Nội dung:
Sám văn:
“Còn phàm phu thì gọi là buộc. Đã chứng quả Thánh thì gọi là giải”.
Buộc tức là những khởi ác của ba nghiệp. Giải tức là quả thiện giải thoát của ba nghiệp lành.
Tất cả Thánh nhân đều an tâm nơi đạo giải thoát, nhờ thần thông trí huệ vô lượng pháp môn, nên Thánh nhân thấy biết hết nghiệp báo thiện ác của chúng sinh.
Các Ngài có thể một thân hiện ra vô lượng thân, biến hiện đủ dạng hình tướng, có thể rút ngắn một kiếp thành một ngày; có thể kéo một ngày ra làm một kiếp. Muốn kéo dài thọ mạng thì vĩnh viễn không diệt độ; muốn thị hiện vô thường thì nhập Niết bàn; có thần thông trí huệ, vào ra tự tại, bay đi tùy ý, ngồi nằm trên không. Đi trên nước như ở đất bằng, không thấy nguy hiểm, lấy cứu cánh không tịch làm chỗ nghỉ ngơi, thông đạt vạn pháp, thành tựu biện tài trí huệ vô ngại.
Giải thích:
Phàm phu bị đủ phiền não bủa vây trói cứng, chỗ chỗ không tự tại, hằng ngày vì giành giật tham cầu tài sắc danh lợi, quên mất trí tuệ sáng rỡ vốn có, cho nên khổ mới vô biên. Bất kể cả đời bạn tích lũy bao nhiêu tài phúc, cho dù thê thiếp đầy nhà, con cái đông, một mai vô thường tới, bản thân không thể mang theo gì: Lúc này thê thiếp lấy người khác, tài sản phân cho chúng nhân, dù thần thức bạn nhìn thấy hết, cũng không thể làm gì khi âm dương đôi ngã, có hối hận cũng muộn rồi. Thánh nhân đã giải thoát khỏi trói buộc, được tự tại, đã tự tại thì có đủ trí tuệ thần thông biến hóa đủ dạng đủ kiểu là đương nhiên. Giống như một người bị trói tay chân không thể tự do làm gì, nên rất thống khổ bó buộc. Một khi được cởi trói thì cảm thấy tự tại vì muốn làm chi cũng được: Có thể “ngồi phi cơ” lên trời, có thể “đi thuyền” qua biển. Hiện nay ta sử dụng di động, hoặc dùng máy vi tính liên lạc toàn thế giới, biết khắp chuyện trong thiên hạ, đây cũng giống như một dạng thần thông tự tại mà người bị trói ké tay chân không thể nghĩ hay làm tới được. Nếu phàm phu minh bạch Phật pháp, buông bỏ truy cầu chấp trước đối với ngũ dục lục trần, thì tự nhiên đạt được trí huệ thần thông vốn có. Xem trong “Kinh Pháp Hoa” giảng về cảnh giới Phật, phàm phu không thể tưởng tượng ra, nhưng lại hoàn toàn có thực.
Sám văn:
Những pháp lành ấy không phải từ trong nghiệp ác tham sân tật đố, ngu si tà kiến lười biếng, kiêu mạn, tự cao tự đại mà ra. Các pháp lành ấy từ trong sự thận trọng không làm ác, tạo nhiều hạnh lành mà sinh ra.
Chưa thấy có người nào vâng lời Phật dạy tu các nghiệp lành mà mắc phải ác báo bần cùng xấu xí tàn tật, bệnh hoạn, không được tự do, hay là bị kẻ khác khinh chê, lăng nhục, nói năng không được người tin… Giải thích:
Muốn thành tựu tất cả vô ngại, thì phải “đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện”, lo gột rửa tâm mình, mảy trần không nhiễm. Nếu người y theo lời Phật dạy mà tu, một lòng đoạn ác hành thiện mà bị ác báo thì tuyệt không có lý này.
Tôi từng nói: Có người trước khi niệm Phật tụng kinh, thân thể hay gia đình sự nghiệp đều ổn, nhưng sau khi trì giới niệm Phật tụng kinh rồi thì lại xảy ra chuyện: Đây chính là hậu báo chuyển thành tiền báo, báo nặng chuyển thành nhẹ, được cảm ứng dứt nghiệp.
Bởi vì trước khi trì giới, họ đã từng sát sinh tạo ác, làm chướng ngại người… Chỉ cần đừng thối tâm, cứ tu bền bĩ kiên nhẫn, qua một thời gian, thì sự nghiệp gia đình… thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan. Khi mắc bệnh thì có thể dùng thuốc, nhưng không nên dùng loại thuốc có thành phần động vật trong đó. Phải loại bỏ thành phần động vật đi, rồi tụng ba biến “Chú Đại Bi” gia trì vào thuốc mà uống sẽ thấy có hiệu quả. Lưu ý: Thành tâm sám hối lỗi xưa là rất cần thiết, quan trọng. Có thể nói rằng nếu như bạn không học Phật, thì hiện giờ không xảy ra vấn đề gì, nhưng sau này sẽ phát sinh chuyện nặng nề hơn. Hiện tại, sau khi học Phật mà bạn bị xảy ra những chuyện không hay, thì cần phải dùng tâm “luôn nhận lỗi mình chớ bàn lỗi người để ứng phó; bởi lỗi người tức là lỗi ta, hãy xem tất cả là Bồ-tát, mình thực sự là phàm phu”. Nên vì những người đối nghịch với mình mà thành tâm quỳ trước Phật tụng 3, 7, 21 hoặc 49 hay 108 bộKinh Địa Tạng hồi hướng cho họ. Vì sao phải hồi hướng cho họ? Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước, nhìn quả thọ đời này”, do đời quá khứ bạn từng thiếu nợ đối phương. Vì sao phải quỳ tụng kinh? Tôi ví dụ thế này: Bạn vì họ ngồi tụng một bộKinh Địa Tạng thì giống như cho họ hai mươi vạn Nhân dân tệ1, còn nếu quỳ tụng một bộKinh Địa Tạng với tâm tư chí thành thì giống như cho họ hai trăm vạn. Dù bạn có nhín thời gian để tụng kinh mà nếu như không có Phật đường (chỗ thờ Phật) thì hãy tìm một chỗ yên tĩnh tụng kinh cũng được, thời gian có nhiều thì bạn tụng một bộ, có ít thì tụng một đoạn, nghĩa là thời nào tụng kinh cũng được hết, miễn là bạn thành tâm quỳ tụng, sẽ chiêu cảm vô lượng chúng sinh quỷ thần đến quỳ nghe bạn tụng kinh. Lúc tụng kinh nên dốc sức điều phục mình, đừng để tâm suy nghĩ tán loạn, nếu tâm vọng loạn khởi thì lập tức kéo về ngay, tâm càng chí thành thì công năng hiệu quả càng lớn, âm thanh tụng kinh sẽ càng truyền xa, nếu có thể chiêu cảm nhiều chúng sinh tìm đến nghe kinh được lợi ích, công đức sẽ càng lớn. Giống như đồng một trường diễn giảng, hễ xuất vé cho người đến nghe càng đông thì thu nhập càng cao. Tất nhiên người không có điều kiện nhiều, chỉ cần cung kính thành tâm tụng kinh thì cũng gieo lợi ích rất rộng.
Phải nhớ lúc tụng kinh không được khởi tâm ôm niệm oán hận đối phương, điều này cực kỳ quan trọng. Bởi vì cho dù đối phương đã mất hoặc không hiện hữu ở trước mặt bạn, nhưng thần thức họ vẫn nghe được bạn tụng kinh cho mình, vẫn nhìn và biết rõ mồn một tâm thái của bạn. Giống như bạn trả nợ cho người là tốt, nhưng trong lúc hoàn tiền, thái độ vẫn xấu ác hung hăng, còn rủa sả họ mấy câu nữa. Vậy bạn nghĩ xem, họ có tha thứ cho bạn được không? Nếu như tâm chân thành, thì có thể vừa tụng kinh đã phát sinh chuyển biến, bởi vì Phật nói “tất cả duy tâm tạo”.
Tôi xin kể một phương pháp giải trừ xung khắc, thù hận rất thích hợp với tất cả, bao gồm những người xung đột với bạn. Cho dù họ có qua đời, nhưng nếu bạn có thể vì họ tụng vài bộ “Kinh Địa Tạng”, thì không những giúp hóa giải nghịch duyên từ nay về sau, mà thậm chí họ còn có thể ứng mộng, bày tỏ niềm hoan hỉ, báo tin vui cho bạn.
Sám hối như thái dương
Oán hận như băng sơn
Thái dương thường chiếu rọi
Băng sơn phải tan chảy.
Một bà Phật tử họ Vương ở Thiên Tân, có cô em dâu hơn ba mươi tuổi bị bệnh chết đi. Trước khi mất, cô này đã trăn trối yêu cầu chồng hai điều:
1. Xin chồng đừng tục huyền, cô không muốn con mình có mẹ ghẻ.
2. Cô chết rồi không được thiêu, mà nên bảo quản thi thể trong ngăn đá để cho chồng con đều có thể đến nhìn.
Chồng cô thuận miệng hứa đại. Nhưng cô chết ba ngày thì đem thiêu. Tám tháng sau ông cưới vợ kế.
Không bao lâu, cô vợ này toàn thân bị bệnh, mà chứng bệnh giống hệt cô vợ quá cố đã mắc phải. Sau đó cô vợ mới còn tỏ vẻ rất sợ ánh sáng, cứ trốn vào chỗ tối. Phòng lúc nào cũng đóng suốt, ngay cả cửa sổ cũng cho dán kín, bệnh viện chẩn đoán là bị bệnh tâm thần.
Bà Vương hỏi tôi, có phải là hồn của cô vợ trước đang gá vào hay chăng? Tôi nói:
– Đúng vậy, cô vợ cũ hiện đang trách chồng (là em trai bà) không giữ lời hứa, chẳng chịu thực hiện các điều cô ta yêu cầu và lừa dối cổ. Vì vậy mà cô ta trút giận vào cô vợ kế.
Bà Vương hỏi:
– Phải làm sao để hồn cô em dâu chịu bỏ đi?
Tôi nói:
– Bà đã là cư sĩ giữ giới ăn chay, thì có thể tự mình (ở nơi nhà em trai) siêu độ vong linh cho em dâu. Hãy vì cô ta tụng ba bộ Kinh Địa Tạng, cầu cô siêu sinh thiện đạo – Trước bàn Phật bà lập linh vị cho cô ta, thành khẩn tụng kinh ba bộ, khẩn cầu Phật lực gia trì cô vãng sinh thiện đạo, ly khổ đắc lạc. Nếu chẳng có phương tiện gì thì trước tiên chỉ cần quỳ tụng Kinh Địa Tạng, mỗi ngày một bộ là ổn.
Bà Vương ngay tối đó bắt đầu tụng kinh siêu độ.
Đến ngày sáng ngày thứ tư, tôi đang tĩnh tọa đột nhiên nhớ đến chuyện bà Vương, thầm nghĩ: “Chắc bà ta đã tụng xong ba bộ kinh rồi”, nên cũng muốn quán sát nhìn xem: Hiện thời em dâu bà đã siêu độ hay chưa? Ngay tức khắc tôi thấy cô em dâu bà vẫn còn gá vào thân cô vợ kế kia, hơn nữa lộ vẻ rất tức giận. Tôi liền hỏi:
– Chị chồng cô đã tụng ba bộ Kinh Địa Tạng để cầu siêu cho rồi, vì sao mà cô vẫn chưa đi đầu thai vào cõi thiện vậy?
Cô phẫn nộ nói:
– Mụ ấy tụng kinh cho tôi mà bụng còn lầm bầm rủa xả thế này: “Đúng lý mi không được đầu thai, ai bảo lúc sống mi bất hiếu với mẹ ta làm chi!”. Vì vậy mà tôi không đi, để bọn họ đừng có tưởng là mình ngon!
Ngay sáng đó, tôi gọi điện hỏi thăm bà Vương. Quả nhiên là đúng y như vậy. Do cô em dâu cũ lúc còn sống hay làm cho mẹ chồng tức giận, nên bà Vương lúc tụng kinh quả thực đã không ngăn được niệm xấu khởi lên, bà có thầm khởi niệm như vầy: “Nếu không phải vì em trai ta, thì ta đây không thèm siêu độ cho mi đâu!”.
Tôi phê bình tri kiến quá sai lầm của bà Vương, vì đã là đệ tử Phật, thì đối với tất cả chúng sinh phải nên từ bi hỷ xả, có đâu lại buông chẳng nổi tâm sân hận như thế? Đây chẳng phải là trên đường tu hành tự dựng lên chướng ngại cho mình hay sao? Bà Vương đã biết lỗi, nói là hôm nay sẽ vì em dâu tụng kinh siêu độ lại và bà hướng em dâu ngỏ lời xin lỗi.
Ba ngày sau, việc này xem như đã giải quyết xong, cô vợ mới hồi phục bình thường.
Đây là việc có thực. Phàm muốn siêu độ cho ai, tất nhiên người thực hiện cần phải dứt trừ ăn mặn, ít nhất thì trong thời gian siêu độ phải tuyệt đối ăn chay, không được đụng đến đồ mặn. Bởi vì trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật giảng: Người ăn thịt không phải đệ tử Phật, cho dù họ chỉ ăn ngũ tân thì dẫu có tuyên thuyết 12 bộ kinh, thì thập phương thiên tiên do hiềm kỵ mùi hôi, thảy đều lánh xa. Hơn nữa lúc tụng kinh tâm phải trụ vào kinh văn, không nên phóng tâm hướng ngoại, nếu có chút phân tán, phải lập tức kéo về, bằng không sẽ chẳng đạt được tác dụng siêu độ. Phải biết giữ tâm một chỗ, việc gì cũng có thể thành.
Sám văn:
Đang mang thân phàm thì có lắm nỗi mê. Ngoài phương pháp sám hối ra, chẳng có cách nào hay hơn. Ngày nay phải cùng nhau phát tâm dũng mãnh, khởi ý sám hối.
Sức mạnh của pháp sám hối không thể nghĩ bàn. Vua A Xà Thế phạm đại tội ngũ nghịch, nhưng sau khi biết sinh tâm hổ thẹn ăn năn tự trách, nên tội nặng trả nhẹ.
Pháp sám hối này khiến người tu hành được vui, an ổn. Nếu ai tự định thời khóa, dốc tâm nỗ lực chí thành lễ bái sám hối cho đến khi hoàn toàn trong sạch mà không cảm được mười phương chư Phật thì không có lý đó.
Quả báo do ác nghiệp gây ra có ảnh hưởng rất đáng sợ, cần phải chịu khó sám hối.
Giải thích:
Tội do duyên sinh, cũng do duyên diệt. “Muốn biết nhân đời trước, nhìn quả thọ đời này. Muốn biết quả đời sau, nhìn nhân gieo hiện tại”. Hiểu rõ lýnày, thì không cần tìm cao nhân hỏi lung tung mà tự mình cũng có thể quan sát nhìn ra nhân quả. Cần y theo lời Phật, như pháp tu hành, không sợ khổ nhọc, chẳng sinh tâm lười, nỗ lực sám hối diệt tội, thì có thể tự chuyển biến vận mệnh, hóa giải mọi chướng ngại bủa vây trong đời sống, chuyển phiền não thành Bồ đề.
Tôi ví nghiệp lực như các dãy số của máy tính di động, hễ người cần tìm thì bất kể bạn đi đâu, họ đều có thể thông qua số máy mà dò tìm ra bạn. Nghiệp lực đeo theo bạn cũng giống như vậy. Cho nên mới có câu: “Chớ chê thiện nhỏ mà không làm, chớ nghĩ ác nhỏ mà làm”. Bởi mỗi một niệm thiện niệm ác, đều tạo thành nhân gieo, một khi thân tùy tâm động, nghiệp lập tức thành hình. Hiểu nhân quả có thực không dối, đối với ác báo biết hoảng sợ kinh hãi, tất nhiên lúc nào cũng lo nhiếp tâm không dám khởi ác niệm. Bởi vì địa ngục không phải là chỗ để bạn du ngoạn. Đã hiểu rõ sức mạnh vi diệu của sám hối, thì phải nhanh chóng quyết tâm sám hối tội, tranh thủ diệt hết mầm ác đang tiềm ẩn trong tâm.
Chúng ta từ khi sinh ra trong cõi dục giới này, vì chấp trước ái luyến mà biến thành ngu si, do ngu si nên chìm đắm trong tình yêu nam nữ, hám danh mê lợi, sa vào đầm lầy ái kiến, do vậy mà mất đi chánh lộ. Cũng do tham ái, bị sân, si, mạn, nghi trói buộc vì vậy trôi lăn trong tam giới lục đạo, chìm trong biển khổ sinh tử chẳng biết hồi đầu, càng khó biết được nghiệp duyên kiếp trước. Đời này không những tự tạo đủ ác nghiệp làm ô nhiễm bản tâm, còn dạy người tạo ác, tàn phá tịnh mệnh.
Chẳng hạn như hướng dẫn người sát sinh ăn thịt, các chương trình gia chánh dạy giết vật chế biến… ca ngợi giết, hoặc giới thiệu, chỉ điểm các chỗ ăn nhậu, uống rượu, tà dâm, xúi giục vọng ngữ, trộm cắp, nói phải thành trái v.v… đều thuộc tội phá tịnh mệnh người.
Tự phá Phạm hạnh: Phạm hạnh là pháp tu thanh tịnh đoạn dâm dục, tu Phạm hạnh thành công sẽ sinh lên cõi trời Phạm thiên. Mình bị ái dục sai sử chẳng thể giữ, còn muốn phá Phạm hạnh người. Việc giới thiệu, hoặc hỗ trợ người đi hành dâm, đều là phạm đại tội.
Trong Kinh Địa Tạng giảng: Người trong thế giới Ta bà “cử tâm động niệm không chi là chẳng phải tội”. Có những chuyện nhìn theo phàm phu thì thấy hỗ trợ người là tốt, nhưng nhìn theo con mắt xuất thế thì là tội! Thế gian như mộng huyễn, đều là không cứu cánh, mà pháp xuất thế là pháp chân chánh giúp người giác ngộ.
Chẳng hạn như việc bạn giết gà mổ cá cho cha mẹ dùng, nếu nhìn theo con mắt thế gian thì bạn là hiếu tử, nhưng nhìn theo pháp xuất thế ắt sẽ định là: Bạn phạm tội sát sinh bao gồm cả tội giới thiệu hoặc mời thỉnh, xúi giục người ăn nhậu hải sản v.v… vì vậy mà khi báo, đài, các chương trình quảng cáo cho trình chiếu cảnh giết thịt làm thức ăn… đều là tạo nghiệp trong vô hình mà không hay.
Do không hiểu Phật pháp nên ngu muội, thành ra làm việc thiện ác lẫn lộn không biết phân biệt. Hiếu thuận đương nhiên là tốt, tương lai bạn sẽ sinh được con hiếu thuận. Nhưng do bạn phạm lỗi sát sinh ăn thịt, tội này nhất định kiếp sau bạn phải đem thân hoàn trả. Vậy bạn nói xem? Chuyện này có quan trọng không? Không ai phủ nhận nết tốt: Bạn đã tiết kiệm nhín nhút để mua thịt cá, hải sản về cho cha mẹ dùng, nhưng chính vì nghiệp sát này mà sẽ có một con hoặc vài con vật tìm đến báo oán và sẽ đầu thai làm con bạn, để tương lai chúng sẽ dồn bạn vào cảnh thống khổ tận cùng. Đến lúc đó, do bạn không hiểu nên sẽ khởi tâm oán trời trách người: Vì sao một kẻ hiếu thuận như bạn lại sinh ra nghịch tử? Mà hoàn toàn không biết đó là do bạn tự làm tự gánh. Thế nên, đã muốn hiếu thuận cha mẹ đúng pháp trọn vẹn, thì phải học thuộc câu Phật dạy:
“Các điều ác không làm” và sáng suốt hành theo, đây mới là chánh đạo. Bạn cần khuyên cha mẹ giữ ngũ giới, tu thập thiện, niệm Phật. Đó mới là hiếu chân chánh.
Sám văn:
Lại từ vô thỉ đến nay, do thân khẩu ý tạo ra mười nghiệp ác: Thân phạm sát đạo, dâm, miệng nói láo, nói lời thêu dệt, nói lời hai lưỡi, nói lời độc ác, ý tham sân si. Mình tự làm mười điều ác còn dạy người làm mười điều ác, khen ngợi người làm thập ác. Như thế trong khoảng một niệm, tâm đã khởi bốn mươi điều ác. Những tội như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Không những mình hành ác là tạo tội thâm trọng, mà cả việc tán thán, khen, xúi người làm ác đều là tội vô biên. Có ai mà không phạm qua? Thí như chúng ta xem phim võ thuật hay cảnh chiến tranh, nhìn các pha đấu đá chém giết tàn nhẫn, không ít người thốt lời tấm tắc bình luận tán dương, là đã vô tình tạo tội rồi.
Cũng thế, lúc ta xem phim tình cảm khiêu dâm hay đọc truyện tình dục, đa số trong lòng cũng dậy sóng, động niệm theo… chưa kể là có người còn bắt chước theo. Như khi xem phim, sách: “Đại Đạo Tặc Giang Dương, Thần Trộm” hay phim “Điệp Viên 007” của Mỹ, sẽ gieo ảnh hưởng xấu là: Trong đám khán giả ắt có người bắt chước hành vi đạo tặc trộm cướp, làm y như phương thức giết người đoạt đồ trong phim.
Trong thực tế đã có nhiều chuyện xảy ra, mà báo chí từng đăng tin là bằng chứng.
Các phim bạo lực, tình dục diễn cướp, diễn dâm… nhằm câu đông khách, hễ càng “cháy vé” (vé bán hết sạch) thì nghiệp tạo càng lớn. Như vậy cả ê kíp thực hiện phim đồi trụy này, tính từ nhà sáng tác, đạo diễn, tài tử minh tinh… tương lai sẽ phải vào địa ngục khó có ngày ra. Diễn viên mà diễn mấy cảnh này càng nhập vai sống động thì tội càng lớn.
Trong giới điện ảnh, các diễn viên giành được giải Oscar, phần đông họ đều không hiểu tại sao gia đình mình thường bị mất hạnh phúc, bị tan vỡ đến quái lạ? Chẳng hạn như tám vị ảnh hậu2 đoạt giải Oscar vừa qua thì đã có sáu vị lâm vào cảnh: Phải li hôn hoặc chia tay bạn tình. Người tây phương hoàn toàn không hiểu được là do bởi họ từng diễn quá xuất sắc các vai bất lương: Khiêu dâm, đạo tặc… nên gia đình họ bị mất hạnh phúc, việc này là do quả báo của nhân ác kia.
Những tác phẩm và phim ảnh bạo lực gieo ảnh hưởng xấu tràn lan khắp nơi ta đều thấy. Như khi John Hinckley ám sát Tổng thống Mỹ Reagan, động cơ tấn công của y xuất phát từ lòng hâm mộ cuồng nhiệt dành cho nữ diễn viên Jodie Foster trong bộ phim Taxi Driver (năm 1976). Bộ phim kể về âm mưu ám sát một ứng viên Tổng thống Mỹ và hắn đã mô phỏng bắt chước theo. Ngày 30/3/1981, Hinckley mang theo súng và phục kích bên ngoài khách sạn mà Tổng thống Reagan đến dự hội nghị. Lúc 14h25 (theo giờ Washington), khi Reagan vừa bước ra ngoài, John đã nã súng liên tục vào ông và các cận vệ. Tổng thống Mỹ bị thương nặng do viên đạn ghim vào ngực nên phải nhập viện phẫu thuật gấp, nhưng may mắn qua cơn nguy kịch và thoát chết.
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2007 xảy ra vụ án giết người thê thảm nơi sân trường Đại học Bách khoa Virginia ở Blacksburg Mỹ quốc do hung thủ Cho Seung Hui (người Hàn Quốc) cũng là sinh viên Đại học Virginia, y giết 32 người và làm bị thương nhiều người, nhìn hình ảnh y cầm hai súng ngắn chỉa ra hung hãn… đây chính là ảnh hưởng từ phim bạo lực “Old Boys”3 của Hàn Quốc, bởi hung thủ rất mê và sùng bái phim này.
Do vậy mà những nhà sáng tác, biên kịch hay đạo diễn trong thế gian cần ra những bộ phim giúp người hướng thiện, làm được vậy không những tạo công đức vô lượng, mà còn lưu phúc sâu dày đến con cháu họ. Chỉ cần những băng đĩa này được lưu thế truyền lâu thì phúc của họ càng tăng. Phải biết sách, truyện, phim ảnh gây ảnh hưởng rất lớn.
Bằng chứng là trong cuốn “Thọ Khang Bảo Giám” có ghi rõ: Thi Nại Am viết ra tác phẩm Thủy Hử nổi danh lưu đời, trong sách toàn tán dương tà ác, cổ xúy nổi loạn, phạm thượng… đối với sát, đạo, dâm, vọng miêu tả tỉ mỉ, ngay trong thực tế ông đã chiêu lấy ác báo: Con cháu mình bị câm đến ba đời. Bản thân ông khi tuổi già còn bị tống vào thiên lao, thọ đủ thống khổ, bị trăm bệnh trói thân, sau bị lưu đày, sống đời túng bần và chết vì thổ huyết.
Riêng Đại tài tử Kim Thánh Thán nhân vật cuối đời Minh đầu đời Thanh, là kẻ văn hay thơ giỏi, nhưng thường xuyên tạc kinh Phật. Do gieo nhân phê bình chú giải, tán tụng “Thủy Hử, Tây Sương Ký v.v…” là những sách dạy dâm, dạy cướp, ca ngợi tạo phản… mà sau này ông lãnh quả báo bị xử án chém đầu. Đây đều là do bất minh Phật pháp nên mới để họa khởi từ tâm. Đáng tiếc cho một kẻ có tài, văn chương đầy bụng như Kim Thánh Thán, vì hành sai mà tự hại mình, còn di học đến tử tôn đời sau.
Trong cuốn “Duyệt Vi Hiểu Đường Bút Ký” từng kể về Kỷ Hiểu Phong như sau:
Mùa xuân năm Mậu Tý (1768), Kỷ Hiểu Phong nhìn bức họa săn bắn “Phan Kỵ Xạ Miêu Đồ” của bạn liền nổi hứng đề một bài thơ ca ngợi và bày tỏ cảm giác thật sướng khoái khi được uống máu vật trên khoảng sân đầy tuyết.
Nào ngờ vào tháng tám năm đó, ông bị cách chức sung quân lưu đày đến Ô Lỗ Mộc Tề phục dịch (do gieo nhân đề thơ ca ngợi săn bắn, uống huyết tươi, làm thơ với mục đích mỹ hóa, tô đẹp việc sát sinh), cho dù ông không đích thân giết cũng vẫn phải chiêu báo ứng, bởi chính những câu thơ này đã cổ súy kích động bao người khởi thêm thấy biết hiếu sát sai lầm.
Việc này nhắc nhở chúng ta: “Chớ thấy ác nhỏ mà làm, nhân quả báo ứng chân thật không dối”. Chuyện viết sách, lập luận… gieo ảnh hưởng đến trăm năm. Thế nên, về viết lách hay nói năng phát biểu, chúng ta phải tuyệt đối cẩn trọng.
Trong xã hội hiện nay, đạo đức ngày càng suy, đa số sách báo phim ảnh đều dựa vào nội dung kích dục, bạo lực, giết chóc… để câu khách, không hề biết việc làm này chiêu quả báo vô cùng nặng, như tạp chí tình dục X đứng đầu Mỹ quốc, người sáng lập là Flint vào năm 1978 bỗng bị người bắn, tuy giữ được mạng, nhưng đến nay vẫn bị bại liệt.
Trong nước ta cũng có một vị viết tiểu thuyết tình dục dâm uế, vừa mới xuất bản thì té lầu, bị gãy cột sống và bại liệt… hôn mê suốt 25 ngày, sau đó tỉnh dậy ông tự thuật mình ở trong đường hắc ám dài thăm thẳm không thấy bến bờ. Đây đều là do y viết sách quảng bá tư tưởng bất lương, nên hiện đời mới lãnh hoa báo của việc viết bài xúi dâm xúi cướp. Nhưng quả báo thực sự nơi đời sau mới là khổ hết chỗ nói.
Có một điểm cần cảnh tỉnh quý vị: Tuyệt đối không nên giới thiệu người đến chỗ nào ăn nhậu, đừng chỉ nơi thưởng thức gà, vịt, hải sản… hoặc chỉ điểm những nhà hàng, tiệm quán… có thức mặn trứ danh, cũng đừng giới thiệu nơi bán rượu ngon, thuốc hút tốt, bởi vì đây đều là: Gieo nhân dạy người tạo ác nghiệp. Chúng sinh khổ là do có bạn phụ họa hướng dẫn lầm, giúp làm sai thêm, nên họ phải thọ đủ loại khổ báo, vì vậy bạn chắc chắn khó tránh khỏi luật nhân quả nghiêm phạt và hậu quả còn nghiêm trọng nặng nề hơn là đích thân bạn tự làm sai nữa.
Mọi người chắc vẫn nhớ thuốc lá thơm hiệu Marlboro sản xuất từ năm 1950 được quảng cáo rất xôm tụ tại Mỹ quốc và được bình là có ảnh hưởng cực lớn vì đã lôi cuốn vô số người (bao gồm thanh thiếu niên) đổ xô vào hút? Vì có lợi nhiều nên công ty chế tạo thuốc lá này bành trướng đồ sộ. Nhóm người quảng cáo đã giúp cho thương hiệu Marlboro trở thành thương hiệu bán chạy nhất thế giới. Doanh số của Marlboro đã tăng từ 5 tỉ USD (năm 1955) lên tới 20 tỉ USD (năm 1957).
Nhưng bản thân những người quảng cáo thì sao?
Năm 1976 đài truyền hình Anh quốc từng phỏng vấn sáu vị quảng cáo nổi danh trong đó, bọn họ niên kỷ chưa già, nhưng thảy đều bị bướu phổi, giãn phế quản và mấy năm sau thì nối nhau tạ thế.
Vì họ quảng cáo trông rất uy vũ, anh tuấn sành điệu… khiến giới thanh niên nhìn thấy là ngưỡng mộ, rất muốn noi theo để được sang trọng, lịch lãm giống họ và lầm cho hút thuốc là việc tốt, hợp thời đại… Cuối cùng thì cả nhóm quảng cáo này bị quả báo tổn hại sức khỏe, vướng đủ loại bệnh phổi nghiêm trọng. Xúi hút thuốc là hành vi hại người, vậy thì làm sao bản thân họ có thể bảo toàn sức khỏe được?
Theo nghiên cứu khoa học hiện nay thì thuốc lá là độc chất gây nên hàng loạt bệnh, bao gồm cả ung thư, góp phần làm ngắn tuổi thọ con người. Do thuốc lá hại chết người, nên ai hút là đang tự giết mình dần mòn, chưa kể những người chung quanh khi hít phải khói thuốc bị di lụy trầm trọng vì họ nhiễm độc nặng hơn.
Thế nên, dạy người hành thập ác, tán dương thập ác, sai lầm này rất lớn. Trong xã hội hiện nay, còn có nhiều nhân vật nổi danh nhưng lại trắng trợn ca ngợi, tuyên bố: “Đồng tính luyến ái, tình một đêm là hợp lý…” họ chấp nhận chuyện “đổi vợ, đổi chồng…”, còn hô hào cổ xúy, yêu cầu được “hợp pháp hóa” các hành vi tà dâm này. Không những họ làm bại hoại nghiêm trọng phong khí xã hội mà còn đầu độc tư tưởng, di hại đến vô lượng vô biên chúng sinh.
Thế thì khi họ lãnh quả báo sẽ là: Ôm trụ đồng nóng đỏ rất thê thảm, đây chính là những người đáng thương mà Phật đề cập đến vậy.
Có những luận thuyết tùy hỉ đối với ác hạnh rất ngu si như:
Có người cho rằng: “Đi mua vui (chơi gái có trả tiền đàng hoàng) không phải là tà dâm”. Để cảnh tỉnh những người đến nay vẫn còn hành thập ác, dạy người làm thập ác… tôi xin kể câu chuyện có thực như sau:
Năm 2004, có một phụ nữ trẻ ở Thiên Tân gọi điện cho Lưu cư sĩ, khóc lóc nài xin gặp tôi, kể là bà bị bệnh tiểu đường đến thời kỳ cuối, thận hoàn toàn mất công năng, sinh hoạt không tự lo được, bác sĩ nói là bà chỉ sống được khoảng 3 tháng thôi, nhưng hiện tại đã một tháng trôi qua rồi, bà thương con chỉ mới 6-7 tuổi và nói là mình không thể chết, cầu xin tôi cứu bà. Bà kể đã xem sách “Báo Ứng Hiện Đời” rồi, giờ xin tôi hãy giảng nhân quả cho bà nghe.
Tôi hỏi:
– Bà tin Phật chứ?
Bà đáp: Dạ tin!
– Bà đã tin Phật, vì sao còn làm chuyện xấu?
Bà nói mình không có làm chuyện gì xấu cả!
Tôi không khách sáo, gằn mạnh:
– Nếu bà không muốn chết, thì phải sám hối ngay những hành vi xấu thuộc về sát, đạo, dâm, vọng! Hằng ngày bà phải kiên trì quỳ trước Phật tụng “Kinh Địa Tạng”, sức có thể tụng bao nhiêu thì tụng bấy nhiêu, tâm phải thật chí thành thì may ra có hy vọng sống…
Ba ngày sau tôi nhận điện thoại của bà, kể là mình tụng kinh đã ba ngày, nhưng bệnh vẫn không chuyển tốt và bà khẩn khoản mời tôi hãy đến nhà bà một chuyến.
Khi tôi tới nhà bà, thấy rất đông người đang tụ tập đợi sẵn tại đó. Có một phụ nữ bị bệnh khoảng 34-35 tuổi đang ngồi trên giường.
Tôi hỏi bệnh nhân:
– Là bà gọi điện cho tôi phải không?
Bà gật đầu.
– Con bà đâu?
Bà chỉ vào một đứa bé đang chơi trong nhà. Tôi nói:
– Bà xem, con bà là bé trai khôi ngô biết bao, nhưng có phải cháu bà thường đau bụng?
Bà kinh ngạc gật đầu xác nhận, còn nói cho nó uống thuốc gì cũng không lành.
Tôi bảo:
– Nếu bệnh bà lành thì bệnh con bà mới lành.
Bà hỏi vì sao mình bị chứng tiểu đường?
Tôi đáp:
– Do bà sống tâm không lành, hành vi thủ đoạn độc ác. Vật gì cũng dám giết ăn. Bà còn ăn sống cả những con vật còn nhỏ, đúng không?
Bà gật đầu nói đúng. Tôi bảo:
– Thế thì bao nhiêu sinh mệnh đang sống mà bị bà làm thịt ăn, tính luôn những loài bị bà nuốt sống nữa… Hiện nay bà bị bệnh, cảm giác sợ chết thế nào, thì số loài vật từng bị bà giết ăn đó, chúng há chẳng biết sợ chết hay sao?
Tôi giải thích tiếp:
– Bà nói mình không làm việc gì xấu, vậy bà có biết chăng? Những loài vật này cũng có cha mẹ, con cái… Bà đã minh bạch chưa? Bà bị bệnh là do mình tự làm tự thọ, nghĩa là rất xứng đáng với nhân ác đã gieo!
Có thể do tôi nói năng quá cứng cỏi, đanh thép khiến bà khó tiếp thu, nên không trả lời.
Tôi cũng không hiểu vì sao, ngay từ lần đầu gặp mặt đã muốn giáo huấn bà thật nghiêm, có lẽ do bà tạo ác quá nhiều.
Tôi hỏi:
– Có phải quan hệ giữa bà và mẹ chồng rất xấu?
Bà kinh ngạc gật đầu.
Tôi lại gằn mạnh từng lời, nghiêm nghị hỏi:
– Bản thân bà không những chẳng có hiếu với ba mẹ chồng, mà ngay cả với cả cha mẹ ruột cũng bất hiếu nốt. Có phải bà thường hay cự cãi, đánh cả cha mẹ? Mấy năm rồi mà không về thăm song thân?
Bà khóc.
Thế là tôi giảng về ân đức thâm trọng khó đáp đền của cha mẹ cho bà nghe, rồi nhắc nhở:
– Chỉ một lỗi này thôi cũng đủ bị trời đất trừng phạt rồi!
Lúc này chồng bà về tới, đó là một nam nhân tướng mạo rất tuấn tú.
Tôi mời ông ngồi và hỏi:
– Ông có muốn bệnh vợ mình được lành chăng?
– Đương nhiên là muốn rồi!
Tôi lại hỏi:
– Hai vị làm việc liên quan đến ngành nào?
Bà đáp:
– Chúng tôi không làm công xưởng chi, chỉ mở tiểu điếm mưu sinh.
Tôi hỏi:
– Vậy trong tiệm buôn bán thứ gì?
– Dạ bán đủ các loại như: thuốc hút, ruợu, muối… các thứ tạp hóa linh tinh.
Tôi hỏi tiếp:
– Có bán sách chăng?
Bà đáp:
– Có bán một ít sách cho các em nhỏ.
Tôi cao giọng, nghiêm khắc nói:
– Sao không kể còn có cả sách tình dục và băng đĩa đồi trụy nữa?
Hai vợ chồng đều sững sờ, mặt đơ ra như pho tượng, chẳng nói được gì nữa!
Tôi bảo:
– Các vị có biết hay không, mỗi một cuốn sách tình dục hoặc một băng đĩa đen, sẽ hại biết bao gia đình và con người không hả? Có thể sẽ có nhiều người sau khi xem sách khiêu dâm, đĩa đen này rồi, thì họ sẽ bị ảnh hưởng, biến thành kẻ lưu manh, sống đời buông thả, tà gian, cưỡng hiếp… thậm chí còn rơi vào đồng tính và sinh thói tật hung dữ giết người, xem thường mạng sống đồng loại… Do vậy mà hai vị tạo tội rất lớn, có nhận ra chưa hả? Bà bị chứng tiểu đường sắp chết đây chỉ là lãnh báo nhẹ, còn báo nặng là: Sau khi chết rồi bà sẽ lập tức vào địa ngục vô gián thọ khổ, trăm ngàn vạn kiếp khó thoát ra. Giờ các vị đã nhận ra những tội ác mình phạm phải hay chưa?
Tôi quay sang bảo chồng bà:
– Ông không nên cho rằng chỉ có vợ ông bị trả báo thôi, nếu như bà chết rồi, thì sau đó sẽ đến lượt ông! Ông là chủ gia đình, tất phải gánh vác trách nhiệm trước tiên. Không nhất thiết là ông cũng bị chứng tiểu đường, mà có thể là sẽ bị bệnh… tuy khó chết, nương không trị lành được. Nhờ ông đời trước từng là đệ tử Phật, đã tạo nhiều việc thiện, cho nên đời này mới có được dung mạo tuấn tú, tướng hảo như vầy. Con ông do có thiện duyên với ông mà đến, tương lai nó rất có tiền đồ. Nhưng nếu như cứ sát sinh ăn thịt, thì bệnh ông sẽ chẳng thể nào lành được. Bây giờ nếu hai vị không thể phát lộ, thốt lời chân thành ăn năn sám hối thệ cải tà quy chính, thì xem như tôi đã nói uổng công! Bây giờ muốn đời mình thế nào là do các vị tự quyết định thôi.
Hai vợ chồng rất kinh sợ, đồng cầu xin tôi chỉ cho họ con đường sống, tôi bảo ông chồng:
– Sau khi tôi đi rồi thì hãy mau mau đem các sách, đĩa đồi trụy ra đốt sạch hết, nếu còn lưu giữ dù chỉ một trang thì vợ ông ắt phải vong mạng! Toàn bộ văn hóa đồi trụy khiêu dâm bạo lực đều phải hủy! Từ nay về sau phải ăn chay triệt để, hằng ngày phải quỳ tụng kinh niệm Phật, sau khi bệnh lành rồi cũng không được giải đãi. Nếu biếng lười thì sẽ gặp khổ báo. “Bốn điều thanh tịnh”1 trong Kinh Lăng Nghiêm là thuốc cực kỳ hay trị bệnh vợ ông, cần nên học thuộc. Hằng ngày phải tranh thủ lúc rảnh lo học thuộc và tụng mấy biến, y theo đó mà tu trì, lợi ích sau này hai vị sẽ thấy. Còn phải đem công đức có được hồi hướng cho những chúng sinh mình từng giết, ăn qua và phải phóng sinh, in kinh. Đừng sợ tốn tiền, phải chân thành sám hối, siêng làm việc lợi ích cho chúng sinh. Nếu chịu tu sửa, làm ăn chánh đáng thì sẽ phát đạt.
Từ nay trở đi, hai người phải sám hối tội bất hiếu với cha mẹ và thành tâm sửa đổi, phải đồng quỳ trước Phật tụng một trăm bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho phụ mẫu đôi bên, nếu có điều kiện thì ấn tống kinh Đại thừa để kết thiện duyên, ắt có thể diệt trừ tội nghiệt đã tạo…
Bà ngay đó bày tỏ nỗi niềm ăn năn hối cải thống thiết, còn ông chồng lật đật đi thiêu hủy hết sách, đĩa đồi trụy. Họ phát nguyện từ nay đoạn sát ăn chay, trì giới, niệm Phật. Thành tâm sám hối tội lỗi, xin dùng công đức tu sửa niệm Phật này hồi hướng cho chúng sinh.
Trưa đó, chúng tôi dùng cơm nơi nhà Lưu cư sĩ, buổi chiều lúc đến gặp bà nọ, mọi người hoan hỷ khi thấy khí sắc và trạng thái tinh thần bà hoàn toàn thay đổi giống như một người khang kiện, ai cũng vỗ tay khen.
Một tuần sau, bà đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kinh ngạc bảo:
– Thận bà đã hồi phục công năng.
Một năm sau, tôi có trò chuyện với bà qua điện thoại, bà nói hiện nay mình sống rất tốt, hơn nữa gặp ai cũng luôn tuyên dương ca ngợi: chính Phật pháp đã cứu bà.
Hy vọng câu chuyện này sẽ giúp nhiều người tỉnh giác cải tà quy chính.
Nguyện đem công đức này hồi hướng cho gia đình bà được khang kiện, hạnh phúc, tu hành tinh tấn.
Mọi người xem, chỉ là một tiệm nhỏ buôn bán dâm thư đĩa đen, tuy họ chỉ là một mắt xích trong đường dây tuyên truyền, quảng bá văn hóa đồi trụy, nhưng cũng chiêu lấy quả báo mắc chứng bệnh hiểm nghèo, suýt chết.
Từ bằng chứng này mà suy, thì có thể đoán biết được hậu quả của các tác giả, đạo diễn… chuyên đầu tư biên soạn các loại phim sách bạo lực, gợi dục, khiêu dâm… nhằm tuyên truyền quảng bá văn hóa đồi trụy. Lại có những người xưng mình là Nhà nghiên cứu, Đại học giả, thành phần trí thức… nhưng mồm luôn tuyên bố: “Chơi gái là vô tội, đồng tính luyến ái có thể chấp nhận được, loạn luân là hữu lý…” và việc truyền bá các phim ảnh khiêu dâm, đồ chơi tình dục, đĩa sex… là không có lỗi. Vậy thì kết cục của họ sẽ như thế nào đây?
Đây chính là lý do vì sao sám văn khuyên chúng ta “tuyệt chẳng nên hành ác, dạy người hành ác, hoặc khen ngợi thập ác…”
Tôi chỉ kể câu chuyện liên quan đến phạm tà dâm, là một lỗi trong thập ác, nhưng từ đây quý vị hãy dùng trí mà suy ra, thì sẽ biết phạm những ác hạnh khác cũng sẽ gánh quả báo tương đương như vậy.
Sám văn:
Từ vô thỉ đến nay, do thân, khẩu, ý gây ra nhiều nỗi bất bình, chỉ biết có thân mình, không biết có thân người, chỉ quan tâm mình khổ, không biết đến người khổ, chỉ biết mình cầu an vui, không biết có người cầu an vui, chỉ biết có mình cầu giải thoát, không biết có người cầu giải thoát. Chỉ biết có gia đình quyến thuộc mình, không biết đến gia đình quyến thuộc người, chỉ biết thân mình hơi ngứa, hơi đau một chút là không chịu nổi, thế mà khi làm cho thân người khác đau thì lại sợ họ không đau, ít đau, hoặc đau không thấm thía. Chỉ biết sợ khổ một chút nơi đời hiện tại mà không biết sợ khổ vô lượng kiếp nơi đời vị lai. Bởi vì làm ác thì chết rồi phải đọa địa ngục, dù chịu đủ thống khổ, thậm chí cũng không biết sợ vô lượng khổ trong kiếp ngạ quỷ, súc sinh, A tu la.
Cõi người và cõi trời cũng có vô lượng thống khổ mà không tự biết, chỉ vì tâm không bình đẳng, có phân kia đây, giữ niệm oán thân, làm cho oán thù tràn khắp lục đạo. Những tội như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Do chúng ta không thể xem người như mình nên tạo ra vô lượng vô biên tội.
Tôi lần đầu lễ sám, đọc đến đoạn văn này, thì dù ráng kềm vẫn vừa tụng vừa bật khóc. Tới lúc lễ Phật vẫn chưa ngưng được. Lúc đó cảm thấy lời của sám văn như đang ám chỉ mình, tâm tư giống như đang ở trong bóng tối ngàn năm bỗng dưng được soi sáng. Tôi thầm nghĩ: “Vì sao từ xưa đến giờ chưa từng nghĩ qua? Người cũng có nhà, có quyến thuộc, cũng cầu an lạc…” Những lúc tôi phát cáu nổi nóng sao chẳng biết nghĩ đến những cảm thọ của người? Từng việc lần lượt hiện ra trước mắt, tôi mới nhận ra mình thực quá ác, xưa nay chỉ biết hành theo sở thích của tâm mình, chưa từng nghĩ đến nhu cầu và cảm thọ của người. Khi nhận ra tâm tính mình quá hèn hạ ti tiện đáng hổ thẹn, tôi rơi nước mắt, xót xa và cảm thông đối với người, khi lương tâm thức tỉnh, tôi nhận ra mình ngu si đáng giận, tận thâm tâm phát sinh niềm sám hối ăn năn vì trước đây mình không cam thọ chút oan khuất nào, còn làm thương hại người mà không hay, thầm ân hận tôi được biết Phật pháp quá muộn!
Chúng sinh luân hồi trong lục đạo không ngừng, từng vào thai lừa bụng ngựa, lên thiên đường, xuống địa ngục… và trong các cõi này cũng có thâm tình, nghịch duyên tụ hội, hoặc trong số gà, vịt, dê, bò… mà bạn ra tay giết ăn đó, cũng có cha mẹ quyến thuộc của mình đời này hoặc kiếp trước, chỉ là do thay đầu đổi mặt nên không nhận ra nhau thôi. Vì không biết, không nhận ra nên cứ giết nhau, ăn nhau rồi lại sản sinh oán hận, nghịch duyên mới tiếp tục, cho nên oán kết vì vậy mà chất chồng trong lục đạo, vô lượng vô biên, vĩnh viễn không dứt.
Sám văn:
Do tâm, tưởng thấy thấy biết điên đảo, nên thường xa bạn lành, gần gũi bạn ác, trái nghịch bát chánh, tu theo bát tà, phi pháp nói chánh pháp, chánh pháp nói tà pháp, bất thiện nói thiện, thiện nói bất thiện, dựng cờ kiêu mạn, giương buồm ngu si, theo dòng vô minh vào biển sinh tử. Những tội như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Phật nói thời mạt pháp chúng sinh điên đảo, hiện nay nhiều người tôn mình là Phật, loạn giảng kinh Phật, thấy in tuồng đúng mà thực sự là sai! Do bản thân họ không giữ giới Phật, còn dạy người không cần giữ giới, khiến kẻ kém hiểu biết bị lầm lạc.
Đọc đoạn văn sám này xong, cần phải kiểm điểm lại mình, xem có giống như văn mô tả không. Nếu có, thì lập tức sửa mọi ngôn hạnh điên đảo thành đàng hoàng lại. Nếu có lòng cải tà quy chính, chỉ cần thành tâm sám hối nhất định tội sẽ tiêu tan.
Trong nhiều kinh điển Phật từng tả về các hiện tượng thời mạt pháp. Trong kinh Đại Bảo Tích thuyết: Do chúng sinh thời mạt pháp quen tiếp thu tà kiến, nên các tu sĩ dù không tu đúng pháp vẫn có thế lực lớn. Ở đời sau này, có vô lượng chúng sinh nhiễm tà kiến, nên khi các Tỳ kheo tung luận thuyết tà ra, lại được tin nhiều. Các tà sư này còn có thế lực lớn, được chúng sinh đương thời kính trọng, thỉnh hỏi nghĩa kinh và hết lòng cúng dường tán thán vị tuyên truyền pháp sai này. Trong “Phật Tạng Kinh” nói: Tà sư bất tịnh2 vẫn thuyết pháp hướng dẫn vô lượng chúng sinh, truyền tà kiến cho kẻ ngu muội, họ truyền dạy quan niệm thấy biết nghĩ tưởng sai lệch của mình cho người, rồi tuyên bố đó là Phật pháp, là Thánh đạo. Khiến những người ngu muội tin theo sinh tâm phỉ báng chư Phật qua khứ, hiện tại, vị lai. Kẻ truyền tà pháp này là ác tri thức không phải thiện tri thức!
Xá Lợi Phất, kẻ thù chỉ đoạt mạng, làm mất một thân này, nhưng những kẻ si tà bất tịnh thuyết pháp, lại gieo hại cho nhiều chúng sinh đến ngàn vạn ức kiếp, nên họ chính là ác tri thức của chúng sinh, do nói lời vọng ngữ xằng bậy hủy báng chư Phật, Bồ-tát… nên hậu quả sẽ bị vào địa ngục.
Cho dù tà sư trong thế giới có rất nhiều, nhưng vào năm 1994 ngài Tuyên Hóa từng nói: Phật pháp trong tương lai sẽ hưng thịnh lại, đông đảo tín chúng sẽ dần dần biết giới là quan trọng và tôn giới làm thầy, viễn ly tà giáo, quy hướng chính đạo.
Sám văn:
Lại từ vô thỉ đến nay do tham, sân, si khởi ra điên đảo tạo năm tội nghịch, làm đủ thập ác, chiêu quả báo đau khổ không thể kể xiết. Những tội như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Do ngu si chúng ta tạo đủ tội mà không hay như: làm chướng người tu, thấy người trì giới, ăn chay, đoạn rượu, dứt thuốc hút, thì phê bình, chê họ là “tu thấp!” và còn khuyên họ nên thuận theo tự nhiên “cứ ăn mặn, cứ hưởng thụ”… mới là tu cao v.v… Còn nữa, bản thân mình không trì giới, chẳng biết “nhân giới sinh định, nhân định phát huệ”. Bởi không trì giới, nên các công đức tu khác đều không thể viên mãn. Như trong “Kinh Lăng Nghiêm” giảng: “Người ăn ngũ tân dù có thể tuyên thuyết 12 bộ kinh, song mười phương thiên tiên do sợ mùi hôi, nên đều lánh xa”.
Do ăn hành, tỏi, hẹ v.v… (các thứ ngũ tân) khiến miệng hôi, không có chúng sinh đến nghe kinh nên không thọ ích, không có công đức. Vì sao họ không thể đến nghe bạn tụng kinh, bởi trên mình bạn phát ra mùi hôi thối họ không chịu nổi.
Chúng sinh đều có Phật tính
Người người vốn đủ thần thông
Do danh lợi làm mờ trí
Tâm bị vô minh ngăn che
Y Phật thuyết pháp tu hành
Trí huệ tự nhiên hồi phục
Giống như mặt trời vừa lên
Si ám tự nhiên tan hết.
Nếu không trì giới, dù tu định huệ cũng chẳng phải cứu cánh, cho dù bạn tĩnh tọa chế tâm một chỗ, đạt được Quỷ thông, nhưng đó chỉ là quả của nhân duyên đời trước mà thôi.
Nếu bạn còn tham đắm tài, sắc, danh, lợi… thì những sư phụ pháp lữ đời trước của bạn và chư hộ pháp quỷ thần cũng không đến giúp bạn. Bởi vì họ hiểu nhân quả: Nếu bạn bội lìa chính đạo mà họ lại giúp bạn thì khác nào tự hủy hoại đạo nghiệp của chính họ, một chút thần thông cũng không luôn!
Có thần thông thì cần phải dùng đức dưỡng đạo, xu hướng thuần thiện mới có thể tương trợ giúp người. Thần thông trí tuệ nhờ trì giới tu hành mà phát, nên khi hóa độ người hễ dựng sào là thấy bóng, thu kết quả mau. Trong “Đại Thừa Du Già Bồ-tát Giới” có quy định rõ: Nếu chư Bồ-tát an trụ tịnh giới, luật nghi, thành tựu đủ các thần thông biến hóa, nơi cần khủng bố thì khủng bố, chỗ cần nhiếp hộ thì nhiếp hộ.
Nếu mình không có thần thông, lại ganh ghét phỉ báng người có thần thông, lên án nói họ là “ma gá nhập”, tức tạo tội làm chướng người tu. Thế nhưng nếu sở hữu thần thông thì tuyệt chẳng được dùng nó để biểu diễn mong gạt tài, lừa sắc và khoe khoang với người. Nếu làm vậy sẽ lạc vào cõi thấp đáng thương. Ngay đây ta có thể hiểu rõ vào khoảng thập niên 80, tại Trung Quốc xuất hiện những đại sư Khí công thu tiền, thì biết đó là không ổn. Người tu hành tâm địa thanh tịnh thì trí huệ thần thông tự nhiên hiện. Nhưng tu hành tuyệt đối không được truy cầu thần thông, vì thần thông cần có chánh tri kiến hướng dẫn mới tạo hữu ích, không gây hại.
Do tham, sân, si, lục thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp nạp sáu trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà tạo tội ngũ nghịch thập ác… Lại vì ngu si tin thọ tà sư, không giữ giới Phật, uống rượu ăn thịt, các thứ hành, tỏi… không cho người thâm nhập tín nguyện hạnh, còn làm hại tới an ninh đoàn kết quốc gia.
Lại có các tà giáo phản đối Phật giáo, làm loạn mọi người, rủ rê nhiều người mê muội chạy theo. Những tà giáo này không những bị quốc gia cấm chỉ, nhân dân phỉ nhổ, mà người truyền bá điều tà, chết rồi sẽ bị đọa A tỳ địa ngục, xin xem trong “Kinh Lăng Nghiêm” có 50 loại ấm ma và nơi mục “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” sẽ rõ: Từ mấy ngàn năm trước Phật từng thuyết giảng qua. Cho nên phải thâm nhập kinh tạng mới khai phát trí huệ. Đã không trì giới mà còn tự cho mình hay, cho rằng mình có quyền chế đổi giới luật, mặc tình sửa kinh điển Phật thuyết… Làm vậy là phạm tội cực nặng, người theo tà thuyết là tự đi trên đường lao xuống vực, phải mau hồi đầu.
Nếu người tu hành không đúng pháp, sẽ gặp vô lượng phiền não làm chướng ngại đường tu của mình. Lời Phật dạy chữ chữ đều là chân lý, bất kể có trải qua ngàn vạn năm, đều không thể cải sửa nửa từ. Nếu cứ nhấn mạnh: Do thời đại bất đồng nên phải sửa đổi giới Luật Phật chế. Thì kiểu lập luận này khác nào phỉ báng: “Phật dạy lỗi thời”, đây tức là ma thuyết, tuyệt đối không nên nhẹ dạ tin theo.
Lại có nhiều người không minh lý, tung lắm thuyết hồ đồ. Chẳng hạn như nói: Tầng trên nhà mình có người ở thì không được thờ Phật. Phải hiểu là: Cho dù bạn ngụ tại từng chót bẹt của chung cư (phía trên có ngàn tầng) thì cũng phải thờ Phật! Bởi vì ở phía trên các tầng cao nhất vẫn có quỷ thần qua lại, và tít trên nữa… còn có trụ xứ của chư thiên.
Lại có người bảo: Buổi tối không nên tụng Kinh Địa Tạng, vì hễ vừa tụng là quỷ thần đến, thỉnh tới dễ nhưng tiễn đi khó. Còn có thuyết khẳng định: Chú Lăng Nghiêm chỉ nên tụng vào 3-5 giờ, nếu không sẽ chẳng tốt. Rồi còn nói: Tụng kinh mà niệm sai một từ sẽ xuống địa ngục, v.v… quả thực là có vô số những tà lý, tà thuyết do người hồ đồ nói xằng tụng bậy để gieo sợ hãi chướng ngại cho người tụng kinh niệm chú. Quý vị sơ cơ đừng để bị lầm lạc bởi những thuyết nhảm nhí này, đối với những tà thuyết trái bội Phật pháp như thế cần nên chỉnh lý và tự mình phải sáng trí khéo phân biệt.
Ngài Tuyên Hóa từng nói: Kinh chú tụng thời gian nào cũng được cả, hơn nữa khi người giữ ngũ giới tụng kinh, luôn có nhiều chúng sinh đến quỳ nghe. Nếu như nói: Tụng kinh đọc sai một từ xuống địa ngục, vậy thì còn ai dám tụng kinh tin Phật pháp nữa? Chẳng lẽ Phật giảng kinh thuyết pháp là để giăng thòng lọng làm hại người sao?
Tôi học Phật đã hai mươi năm, đều tranh thủ lúc rảnh mà tụng kinh niệm chú, hơn nữa tôi tụng Kinh Địa Tạng mục đích là tụng cho quỷ thần nghe, hy vọng họ đến nghe càng nhiều càng tốt, vì bọn họ nhờ nghe kinh minh lý, sẽ thu được lợi ích. Nương Phật lực gia trì nên nghe kinh rồi thì họ được lìa khổ được vui đầu thai cõi thiện, vì vậy họ tri ân không hết, sao có thể làm hại chúng ta chứ?
Còn có Vi đà Bồ-tát, Thiên long bát bộ cùng Hộ pháp thần vương, chư quỷ thần thảy đều đang bảo vệ người tụng kinh trì chú. Phàm là oan gia trái chủ, có muốn đến tầm cừu báo oán hay thiên ma ba tuần muốn tìm tới gia hại, đều chẳng thể lại gần. Nếu dốc sức thành tâm tụng kinh cho chúng sinh nghe rồi, trừ việc chuyên vì cá nhân nào đó mà tụng kinh ra, thì công đức tụng kinh xin hồi hướng cho chúng sinh khắp pháp giới. Lâu dần, túc oán sẽ hóa giải, bệnh dữ sẽ được lành, sự nghiệp dần thuận lợi.
Tu hành quý ở chỗ trì chí bền tâm, không nên nôn nóng muốn mau đạt hiệu quả. Chẳng hạn như tụng kinh mới nửa quyển hay vài ngày thì đã nôn nóng, mong có cảm ứng liền, đây là tính tham lam ích kỷ, nên loại trừ.
Sám văn:
Lại từ vô thỉ đến nay, không hay tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, từ bi, hỷ xả… không tu hết thảy pháp trợ Bồ đề.
Vì thế nên không có trí huệ, làm chướng Bồ đề tâm, Bồ đề nguyện, Bồ đề hạnh, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Bố thí có ba loại: Tài thí, pháp thí, vô úy thí. Dùng tâm thành từ bi giúp người, cho dù bố thí rất nhỏ cũng có phúc báo lớn.
Vào năm 1990, ở Thiên Tân có một thanh niên trúng số đến mấy vạn, làm chấn động vùng này một thời. Đài truyền hình còn làm một màn phỏng vấn đặc biệt.
Té ra mấy năm trước, anh từng gặp một cô bé ăn xin gầy ốm giơ xương, y phục lam lũ, động lòng xót thương nên đã vét hết số tiền hai đồng hiện có trên mình cho cô bé. Chính nhờ hai đồng bố thí này mà anh chiêu cảm phúc báu trúng số lớn hiện tại. Điều này chứng minh: Giúp người thực tế là giúp mình, nhân nhỏ mà quả to như thế này Phật cũng đã từng kể cho chúng ta nghe.
Qua câu chuyện này chúng ta phải hiểu: Những người chuyên mưu sinh bằng cách cướp giật tiền của người, tức là đã gieo nhân nghèo thiếu bần cùng vĩnh viễn, nếu họ trả báo nhẹ thì cũng tùy theo mức độ phạm tội nặng nhẹ mà bị sinh làm tôi tớ hoặc súc sinh để trả nợ.
Kẻ được giàu sang là do gieo nhân bố thí. Nhưng công đức bố thí không phải là độc quyền của người giàu, công đức không quyết định nơi tiền của nhiều ít, mà ở chỗ phát tâm, cho nên chiếu theo điều trên, kẻ nghèo hèn vẫn có thể bố thí tu phúc. Trong “Chúng Kinh Soạn Tạp Thí Dụ” kể rằng: Kẻ nghèo thiết mà tiết kiệm nhín nhút bố thí, phúc báu về sau thu được vô lượng vô biên.
Thí như thời quá khứ có một quốc vương thiết tiệc cúng dường Phật và chúng tăng. Lúc đó có một bà lão nghèo tùy hỷ đóng góp vào ít lạng đậu. Phật nói bà già nghèo này thu được phúc nhiều hơn quốc vương, bởi vì bà dốc hết toàn lực.
Năm 2007, tạp chí “Độc Giả” số 15 đã đăng một bài: “Làm từ thiện không phải nơi tiền mà là nơi tâm” và tường thuật rõ câu chuyện có thực như sau:
Ngày 16/2/2007, vị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vì muốn giúp trẻ em Phi châu bần khốn, nên tổ chức dạ tiệc từ thiện tại trang viên. Khách được mời tham gia toàn là những phú thương nổi tiếng. Có một bà nọ không được mời, lại dẫn theo một bé gái xin vào tham dự đóng góp. Nhưng khi họ vừa đến cổng thì bị nhân viên bảo vệ ngăn lại. Thế là bé gái tên Lucy liền đưa số tiền của em cho bảo vệ, nhờ anh chuyển giao giùm và nói: “Làm từ thiện không phải nơi tiền mà là nơi tâm!”.
Thế thì việc làm xuất phát từ trái tim thuần khiết như vậy, có xứng đáng được mời vào tham gia dạ yến từ thiện của đám cự phú giàu sang chăng? Ông Ba Fei Special nghe được, lập tức mời bà nọ cùng bé gái vào tham dự.
Kết quả, nhân vật chính của tiệc từ thiện đêm đó không phải là ngài tổ chức, cũng không phải là ngài Ba Fei Special đã đóng góp ba triệu USD, cũng không phải ngài Light Child đã bỏ ra tám triệu USD, mà chính là em bé Lucy (ho dù em chỉ đóng góp vỏn vẹn có 30,25 USD, nhưng em đã vinh dự nhận được tràng pháo tay vang dội làm chấn động cả hội trường. Và câu nói chủ chốt của đêm yến tiệc đó cũng chính là câu tuyên bố bất hủ: “Làm từ thiện không phải nơi tiền mà là nơi tâm!”.
Hôm sau, giới truyền thông Mỹ quốc xôn xao, đồng lấy câu tuyên bố này làm tựa chính và cho đăng tải tường thuật toàn bộ câu chuyện đã xảy ra nơi buổi dạ tiệc từ thiện. Sau khi xem báo xong, nhiều người dân cũng xôn xao xin đóng góp cho trẻ em nghèo Phi châu.
Xem qua câu chuyện này rồi, là đệ tử Phật, chúng ta có thể khẳng định:
Giống như bà lão nghèo trong kinh Phật, tại buổi dạ tiệc từ thiện đó, bé Lucy đã đóng góp toàn bộ số tiền danh dụm của em, nên ngay đêm đó đã thu hoạch phúc báu vô lượng vô biên, vượt qua các nhà cự phú nổi tiếng từng hiến tặng hàng triệu đô la kếch xù.
Sám văn:
Lại từ vô thỉ kiếp đến nay vì tạo tội nên cứ xoay vần trong ba cõi, trải khắp sáu đường, thọ thân bốn loài, làm nam hoặc nữ, hoặc phi nam phi nữ, ở khắp mọi nơi tạo vô lượng tội. Hoặc làm chúng sinh thân hình to lớn ăn nuốt lẫn nhau; hoặc làm chúng sinh thân bé nhỏ ăn nuốt lẫn nhau. Những tội sát hại như vậy vô lượng vô biên làm chướng Bồ đề tâm, chướng Bồ đề nguyện, chướng Bồ đề hạnh. Ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Giải thích:
Phàm phu chúng ta luân chuyển trong lục đạo tam giới, tạo tội sát sinh vô lượng vô biên, chiêu vô vàn quả khổ. Những điều này làm chướng Bồ đề tâm, Bồ đề nguyện, Bồ đề hạnh của mình, cần phải sám hối.
Một gia đình nọ có bốn huynh đệ, người anh cả trước 40 tuổi chuyên sát sinh ăn thịt, tính trong thập ác nặng nhẹ gì cũng đều phạm, không có ác nào mà chẳng làm. Đến 40 tuổi nhờ đọc Lục Tổ Đàn Kinh mà phát tâm tu hành, tính đến nay đã 20 năm. Tuy trải qua đủ mài giũa gian lao, nhưng anh trọn chẳng thối tâm. Anh kể cho các bạn đồng tu nghe: Mình đã nhớ ra nhiều đời trước từng là đệ tử Phật, do dâm tâm chưa đoạn nên bị đọa làm rồng. Đến đời này được gặp lại Phật pháp, nhờ Bồ-tát Quan Thế Âm từ bi cứu độ mà biết đường “về nhà”. Nếu không nhờ tu học theo Phật pháp thì chắc chắn mãn đời này anh sẽ vào bụng bò, dê do anh ăn thịt bò, dê quá nhiều, nên biết mình chết rồi ắt sẽ làm bò, dê, e là phải nếm cảnh bị lột da xẻ thịt mấy trăm lần, rồi tiếp theo phải làm heo để trả nợ, kế đó là làm cá, tôm, kiến, trùng, muỗi v.v… nghĩa là phải làm súc sinh vô số kiếp để trả nợ sát sinh, như vậy thì biết đến bao giờ mới được mang thân người lại? Có tính cũng không xuể. Nhờ tu mà anh mở sáng túc mệnh, nhìn thấu các đời.
Anh kể về chú hai (em mình) lúc 30 tuổi bị chết vì bướu não. Anh nhìn ra chú hai vốn là từ trong loài heo tới, giờ lại đầu thai làm heo nữa chính là con heo trắng đầu to trong nhà. Biết rõ điều này rồi, vì thương em nên anh thiết lập bàn hương án, chí thành lễ Phật quỳ tụng 108 biến Chú Đại Bi cầu cho em, sau đó anh theo dõi thì thấy con heo đầu to bỗng lăn ra chết bất ngờ và được sinh lên cõi trời, anh nhìn thấy rõ cảnh chú em hiện giờ đang quét vườn hoa. Anh nói thầm: “Được ở trên trời thì dù có quét hoa viên cũng còn sướng hơn là bị đọa trong cõi ác (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ) anh hy vọng nhị đệ dưới lực gia trì của Chú Đại Bi, tương lai sẽ về nhân gian tu hành, học Phật, xuất ly tam giới, viên thành Phật quả…”
Phần chú ba và chú tư, ngay từ lúc bé đã không ưa chơi đùa cùng nhau, lớn lên thường hay vì chút chuyện nhỏ mà đánh nhau, nên nhiều lần bị cha mẹ trách mắng. Sau khi họ thành gia rồi lại vì nhà đất mà tranh giành, gây hấn nhau suốt mấy mươi năm. Anh cả dùng đủ cách giáo hóa mà chú tư tuy có tin Phật nhưng nếu buộc phải bỏ tranh chấp thì khó hơn lên trời! Anh cả kể: Hai chú em này kiếp trước là hai con rồng xanh, kiếp đó họ cũng không hòa thuận, một bề gây đánh nhau cho đến khi đầu thai vào nhân gian kiếp này nếu họ không hóa giải oán hận, thì chắc chắn do những ác nghiệp đã tạo, họ sẽ xuống địa ngục. Rồi từ địa ngục lên sẽ đọa vào súc sinh, tiếp tục tranh đấu dai dẳng không dứt.
Anh cả tâm sự: Mình đã khuyên giải họ hơn hai mươi năm nay mà vô hiệu, đây là bởi nhiều đời họ tạo nghiệp ác sâu nặng, đối với Phật pháp không có lòng kính tin.
Gia đình tụ hội cùng nhau, là do thiện duyên hay ác duyên, vô duyên thì không tụ. Hoặc vì đòi nợ hay trả nợ mà tìm đến, không nợ thì chẳng tới.
Sau này anh cả đã vì cha mẹ và hai em tụng 108 bộ Kinh Địa Tạng. Hai tháng sau, mẫu thân bắt đầu thay đổi trước tiên. Tiếp theo là chú ba, chú tư quyết định buông bỏ oán thù xưa, không còn tranh giành ầm náo với nhau nữa.
Cho dù đây chỉ là bắt đầu, nhưng mối oán kết suốt hơn ba mươi năm được chuyển hóa trong một ngày, đây không thể không ca ngợi oai thần công đức của Kinh Địa Tạng.
Tôi kể câu chuyện có thực này ra, là mong các đệ tử Phật sớm buông bỏ hết mọi ân oán cá nhân, đừng do dự nữa. Vì một khi vô thường tới, những ân oán chưa kết thúc này sẽ biến thành chướng ngại mạnh mẽ ngăn cản bạn ra khỏi tam giới.
Có câu rằng: Chịu thiệt thòi chính là chiếm ưu thế! Buông xả chính là được tất cả. Xả: Có nghĩa là quên triệt để tất cả yêu, hận… trong dĩ vãng, đắc quả liễu sinh thoát tử, lìa khổ được vui.
Bất kể bạn sinh ra là nữ hay nam, bạn đâu biết lúc nào mình chết? Cho dù có sống đến trăm năm, bạn cũng không rõ cách chết của mình ra sao: Là bệnh hoạn hành chết hay bị hoạnh tử? Hoặc chết lành? Đã có sinh thì phải có tử!
Bất kể cả đời bạn sống trong nghèo túng hay vinh hoa phú quý, thì cuối đời rồi ai cũng phải lìa đời tay không, ra đi trong tiếng khóc vĩnh biệt của thân quyến. Giống như bài “Hảo liễu ca” đã viết:
Người đời đều cho thần tiên hay,
Mà chuyện công danh lại vẫn say!
Xưa nay tướng soái nơi nào đây,
Một dãy mồ hoang cỏ mọc đầy!
Người đời đều cho thần tiên hay.
Những hám vàng bạc lòng không khuây!
Suốt ngày những mong chứa cho đầy,
Đến lúc dầy rồi nhắm mắt ngay!
Người đời đều cho thần tiên hay!
Nhưng thích vợ đẹp lòng không khuây!
Lúc sống ái ân kể suốt ngày,
Lúc chết liền bỏ theo người ngay!
Người đời đều cho thần tiên hay!
Muốn đông con cháu lòng không khuây!
Xưa nay cha mẹ thực khờ thay,
Con hiền cháu thảo ai thấy đây?
Đây là bài ca mà đạo nhân hay ngâm nga. Giải thích rất rõ: Vạn sự trên đời, liễu (ngộ) là tốt nhất, nếu muốn tốt, thì tu cho liễu. Chữ liễu trong đây chính là khai ngộ: Buông tất cả thế gian, tu đạo Bồ đề, lìa khổ được vui tức là liễu, cũng là hảo.
Thế nên chớ vội phê bình người tin Phật là kẻ chán đời, không có tâm hướng thượng. Ngược lại là khác! Người tin Phật chân chánh luôn có nhiều cống hiến tốt đối với xã hội quốc gia. Bởi việc họ nghĩ đến đầu tiên là lợi ích của quốc gia, là chuyện được mất của tha nhân. Bao giờ họ cũng nghĩ cho người trước nhất và lấy lợi ích của tha nhân làm lợi ích của mình.
Vì vậy việc người Phật tử cần làm trước tiên là phải nghĩ cho chúng sinh, dùng lòng từ bi bình đẳng mà đối với tất cả chúng sinh. Tuyệt không có lòng muốn an thịt chúng sinh. Người học Phật chân chính nhất định là không có chút mảy may vị kỷ, chuyên nghĩ đến lợi người, luôn tuân thủ kỷ luật, giữ phép tắc, hiếu kính song thân. Như vậy mới là người học Phật có chánh tín, chánh tri, chánh kiến, chánh hạnh.
Nếu là người sơ cơ muốn nghiên cứu kinh Phật, tôi đề nghị trước tiên bạn nên tìm đọc “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh” do ngài Tuyên Hóa giảng. Hãy nghiên cứu cho tỉ mỉ kỹ càng, tôi chăc rằng bạn sẽ ưa thích Phật pháp. Bạn chỉ cần chăm chỉ đọc bộ kinh này, thì đã có thể tăng trưởng trí huệ, có được “hỏa nhãn kim tinh” (là đôi mắt sáng thần kỳ), bất kể yêu tà nào cũng bị bạn nhận ra, nhìn thấu hết. Đương nhiên nếu có chút sai lệch thì bản thân bạn cũng sẽ biết rõ thông suốt. Nếu bạn nghe người nói “Kinh Lăng Nghiêm là giả, chẳng phải Phật thuyết…” thì tuyệt đối không nên tin. Vì người tuyên bố kia chưa làm được những điều như trong “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” nơi Kinh Lăng Nghiêm dạy, nên họ rất sợ mọi người đọc Kinh Lăng Nghiêm sẽ phát hiện ra bộ mặt thật của họ. Nếu lời này là sai, tôi xin chịu đọa địa ngục.
Xem kinh rồi thì bạn hãy bắt đầu thử bỏ mặn ăn chay chừng nửa tháng xem? Tôi không dám nói thử một tháng vì sợ bạn thiếu kiên nhẫn không làm nổi nhưng ít nhất thì khi đọc Kinh Lăng Nghiêm, trước đó ba ngày bạn hãy khởi sự bỏ mặn ăn chay, như vậy càng biểu lộ tâm thành tôn kính Phật.
Hằng ngày những lúc rãnh thì bạn ngồi hay quỳ tụng một bộ Kinh Địa Tạng, nếu nhà có người bệnh nặng thì tụng cho người bệnh, nếu có thai phụ thì tụng cho thai nhi, nếu có đại khổ nạn lớn gì chưa thể giải quyết, chẳng hạn như vợ chẳng thể mang thai, công tác không thuận lợi, thì hãy vì những con vật mình từng đã giết, ăn qua mà tụng kinh. Bạn chỉ cần tụng thành tâm, ắt sẽ có chuyển biến tốt. Bởi vì Phật pháp là thuốc hay vi diệu không thể lường, mà bạn không cần tốn tiền nộp phí chữa trị.
Tính ra nửa tháng hay một tháng bạn thí nghiệm bỏ mặn ăn chay đó, chẳng những không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bạn, ngược lại còn khiến nó tốt hơn lên mà chẳng tốn tiền, quả thực là thế. Nhất định bạn sẽ thấy được sức mạnh Phật pháp và điều kỳ diệu không thể nghĩ lường, nếu bạn thành tâm thực hành đúng như tôi khuyên mà không có cảm ứng thì quả là vô lý. Khi bạn chứng nghiệm được điều hay rồi, có tín tâm kiên định rồi, dần dần sẽ bước vào chánh đạo tu hành.
Chúng ta tạo vô biên tội, chư Phật đều thấy rõ, chỉ có sám lỗi trước dứt lỗi sau, cải đổi tu sửa, mong nhờ lực gia trì của Phật, phát tâm Bồ đề, nguyện như pháp tu hành mới có thể tiêu hết tội.
Những người chuyên nghiên cứu tướng học, vừa thấy mặt hoặc xem tay bạn, thì có thể đoán biết vận mệnh bạn ra sao, là bởi vì tướng mạo một người cũng tùy thuộc nhân gieo đời trước đến nay mà kết quả, khi nhìn quả trổ đương nhiên có thể suy ra nhân đã gieo. Thí như chúng ta thấy một người có tướng lưỡi rộng dài, mềm mại, khi thè ra nếu có thể che mặt và liếm đến mí tóc, thì biết đây chính là một trong các quả lành do nhiều đời họ không nói vọng ngữ. Thực ra không nói láo mà còn chiêu nhiều quả tốt khác nữa, thí như lời nói ra người người đều tin… do vậy mà chúng ta có thể căn cứ vào tướng mạo đặc trưng để nói ra số mệnh đặc định. Thực ra, có nói tới nói lui, thảy đều là tác dụng của luật nhân quả mà Phật từng thuyết giảng thôi.
Nhưng tu hành có thể cải đổi số mệnh, Phật giáo chủ trương tất cả đều do tâm tạo, mọi sự tùy thuộc nơi mình, chẳng chấp nhận hay cam chịu số mệnh, bởi chỉ có chính ta mới có thể cải đổi số mệnh mình. Phật giáo không tán thành việc đoán mệnh xem tướng. Bởi vì việc khăng khăng tin chấp theo bói mệnh đoán tướng, sẽ đóng bạn dính cứng vào định đặt của túc mệnh.
Phật là bậc đại giác, là bậc thầy đức hạnh viên mãn của trời người, được gọi là Thế Tôn, lời Ngài dạy chắc chắn không sai. Quan trọng ở chỗ: Khi nghe Phật pháp rồi bạn không thể không hồi tâm quy hướng Phật, khéo nắm bắt thời cơ, lo điều chỉnh nhịp sống của mình hướng thượng, tiến đến nẻo quang minh.
Phật pháp luôn đem lợi lạc đến cho muôn loài như trận mưa cam lộ rưới xuống, vạn vật đều thọ ích.
Hãy tranh thủ tham dự pháp hội lễ Lương Hoàng Sám hoặc lễ một mình tại nhà cũng được vì đây là dịp lành để sám hối. Chỉ cần nương theo sám văn nhắc nhở, bạn sinh tâm tỉnh ngộ, nhận ra những tội mình đã phạm trong đời này và sinh tâm ăn năn, thệ chẳng phạm lại nữa thì có thể chuộc tội.
Tất nhiên cũng đừng quên ngài Tuyên Hóa khai thị: “Làm thiện mà mong người ta biết thì không phải là chân thiện, làm ác mà sợ người ta hay mới là đại ác”. Nếu như bạn phạm lỗi ác, không sợ người biết, thậm chí dám dũng cảm thổ lộ trước đại chúng, việc này có thể phát huy tác dụng giáo hóa người khác, thế thì bạn đã chuyển ác nhỏ thành đại thiện.
Mỗi vị Phật, Bồ-tát đều có nguyện lực riêng để độ chúng sinh, chỉ cần chúng ta thành tâm sám hối, Phật, Bồ-tát đều nhìn rõ, thấy hết, biết hết, nhất định sẽ tiếp thọ tâm thành của ta, dùng lực đại thần thông gia trì cho ta.
Tâm chân thành sám hối sẽ giúp chuyển biến vận mệnh, là then chốt quan trọng giúp ta lìa khổ được vui. Đã phát nguyện thì nhất định phải làm cho được, cần phải hành trì bền bĩ, không nên vừa được chút như ý liền phóng túng tái phạm. Phải hiểu: Cơ hội dành cho người sám hối chuộc lỗi chỉ có một lần duy nhất.
Có thể ví dụ thế này: Nếu tôi lén trộm của bạn một ngàn đồng, tất sẽ bị bạn níu áo, đòi đưa lên quan. Ngay lúc đó tôi khẩn cầu năn nỉ, xin bạn hãy cho tôi cơ hội để sửa lỗi. Nhưng được một thời gian không lâu, tôi giở thói hư cũ, phạm tội tiếp: lén trộm của bạn ngàn đồng nữa. Lúc này khi bị bạn bắt, tôi lại cầu xin bạn tha cho, thì xem như không được chấp nhận nữa rồi, bởi vì bạn đã mất lòng tin. Lúc đó uy lực của mười phương chư Phật cũng không cứu vãn được, xem như nợ trước nợ sau gì cũng đồng tính hết. Do vậy, hễ biết lỗi là phải sửa liền, đã hiểu thì nên thực hành ngay, làm thế không những được quỷ thần cung kính, mà còn được chư Phật, Bồ-tát gia trì.