Cúng hoa được Phật thọ ký,
Phật kể nhân thọ ký thuở trước.
Lúc đức Như Lai ở thành Vương-xá, có 500 vị thanh niên Trát-đức-ốc thong dong tự tại, thường đi dạo trong công viên ngắm hoa, nghe chim hót, tận hưởng hương vị ngào ngạt của đất trời. Họ thường đan tất cả các loại hoa lại làm thành vòng hoa đội lên đầu, ngày ngày ung dung hưởng thụ phong cảnh thiên nhiên.
Vào buổi sáng nọ, đức Như Lai đắp y ôm bát vào thành khất thực hết sức khoan thai, an ổn, 500 vị thanh niên Trát-đức-ốc này từ xa xa đã trông thấy thân tướng sắc vàng của đức Như Lai, ngay lập tức sinh tâm hoan hỉ tột cùng, tranh nhau kéo đến cùng dường các vòng hoa lên đức Như Lai, sau đó cung kính đảnh lễ, đi nhiễu quanh về bên phải Ngài ba vòng, rồi mới quyến luyến ra đi, lòng như không muốn rời xa.
Lúc đó, đức Như Lai mỉm cười, phóng ra bốn màu hào quang trắng, đỏ, vàng, xanh, trên chiếu soi đến cõi trời, dưới đến tận địa ngục Bát hàn,1 Bát nhiệt.[10]
1Địa ngục Bát hàn (Bát hàn địa ngục -八寒地獄): là tám địa ngục cực kỳ lạnh lẽo rét buốt, khiến cho các chúng sinh thọ tội trong đó phải vô cùng đau khổ. Các địa ngục này gồm có: 1. Át-bộ-đà (頞部陀), phiên âm từ Phạn ngữ Arbuda, có nghĩa là phồng rộp, vì da thịt của chúng sinh thọ tội trong địa ngục này bị phồng rộp lên do quá lạnh. 2. Ni-thích-bộ-đà (尼刺部陀), phiên âm từ Phạn ngữ Nirarbuda, có nghĩa là phồng rộp và nứt ra, vì da thịt của chúng sinh thọ tội trong địa ngục này bị phồng rộp lên rồi nứt nẻ ra vì quá lạnh. 3. Át-triết-trá (頞哳吒), phiên âm từ Phạn ngữ Aṭaṭa, vì chúng sinh thọ tội trong địa ngục này bị rét buốt khổ đến cùng cực, môi không thể cử động, chỉ phát ra thành tiếng rên xiết “át-triết-trá”. 4. Hoắc-hoắc-bà (矐矐婆), phiên âm từ Phạn ngữ Apapa, vì chúng sinh thọ tội bị rét buốt khổ đến cùng cực, lưỡi không thể cử động, chỉ còn phát ra thành tiếng “hoắc-hoắc-bà”. 5. Hổ-hổ-bà (虎虎婆), phiên âm từ Phạn ngữ Hahādhara, vì chúng sinh thọ tội bị rét buốt khổ đến cùng cực, rên xiết thành tiếng “hổ-hổ-bà”. 6. Ốt-bát-la (嗢鉢羅), phiên âm từ Phạn ngữ Utpala, nghĩa là hoa sen xanh, vì chúng sinh thọ tội bị lạnh buốt quá mức, da thịt nứt nẻ giống như hoa sen xanh. 7. Bát-đặc-na (鉢特摩), phiên âm từ Phạn ngữ Padma, nghĩa là hoa sen hồng, vì chúng sinh thọ tội bị lạnh buốt khổ đến tột độ, da thịt nứt toát ra giống hoa sen hồng. 8. Ma-ha Bát-đặc-na (摩訶鉢特摩), phiên âm từ Phạn ngữ Mahāpadma, nghĩa là hoa sen hồng lớn, vì chúng sinh thọ tội bị rét buốt khổ đến tột độ, da thịt lạnh cứng nứt ra, toàn thân biến thành màu hồng, giống như hoa sen lớn màu hồng. (Theo Danh nghĩa đại tập -名義大集)
Chúng sinh trong các địa ngục ấy mỗi người tùy còn gọi là Đẳng hoạt địa ngục (等活地獄). Chúng sinh trong địa ngục này tay mọc móng sắt dài nhọn, do lòng sân giận mà sinh ra ý tưởng hại nhau, nên dùng móng vồ lấy nhau, da thịt liền rơi rớt; có những tội nhân bị chặt, đâm, xay, giã, như vậy tưởng là đã chết, song gió lạnh thổi qua, da thịt lành lặn rồi sống trở lại. Địa ngục này dành cho những chúng sinh không ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra nên tạo nghiệp giết hại các chúng sinh khác. 2. Hắc thằng địa ngục (黑繩地獄), Phạn ngữ là Kālasūtra, nghĩa là địa ngục dây đen. Nơi đây ngục tốt dùng dây sắt nóng buộc kéo tội nhân, sau đó cưa chém thân hình, lại có gió dữ thổi dây sắt nóng quấn quanh thân họ, đốt da, lóc thịt, thui xương, nấu tủy vô cùng khổ sở. 3. Đôi áp địa ngục (堆壓地獄), Phạn ngữ là Saṃghāta, cũng gọi Chúng hợp địa ngục (眾合地獄). Địa ngục này có núi đá lớn, sau khi tội nhân rơi vào, núi tự nhiên khép lại, đè ép thân họ, xương thịt nát nhừ. Địa ngục này dành cho những chúng sinh phạm vào các tội giết hại, lường gạt trộm cắp và tà dâm. 4. Khiếu hoán địa ngục (叫喚地獄), Phạn ngữ là Raurava. Ngục tốt trong địa ngục này đem tội nhân ném vào chảo lớn để hầm nấu, tội nhân chịu các đau đớn, gào khóc kêu la, nên gọi là Khiếu hoán địa ngục. Chúng sinh do phạm vào bốn tội: giết hại, trộm cắp, tà dâm, uống rượu mà sa vào địa ngục này. 5. Đại khiếu hoán địa ngục (大叫喚地獄), Phạn ngữ là Mahāraurava. Trong địa ngục này, tội nhân sau khi bị hầm nấu rồi, gió nghiệp thổi vào lại sống dậy; khi ấy ngục tốt dẫn họ vào lò sấy bằng sắt để rang sấy họ. Tội nhân đau đớn rên la thống thiết, phát tiếng kêu to nên gọi là Đại khiếu hoán địa ngục. Chúng sinh do phạm vào các tội giết hại, lường gạt trộm cắp, tà dâm, nói dối nên sa vào địa ngục này. 6. Thiêu chích địa ngục (燒炙地獄) Phạn ngữ là Tapana,cũng gọi là Tiêu nhiệt địa ngục (焦熱地獄) hay Viêm theo tình trạng của mình mà đều có được cảm giác lạnh hay nóng thích hợp, vô cùng thoải mái, nên tưởng rằng nghiệp báo đã hết, sắp chuyển sinh sang thế giới khác. Sau đó biết được đây là ánh sáng từ bi của đức Thế Tôn giúp tiêu trừ khổ não lạnh nóng cho họ, họ liền khởi tâm tin tưởng, vui mừng rất lớn đối với đức Thế Tôn, nhờ đó mà được chuyển sinh lên các cõi trời.
Ánh sáng từ bi của đức Thế Tôn nhiễu quanh khắp thế giới Tam thiên đại thiên1 ba vòng, rồi trở nhiệt địa ngục (炎熱地獄). Địa ngục này có tường thành bằng sắt, lửa cháy hừng hực, trong ngoài đốt nướng, da thịt phạm nhân bị cháy rục, vô cùng khổ sở. 7. Đại thiêu chích địa ngục (大燒炙地獄), Phạn ngữ là Pratāpana,cũng gọi là Đại tiêu nhiệt địa ngục (大焦熱地獄), Đại cực nhiệt địa ngục (大極熱地 獄). Trong địa ngục này, ngục tốt bắt tội nhân nhốt vào thành sắt, đốt lửa cháy rực, trong ngoài đều đỏ, đốt nướng tội nhân; lại có hầm lửa, lửa cháy đỏ rực, hai bên bờ hầm có núi lửa, đem tội nhân xiên vào chỉa ba bằng sắt, nướng trên lửa lớn, da thịt cháy rục, vô cùng khổ sở. 8. Vô gián địa ngục (無間地獄), Phạn ngữ là Avīci,phiên âm là A-tỳ địa ngục (阿鼻地獄), cũng gọi là Vô cứu địa ngục (無救地獄). Trong địa ngục này, tội nhân phải chịu khổ liên tục nên gọi “vô gián” (không gián đoạn), là địa ngục rất khổ. Người tạo tội ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu), phỉ báng Đại thừa rơi vào ngục này.
1Thế giới Tam thiên Đại thiên (Tam thiên đại thiên thế giới -三千大千世界), Phạn ngữ là tri sāhasra-mahā-sāhasrāḥloka-lại tướng lông trắng giữa chân mày. Thầy A-nan thấy vậy liền cung kính chắp tay thưa hỏi đức Như Lai:
– Kính bạch Thế Tôn! Đức Như Lai Chính Đẳng Chính Giác không bao giờ phóng quang mỉm cười một cách vô cớ, hôm nay vì nhân duyên gì Phật mỉm cười và phóng hào quang bốn màu? Ngưỡng mong Như Lai từ bi giảng nói cho chúng con được rõ, chúng con rất muốn được nghe.
Đức Như Lai từ bi bảo thầy A-nan:
– A-nan Đúng vậy, đúng vậy! Như Lai Chính Đẳng Chính Giác không mỉm cười, phóng quang khi không có nhân duyên. Hôm nay vì có 500 thanh niên Trát-đức-ốc khởi tâm tin tưởng vui mừng cúng dường hoa tươi và đi nhiễu quanh ta ba vòng, tất dhātavaḥ: Theo vũ trụ quan của người Ấn Độ thời xưa lấy núi Tu-di làm trung tâm, xung quanh có 4 đại châu và 9 lớp núi,
8 lớp biển, gọi là một Tiểu thế giới, kể từ trời Sơ thiền của Sắc giới đến lớp phong luân dưới đáy mặt đất, trong đó bao gồm: mặt trời, mặt trăng, núi Tu-di, Tứ thiên vương, Tam thập tam thiên, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm thế… 1.000 tiểu thế giới như vậy hợp thành một Tiểu thiên thế giới, 1.000 Tiểu thiên thế giới hợp thành một Trung thiên thế giới, 1.000 Trung thiên thế giới hợp thành một Đại thiên thế giới. Vì có sự hợp thành qua ba tầng bậc nên ta quen gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới, nhưng cũng đồng nghĩa với Đại thiên thế giới. cả bọn họ trong 30 đại kiếp sắp đến sẽ không bị đọa lạc vào đường ác, được chuyển sinh lên thiên giới, hưởng thọ dục lạc, sau đó được chuyển sinh làm người, xuất gia sống đời tỉnh thức, tu học giáo pháp giải thoát của Phật-đà, ở riêng nơi thanh vắng, chuyên tâm thực hành Ba,1đắc quả vị Bích-
1Ba mươi bảy phẩm đạo (Tam thập thất đạo phẩm – 三十七道品, Phạn ngữ là bodhi-pākṣika): cũng gọi là Tam thập thất Bồ-đề phần, là 37 pháp môn tu tập, được chia thành 7 nhóm: 1. Tứ niệm xứ (a. Thân niệm xứ: Tức quán sắc thân này đều là bất tịnh; b. Thọ niệm xứ: Quán các cảm thọ khổ, vui… thảy đều là khổ; c. Tâm niệm xứ: Quán trong tâm này niệm niệm sinh diệt và không thường trụ; d. Pháp niệm xứ: Quán các pháp do nhân duyên sinh, không có tính chất tự tồn tại.), 2. Tứ chính cần (a. Tinh tấn dứt trừ điều ác đã sinh; b. Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa sinh; c. Tinh tấn sinh khởi điều thiện chưa sinh; Tinh tấn phát triển điều thiện đã sinh.), 3. Tứ như ý túc (a. Dục như ý túc: Hi vọng pháp sở tu được đầy đủ như nguyện; b. Tinh tấn như ý túc: Đối với pháp sở tu phải chuyên chú nhất tâm, không có xen tạp, được đầy đủ như nguyện; c. Niệm như ý túc: Đối với pháp sở tu ghi nhớ không quên, được đầy đủ như nguyện; d. Tư duy như ý túc: Tâm tư duy pháp sở tu, không để quên mất, được đầy đủ như nguyện.), 4. Ngũ căn (Năm cội gốc sinh ra tất cả pháp lành, gồm có: a. Tín căn: Tin sâu chính đạo và pháp trợ đạo thì có công năng sinh ra tất cả vô lậu thiền định giải thoát; b. Tinh tấn căn: Chuyên cần tu tập theo chính pháp, không xen không tạp; c. Niệm căn: Ghi nhớ chính pháp không quên; d. Định căn: Nhiếp tâm không cho tán loạn, nhất tâm tịch tĩnh; e. Tuệ căn: Dùng trí tuệ quán chiếu các pháp rõ ràng.), 5. Ngũ lực (Là năm sức mạnh, lực dụng, có công năng phá ác sinh thiện, gồm có: a. Tín lực: Tín căn tăng trưởng có chi Phật,[11] cùng có tên là Vô Nguyện Bích-chi Phật. Công năng phá trừ các nghi hoặc; b. Tinh tấn lực: Tinh tấn căn tăng trưởng có công năng phá trừ sự biếng nhác của thân tâm; c. Niệm lực: Niệm căn tăng trưởng có công năng phá diệt các tà niệm, thành tựu công đức chính niệm xuất thế; d. Định lực: Định căn tăng trưởng có công năng diệt trừ các loạn tưởng, phát sinh các thiền định; e. Tuệ lực: Tuệ căn tăng trưởng có công năng ngăn chặn, trừ dứt các kiến giải và tư tưởng tà vạy, sai lệch trong 3 cõi.), 6. Thất giác phần, cũng gọi là Thất giác chi (a. Trạch pháp giác phần: Có công năng giản trạch, phân biệt sự chân ngụy của các pháp, b. Tinh tấn giác phần: Tu các đạo pháp không xen tạp, c. Hỉ giác phần: Khế ngộ chân pháp, tâm được hoan hỉ, d. Trừ giác phần: Có công năng đoạn trừ các kiến hoặc phiền não, e. Xả giác phần: Có công năng xa lìa cảnh giới vướng mắc của sở kiến, g. Định giác phần: Có công năng biết rõ thiền định sở phát, h. Niệm giác phần: Có công năng tư duy đạo pháp.) 7. Bát chính đạo (a. Chính kiến: Kiến giải chân chính, có công năng thấy được chân lí, b. Chính tư duy: Tư duy chân chính, tâm không tà niệm, c. Chính ngữ: Lời nói chân chính, không hư dối, không ác ý, d. Chính nghiệp: Tác nghiệp chân chính, thường trụ trong thiện nghiệp thanh tịnh, e. Chính mạng: Nghề nghiệp chân chính, nuôi sống bằng những phương cách chính đáng, không gây hại đến bản thân và người khác, g. Chính tinh tấn: Tinh tấn tu tập các pháp môn chân chính, h. Chính niệm: Niệm tưởng chân chính, chuyên tâm nhớ nghĩ đến các pháp lành, i. Chính định: Thiền định chân chính, thân tâm tịch tĩnh, thường trụ trong chính pháp.) Bảy nhóm pháp môn này cộng lại có 37 pháp tu, gọi chung là Ba mươi bảy phẩm đạo.
Vì nhân duyên này, cho nên Như Lai mới đặc biệt mỉm cười, phóng quang.
Lúc đó, các thầy tỳ-kheo cung kính thưa hỏi đức Như Lai:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Vì sao những người này lại cúng dường hoa tươi lên Phật?
Đức Như Lai đáp:
– Chư Phật đều đã từng tích tập nghiệp lành trong vô số đời trước, ta đây cũng vậy. Vốn dĩ nghiệp của tất cả chúng sinh sẽ không thành thục ở ngoài đất, nước, gió, lửa, mà thành thục ngay trong thân tâm của họ. Cho nên nói rằng: “Dù trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp lành và nghiệp dữ đã tạo ra đều không mất, chỉ chờ hội đủ nhân duyên sẽ phải tự chịu quả báo đó”. giác (緣覺), theo Tân dịch là Độc giác (獨覺). Trí độ luận dùng cả hai danh xưng này, nên được hiểu theo cả hai nghĩa. Người tu hành sinh vào thời không gặp Phật, nhờ quán nhân duyên sinh diệt của các pháp (Thập nhị nhân duyên) mà ngộ đạo, nên gọi là Duyên giác. Lại vì sinh nhằm thời không có Phật, không do thầy dạy bảo, chỉ tự mình quán xét thấu suốt lý nhân duyên mà giác ngộ nên gọi là Độc giác, Một trong hai thừa, một trong ba thừa. Ngoài ra, ý nghĩa nhân duyên còn được hiểu là tiên thế nhân duyên (先世因緣), tức là nhân duyên tu tập phước huệ từ nhiều đời trước; và hiện thế nhân duyên (現世因 緣), tức quán xét những nhân duyên trước mắt mà hiểu được lý vô thường và duyên khởi, nhân đó được giác ngộ. (Theo Trí độ luận quyển 18 và quyển 75)
Cách đây khoảng hai đại a-tăng-kì kiếp, lúc đức Phật Nhiên Đăng còn tại thế, có vị quốc vương tên Nhiên Đăng cai quản đất nước theo chánh pháp, nên Phật pháp được hưng thạnh khắp cả đất nước, không có chiến tranh, tai nạn, mọi người đều được tự do tự tại, cuộc sống thảnh thơi hạnh phúc.
Ngày kia, quốc vương Nhiên Đăng chuẩn bị cung thỉnh đức Phật Nhiên Đăng vào hoàng cung cúng dường, đồng thời cũng mời quốc vương Cụ Tài Tử nước chư hầu tham gia. Vị quốc vương Cụ Tài Tử đó cũng là người hết sức giàu có, thường tổ chức các hội đại thí[12] trong suốt 20 năm qua. Lần này ông chuẩn bị tổ chức pháp “ngũ đại cúng dường” lần cuối, nghĩa là lễ vật cúng dường gồm năm món có giá trị rất lớn. Đó là: mâm vàng, bàn tay vàng, bình vàng, 500 đồng tiền vàng và một cô gái đẹp.
Khi ấy, có hai người con trai của hai vị bà-lamôn, tên là Hiền Tuệ và Trí Tuệ, nghe tin vua Cụ Tài Tử hoan hỉ mở hội bố thí, vì muốn báo đáp công ơn dạy dỗ nhiều năm của thầy mình nên đặc biệt đến xin tài vật về cúng dường cho thầy. Trước khi hai người ấy đến, quốc vương Cụ Tài Tử nằm mộng thấy có thiên thần đến báo rằng:
– Hôm nay có hai người đến xin bố thí, một người tên Hiền Tuệ, người kia tên Trí Tuệ. Nếu bệ hạ đem phẩm vật ngũ đại cúng dường dâng cho Hiền Tuệ thì công đức sẽ hơn cả công đức bệ hạ cúng dường bố thí trong 20 năm qua.
Quốc vương Cụ Tài Tử làm theo những gì thiên thần nói, nhưng Hiền Tuệ đã phát nguyện thọ trì Phạm hạnh[13] nên không tiếp nhận cô gái, chỉ vui vẻ thọ nhận bốn phẩm vật kia mà thôi.
Cô gái vừa nhìn thấy Hiền Tuệ đã sinh lòng yêu mến, bèn nói với anh ta:
– Quốc vương đã tặng thiếp cho chàng, vậy xin chàng hãy tiếp nhận thiếp!
Nhưng dù nói thế nào Hiền Tuệ vẫn một mực từ chối. Cô gái ấy bèn trở về nước Nhiên Đăng. Trên đường về, cô gặp một người bán hoa, liền đem hết vàng bạc châu báu mang theo trên người đưa cho ông ta, với điều kiện là mỗi ngày sẽ tới lấy một đóa hoa sen xanh để cúng dường Đức Phật.
Sau khi Hiền Tuệ nhận được bốn loại phẩm vật cúng dường lớn, liền mang đến dâng cúng cho thầy.
Nhưng vị thầy chỉ nhận ba món, còn 500 đồng tiền vàng ông không nhận.
Đêm đó, Hiền Tuệ mơ thấy 10 giấc mộng khác nhau. Một là thấy mình uống nước trong biển lớn, hai là thấy mình đi lại trong không trung, ba là thấy mình cầm mặt trời, bốn là thấy mình cầm mặt trăng, năm là thấy mình được ngồi trên xe ngựa của quốc vương, sáu là thấy mình ngồi trên xe ngựa của tiên nhân, bảy là thấy mình cưỡi voi lớn, tám là thấy mình cưỡi thiên nga, chín là thấy mình cưỡi sư tử và mười là thấy mình leo lên vách đá cheo leo.
Sáng ra giật mình tỉnh dậy, cảm thấy kì lạ quá, chàng bèn đi khắp nơi tìm người giải mộng. Cuối cùng chàng đến chỗ một vị tiên nhân có đầy đủ năm phép thần thông. Vị này bảo chỉ có đức Phật Nhiên Đăng mới có thể giải nghĩa được giấc mộng này. Thế là Hiền Tuệ tức tốc đến nước Nhiên Đăng.
Cùng lúc ấy, quốc vương Cụ Tài Tử cũng dẫn theo 80.000 đại thần đến nước Nhiên Đăng.
Lúc đó, vì muốn cúng dường đức Phật Nhiên Đăng nên vào bảy ngày trước quốc vương Nhiên Đăng đã ra lệnh: “Tất cả hoa tươi trong nước đều phải đem nộp về hoàng cung để chuẩn bị cúng dường đức Phật Nhiên Đăng, không ai được trái lệnh!” Vì thế, khắp nước không ai dám để lại một đóa hoa nào.
Đây nói về cô gái đã giao hẹn trước với người bán hoa là mỗi ngày đến lấy một đóa hoa sen xanh. Khi cô đến lấy hoa, người bán hoa nói:
– Quốc vương đã có qui định nên tôi không dám để lại đóa nào cả, đều đem nộp hết rồi.
Cô gái im lặng giây lát, sau đó nói với người bán hoa một cách chắc chắn:
– Bác ra hồ xem thử, nếu cháu có duyên cúng Phật, nhất định trong hồ vẫn còn hoa sen.
Người bán hoa bán tín bán nghi ra hồ xem thử, nhưng quả thật trong hồ có bảy đóa hoa sen xanh vừa nở, ông ta liền chạy về nói cho cô gái biết:
– Kỳ lạ thật! Kỳ lạ thật! Rõ ràng bác mới hái hết rồi mà, sao lại có hoa mới nở chứ?
Cô gái bảo ông ta hái vào cho mình, song ông không dám vì sợ trái lệnh vua. Cô gái liền nói:
– Cháu sẽ bỏ hoa vào trong bình báu, không ai nhìn thấy được, bác yên tâm đi!
Thế là, người bán hoa bèn hái hoa sen vào, trao cho cô gái giấu kín trong bình, mang theo bên mình và đi thẳng vào thành.
Lúc đó, Hiền Tuệ đã đến nước Nhiên Đăng, muốn mua hoa để cúng dường Đức Phật, nhưng đi khắp thành vẫn không mua được một đóa hoa nào. Trong lúc đang thất vọng ê chề, bỗng chàng gặp lại cô gái mà quốc vương đã tặng cho mình hôm trước. Do phước đức của Hiền Tuệ nên những đóa hoa sen xanh giấu trong bình liền lộ ra. Hiền Tuệ nhìn thấy hoa liền nói với cô gái:
– Ta sẽ đưa cho nàng 500 đồng tiền vàng, nàng có thể để lại cho ta mấy đóa hoa sen xanh đó được không? Bởi ta đang cần để đến cúng dường đức Như Lai.
Cô gái suy nghĩ một lát đáp:
– Thiếp có thể để lại hoa cho chàng, nhưng thiếp không cần tiền, chỉ cần chàng hứa với thiếp một điều: Đời đời kiếp kiếp sẽ luôn chấp nhận thiếp làm vợ chàng. Bằng không, thiếp sẽ không nhường lại hoa cho chàng.
Hiền Tuệ nghe xong liền nói với cô gái một cách hết sức chân thành:
– Ta không chê bỏ nàng, nhưng cả đời ta vốn ưa thích làm việc bố thí, sau này đời đời kiếp kiếp ta cũng đều sẽ bố thí cả đến vợ, con của mình, làm sao nàng có thể chấp nhận được? Xin nàng hãy suy nghĩ lại.
Không chút do dự, cô gái liền đồng ý:
– Đối với hạnh nguyện bố thí của chàng, thiếp xin hứa sẽ tuyệt đối không cản trở, chỉ cần bây giờ chàng đồng ý với thiếp là được.
Hiền Tuệ liền đồng ý. Cô gái trao cho chàng 5 đóa hoa sen xanh và phát nguyện:
– Về sau, lúc nào chàng thành Phật ban pháp lành cho nhân gian thì thiếp sẽ là đệ tử của chàng. Còn trong khi chưa thành Phật thì thiếp sẽ đời đời kiếp kiếp làm vợ chàng.
Ngày đức Phật Nhiên Đăng vào hoàng cung thọ nhận cúng dường đã đến. Trong ngoài cung điện, đường lớn ngõ ngách đều được quét dọn sạch sẽ, dùng các loại hương thơm vi diệu rải khắp mặt đất, tràng phan, bảo cái được dựng lên như rừng, hết sức trang nghiêm và hoành tráng.
Đích thân quốc vương Nhiên Đăng cầm lọng báu, hướng dẫn các đại thần của mình cũng cầm lọng báu theo hầu Phật. Vua Cụ Tài Tử cùng 80.000 vị đại thần cũng đến nghinh đón đức Phật Nhiên Đăng.
Vua Nhiên Đăng chắp tay đảnh lễ cung thỉnh:
– Chúng con thành tâm cung thỉnh Thế Tôn và chúng tỳ-kheo quang lâm vương cung, thọ nhận phẩm vật cúng dường!
Đức Phật Nhiên Đăng và chúng tỳ-kheo im lặng nhận lời. Trên suốt đường đi, quốc vương Nhiên Đăng tự tay cầm lọng báu đi theo một bên che cho đức Như Lai, các vị đại thần cũng đều cầm lọng báu đi theo. Lúc đó, đức Phật Nhiên Đăng biết tâm thành của họ, liền dùng Phật lực gia trì khiến cho mỗi người đều thấy mình đang được che lọng cho Phật.
Ngay khi đức Phật Nhiên Đăng bước vào cửa hoàng cung, khắp mặt đất đều chấn động và xảy ra vô số hiện tượng kỳ diệu: người mù được sáng mắt, người điếc có thể nghe, người câm có thể nói chuyện, người bị liệt có thể đi lại, người điên cuồng trở lại sáng suốt, sản phụ khó sinh được mẹ tròn con vuông, còn các chúng sinh bị vô số khổ não trói buộc khác đều được giải thoát, chim hót líu lo, các loại nhạc khí không đánh mà tự kêu, âm thanh vi diệu trầm bổng, khắp nơi hoa nở rộ…
Khi ấy, rất nhiều chúng sinh không thể kể xiết, mỗi người đều cầm hương hoa, tranh nhau kéo đến đảnh lễ cúng dường đức Phật.
Trong số người cúng dường đông đảo đó, ba người Hiền Tuệ, Trí Tuệ và cô gái kia cũng rất muốn được đến gần đức Phật Nhiên Đăng. Lúc đó, đức Phật Nhiên Đăng dùng tuệ nhãn quán sát thấy Hiền Tuệ là người có phước đức lớn nhất trong số người cúng dường, muốn cho anh ta cơ hội, liền hiện sức thần thông làm đổ xuống một trận mưa lớn.
Những người cúng dường bị mưa liền phân tán hết, Hiền Tuệ và hai người cùng đi lập tức tiến đến gần đức Như Lai. Hiền Tuệ cung kính cúng dường 5 đóa hoa sen xanh lên đức Như Lai với tâm ý hoan hỉ tột cùng. Đức Phật Nhiên Đăng dùng Phật lực gia trì làm cho 5 đóa hoa đó biến ra to lớn như bánh xe, bay lên bên trên đầu Ngài như cái lọng che và bay theo đức Phật.
Cô gái thấy vậy cũng sinh tâm vui mừng khôn tả, liền dâng hai đóa còn lại cúng dường lên Đức Phật. Đức Như Lai cũng dùng Phật lực gia trì khiến cho hoa ấy hóa thành lớn như bánh xe, bay lên ngang tai của Ngài và bay cạnh Ngài theo từng bước đi.
Khi Đức Phật Nhiên Đăng bước đi, do cơn mưa lớn vừa đổ xuống nên trên đường có chỗ quá nhiều bùn đất. Hiền Tuệ thấy vậy, sợ làm lấm chân đức Như Lai, liền không ngần ngại cúi xuống trải tóc của mình lên đất bùn và phát nguyện:
– Nếu như con có khả năng chứng quả Bồ-đề, thành tựu Chuyển bánh xe pháp, xin đức Như Lai bước lên tóc của con để đi qua.
Quả nhiên, đức Phật Nhiên Đăng liền bước lên tóc của Hiền Tuệ để đi qua.
Lúc đó, người bạn là Trí Tuệ khởi tâm tức giận, nghĩ: “Sao Đức Phật lại đối đãi với Hiền Tuệ như loài súc sinh, giẫm đạp lên tóc của anh ta mà đi, thật không đúng chút nào.”
Sau đó, đức Phật Nhiên Đăng thọ ký[14] cho Hiền Tuệ:
Sau khi thọ ký, đức Như Lai lại hiện thần thông bay lên không trung cao khoảng 7 cây đa-la và khiến cho chỗ tóc vừa bị đạp lúc nãy của Hiền Tuệ phóng ánh sáng đồng thời mọc ra tóc mới.
Vô số người đang có mặt tận mắt chứng kiến cảnh tượng không thể nghĩ bàn đó đều sinh khởi lòng tin và tâm hoan hỉ, phát nguyện sau này sẽ trở thành đệ tử tu tập trong giáo pháp của đức Thích-ca Mâuni Như Lai.
Cô gái lúc ấy cũng phát nguyện rằng:
– Nhờ công đức cúng dường hoa sen lên Thế Tôn hôm nay, nguyện cho lúc đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn chuyển bánh xe pháp, con trở thành nữ đệ tử Thanh văn của Ngài, còn trong suốt thời gian chàng chưa thành Phật, đời đời kiếp kiếp con đều được làm vợ chàng.
Lúc đó, chư thiên nhân thấy vậy cũng phát nguyện:
– Lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni chuyển bánh xe pháp, chúng con nguyện sẽ trở thành những chúng Thanh văn đầu tiên trong pháp hội của Ngài.
Số tóc được đức Phật Nhiên Đăng giẫm lên đó, quốc vương Nhiên Đăng cắt để làm kỷ niệm, quốc vương Cụ Tài Tử xin lại, đếm qua thấy có 80.000 sợi, liền phân phát cho 80.000 vị đại thần, đồng xây tháp thờ cúng.
Sau khi Hiền Tuệ được đức Phật Nhiên Đăng thọ ký, ngay tức khắc quốc vương Nhiên Đăng, quốc vương Cụ Tài Tử và rất nhiều rất nhiều tín chúng của đức Như Lai liền hoan nghinh và cúng dường chàng.
Lúc đó, Trí Tuệ quay sang hỏi Hiền Tuệ đã phát tâm như thế nào. Trí Tuệ buồn bã nói:
– Vì không đủ tín tâm nơi Như Lai, nên khi thấy đức Phật Nhiên Đăng giẫm đạp lên tóc anh, tôi đã sinh lòng tức giận.
Sau đó, cả Hiền Tuệ và Trí Tuệ cùng đảnh lễ xin đức Phật Nhiên Đăng cho phép hai chàng được xuất gia sống đời tỉnh thức trong tăng đoàn. Chẳng bao lâu, Hiền Tuệ đã tinh thông giáo điển, sau khi xả thân được chuyển sinh lên cõi trời Đâu-suất; còn Trí Tuệ do khởi tâm sân hận với Như Lai nên chưa được giải thoát.
Sau khi kể lại câu chuyện trên, đức Phật Thíchca Mâu-ni từ hòa nói tiếp:
– Này các tỳ-kheo! Hiền Tuệ lúc đó chính là ta ngày nay, nhờ phước báo cúng dường hoa lên đức Phật Nhiên Đăng thuở trước nên ta có được đại phước báo và an lạc trong luân hồi; cũng nhờ căn lành này mà nay chứng đắc quả vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Lại cũng do nhân duyên thù thắng này nên sau khi chứng quả thọ nhận hoa của 500 chàng thanh niên Trát-đức-ốc.