Phổ Đà Sơn Dị Truyện

06. Điện Thần Vận Ở Chùa Phổ Tế Biết Co Giãn Như Túi Càn Khôn



Chùa Trước là chốn tổ đình của Phổ Đà Sơn. Thời Lương Ngũ Đại, mới bắt đầu xây dựng chùa này, đặt tên là “Viện Bồ Tát Không Chịu Đi”. Sau vua Tống Thần Tông có sắc lệnh cho tu tạo lại, lấy tên là Bảo Đà Tự. Đến đời Thanh, cũng đổi tên nhiều lần, gần đây mới có tên là “Phổ Tế Thiên Tự”. Vì cả núi có hai chùa Phổ Tế, Pháp Vũ chia vùng quản lý, khu vực do Tiền Sơn quản lý gọi là Tiền Tự, khu vực do Hậu Sơn quản lý gọi là Hậu Tự, một số nhà cửa, am nhỏ thuộc phạm vi quản lý của Tiền Sơn, đều quy về nhà khách của Chùa Trước trông coi; một số am viện và cục Cảnh sát, cho nên nhà khách của Tiền Tự và Hậu Tự cứ được coi là tòa án hành chính cũng chẳng sao. Dù là tăng hay tục xung quanh am viện, nếu có chuyện xích mích tranh cãi xảy ra, mà không thể tự giải quyết được, thì, nếu thuộc Tiền Tự thì đến nhà khách Tiền Tự, nếu thuộc Hậu Tự thì đến nhà khách Hậu Tự, thế là thầy Tăng Tri Khách ở Tiền Tự cũng như Hậu Tự, chỉ cần “rung mình, hô biến” một cái là trở thành ông quan tòa ngồi trước khách đường hô đông chỉ bắc, phán quyết oai nghiêm. Bởi thế cho nên tăng tục ở trên chùa này đều quen gọi Chùa Trước, Chùa Sau mà không gọi tên chữ là chùa Phổ Tế hay chùa Pháp Vũ.

Chùa Trước là tổ đình của Phổ Đà, cho nên phòng xá rất nhiều, người ở đông đúc, có thể nói là nơi tiêu biểu cho Phổ Đà, điều đáng ca ngợi nhất và nhiều truyện thần dị khó hiểu nhất là Viên Thông Bảo Điện. Bởi vì Phổ Đà Sơn là chốn đạo tràng của Đại Sĩ Quán Âm, ngài tu chứng Nhĩ căn viên thông, có khi có người gọi là Viên Thông Đại Sĩ. Cho nên các điện lớn ở núi này phần lớn đều gọi là Viên Thông Bảo Điện. Bởi vì các điện lớn ở Chùa Trước vốn nổi tiếng có nhiều câu truyện thần dị, do đó, những người hiếu sự đặt tên là Thần Viện Điện, người thế tục lại đặt tên là “Điện Co Rãn”. Đọc chữ co rãn cũng có thể biết được ý nghĩa của nó rồi. Nghe những câu truyện truyền thuyết về ngôi điện này thì cảm tưởng như nơi đây là cái túi càn khôn trong tiểu thuyết, có thể co rãn lúc to lúc nhỏ, dù ít hay nhiều người nó cũng có thể chứa hết được, xưa nay chưa nghe ai nói đến nạn thừa người, cảm thấy Tăng nhiều điện nhỏ cả. Bản thân tôi lúc đầu cũng cho rằng đó là truyện thần thoại không có thực, cho nên cũng không để ý lắm. Sau này sư Triệu Tường trụ trì ở am Tích Thiện kể cho tôi nghe nhiều truyện như: Ở đây có 6000 vị hòa thượng tụng kinh nhiễu Phật mà không thấy chật chội. Sư kể: “Năm Dân Quốc thứ 25 có một vị khách hành hương vào núi dâng lễ cúng dường, làm cỗ chay mời hàng ngàn Sư Tăng tới dự, để kết pháp duyên. Hồi đó có thể nói là thời đại vàng son của núi Phổ Đà. Khách đến dâng hương cộng với Tăng chúng phải đến ba vạn người. Các Sư Tăng ở các châu huyện phủ đi hành cước cũng ùn ùn kéo đến núi này để dự hội, không khí náo nhiệt, đúng là nơi tập hợp của Tăng già trong cả nước. Hồi đó tôi nhận chức phó thủ kho ở Chùa Trước (chùa này còn có các chức Thủ quỹ, Tri khách) bởi vì làm chay cúng dường thường có lệ mỗi suất chay kèm theo một đồng lộc, chứng chay trưa xong, mọi người đi lễ Phật, ra khỏi trai đường (thường đọc kinh Dược Sư Tiêu Tai Diên Thọ), rồi lên đại điện nhiễu Phật. Lúc đó người nhận chức phó thủ kho phải đứng trước đại điện để phát lộc. Lúc phát lộc, vì không có tiền lẻ nên phát một thẻ tre rồi sau đó đến kho đổi lấy tiền, lúc đó các cửa ngách của đại điện đều dóng chặt, cử người chuyên trách đứng canh cửa đề phòng bất trắc, chỗ cửa vào chỉ vừa một người ra rồi vòng ra cửa trước lĩnh lộc, một người chỉ nhận một suất, không được nhận thay những thẻ tre mà tôi phát ra cho từng người, kiểm lại phải có hơn sáu nghìn thẻ. Việc đó chính tay tôi làm, mắt tôi thấy chứ không phải là truyện thần thoại, mà chính là việc có thật, ông có tin điều đó là truyện lạ không?”

Như trên, tôi đã nói, những truyện thần dị về Phật, Bồ tát, không phải là điều mà đám phàm phu tục tử chúng ta có thể nghĩ tới và nghị bàn cho ra lẽ được, ví dụ như truyên căn buồng của cư sĩ Duy Ma chép trong kinh Duy Ma, một căn buồng ngủ chỉ vỏn vẹn một trượng vuông mà có thể chứa được vài vạn nhân thiên, hỏi bệnh nghe pháp, vậy một đại điện chứa được sáu ngàn người thì có gì là lạ? Trên đây tôi đã dài dòng văn tự mất nhiều trang giấy rồi, độc giả chắc sẽ hỏi: “Vậy thì ngôi điện kia rộng bằng chừng nào?” Xin lỗi, kẻ cầm bút này chỉ có một cây bút, các bạn hãy từ từ, tôi xin thưa dần: ngôi điện đó có chín chín tám mươi mốt gian, cao hơn Văn Xương Các (tức Am Liên Trì), bốn tầng lầu, so với trong nước thì không lấy gì làm lớn, nhưng so với Đài Loan ngày nay, tôi đã đi khắp cả vùng Đài Loan, cũng chưa thấy có ngôi bảo điện nào to lớn và hùng vĩ như vậy. Theo tôi, ở Đài Loan, phải nói rằng điện chùa Siêu Phong ở núi Đại Cương là to nhất, nhưng so với đại điện ở Chùa Trước của núi Phổ Đà thì thực là người tí hon gặp người khổng lồ, kém xa lắm. Nay dùng phương pháp khoa học mà tính toán, thì 81 gian nhà như vậy làm sao có thể chứa nổi sáu ngàn người, huống hồ là giữa điện lại có ba ngôi tượng Phật lớn, hai bên tường lại thờ đến ba mươi hai bức tượng Quán Âm ứng thân, lại còn trừ căn phòng của điện chủ trông coi hương đăng, và còn mấy cái kệ cúng bày những thứ như mái trèo, bàn thạch, bồ đoàn v.v… Nhiều lắm chỉ có thể chứa được tối đa là hai ngàn người. Song, thực là đúng có sáu ngàn Sư Tăng ở đại điện nhiễu Phật, quỳ lễ, mà không cảm thấy chen chúc chút nào, cho nên người ta mới đặt cho đại điện cái tên là “Đại Điện Thần Vận Co Rãn” là như vậy.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.