Phổ Đà Sơn Dị Truyện

59. Đại Sư Thái Hư Đến Phổ Đà, Đóng Cửa Tĩnh Tu Kinh Bát Nhã



Nhiều bậc Đại đức cao Tăng có tiếng tăm trong Phật giáo, phần lớn đều xuất thân và trưởng thành lên từ chốn danh sơn, ví dụ như Đế Nhàn đại sư, Ấn Quang đại sư v.v… đều là những vị từng ẩn thân ở núi Phổ Đà, chuyên tu kinh tạng nhiều năm. Lại như vị lãnh tụ Phật giáo vang tiếng hoàn cầu là Thái Hư đại sư. Hồi Đại sư mới lên chín tuổi, cùng với bà ngoại đi lễ Phổ Đà và cũng từ đó, “hạt giống xuất trần” ở đại sư bắt đầu gieo xuống mảnh đất ấy, đến tuổi mười lăm, Đại sư đã nhìn thấu được nhân tình thế thái, không chịu làm nô lệ cho đồng tiền, và từ đó Đại sư phát nguyện xuất gia, đến tu hành ở núi Phổ Đà, nào ngờ đi nhầm thuyền lại đến một nơi khác, làm đệ tử của Hòa thượng Trang Niên, được xếp vào con cháu của Hòa thượng. Sau khi Đại sư xuất gia, vẫn còn duyên phận với núi Phổ Đà, Hòa thượng Chí Viên ở núi Phổ Đà lại là anh em cùng một giới sư với Đại sư, tức là hai cụ đều là giới đệ tử của Hòa thượng Kỳ Thiền đầu đà Bát Chỉ, cho nên Đại sư hồi còn trẻ vẫn được đi lại chốn Phổ Đà, Đại sư đã từng là giảng sư ở trường tiểu học Vũ Hóa ở Phổ Đà, rồi làm Tri khách ở nhà khách Chùa Trước, sau lại về ở một ngôi miếu nhỏ ở Núi Sau, gọi là thiền viện Thiền Na, đến nay ngoài cửa núi trên một phiến đá vẫn còn khắc bốn chữ “Thái Hư Lan Nhã” chính tay Đại sư viết. Nơi đó cảnh rất tĩnh mịch, những ngày đóng cửa núi, Đại sư thường cùng với Chí Viên, Dục Sơn làm thi phú trao đổi với nhau, hồi đó người ta gọi ba vị ấy là “Phổ Đà Tam Lão”. Ngoài ra Đại sư cũng thường đi lại luôn với Ấn Quang đại sư. Câu truyện đóng cửa núi cũng có một đoạn nhân duyên lý thú.

Hồi đó Đại sư vì có tham gia cuộc cánh mạng Tân Hợi (1911) ở chùa Bạch Vân, Quảng Châu, sau bị chánh phủ Mãn Thanh bắt, ra tù Đại sư thấy không thể ở lại Quảng Đông được, bèn trở về Chiết Giang đề xướng làm ba cuộc cách mạng của Phật giáo (cách mạng về giáo lý đạo Phật, về chế độ trong Phật giáo, và tài sản trong Phật giáo), nên lại phải đối đầu với Nhân Sơn Pháp sư. Từ đấy Đại sư bị rất nhiều người trong phái thủ cựu đả kích ác liệt, do đó vào năm Dân Quốc thứ 3, Đại sư phải lánh thân ở núi Phổ Đà, đóng chặt cửa núi, tiềm tu Phật điển trau dồi trí đức của mình. Trước khi đến Phổ Đà, Đại sư đã viết thư báo cho Hòa thượng Chí Viên biết, để Hòa thượng giúp đỡ nhờ tìm một nơi yên tĩnh, đóng cửa tu hành. Hòa thượng Chí Viên đã tìm cho Đại sư một căn buồng yên tĩnh và viết thư mời Đại sư đến. Khi đến Phổ Đà, trước hết Đại sư lên Tích Lân Đường để gặp thầy dẫn lễ hồi thụ giới, nào ngờ, thầy Hòa thượng già dẫn lễ hồi xưa đó đối xử đặc biệt khách khí, hỏi Đại sư đến núi có việc gì. Đại sư nói: “Tôi muốn đến đây đóng cữa tĩnh tâm tu tập vài năm”. Hòa thượng nói: “Thầy định đóng cửa ở chốn nào?” Đại sư nói: “Được giới huynh Chí Viên bố thí cho một nơi rồi”. Hòa thượng nói: “Chí Viên dóng cửa tĩnh tu cũng là do tôi gúp đỡ, thầy ấy sức đâu mà cúng dàng thầy đóng cửa. Thôi, thầy cứ ở lại Tích Lân Đường của tôi đây mà tĩnh tu, tôi sẽ cúng dầng thầy. Thầy xem căn phòng nào vừa ý thì thầy chọn mà đóng cửa. Và nếu thầy muốn lấy đại điện của tôi làm chốn tĩnh tu thì tôi cũng sẽ dành cho thầy”. Thấy thầy dẫn lễ nhiệt tình như vậy, cũng khó khước từ, do đó Đại sư quyết định ở lại Tích Lân Đường đóng cửa ba năm. Nơi tĩnh tu của Đại sư, tôi cũng có dịp đến đó, còn để lại nhiều bút tích của Đại sư, rất tiếc là thầy đang gia coi sóc nơi đó không sắp xếp lại làm nơi kỷ niệm để tứ chúng qua lại tham quan.

Hồi Đại sư đóng cửa tiềm tu, có rất nhiều quan viên trong chính giới đều đến Đại sư để xin quy y. Có một truyện cần ghi lại ở đây là: Vào khoảng tháng tám dương lịch, Dân Quốc năm thứ 5, khi quốc phụ Tôn Trung Sơn cùng với Hồ Hán Dân tiên sinh đến thăm núi Phổ Đà, có gặp Đại sư, tôi xem trong niên phả của Đại sư thấy có đề cập đến một vị cư sĩ quen biết Đại sư (tôi quên mất tên vị cư sĩ đó rồi) nói rằng Đại sư có tặng cho ông một tấm ảnh chụp chung với Quốc phụ, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra bức ảnh ấy. Hiện nay chúng ta chỉ được thấy bức ảnh Đại sư chụp chung với Tổng Thống. Ngoài ra Đại sư còn làm nhiều thơ, có bài dâng tặng quốc phụ, có bài làm sau lúc thiền định. Đại sư hồi ở núi Phổ Đà đóng cửa tiềm tu, đã đọc hết hơn 600 cuốn Đại Bát Nhã Kinh, do đó mà khai ngộ, trí tuệ của Đại sư bắt rễ từ kinh điển, từ trong thiền định, chứ đâu phải là trí tuệ tà vọng từ bên ngoài vào, cho nên tôi nói Đại sư có một mối nhân duyên thù thắng với Phổ Đà Sơn là như vậy (đoạn này lược dịch – LND).


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.