa trụ tưởng thắng giải, bèn nơi tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba La mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối năm nhãn trụ tưởng thắng giải, bèn nơi năm nhãn tác lên gia hạnh; hoặc đối sáu thần thông trụ tưởng thắng giải, bèn nơi sáu thần thông tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối Phật mười lực trụ tưởng thắng giải, bèn nơi Phật mười lực tác lên gia hạnh; hoặc đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí trụ tưởng thắng giải, bèn nơi bốn vô sở ủy cho đến nhất thiết tướng trí tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh, nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện khéo léo, hoặc đối Thanh văn và đối pháp kia trụ tưởng thắng giải, bèn nơi Thanh văn và nơi pháp kia tác lên gia hạnh hoặc đối Độc giác, Bồ tát, Như Lai và đối pháp kia trụ tưởng thắng giải, bèn nơi Độc giác, Bồ tát, Như Lai và nơi pháp kia tác lên gia hạnh. Do vì gia hạnh nên chẳng năng giải thoát được sanh lão bệnh tử và khổ đời sau.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thế vẫn chẳng chứng được bậc Thanh văn, Độc giác vào Niết bàn. Nếu được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quyết không có lẽ ấy. Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tác lên những bao như thế thảy, mà tu hành Bát nhã Ba la mật đa, phải biết đấy gọi tên: Vô phương tiện thiện xảo tu hành Bát nhã Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Làm sao biết được các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo? Thiện Hiện đáp: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo chẳng hành sắc, chẳng hành tướng sắc là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc thường vô thường, chẳng hành tướng sắc thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức thường vô thường, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc lạc khổ, chẳng hành tướng sắc lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức lạc khổ, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc ngã vô ngã, chẳng hành tướng sắc ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức ngã vô ngã, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng sắc tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc không bất không, chẳng hành tướng sắc không bất không là hành Bát nhà Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức không bất không, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng sắc vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng sắc vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng sắc tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng sắc viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng thọ tưởng hành thức viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Sắc, sắc tánh không. Thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức tánh không. Xá Lợi Tử! Sắc này chẳng phải sắc không, sắc không này chẳng phải sắc. Vì sắc chẳng rời không, không chẳng rời sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành nhãn xứ, chẳng hành tướng nhãn xứ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ thường vô thường, chẳng hành tướng nhãn xứ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thường vô thường, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ lạc khổ, chẳng hành tướng nhãn xứ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ lạc khổ, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ ngã vô ngã, chẳng hành tướng nhãn xứ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ngã vô ngã, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng nhãn xứ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ không bất không, chẳng hành tướng nhãn xứ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không bất không, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng nhãn xứ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng nhãn xứ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng nhãn xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xử tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xử tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng nhãn xứ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Nhãn xứ, nhãn xứ tánh không. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh không. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ này chẳng phải nhãn xứ không, nhãn xứ không này chẳng phải nhãn xứ. Vì nhãn xứ chẳng rời không, không chẳng rời nhãn xứ. Nhãn xứ tức là không, không tức là nhãn xứ. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành sắc xứ, chẳng hành tướng sắc xứ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ, chẳng hành tưởng thanh hương vị xúc pháp xứ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ thường vô thường, chẳng hành tướng sắc xứ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ thường vô thường, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ lạc khổ, chẳng hành tướng sắc xứ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ lạc khổ, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ ngã vô ngã, chẳng hành tướng sắc xứ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ ngã vô ngã, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng sắc xứ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ không bất không, chẳng hành tướng sắc xứ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ không bất không, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng sắc xứ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng sắc xứ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng sắc xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng sắc xứ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp xứ viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng thanh hương vị xúc pháp xứ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Sắc xứ, sắc xứ tánh không. Thanh hương vị xúc pháp xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ tánh không. Xá Lợi Tử! Sắc xứ này chẳng phải sắc xứ không, sắc xứ không này chẳng phải sắc xứ. Vì sắc xứ chẳng rời không, không chẳng rời sắc xứ. Sắc xứ tức là không, không tức là sắc xứ. Thanh hương vị xúc pháp xứ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Nhãn giới, nhãn giới tánh không. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Nhãn giới này chẳng phải nhãn giới không, nhãn giới không này chẳng phải nhãn giới. Vì nhãn giới chẳng rời không, không chẳng rời nhãn giới. Nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Nhĩ giới, nhĩ giới tánh không. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới này chẳng phải nhĩ giới không, nhĩ giới không này chẳng phải nhĩ giới. Vì nhĩ giới chẳng rời không, không chẳng rời nhĩ giới. Nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Tỷ giới, tỷ giới tánh không. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Tỷ giới này chẳng phải tỷ giới không, tỷ giới không này chẳng phải tỷ giới. Vì tỷ giới chẳng rời không, không chẳng rời tỷ giới. Tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới. Hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khố; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhà Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Thiệt giới, thiệt giới tánh không. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Thiệt giới này chẳng phải thiệt giới không, thiệt giới không này chẳng phải thiệt giới. Vì thiệt giới chẳng rời không, không chẳng rời thiệt giới. Thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới. Vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Thân giới, thân giới tánh không. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Thân giới này chẳng phải thân giới không, thân giới không này chẳng phải thân giới. Vì thân giới chẳng rời không, không chẳng rời thân giới. Thân giới tức là không, không tức là thân giới. Xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã; chẳng hành tưởng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Ý giới, ý giới tánh không. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh không. Xá Lợi Tử! Ý giới này chẳng phải ý giới không, ý giới không này chẳng phải ý giới. Vì ý giới chẳng rời không, không chẳng rời ý giới. Ý giới tức là không, không tức là ý giới. Pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành địa giới, chẳng hành tướng địa giới là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới thường vô thường, chẳng hành tướng địa giới thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới thường vô thường, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới lạc khổ, chẳng hành tướng địa giới lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hóa phong không thức giới lạc khổ, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới ngã vô ngã, chẳng hành tướng địa giới ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới ngã vô ngã, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng địa giới tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới không bất không, chẳng hành tướng địa giới không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới không bất không, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng địa giới vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng địa giới vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng địa giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành địa giới viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng địa giới viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thủy hỏa phong không thức giới viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng thủy hỏa phong không thức giới viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Địa giới, địa giới tánh không. Thủy hỏa phong không thức giới, thủy hỏa phong không thức giới tánh không. Xá Lợi Tử! Địa giới này chẳng phải địa giới không, địa giới không này chẳng phải địa giới. Vì địa giới chẳng rời không, không chẳng rời địa giới. Địa giới tức là không, không tức là địa giới. Thủy hỏa phong không thức giới cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành khổ thánh đế, chẳng hành tướng khổ thánh đế là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh đế, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh đế thường vô thường, chẳng hành tướng khổ thánh để thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để thường vô thường, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để thường vô thường là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành khổ thánh để lạc khổ, chẳng hành tướng khổ thánh để lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để lạc khổ, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để ngã vô ngã, chẳng hành tướng khổ thánh đế ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để ngã vô ngã, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh đế tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng khổ thánh đế tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để không bất không, chẳng hành tướng khổ thánh để không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để không bất không, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng khổ thánh đế vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để vô tướng hữu tưởng, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh đế vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng khổ thánh đế vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh đế vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh đế vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng khổ thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành khổ thánh để viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng khổ thánh để viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tập diệt đạo thánh để viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng tập diệt đạo thánh để viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao the Xa Lợi Tử! Khổ thánh để, khổ thánh để tánh không. Tập diệt đạo thánh để, tập diệt đạo thánh để tánh không. Xá Lợi Tử! Khổ thánh để này chẳng phải khổ thánh để không, khổ thánh để không này chẳng phải khổ thánh đế. Vì khổ thánh để chẳng rời không, không chẳng rời khổ thánh để. Khổ thánh để tức là không, không tức là khổ thánh để. Tập diệt đạo thánh để cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tắt khi tu hành Bát nhà Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành vô minh, chẳng hành tướng vô minh là hành Bát nhà Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thần khổ ưu não; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thân khổ ưu não là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh thường vô thường, chẳng hành tướng vô minh thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não thường vô thường chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh lạc khổ, chẳng hành tướng vô minh lạc khổ là hành Bát nhã ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não lạc khổ; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh ngã vô ngã, chẳng hành tướng vô minh ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não ngã vô ngã; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng vô minh tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh không bất không, chẳng hành tướng vô minh không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não không bất không; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng vô minh vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng vô minh vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng vô minh tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhà Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành vô minh viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng vô minh viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Vô minh, vô minh tánh không. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh không. Xá Lợi Tử! Vô minh này chẳng phải vô minh không, vô minh không này chẳng phải vô minh. Vì vô minh chẳng rời không, không chẳng rời vô minh. Vô minh tức là không, không tức là vô minh. Hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành bốn tĩnh lự, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự thường vô thường, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định thường vô thường; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự lạc khổ, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định lạc khổ; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự ngã vô ngã, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định ngã vô ngã; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự không bất không, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự không bất không là hành Bát nhã ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định không bất không; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng bốn tĩnh lự tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn tĩnh lự viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng bổn tĩnh lự viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự, bốn tĩnh lự tánh không. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh không. Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự này chẳng phải bốn tĩnh lự không, bốn tĩnh lự không này chẳng phải bốn tĩnh lự. Vì bốn tĩnh lự chẳng rời không, không chẳng rời bốn tĩnh lự. Bốn tĩnh lự tức là không, không tức là bốn tĩnh lự. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành bốn niệm trụ, chẳng hành tướng bốn niệm trụ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ thường vô thường, chẳng hành tướng bốn niệm trụ thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thường vô thường; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ lạc khổ, chẳng hành tướng bốn niệm trụ lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chỉ lạc khổ; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ ngã vô ngã, chẳng hành tướng bốn niệm trụ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi ngã vô ngã; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng bốn niệm trụ tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ không bất không, chẳng hành tướng bốn niệm trụ không bất không là hành Bát nhã Ba là mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không bất không; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng bốn niệm trụ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chỉ vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng bốn niệm trụ vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng bốn niệm trụ tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba là mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng bốn niệm trụ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tánh không. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh không. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ này chẳng phải bốn niệm trụ không, bốn niệm trụ không này chẳng phải bốn niệm trụ. Vì bốn niệm trụ chẳng rời không, không chẳng rời bốn niệm trụ. Bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ. Bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chỉ cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành bố thí Ba la mật đa, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tinh giới, an nhẫn, tỉnh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba là một đa thường vô thường, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tỉnh tiến, tĩnh lự, bát nhỏ Ba la mật đa thường vô thường; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa lạc khổ, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa lạc khổ; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa ngã vô ngã, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa ngã vô ngã; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa không bất không, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không bất không; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa về nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bất nhã Ba la mật đa vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng bố thị Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bố thí Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng bố thí Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa, bố thí Ba la mật đa tánh không. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh không. Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa này chẳng phải bố thí Ba la mật đa không, bố thí Ba la mật đa không này chẳng phải bố thí Ba la mật đa. Vì bố thí Ba la mật đa chẳng rời không, không chẳng rời bố thí Ba la mật đa. Bố thí Ba la mật đa tức là không, không tức là bố thí Ba la mật đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành năm nhãn, chẳng hành tướng năm nhãn là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông, chẳng hành tướng sáu thần thông là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn thường vô thường, chẳng hành tướng năm nhãn thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông thường vô thường, chẳng hành tướng sáu thần thông thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn lạc khổ, chẳng hành tướng năm nhãn lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông lạc khổ, chẳng hành tướng sáu thần thông lạc khố là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn ngã vô ngã, chẳng hành tướng năm nhãn ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông ngã vô ngã, chẳng hành tướng sáu thần thông ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng năm nhãn tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng sáu thần thông tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn không bất không, chẳng hành tướng năm nhãn không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông không bất không, chẳng hành tướng sáu thần thông không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng năm nhãn vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng sáu thần thông vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành năm nhãn vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng năm nhãn vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng sáu thần thông vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhân tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng năm nhãn tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành sáu thần thông tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng sáu thần thông tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành năm nhãn viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng năm nhãn viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sáu thần thông viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng sáu thần thông viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Năm nhãn, năm nhãn tánh không. Sáu thần thông, sáu thần thông tánh không. Xá Lợi Tử! Năm nhãn này chẳng phải năm nhãn không, năm nhãn không này chẳng phải năm nhãn. Vì năm nhãn chẳng rời không, không chẳng rời năm nhãn. Năm nhãn tức là không, không tức là năm nhãn. Sáu thần thông cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, chẳng hành Phật mười lực, chẳng hành tướng Phật mười lực là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực thường vô thường, chẳng hành tướng Phật mười lực thường vô thường là hành Bát nhã Ba La mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thường vô thường; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí thường vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực lạc khổ, chẳng hành tướng Phật mười lực lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lạc khổ; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí lạc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực ngã vô ngã, chẳng hành tướng Phật mười lực ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí ngã vô ngã; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí ngã vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực tịnh bất tịnh, chẳng hành tướng Phật mười lực tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tịnh bất tịnh; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tịnh bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực không bất không, chẳng hành tướng Phật mười lực không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không bất không; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí không bất không là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực vô tướng hữu tướng, chẳng hành tướng Phật mười lực vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô tướng hữu tướng; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí vô tướng hữu tướng là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực vô nguyện hữu nguyện, chẳng hành tướng Phật mười lực vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô nguyện hữu nguyện; chẳng hành tướng bốn vô sở ủy cho đến nhất thiết tướng trí vô nguyện hữu nguyện là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực tịch tĩnh bất tịch tĩnh, chẳng hành tướng Phật mười lực tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tịch tĩnh bất tịch tĩnh; chẳng hành tướng bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tịch tĩnh bất tịch tĩnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành Phật mười lực viễn ly bất viễn ly, chẳng hành tướng Phật mười lực viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí viễn ly bất viễn ly; chẳng hành tướng bốn vô sở ủy cho đến nhất thiết tướng trí viễn ly bất viễn ly là hành Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo. Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Phật mười lực, Phật mười lực tánh không. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh không. Xá Lợi Tử! Phật mười lực này chẳng phải Phật mười lực không, Phật mười lực không này chẳng phải Phật mười lực. Vì Phật mười lực chẳng rời không, không chẳng rời Phật mười lực. Phật mười lực tức là không, không tức là Phật mười lực. Bốn vô sở ủy cho đến nhất thiết tướng trí cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Như vậy, Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba La mật đa, đối với tất cả pháp chẳng lấy có, chẳng lấy chẳng phải có, chẳng lấy cũng có cũng chẳng phải có, chẳng lấy chẳng phải có chẳng phải chẳng có. Với “chẳng lấy” cũng chẳng lấy nốt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì nhân duyên nào mà Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp đều không lấy gì hết? Thiện Hiện đáp: Do vì tất cả pháp tự tánh bất khả đắc. Vì sao thế? Là vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh vậy. Do nhân duyên này, nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp hoặc lấy có, hoặc lấy chẳng phải có, hoặc lấy cũng có cũng chẳng phải có, hoặc lấy chẳng phải có chẳng phải chẳng có và hoặc lấy “chẳng lấy” là chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Sở vì sao? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể lấy được vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối với Bát nhã Ba la mật đa chẳng lấy hành, chẳng lấy chẳng hành, chẳng lấy cũng hành cũng chẳng hành, chẳng lấy chẳng phải hành chẳng phải chẳng hành. Với “chẳng lấy” cũng chẳng lấy nốt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì nhân duyên nào mà Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối với Bát nhã Ba la mật đa đều không lấy gì hết? Thiện Hiện đáp: Do vì tự tánh Bát nhã Ba la mật đa bất khả đắc. Vì sao thế? Là vì Bát nhã Ba la mật đa lấy vô tánh làm tự tánh vậy. Do nhân duyên này, nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối Bát nhã Ba la mật đa hoặc lấy hành, hoặc lấy chẳng hành, hoặc lấy cũng hành cũng chẳng hành, hoặc lấy chẳng phải hành chẳng phải chẳng hành và hoặc lấy “chẳng lấy” là chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa đều không có tự tánh, nên chẳng thể lấy được vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp và Bát nhã Ba la mật đa đều không chỗ lấy, không chỗ chấp đắm, đẩy gọi là Bồ tát Ma ha tát với tất cả pháp không chỗ lấy đắm tam ma địa. Tam ma địa này mầu nhiệm thù thắng, rộng lớn vô lượng, năng nhóm vô biên vô ngại tác dụng, chẳng chung cùng tất cả Thanh văn và Độc giác. Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát với tam ma địa này hằng trụ chẳng bỏ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Các Bồ tát Ma ha tát vì chỉ với một tam ma địa này hằng trụ chẳng bỏ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hay là còn có các tam ma địa khác hằng trụ chẳng bỏ, cũng khiến Bồ tát Ma ha tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Thiện Hiện đáp: Chẳng những với một tam ma địa này mà lại còn có các tam ma địa khác, các Bồ tát Ma ha tát hằng trụ chẳng bỏ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Xá Lợi Tử hỏi: Là những tam ma địa nào? Thiện Hiện đáp: Chỗ gọi là Kiện hành tam ma địa, Bảo ấn tam ma địa, Sư tử du hý tam ma địa, Diệu nguyệt tam ma địa, Nguyệt tràng tướng tam ma địa, Nhất thiết pháp hải tam ma địa, Quán đảnh tam ma địa, Pháp giới quyết định tam ma địa, Quyết định tràng tướng tam ma địa, Kim cang dụ tam ma địa, Nhập pháp ấn tam ma địa, Tam ma địa vương tam ma địa, Thiện an trụ tam ma địa, Thiện lập định vương tam ma địa, Phóng quang tam ma địa, Vô vong thất tam ma địa, Phóng quang vô vong thất tam ma địa, Tinh tiến lực tam ma địa, Trang nghiêm lực tam ma địa, Đắng dũng tam ma địa, Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định tam ma địa, Nhập nhất thiết danh tự quyết định tam ma địa, Quán phương tam ma địa, Tổng trì ấn tam ma địa, Chư pháp đẳng thú hải ấn tam ma địa, Vương ấn tam ma địa, Biến phủ hư không tam ma địa, Kim cang luân tam ma địa, Tam luân thanh tịnh tam ma địa, Vô lượng quang tam ma địa, Vô trước vô chướng tam ma địa, Đoạn chư pháp chuyển tam ma địa, Khí xả trận bảo tam ma địa, Biến chiếu tam ma địa, Bất luyện tam ma địa, Vô tướng trụ tam ma địa, Bất tư duy tam ma địa, Hàng phục tứ ma tam ma địa, Vô cấu đăng tam ma địa, Vô biên quang tam ma địa, Phát quang tam ma địa, Phổ chiếu tam ma địa, Tịnh kiên định tam ma địa, Sư tử phấn tấn tam ma địa, Sư tử tần thân tam ma địa, Sư tử xuy khư tam ma địa, Vô cấu quang tam ma địa, Diệu nhạc tam ma địa, Điển đăng tam ma địa, Vô tận tam ma địa, Tối thắng tràng tướng tam ma địa, Đế tướng tam ma địa, Thuận minh chánh lưu tam ma địa, Cụ oai quang tam ma địa, Ly tận tam ma địa, Bất khả động chuyển tam ma địa, Tịch tĩnh tam ma địa, Vô hà khích tam ma địa, Nhật đăng tam ma địa, Nguyệt tịnh tam ma địa, Tịnh nhãn tam ma địa, Tịnh quang tam ma địa, Nguyệt đăng tam ma địa, Phát minh tam ma địa, Ứng tác bất ưng tác tam ma địa, Trí tướng tam ma địa, Kim cang man tam ma địa, Trụ tâm tam ma địa, Phổ minh tam ma địa, Diệu an lập tam ma địa, Bảo tích tam ma địa, Diệu pháp ấn tam ma địa, Nhất thiết pháp tánh bình đẳng tam ma địa, Khí xả trần ái tam ma địa, Pháp dũng viên mãn tam ma địa, Nhập pháp đảnh tam ma địa, Bảo tánh tam ma địa, Xả huyện tránh tam ma địa, Phiêu tán tam ma địa, Phân biệt pháp cú tam ma địa, Quyết định tam ma địa, Vô cấu hạnh tam ma địa, Tự bình đẳng tướng tam ma địa, Ly văn tự tướng tam ma địa, Đoạn sở duyên tam ma địa, Vô biến dị tam ma địa, Vô chủng loại tam ma địa, Nhập danh tướng tam ma địa, Vô sở tác tam ma địa, Nhập quyết định danh tam ma địa, Hành vô tướng tam ma địa, Ly ám tam ma địa, Cụ hạnh tam ma địa, Bất biến động tam ma địa, Độ cảnh giới tam ma địa, Tập nhất thiết công đức tam ma địa, Vô tâm trụ tam ma địa, Quyết định trụ tam ma địa, Tịnh diệu hoa tam ma địa, Cụ giác chi tam ma địa, Vô biên biện tam ma địa, Vô biên đăng tam ma địa, Vô đẳng đẳng tam ma địa, Siêu nhất thiết pháp tam ma địa, Quyết phán chư pháp tam ma địa, Tán nghi tam ma địa, Vô sở trụ tam ma địa, Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa, Dẫn phát hành tướng tam ma địa, Nhất hành tướng tam ma địa, Ly chư hành tướng tam ma địa, Diệu hạnh tam ma địa, Đạt chư hữu để viễn ly tam ma địa, Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn tam ma địa, Kiên cố bửu tam ma địa, Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước tam ma địa, Điển diệm trang nghiêm tam ma địa, Trừ khiển tam ma địa, Vô thắng tam ma địa, Pháp cự tam ma địa, Huệ đăng tam ma địa, Thú hướng bất thối chuyển thần thông tam ma địa, Giải thoát âm thanh văn tự tam ma địa, Huệ cự xí nhiên tam ma địa, Nghiêm tịnh tướng tam ma địa, Vô tướng tam ma địa, Vô trược nhẫn tướng tam ma địa, Cụ nhất thiết diệu tướng tam ma địa, Cụ tổng trì tam ma địa, Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma địa, Vô tận hành tướng tam ma địa, Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh tam ma địa, Đoạn tắng ái tam ma địa, Ly vi thuận tam ma địa, Vô cấu minh tam ma địa, Cực kiên cố tam ma địa, Mãn nguyệt tịnh quang tam ma địa, Đại trang nghiêm tam ma địa, Vô nhiệt diễn quang tam ma địa, Năng chiếu nhất thiết thế gian tam ma địa, Năng cứu nhất thiết thế gian tam ma địa, Định bình đẳng tánh tam ma địa, Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú tam ma địa, Vô sào nhũng vô tiêu xí vô ái nhạo tam ma địa, Quyết định an trụ chơn như tam ma địa, Khí trung dũng xuất tam ma địa, Thiêu chư phiền não tam ma địa, Đại trí huệ cự tam ma địa, Xuất sanh thập lực tam ma địa, Khai xiển tam ma địa, Hoại thân ác hành tam ma địa, Hoại ngữ ác hành tam ma địa, Hoại ý ác hành tam ma địa, Thiện quan sát tam ma địa, Như hư không tam ma địa, Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối các tam ma địa như vậy thảy hằng trụ chẳng bỏ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lại còn có hàng bao nhiêu vô lượng vô số tam ma địa môn, đà la ni môn, nếu Bồ tát Ma ha tát năng khéo tu học cũng khiến mau chứng A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thừa thần lực Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát nào trụ tam ma địa như vậy thảy, phải biết đã được các Phật quá khứ trao ký, cũng được các Phật mười phương hiện tại trao ký nữa! Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này tuy trụ các tam ma địa như vậy nhưng chẳng thấy các tam ma địa đây, cũng chẳng chấp trước các tam ma địa đây, cũng chẳng nghĩ nói: Ta đã vào các tam ma địa đây, ta nay vào các tam ma địa đây, ta sẽ vào các tam ma địa đây, duy ta năng vào chứ chẳng phải những kẻ khác vào được. Kia suy nghĩ phân biệt như vậy thảy, bởi đấy nên sức định đều chẳng hiện hành.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Là thật riêng có Bồ tát Ma ha tát trụ các tam ma địa như vậy thảy, đã được các Phật quá khứ hiện tại trao ký ư? Thiện Hiện đáp: Chẳng phải vậy. Xá Lợi Tử! Vì sao thế? Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa chẳng khác các tam ma địa, các tam ma địa chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa và tam ma địa, Bát nhã Ba la mật đa và tam ma địa chẳng khác Bồ tát Ma ha tát. Bát nhã Ba la mật đa tức là tam ma địa, các tam ma địa tức là Bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát tức là Bát nhã Ba la mật đa và tam ma địa, Bát nhã Ba la mật đa và tam ma địa tức là Bồ tát Ma ha tát. Sở vì sao? Vì tất cả pháp, tánh bình đẳng vậy. Xá Lợi Tử nói: Nếu tất cả pháp tánh bình đẳng ấy, tam ma địa này có thể chỉ ra được chăng? Thiện Hiện đáp: Chẳng thể chỉ ra được.

Xá Lợi Tử hỏi: Bồ tát Ma ha tát này ở tam ma địa đây có tưởng hiểu chăng? Thiện Hiện đáp: Kia không có tưởng hiểu. Xá Lợi Tử hỏi: Cớ sao kia không tưởng hiểu? Thiện Hiện đáp: Vì kia không phân biệt vậy. Xá Lợi Tử hỏi: Cớ sao kia không phân biệt? Thiện Hiện đáp: Vì tất cả pháp tánh đều vô sở hữu, nên kia ở định chẳng khởi phân biệt. Do nhân duyên đây, nên Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp và tam ma địa đều không có tưởng hiểu. Vì sao thế? Vì tất cả pháp và tam ma địa đều vô sở hữu. Trong vô sở hữu phân biệt tưởng hiểu, không do đâu mà sanh khởi vậy.

Đức Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: Hay thay! Hay thay! Như người đã nói. Nên Ta nói người trụ định Vô tránh, trong chúng Thanh văn rất là đệ nhất. Do đây Ta nói cùng nghĩa tương ưng! Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát muốn học bát nhã Ba La mật đa, nên học như vậy. Muốn học tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa, nên học như vậy. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát muốn học bốn tĩnh lự, nên học như vậy. Muốn học bốn vô lượng, bốn vô sắc định, nên học như vậy. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát muốn học bốn niệm trụ, nên học như vậy. Muốn học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, nên học như vậy. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát muốn học năm nhãn, nên .học như vậy. Muốn học sáu thần thông, nên học như vậy. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát muốn học Phật mười lực, nên học như vậy. Muốn học bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, nên như vậy mà học!

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, là chính học Bát nhã Ba la mật đa, cho đến là chính học Nhất thiết tướng trí ư? Phật bảo Xá Lợi Tử: Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, là chính học Bát nhã Ba la mật đa, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện vậy. Cho đến là chính học Nhất thiết tướng trí, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật nữa: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện học Bát nhã Ba la mật đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện học Nhất thiết tướng trí ư? Phật bảo: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện học Bát nhã Ba la mật đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện học Nhất thiết tướng trí.

Xá Lợi Tử thưa: Vô sở đắc ấy là những pháp gì, bất khả đắc ư? Phật nói: Ngã bất khả đắc, vì rất ráo tịnh vậy. Hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, sát thủ thú, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến tác giả, khởi giả, khiến khởi giả, thọ giả, khiến thọ giả, tri giả, kiến giả bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Sắc bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Thọ tưởng hành thức bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhãn xứ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Sắc xứ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Thanh hương vị xúc pháp xứ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.

Địa giới bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Thủy hỏa phong không thức giới bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Dục giới bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Sắc, Vô sắc giới bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Khổ thánh đế bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Tập diệt đạo thánh đế bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Vô minh bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn tĩnh lự bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn niệm trụ bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bố thí Ba la mật đa bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Năm nhãn bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Sáu thần thông bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Phật mười lực bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Dự lưu bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhất lai, Bất hoàn, A la hán bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Độc giác bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Bồ tát bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy. Như Lai bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Nói là rốt ráo tịnh ấy, là những nghĩa nào? Phật nói: Các pháp chẳng xuất chẳng sanh, chẳng mất chẳng hết, vô nhiễm vô tịnh, vô đắc vô vị. Như vậy, gọi là nghĩa rốt ráo tịnh.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát khi học như vậy là học pháp nào? Phật bảo: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát khi học như vậy, là đối tất cả pháp đều vô sở học. Vì sao thế? Vì chẳng phải tất cả pháp như vậy mà có. Như chỗ chấp của ngu phu, dị sanh nên với trong ấy mà học. Xá Lợi Tử thưa: Nếu vậy các pháp làm sao mà có được! Phật nói: Các pháp như vô sở hữu, như vậy mà có. Nếu đối pháp vô sở hữu như vậy, chẳng năng rõ thấu gọi tên vô minh.

Xá Lợi Tử thưa: Những pháp nào là vô sở hữu, nếu chẳng rõ thấu gọi tên vô minh? Phật nói: Sắc vô sở hữu; thọ tưởng hành thức vô sở hữu, vì nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vị không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không và vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ vô sở hữu; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Sắc xứ vô sở hữu; thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Địa giới vô sở hữu, thủy hỏa phong không thức giới vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Dục giới vô sở hữu; Sắc giới, Vô sắc giới vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Khổ thánh đế vô sở hữu, tập diệt đạo thánh đế vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Vô minh vô sở hữu; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Tham sân si vô sở hữu, các kiến thú vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự vô sở hữu; bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ vô sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa vô sở hữu; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Năm nhãn vô sở hữu, sáu thần thông vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Phật mười lực vô sở hữu; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu, vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Ngu phu, dị sanh nếu đối pháp vô sở hữu như vậy chẳng năng rõ thấu, gọi tên vô minh. Kia bởi thế lực vô minh và ái, phân biệt chấp trước hai bên đoạn thường. Do vì đây, nên chẳng biết chẳng thấy tánh các pháp vô sở hữu và phân biệt các pháp. Do vì phân biệt nên mới chấp trước sắc thọ tưởng hành thức, cho đến chấp trước nhất thiết tướng trí. Do vì chấp trước nên phân biệt tánh các pháp vô sở hữu, do đấy đối các pháp chẳng biết chẳng thấy.

Xá Lợi Tử thưa: Đối những pháp nào chẳng biết chẳng thấy? Phật nói: Đối sắc chẳng biết chẳng thấy, đối thọ tưởng hành thức chẳng biết chẳng thấy. Cho đến đối nhất thiết tướng trí chẳng biết chẳng thấy. Bởi đối các pháp chẳng biết chẳng thấy, nên đọa nơi trong số ngu phu, dị sanh chẳng năng ra khỏi được! Xá Lợi Tử hỏi: Kia ở chỗ nào mà chẳng năng ra được? Phật đáp: Nó ở cõi Dục chẳng ra khỏi được, ở cõi Sắc chẳng ra khỏi được, ở cõi Vô sắc chẳng ra khỏi được. Do vì chẳng năng ra khỏi được, nên với pháp Thanh văn chẳng thành xong được, với pháp Độc giác chẳng thành xong được, với pháp Bồ tát chẳng thành xong được và đối với pháp Như Lai càng chẳng thành xong được nữa. Do vì chẳng thành xong, nên chẳng năng tín thọ được!

Xá Lợi Tử hỏi: Kia đối pháp nào chẳng năng tín thọ? Phật đáp: Nó đối sắc không chẳng năng tín thọ, đối thọ tưởng hành thức không chẳng năng tín thọ. Cho đến đối nhất thiết tướng trí không chẳng năng tín thọ. Do vì chẳng năng tín thọ, thời chẳng năng trụ được.

Xá Lợi Tử hỏi: Với pháp nào kia chẳng năng trụ? Phật đáp: Nghĩa là chẳng năng trụ bốn niệm trụ; chẳng năng trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Chẳng năng trụ bố thí Ba la mật đa; chẳng năng trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Chẳng năng trụ bực Bất thối chuyển. Chẳng năng trụ năm nhãn, chẳng năng trụ sáu thần thông. Chẳng năng trụ Phật mười lực; chẳng năng trụ bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đấy nên gọi tên ngu phu, dị sanh, vì đối với các pháp chấp trước hữu tánh.

Xá Lợi Tử hỏi: Kia đối pháp nào chấp trước hữu tánh? Phật đáp: Xá Lợi Tử! Nó đối sắc chấp trước hữu tánh, đối thọ tưởng hành thức chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối nhãn xứ chấp trước hữu tánh, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chấp trước hữu tánh. Đối sắc xứ chấp trước hữu tánh, đối thanh hương vị xúc pháp xứ chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đổi nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh. Đối nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh. Đối tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh. Đối thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh. Đối thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh. Đối ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chấp trước hữu tánh.

Xá Lợi Tử! Nó đối địa giới chấp trước hữu tánh, đối thủy hỏa phong không thức giới chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối Dục giới chấp trước hữu tánh; đối Sắc, Vô sắc giới chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối khổ thánh đế chấp trước hữu tánh, đối tập diệt đạo thánh để chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối vô minh chấp trước hữu tánh; đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đổi tham sân si chấp trước hữu tánh, đối các kiến thú chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối bốn tĩnh lự chấp trước hữu tánh; đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối bốn niệm trụ chấp trước hữu tánh; đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối bố thí Ba la mật đa chấp trước hữu tánh; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối năm nhãn chấp trước hữu tánh; đối sáu thần thông chấp trước hữu tánh. Xá Lợi Tử! Nó đối Phật mười lực chấp trước hữu tánh; đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chấp trước hữu tánh.

Xá Lợi Tử! Ngu phu, dị sanh vì đối các pháp chấp trước hữu tánh, đối các pháp không chẳng năng tín thọ. Do chẳng năng tín thọ, nên chẳng năng thành xong bao nhiêu thánh pháp Thanh văn, Độc giác, Bồ tát và Như Lai, nên với thánh pháp chẳng năng an trụ được! Vậy nên, Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát muốn học Bát nhã Ba la mật đan muốn thành xong nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, phải lấy vô sở đắc làm phương tiện như ưng mà học.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Hãy có Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí chăng? Phật bảo: Xá Lợi Tử! Có Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhà Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí. Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Vì duyên nào có Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí? Phật nói: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không có phương tiện khéo léo, đối bát nhã Ba la mật đa phân biệt chấp trước; đối tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối sắc phân biệt chấp trước, đối thọ tưởng hành thức phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí. Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối nhãn xứ phân biệt chấp trước, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối sắc xứ phân biệt chấp trước, đối thanh hương vị xúc pháp xứ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí,

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối địa giới phân biệt chấp trước, đối thủy hỏa phong không thức giới phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối khổ thánh để phân biệt chấp trước, đối tập diệt đạo thánh để phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối vô minh phân biệt chấp trước; đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối bốn tĩnh lự phân biệt chấp trước; đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối bốn niệm trụ phân biệt chấp trước; đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối năm nhãn phân biệt chấp trước, đối sáu thần thông phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo, đối Phật mười lực phân biệt chấp trước; đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí phân biệt chấp trước. Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử! Vì nhân duyên này có Bồ tát Ma ha tát làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí. Xá Lợi Tử thưa: Bồ tát Ma ha tát như vậy, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí ư? Phật nói: Đúng như vậy. Bồ tát Ma ha tát, làm học như vậy, chẳng phải học Bát nhã Ba la mật đa, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật nữa: Bạch Thế Tôn! Làm thế nào khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, học Bát nhã Ba la mật đa này thì năng thành xong Nhất thiết trí trí? Phật bảo: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy Bát nhã Ba la mật đa cho đến chẳng thấy nhất thiết tướng trí, là học Bát nhã Ba la mật đa, thì năng thành xong Nhất thiết trí trí. Vì sao thế? Lấy vô sở đắc làm phương tiện vậy.

Xá Lợi Tử thưa: Bồ tát Ma ha tát này đối pháp nào vô sở đắc làm phương tiện? Phật dạy: Bồ tát Ma ha tát này đối bố thí Ba la mật đa vô sở đắc làm phương tiện; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô sở đắc làm phương tiện. Cho đến đối Phật mười lực vô sở đắc làm phương tiện; đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở đắc làm phương tiện.

Xá Lợi Tử thưa: Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, vì cớ sao lấy vô sở đắc làm phương tiện? Phật dạy: Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, vì nội không vậy, nên vô sở đắc làm phương tiện; cho đến vô tánh tự tánh không vậy, nên vô sở đắc làm phương tiện.

Xá Lợi Tử! Như vậy, Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, là học Bát nhã Ba La mật đa, thì năng thành xong Nhất thiết trí trí!


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.