Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám

Phần Phụ Lục



∗ Không Sát Sanh Làm Sao Đuổi Được Muỗi Trùng Đi?

Hỏi: Trong nhà tôi có rất nhiều côn trùng muỗi, ruồi kiến, gián V.V…CÓ thể giết nó không, nếu không thể thì phải làm sao?

Trong kinh Phạm Võng Phật dạy: “Không được cố ý giết tất cả sinh mệnh”. Thế nên mọi loài có mạng sống đều không được giết. Vậy phải làm sao ư? Để tôi kể hai câu chuyện này cho bạn nghe:

Mười ba nám trước tôi ở trung tâm thành phố, nhà có rất nhiều muỗi, kiến. Không riêng gì nhà bếp mà cả thư phòng và phòng ngủ của tôi cũng bị kiến bò lên mình. Hết sức phiền toái. Cho dù tôi dùng đủ loại thuốc giết chúng, đều không có tác dụng. Thậm chí tôi phải rắc mật ong hay đường cát ở trong sân, đợi kiến bu quanh thì chế nước sôi hại chết chúng, dù kiến bị tôi giết hàng ngàn hàng vạn, nhưng chúng chẳng ít đi, mà còn tăng nhiều hơn. Tức nhất là, để tránh kiến bò lên thực phẩm nơi bếp, tôi đã treo thực phẩm lên dây kẽm, thầm nghĩ kiến sẽ không đến được, nào dè hôm sau khi tôi hạ thức ăn xuống thì chúng đã bu đen. Phiền quá, tôi đem giỏ thức ăn ra để ở sân, dùng tờ giấy báo cũ đốt… rồi bỏ vào giỏ… thui cho kiến chết (lúc đó tôi chưa biết phật pháp).

Sau khi bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp rồi, tôi hiểu là không nên sát sinh, nhưng vẫn còn ăn Tam tịnh nhục (không mua loài vật còn sống để giết ăn), lúc đó tôi cũng không sắp kiến vào hạng có sinh mạng (vì thấy nó quá nhỏ).

Sau khi gặp Hòa thượng Diệu Pháp, từ Ngũ Đài Sơn quay về nhà, tôi lại vấp phải vấn đề “ứng phó với kiến”… Tôi đi mua bột DDT (thuốc diệt côn trùng) về rắc khắp nơi cần thiết rồi, đột nhiên nghĩ lại: “Kiến không phải là cũng có mạng sống sao? Chúng nhất định biết suy nghĩ, nếu không, sao lại sống rất có tổ chức và kỹ luật?”…

Trong lòng tôi bỗng thấy bất an. Nhớ đến lời sư phụ dạy, tôi cảm thấy quá xấu hổ và đột nhiên niệm sợ hãi nổi lên mãnh liệt: “Mấy năm nay tôi giết kiến không đếm xuể, ắt sớm muộn gì chúng cũng tìm tôi tính sổ thôi… Bây giờ tôi còn rắc thuốc diệt côn trùng, chẳng biết sẽ giết hại bao sinh mạng nữa đây?”…

Thế là tôi vội lau bột thuốc đi, dùng nước rửa sạch hết. Bởi vì lúc đó chỉ có mình tôi ở nhà, tôi liền nói lời tận đáy lòng mình với loài kiến đang bò trong sân:

– Kiến ơi kiến, quá khứ do tôi không biết, không hiểu đạo, nên đã giết kiến rất nhiều. Tôi mới vừa rắc bột độc đó, mặc dù đã tẩy rửa, nhưng ở trong các rãnh, kẹt nơi cửa… vẫn còn lưu độc, các vị ngàn vạn lần chớ nên bò tới đó nha. Từ nay về sau tôi hứa sẽ không giết kiến nữa, hi vọng các vị đi trụ chỗ khác, đừng có ở trong nhà hay nhà bếp hoặc trong sân, nếu các vị cứ bò tùm lum, lỡ tôi không thấy mà đạp chết thì các vị đừng trách. Tốt nhất là các vị nên sống gần bồn hoa, nơi đó không nguy hiểm. Đừng vào nhà bếp làm phiền, tôi cũng không làm hại các vị. Tôi chỉ nói với kiến như vậy, cũng không hề nghĩ rằng: “Nếu tôi không cho chúng vào nhà bếp, thì chúng sẽ tìm thức ăn ở đâu?”…

Mấy ngày sau con tôi mách:

– Ba ơi, ngộ ghê, nhà chúng ta không còn kiến nữa!

Thực ra tôi đã quên béng việc này, bây giờ nghe con trai báo tin, tôi mới sực nhớ đến lời mình nói mấy ngày trước. Thế là tôi bươn bả đi tìm lũ kiến nơi sân, phát hiện không còn con nào. Tôi nghĩ: “Chắc không phải do thời tiết mà lũ kiến đi hết?”… Thế là tôi kiểm tra các vùng lân cận chung quanh, thấy vẫn đầy kiến. Lúc đó tôi kinh ngạc và hoan hỉ vô cùng. Tôi vui – không phải vì kiến đi hết, mà do cảm thấy người cùng vật có thể giao lưu – chỉ cần là lời nói tha thiết thực lòng, nhất định sẽ có cảm ứng…

Lúc đó nếu như hằng ngày tôi biết rắc một ít thức ăn vụn gần bồn hoa, cho kiến có lương thực mà sống, thì đỡ tội kiến hơn. Nhưng khi đó tôi không nghĩ tới, chỉ biết yêu cầu kiến đừng vào bếp, các phòng… của mình thôi. Thế là chúng đành dời nhà. Tôi ở đây từ đó đến nay ngót 6 năm, không còn con kiến nào xuất hiện.

Trước khi qui y Phật pháp, tôi vẫn là kẻ tạo nhiều tội như: Sát sinh, ăn thịt, uống rượu… có thể nói: “Khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, gây lỗi”… Thế thì vì sao có được cảm ứng như thế này chứ? Một là: Nhờ thành tâm mà chiêu cảm. Hai là: Nhờ Phật, Bồ-tát gia trì! Đức Phật có lòng đại từ bi phổ độ tất cả chúng sinh, bất kể là ai, chỉ cần họ có chút thiện tâm, thì Phật đều dùng phương tiện thiện xảo để hóa độ, hướng dẫn họ đi vào con đường dứt ác hành thiện. Cổ đức xưa có nói: “Muốn cho kia nhập Phật trí, trước phải dùng dục câu dắt”…

Tôi thuộc hạng người ngu muội vô trí, nương vào sách kinh dạy dỗ, nhưng không thể vừa nghe là tin thọ liền, chỉ khi nào tận mắt chứng kiến… thì mới có thể thu phục được tôi. Đây cũng là duyên cớ vì sao, từ khi học Phật rồi, tôi chịu tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho chúng sinh.

Thêm một chuyện hay nữa:

Sư đệ Quả Bồi của tôi từ Hà Nam tới, chú kể mình đã áp dụng phương cách như tôi chỉ bày tương tụ trên đây để đối phó với nạn nhiều chuột nơi nhà mình.

Chú cũng nói với chuột như vậy, áy náy nhận lỗi, hứa rằng: “Từ đây về sau nhất quyết chẳng giết hại chuột nữa!”…

Sau đó hằng ngày chú bỏ chút thức ăn thừa vào đĩa, để cố định ở chỗ có chuột… Mới đầu: Không những chuột ăn đồ trong đĩa, mà còn ăn lan sang các thứ khác và vẫn tiếp tục cắn phá làm hư các thứ trong nhà.

Sư đệ Quả Bồi liền nói với chúng:

– Ngày xưa tôi giết chuột rất nhiều, các vị hận tôi là đúng, từ nay về sau mỗi ngày tôi xin tụng 30 biến “Chú Đại Bi” để hồi hướng, cầu cho chư vị chuột bị tôi giết chết được vãng sinh thiện đạo.

Khoảng ba tháng sau, chuột chỉ dùng thức ăn trên đĩa, không còn cắn phá bất kỳ thứ gì khác trong nhà.

Một hôm, em gái Quả Bồi đến nhà anh ở một thời gian, thấy anh trai hằng ngày cho chuột ăn, bèn cười nhạo anh mình quá ngây thơ khờ khạo, cô không thể nào tin là: Chuột có thể nghe người nói! Dùng cơm tối xong, cô đặt một bánh bao trên bàn. Kết quả: Ngày hôm sau bánh vẫn còn nguyên không bị động tới. Như thế ba ngày, chuột chỉ ăn thức để trong đĩa (phần của chuột). Mặc dù thấy quái dị hết sức, nhưng cô không nói gì.

Lạ hơn nữa là, khi cô giặt y phục mình, phơi xong thì lấy vào xếp cất chung chỗ cùng đồ anh trai và chị dâu. Vậy mà chuột chỉ cắn phá đồ của cô, không hề động đến đồ vợ chồng Quả Bồi. Làm sao chuột có thể phân biệt như thế chứ? Cô bắt đầu tin và bày tỏ quyết tâm: Sau khi về nhà mình, sẽ không bao giờ giết chuột nữa. Sau đó chuột ở nhà Quả Bồi cũng tuyệt tích luôn.

Hai câu chuyện tôi kể trên đây, độc giả có thể dựa theo tình huống nhà mình mà xử lý.

Tóm lại, phải cư xử với những loài mà chúng ta gọi là: “Hạng côn trùng phá hoại” y như người.

Phải hiểu là: Hễ ta càng giết thì chúng sẽ càng căm hận ta. Bất kể loài vật nào, dù lớn hay nhỏ chúng đều có thể phân biệt được: Thật lòng hay giả dối! Do bởi trước đây chúng ta giết vật quá nhiều, nên đừng có nôn nóng, mong rằng: Chỉ cần nói vài ba câu, tụng mấy bộ kinh là chúng sẽ răm rắp nghe theo, hết hận ngay.

Bạn cho loài kiến ngu ư? Thế thì tại sao chúng biết trước khi nào sắp mưa lũ, lụt nhiều… mà lo di tản dời ổ?…

Vì vậy, muốn dứt ác đoạn thiện, thì bạn phải kiên nhẫn, bền chí… để vượt cho qua các ải khảo nghiệm khó khăn chúng dành cho ta và luôn ghi nhớ điều này: PHẢI CỰC KỲ KIÊN NHẪN! Chỉ có tâm thành mới có thể cảm động được chúng.

Sau khi tôi không giết muỗi nữa, muỗi vẫn vào nhà cắn chích… nhưng tôi đợi chúng từ trên tường hoặc chỗ nào đó rớt xuống, thì dùng một cái ly hoặc lọ, bình… lượm muỗi bỏ vào trong đó, kế đến dùng giấy bịt lại, chọc thủng cho có lỗ thông hơi. Rồi tôi bắt đầu khai thị, nói: Muỗi không nên cắn người!… Sau đó tôi niệm Phật, truyền Tam quy cho chúng rồi thả chúng ra chỗ xa. Tôi làm vậy kiên trì hai năm, muỗi vào nhà rất ít. Có cắn chích thì chỉ nổi mụt nhỏ, cũng không ngứa dữ và tiêu tan rất nhanh. Mười năm sau nhà tôi rất ít bị muỗi cắn, xin giới thiệu cách này cho đồng tu tham khảo.

Làm ruộng sinh côn trùng? Anh bạn nông dân của tôi dùng cách: Tụng 49 biến “Chú Đại Bi” vào nước phun xịt, thấy cũng có kết quả tốt. Còn nếu như bạn muốn xịt thuốc rầy, thì hãy thông báo cho côn trùng hay trước ba ngày.

Tóm lại, phải thật sự có tâm yêu thương loài vật, biết sai thì cải hối mới được, Nếu chỉ hi vọng vào việc tụng mấy bộ kinh, đọc mấy biến chú, côn trùng cũng không thể hết dễ dàng. Bởi tất cả do tâm tạo, chứ không phải do kinh, chú… Việc niệm Phật, tụng kinh, chú… chỉ là trợ duyên mà thôi.

Với các côn trùng trong nhà, như loài gián chẳng hạn, bạn muốn xịt thuốc thì phải thông báo trước ba ngày, thỉnh chúng nhanh chóng dời nhà, sau đó mới quét dọn vệ sinh. Đến hạn kỳ nếu như chúng vẫn còn thì có thể quét dọn. Nhưng không nên cố ý làm chết chúng. Đồng thời Khi quét, bạn niệm Phật, tụng chú Vãng Sinh, Chú Đại Bi… gì cũng đều tốt, hầu giúp siêu độ cho những loài vật bị chúng ta vô ý làm tổn hại (bao gồm cả những lúc cuốc đất, cày bừa).

Hòa thượng Diệu Pháp nói: Làm như vậy tương đối đúng pháp, lâu dần chúng sẽ không còn nữa. Còn nếu bạn là người không chỉ dứt ăn mặn, mà còn là người tu đã đoạn dâm dục. Nếu bạn bảo chúng hôm nào dời nhà, thì đến thời hạn đó bạn sẽ không thấy chúng nữa. Bởi vì công đức bạn có, đủ đề giúp chúng ly khổ đắc lạc. Giống như Quốc vương, Đại thần… mà muốn tuyên bố một người nào được giàu, thì chỉ một câu thôi là có thể thành ngay.

Thế nhưng, nếu một người bình thường tốt tính mà muốn dạy cho người nghèo con đường phát tài thì phải cần thời gian… Cho nên chỉ cần bạn lo bồi đức lập hạnh, phẩm chất cao thượng, luôn giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh, thì cảnh sẽ chuyển tốt, tương ưng với tâm.

Tình huống mỗi nhà bất đồng, nên quý vị hãy tự mình xem xét, giải quyết.

∗ Vì Sao Không Tìm Được Việc Làm?

Bất kỳ bệnh tật hay gặp chướng ngại gì, bao gồm cả sự nghiệp, như: Tìm không được công tác, đều thuộc về báo ứng nhân quả.

Tôi gặp một anh đã tốt nghiệp Thạc sĩ, nhưng lại tìm không được việc làm. Cho dù anh có xin bán vé, chào mời kiếm khách cho nhà xe, cũng không ai mua, cũng không ai đi.

Bạn thấy có lạ không?

Năm ngoái tình cờ gặp nhau, tôi liền hỏi:

-Anh có làm qua việc gì xấu không?

– Không!

– Không có thực ư? Chẳng phải anh phạm lỗi tà hạnh: Ưa lăng nhăng loạn bậy cùng phái nữ hay sao?

Anh đáp:

– Hiện nay ai cũng đều sống như thế cả!

Tôi nói:

Xin cảnh báo anh, đừng có quan niệm “Hiện nay ai cũng đều như thế!”… dù anh không nói thì tôi cũng thừa biết. Nhưng sống như vậy là phi lễ, vô đạo, rất thiếu đạo đức! Do anh sống không đạo đức, chưa kết hôn mà phạm đủ lỗi dâm tà loạn bậy. Phải biết cho dù đối phương có đồng ý ưng thuận thì anh cũng không được phạm lỗi. Vì chưa kết hôn thì không được “quan hệ vượt rào” huống nữa là không có ý kết hôn chỉ muốn phóng túng tình dục, truy tìm hoan lạc, ăn nằm bừa bãi. Làm như thế là thương thiên hại lý. Luật tự nhiên không cho phép. Do vậy mà dù đã tốt nghiệp Thạc sĩ, nhưng anh không thể nào tìm ra việc làm, tất cả là do anh sống vô đạo đức, thiếu phẩm hạnh, nên trời chẳng ủng hộ anh, ngược lại còn nghiêm trừng anh. Nếu anh muốn có công tác tốt, thì đầu tiên trong nhà nên thờ tôn tượng Phật, hoặc hãy đến chùa, quỳ trước Phật: Thành tâm phát lộ sám hối hết những tội tà dâm và các tội mình đã làm. Nếu anh biết án năn sám hối, thệ chẳng tái phạm nữa, thì có lẽ anh sẽ tìm được việc làm.

∗ Hút Thuốc, Uống Rượu Đều Có Quỷ Theo

Người uống rượu thường có nhan diện màu gan heo, người hút thuốc thì mặt xám, là nguyên nhân gì? Người uống rượu có ma men đeo theo, người hút thuốc cũng có quỷ hút đeo theo.

Quỷ là từ đâu mà lại? Một số là vong nhảy lầu, nhảy sông, bị tai nạn xe, là các cô hồn, dã quỷ bị uổng tử, hoạnh tử… không thể lập tức đầu thai, nhưng lúc làm người rất ưa hút thuốc uống rượu. Sau khi làm quỷ thì không ai cho hút thuốc uống rượu, do họ còn quá chấp trước vào những hưởng thụ ở thế gian, nên hễ nghe mùi rượu, mùi thuốc là thèm dữ dội. Vì vậy hễ gặp được ai hút thuốc, uống rượu… là họ nhào tới ôm lấy, nhưng đối phương không nhìn thấy được cảnh: Miệng quỷ đang đối với miệng mình – hễ bạn nhả thuốc thì họ hít vô, họ phả khí thì bạn hít. Lúc bạn ngủ ngữa mặt, thì họ áp mặt kề bạn, hễ bạn nằm nghiêng thì họ cũng đối diện nghiêng với mặt bạn, nghĩa là lúc nào cũng kề cận bạn (vì họ quá ghiền thuốc). Hễ bạn nhả thuốc, thì họ hít. Họ nhả khí thì bạn hít… mà người thuộc dương, quỷ thuộc âm, nên vô tình bạn cùng họ trao đổi khí xấu… Cho nên kẻ hút thuốc, uống rượu… khí sắc càng lúc càng tệ, mặt càng lúc càng khó coi. Chân hay bị nổi nấm, sinh mẩn ngứa, bị phù nề… còn bị chai và mọc mụn cóc, thảy đều do ác nghiệp tạo ra! Thứ nhất: Sát sinh ăn thịt. Thứ hai: Làm thương hại vô lượng chúng sinh. Nếu như có thể ăn chay, tuân giữ giới luật, chịu vì chúng sinh tụng kinh sám hối, mọi sự sẽ dần dần chuyển tốt trở lại.

Tôi khuyên không sát sinh là muốn bạn phải lựa đường chánh mà đi, nên dứt đồ tanh hôi, không ăn thịt sát sinh. Bạn niệm Phật tụng kinh cho chúng sinh, thì chúng sẽ chịu đi! Nhưng cần phải kiên trì (không phải chỉ thực hành một vài ngày là đủ), vì nghiệp sát sinh bạn tạo quá nặng.

Thí như tôi là heo, khi bạn giết tôi, linh hồn tôi xuất ra, lòng tôi hận bạn chí tử, nhưng chưa có cách báo oán vì âm dương cách trở (Nghĩa là các thứ bao gồm từng phần trên thân vật, nếu ai mua về, thì thần thức vật sẽ phân ra rất nhiều để đeo theo)…

Khi bạn đem thịt cắt thành miếng, vật sẽ phi thường thống khổ, vì cho rằng: Đó là thịt ta! Nó hận đến nhe lợi nhe nanh, nhưng chưa có cách hay cơ hội để báo thù…

Vì vậy nó chờ đến lúc phúc bạn suy, bạn bị cảm, thân bất an, sức đề kháng không đủ, dương khí thiếu… thì nó liền nhập vào thân thể bạn, trụ tại lưng, hay chân… hoặc bất kỳ bộ phận nào đó trên thân bạn, dốc sức hành hạ bạn… Bởi bạn đã giết ăn thịt nó, (có khi là do tiền thế oán tìm đến, đời này đòi nợ, hành bạn khốn khổ)…

Cho nên, cách giải quyết tốt nhắt là ăn chay, đi vào đường học Phật chân chánh, phải vì những chúng sinh bạn giết qua, thành tâm tụng kinh, niệm Phật hồi hướng…

Công đức tụng Kinh Địa Tạng rất lớn, phối hợp thêm Giới, Định, Huệ… (là thuốc rất hay để chữa trị bệnh tật).

Quý vị rất cần tuân thủ giới luật, giữ ngũ giới: bao gồm cả việc không hút chích chất độc. Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay đã nghe (làm Phật pháp trụ thế, đem lợi đến khắp hữu tình, là trách nhiệm của mỗi người con Phật).

Tôi rất mong những chuyện tôi biên kể sẽ giúp cho người mới học Phật, mở trí tăng huệ, tin hiểu và thấm nhân quả thật sâu. Bởi những chuyện tôi kể ra hoàn toàn có thật. Do tri thức hạn hẹp, mà buộc phải nói ra những lời vượt phạm vi của mình, nên tôi mới nói là: Xin mạn phép luận bàn.

Hy vọng độc giả hiểu ý tôi, để tôi biên soạn quyển sách này không uổng công. Quý độc giả nhất định phải đọc Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng v.v… và chịu khó nghiên cứu thâm nhập tất cả nghĩa lý trong kinh, để khai mở trí huệ cho mình.

Trong bài viết nếu có chỗ nào sai sót, mong chư đại đức lượng thứ. Tôi vô cùng cảm tạ.

Phụ chủ của người dịch:

Sách Quả Khanh biên soạn đến đây là hết. Những bài sau đây là người dịch tự tra cứu thêm, cảm thấy khá thú vị nên cho bổ sung vào để chia sẻ cùng quý độc giả:

∗ GIẢI ĐÁP TẠI CHÙA BẢO AN

1. Bệnh bao tử thường liên quan tới sát sinh ăn thịt, bệnh ruột cũng vậy. Ngài Tuyên Hóa từng bảo: Người bị bướu ruột là do hay ăn thịt.

2. Về Bệnh Phụ khoa, ngoại trừ một số ít do nhân duyên khác ra thì đa số thuộc về lỗi dâm. Vì vậy các phụ nữ khi vướng bệnh nên tự suy nghĩ và kiểm kỹ lại xem: về lỗi dâm mình có phạm qua điểm nào chăng? Phần các ông cũng vậy! Nếu bị các chứng bệnh viêm Tuyến Tiền Liệt thì hãy mau mau tự kiễm lỗi và lo sám hối…

3. Còn các bệnh suyễn, ho… thường là do ăn hải sản tạo thành. Xin dẫn chứng: Đặng Lệ Quân là nữ ca sĩ (người Đài Loan) rất nổi tiếng, từng được mệnh danh là “Đệ nhất danh ca châu Á”. Vào năm 1995, cô đến thành phố Chiang Mai (Thái Lan) du lịch, đến ngày 8 tháng 5 thì cô lên cơn hen suyễn, thở khò khè… rồi đột tử tại Khách sạn Chiang Mai. Sự ra đi của Đặng Lệ Quân khiến bao người hâm mộ thương tiếc, làm dấy lên làn sóng thắc mắc nghi ngờ quanh cái chết của cô. Để lý giải chuyện này, Quả Lâm đã quán sát và thấy rõ như như sau: Trong phổi Đặng Lệ Quân khi đó chứa đầy các loài hải sản!…

Quý vị phải hiểu là: Khi mình ăn “Thủy, hải sản”, do linh thức vật không còn chỗ cư ngụ, chúng liền bám vào trú đóng nơi phổi của người làm hại chúng… mới đầu tích tụ ít, lâu ngày thành nhiều, đến thời điểm chín muồi thì ác báo hiện…

4. Một phụ nữ bị lang ben hơn hai mươi năm, má trái còn nổi một vùng mẩn đỏ to lớn. Ngoài nguyên nhân do sát sinh ăn thịt ra, cô này còn phạm lỗi hay nói xấu và rao truyền khuyết điểm của người, khiến người khó chịu, nên bản thân mình cũng bị quả báo khó kham.

5. Một người hay nhức đầu hỏi nguyên nhân do đâu?

Quả Khanh đáp: Bởi vì bạn bất hiếu với song thân, luôn khiến song thân phải nhức đầu âu lo. Nên chiêu cảm quả báo mình bị đau đầu. Hễ làm người khác bị gì, mình cũng bị thế ấy.

6. Có cô gái hỏi: Cha mẹ tôi không tin Phật, phải làm sao?

Quả Khanh đáp: Mẹ tôi cũng không tin Phật, năm ngoái bà tạ thế, tôi quỳ tụng 100 bộ Kinh Địa Tạng cầu cho mẹ và hướng dẫn mẹ đến cảnh giới rất cao. Nếu song thân mình đến phút lâm chung vẫn chưa tin Phật, thì hãy vì cha mẹ thành tâm tụng kinh niệm Phật.

7. Một bà mẹ hỏi: Con trai tôi học đến lớp 4 Tiểu học rồi, mà ngay cả phép cộng trừ đơn giản cũng không làm được. Nguyên nhân do đâu?

Quả Khanh bảo: Do lúc mang thai bà hay ăn hải sản, gà, vịt v.v… thường hại não chúng, cho nên con bà bị quả không được thông minh. Muốn cứu vãn, giúp con sáng trí, cha mẹ cần niệm Phật ăn chay, tụng Kinh Địa Tạng cho con, hằng ngày nên tụng từ 7 đến 10 biến Chú Đại Bi, gia trì vào nước, đem cho con uống. Bản thân thằng bé mỗi ngày trước khi đi học nên lễ Phật ba lễ, dâng cúng hương hoa cho Phật, dần dần sẽ thông minh lại.

8. Xin hỏi: Vì sao có người ăn dù chỉ một con gà, hay một miếng thịt nhỏ thôi, mà cũng bị bệnh? Trong khi có người ăn cả trăm con, nhưng họ vẫn mạnh khỏe không hề hấn gì, thậm chí cũng chưa từng bị bệnh, nguyên nhân là do đâu?

Đáp: Người ăn gà dù có tí xíu mà bệnh, là do trước đây họ không có bất kỳ ân oán gì với gà! Cho nên vừa ăn một miếng, thì bị bệnh. Còn người ăn cả trăm con mà thấy không sao, là do quá khứ họ đã từng làm trăm kiếp gà, bị người giết ăn, cho nên đời này họ ăn lại những con gà (là kẻ kiếp xưa từng ăn thịt họ, giờ đang bị làm gà và phải đền trả lại nợ mạng đã thiếu họ trước đây). Phải biết: Nhân quả báo ứng không hề sai dù là mảy may.

Chúng ta nên thường tỉnh giác, không để phạm lỗi, lúc nào cũng phải làm chủ mình, không để tâm chạy bậy. Phải khéo dụng tâm chuyển cảnh, đừng để cảnh chuyển tâm.

∗ Hồi Ức Về Buổi Đầu Gặp Ngài Tuyên Hóa

Trước đây tôi tự nghiên cứu Phật pháp bằng cách xem sách ngài Tuyên Hóa giảng và đọc kỹ “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong Kinh Lăng Nghiêm.

Tu hành chính là nương vào chính mình. Bạn muốn tìm một người dẫn đường, thì phải tìm người sáng đạo. Ngài Tuyên Hóa giảng “Kinh Lăng Nghiêm Thiển Thích”1 rất hay, bạn hãy tìm xem. Hiện nay có nhiều người giảng Kinh Lăng Nghiêm, nhưng tôi xem thấy đa số giảng không chuẩn. Bởi bản thân họ không tu tốt, do họ còn ăn thịt, hút thuốc, uống rượu.Vì tu không viên mãn, cho nên không thể giảng viên mãn, chỉ có người tu hành rốt ráo mới giảng viên mãn.

Vì sao bảo tôi các bạn nên xem ngài Tuyên Hóa giảng? Vì tôi tu không viên mãn, nên tôi tuyệt đối không thể giảng viên mãn. Mấy bộ kinh ngài Tuyên Hóa giảng, bạn xem có thể hiểu được. Nếu bạn chưa rành gì về đạo pháp, thì rất cần xem những kinh sách ngài Tuyên Hóa giảng, cần xem “Tứ chủng thanh tịnh minh hối”… Người mới nhập Phật môn chưa biết tu hành, hãy y theo “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” mà tu, đó là quang minh đại đạo. Nếu như tu hành đúng đắn, rất nhanh chứng đắc (không phải tu cả đời mới chứng đắc), nhất là hiện nay.

Hồi chưa học Phật, tôi rất ưa ăn thịt, nhưng khi xem đến sách ngài Tuyên Hóa giảng, mới biết là thịt không được ăn, nên không ăn nữa.

Trước đó chúng tôi tu tĩnh tọa, tôi hướng dẫn cả nhà, bình thường tĩnh tọa khoảng một tiếng. Mọi người tĩnh tọa xong thì đi ngủ. Phần tôi nán lại xem kinh thư một chút.

Lần đó, tôi đang xem sách ngài Tuyên Hóa giảng là “Kinh Kim Cang Thiển Thích”, thì bỗng chuông điện thoại reo vang. Hôm ấy là không giờ 10 phút ngày 8 tháng 12 năm 1993, Lúc đó tôi công tác tại Tân Cương.

Tôi nghĩ: “Chắc là cấp trên gọi điện tới sắp công tác cho mình”, nên vội lấy thẻ ngăn trang làm dấu cuốn “Kinh Kim Cang Thiển Thích”, rồi tiếp điện thoại. Trong điện thoại là giọng nữ, bởi vì lúc đó Tiếp tuyến viên đều là nữ.

Tôi nói: – A lô!

Nghe bên kia không có hồi đáp, im lặng một hồi, sau đó thì vang lên âm thanh người già:

-Alô, có phải Dương tiên sinh không ạ?

(Sao là “Dương tiên sinh?” Lúc đó chưa có ai gọi tôi như vậy).

Tôi hỏi: Thưa, là ai đó ạ?

– Tôi là Tuyên Hóa, ở Vạn Phật Thánh Thành Mỹ quốc…

– Chao ôi, tôi vừa nghe, lập tức đầu óc tỉnh rụi liền. Vì sao ư? Vì tôi bắt đầu nghiên cứu kinh Phật giáo thì đã chọn xem sách ngài Tuyên Hóa, cả nhà tôi đều quý sách ngài, đều xúc động do thấy ngài giảng quá hay, quá tuyệt, nên thường thắc mắc, hỏi thầm: “Ngài là bậc tái lai nào đây?”. Khi tôi vừa nghĩ thế, thì trong óc liền xuất hiện một vị mặc y phục trắng – Chính là Bồ tát Quan Thế Âm (do vậy tôi biết rằng: Ngài chính là Bồ tát Quan Âm tái lai).

Giờ đây trong điện thoại lại vang lên:

– Tôi là Tuyên Hóa…

(Thế thì hóa thân Bồ tát Quan Thế Âm đang gọi điện cho tôi rồi, bạn đoán xem tôi bị kích động đến đâu?) Tôi buột miệng nói:

– Chào Sư phụ, ngài khỏe hả?

Tôi nói xong liền nghĩ: Mình chưa lễ bái làm đệ tử ngài, sao vội gọi là Sư phụ? Phải gọi ngài là Pháp sư(18) (ngài Tuyên Hóa giảng trong sách biết bao lần: Hễ gặp người xuất gia, thì nên gọi Pháp sư) vì vậy tôi vội chữa lại như thế này:

– Con kính chào Pháp sư!

– Ông đang làm gì vậy?

– Con đang xem “Kinh Kim Cang Thiển Thích” của ngài giảng.

– Ông đã xem qua các sách nào rồi?

– Dạ, con đã xem “Kinh Lăng Nghiêm Thiển Thích, Kinh Dược Sư Thiển Thích, Kinh Địa Tạng Thiển Thích, Lục Tổ Đàn Kinh Thiển Thích” …

– Tôi giảng không có vấn đề gì chứ?

– Dạ tuyệt lắm! Sư phụ. Ngài giảng hay quá. Nhờ xem ngài giảng mà con sáng tỏ thêm nhiều.

– Tốt lắm. Xem kinh nhiều thì tăng trí huệ mà… À, tôi xin mời ông qua Mỹ một chuyến…

– Sư phụ, đợi lúc con có đủ điều kiện, con nhất định sẽ qua bái kiến ngài.

Nói vậy, chứ trong lòng tôi nghĩ: “E rằng cả đời này mình khó thực hiện được…”, vì sao ư?

– Danh gọi kính trọng dành cho Tăng lẫn Ni (theo Trung Hoa).

Vì đi Mỹ tốn rất nhiều tiền, mà lúc ấy trong tay tôi đâu có tiền nhiều? Nhà tôi chỉ có ba vạn (vào thời đó trong nước tôi những hộ có được vạn đồng cũng rất hiếm). Thế thì làm sao tôi có đủ tiền mà đi?

Dù lương tháng của tôi cũng thuộc loại cao, nhưng tôi vẫn tiết kiệm, nhín nhút để dành được ba vạn, phần đó dành để chi cho Quả Đạt sau này. Vì vậy, hiện tại nếu đi Mỹ, tôi không biết kiếm tiền vé phi cơ ở đâu? Mà đến Mỹ rồi, còn phải lo chi phí ăn ở và phải có tiền để cúng dường Sư phụ nữa… Thế nên tôi nghĩ: Cả đời này e rằng mình khó mà qua Mỹ gặp ngài…

Đang nghĩ như thế thì bên kia điện thoại nói:

– Ông hãy qua Mỹ nha, tất cả chi phí đều do tôi lo liệu.

– Chà, Sư phụ, sao có thể như thế? Không phải ngài đã giảng trong kinh sách: Người tại gia nên cúng dường người xuất gia? Làm sao con có thể để ngài chịu tiền vé được kia chứ?

– Tiền là ở nơi đại chúng, dùng cho đại chúng thì có gì là không thể?… mà… Tiểu Vân khỏe hả?

(Tôi giật mình, làm sao ngài biết tới Tiểu Vân và biết rành số điện thoại của chúng tôi? Con gái tôi tên Dương Vân, nhưng chúng tôi thường kêu nó là Tiểu Vân. Nghe ngài hỏi về Tiểu Vân, tôi rất kinh ngạc).

Chẳng đợi tôi nói câu nào, con gái tôi đang ngủ trong phòng, do bị cuộc trò chuyện của tôi làm cho thức giấc, nó vội ra ngoài đứng cạnh tôi, phụ tiếp điện thoại và nói:

– Chào Sư phụ!

– Chào Tiểu vân, con biết tiếng Anh chứ?

– Dạ có ạ.

Tôi ngồi trên ghế, cảm thấy xúc động, thắc mắc vô cùng: Vì sao Sư phụ biết chúng tôi mà liên lạc?

Sư phụ nói với con tôi xong thì bảo tôi:

– Dương tiên sinh, sau này tôi sẽ gọi cho ông thường, chẳng biết ông có vui lòng không?

Tôi vội thưa:

– Con rất vinh hạnh, thưa Sư phụ. Sao ngài có thể biết điện thoại của con?

– Chà, điện thoại của ông chẳng phải là để cho người gọi hay sao?

Tôi không còn lời gì để nói nữa.

Từ hôm đó trở đi, mỗi ngày Sư phụ gọi cho chúng tôi ít nhất một lần, nhiều thì bốn lần, bao gồm cả nhờ… khám bệnh. Ngài bảo chúng tôi xem các đệ tử ngài, kể cả chúng đệ tử Mỹ quốc, thực có bệnh gì, là do nguyên nhân gì. Đa số đều giao Quả Lâm xem.

Trước đây có một cô gái ở nước ngoài, tìm chúng tôi khám bệnh, con tôi nói: Bạn không cần báo cáo tình huống với chúng tôi. Bạn đừng sợ khi thấy chúng tôi biết hết những việc xấu bạn đã làm. Mặc dù điều này khiến bạn khó kham, nhưng việc phát lộ và chân thành ăn năn sám hối sẽ giúp tiêu tội nghiệp…

Quả Lâm giải cho cô ta hiểu bệnh cô do nguyên nhân nào tạo thành. Cô ta hỏi vì sao Tiểu Vân biết được? Nó đáp: MUỐN NGƯỜI ĐỪNG BIẾT, TRỪ PHI MÌNH ĐỪNG NGHĨ, chứ không phải chỉ là: “Trừ phi mình đừng làm’’…

Bạn chỉ cần nghĩ thôi, là có người biết rồi! Tất cả việc chúng ta làm đều có: Người biết, quỷ biết, thần biết, chư Phật, Bồ tát biết!

Cho nên nếu chúng ta làm gì sai quấy: Ta làm người mất mặt hoặc sát sinh ăn thịt, làm những việc xấu đến khó thể mở miệng khai ra… thì sau khi minh bạch lý này rồi, bạn hãy mau mau quỳ trước Phật đường nhà mình mà sám hối ngay đi. Sám hối từ rày: Thệ không phạm lại nữa, được vậy thì tội nghiệp này liền tiêu. Nếu như không sám hối, nghiệp ác kia vĩnh viễn đeo theo, gieo thống khổ cho bạn!

Ngài Tuyên Hóa bảo tôi dẫn hai mươi người đi Mỹ, là nhóm người cùng học Pháp với tôi. Họ không phải là những người học Phật bình thường, mà đã hoàn toàn khai mở trí huệ. Sư phụ sẽ lo tiền cho chúng tôi (qua để giúp Sư phụ, chứ không phải để du ngoạn, tính luôn cả bốn người nhà tôi).

Kết quả: Khi cấp phép, chỉ mình tôi được phê duyệt. Nhân viên công tác Sứ quán nói:

– Mình ông đi thăm Sư phụ được rồi, mấy người kia đi làm gì?

Tôi rất giận. Bọn họ cũng không cho cả nhà tôi đi, nói là: Nếu cả nhà ông đi Mỹ rồi ở bển luôn không thèm về thì sao?…

Tôi nói:

– Tôi qua Mỹ thăm Sư phụ rồi sẽ về!

Thực tình, trong lòng tôi nghĩ: “Nếu không phải là đi gặp Sư phụ, thì cho dù tổng thống Mỹ có mời, tôi cũng không đi”…

Qua đến Mỹ rồi, Quận trưởng California mời tôi đến chỗ ông dự tiệc… Sư phụ đồng ý cho tôi đi để biết các mặt của xã hội, nhưng tôi nói:

– Sư phụ, con đến Mỹ mục đích là để gặp ngài, đừng nói là Quận Trưởng mời, mà cho dù là ông Clinton đến thỉnh, con cũng không đi!

Thực vậy, học Phật rồi đối với thế tình đều thấy lãnh đạm.

Khi tôi đến nơi thì ban tiếp tân dẫn tôi đi gặp Sư phụ ở tại lầu dịch kinh.

Lúc này ngài đang ở tầng ba, nhưng đã vội xuống lầu, đứng đợi chúng tôi. Tôi lúc đó trong lòng rất bình tĩnh, không hề căng thẳng, dù xưa nay chưa hề gặp và nói chuyện trực diện với ngài. (Khi Sư phụ gọi điện cho tôi, chính là lần đầu tôi nói chuyện cùng ngài).

Gặp Sư phụ, tôi quỳ xuống, khấu đầu ba lần. Lúc đó, đứng chung quanh có năm vị Tỳ kheo người Mỹ.

Chúng tôi vào thang máy để lên lầu, Sư phụ để tôi vào trước (Tôi không khách khí, đi vào. Bởi ngài từng phát nguyện: Không đi trước người, nhất định đi sau người).

Tới nơi rồi, Sư phụ bảo thị giả:

– Đem hành lý Dương cư sĩ đến gian phòng bên cạnh ta. Đó là một thư phòng, tôi ngụ tại đây.

Tiếp đến, tôi qua phòng Sư phụ, ngài ngồi xếp bằng trên giường, tôi ngồi nơi băng ghế dài đối diện.

Bởi vì đây là lần đầu tôi đến Mỹ giao tiếp với ngài, hơn nữa tôi thầm cho ngài là Bồ-tát Quan Thế Âm, nên tâm tư rất xúc động.

Tôi ngồi đấy, ngài hỏi gì thì tôi đáp đó. Toàn là hỏi thãm chuyện quê nhà, (hỏi tôi ở Thiên Tân thuộc vùng nào, địa phương nào. Tôi trả lời mà có cảm giác như đang trò chuyện cùng bậc cha mẹ hay với người rất thân thiết). Được một lát, thị giả đến thưa:

– Sư phụ, cho Dương cư sĩ đi dùng cơm.

– Thôi, ông đi ăn cơm nhé.

– Sư phụ, mời ngài cùng ăn.

Chúng tôi mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ông hãy ăn một mình nhé.

Vào ăn cơm, thấy bốn dĩa thức ăn nhỏ không có chút hương vị muối, tôi bèn hỏi thị giả có muối không? Thầy cầm tới một hũ muối, tôi múc một muỗng nhỏ, dĩa thức ăn nào cũng rắc vào. Thị giả đứng bên cạnh nói:

– Ôi chao, thưa Sư phụ, Dương cư sĩ ăn muối dữ quá. Như thế không phải quá mặn hay sao?

– Đừng lấy làm lạ, con đã biết ông ta từ đâu tới rồi mà.

Ăn xong, tôi ngồi nói chuyện với Sư phụ một chút.

Trời tối, Sư phụ bảo:

– Bây giờ đi gặp bọn họ được rồi.

Tôi chẳng biết là gặp ai? Bởi lúc đến tôi thấy chỉ có 5 thầy Tỳ kheo đang đứng, không thấy ai khác, tôi nghĩ: Chắc là đi gặp mấy người này. Tôi nói: Dạ được.

Khi cửa thang máy mở ra, âm thanh mấy trăm vị niệm Phật vọng vào lỗ tai tôi. Lúc ở trong thang máy tôi không nghe thấy, vì cửa thang máy kín mật, nên ở trỏng không nghe thấy gì.

Tôi thầm nghĩ:

– Ôi chao, phải gặp đông người như thế hay sao? (Thầm cảm thấy quá ngại).

Sư phụ dẫn tôi tiến vào một ngôi kiến trúc, là Hội đường. Khi chúng tôi vào, mọi người đều đứng lên. Toàn bộ đối diện nhau, ở giữa có lối đi, phía trước là đài chủ tọa. chúng tôi đi từ hậu diện tiến ra trước.

Sư phụ vừa vào, tất cả biến thành âm thanh Phật hiệu. Tôi thấy trong đây phía bên hữu là Tỳ kheo ni đứng trước, mặc toàn hoàng y, rất đông. Ước chừng có 450 vị, phía sau toàn là nữ cư sĩ mặc áo tràng, đều là thành phần trí thức.

Nước chúng tôi vào thời điềm (1993) lúc đó các nữ cư sĩ Phật giáo đa số đều là các bà không có văn hóa, người trí thức ai mà học Phật? Không giống như hiện thời: Nhiều lãnh đạo, cán bộ và các bác sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ đều học Phật, nhiều giáo sư và sinh viên thuộc các đại học (Thanh Hoa, Nam Khai, Thượng Hải, Phúc Đán)… đều xúm nhau học Phật.

Phía bên tả tôi: Đứng trước là chúng tỳ kheo, phía sau là các nam cư sĩ. Sư phụ đi thẳng lên trước, tôi nối gót theo sau. Hiện trường không khí khiến tôi xúc động…

Tôi thuở giờ ít đi tới chùa nên cái gì cũng đều không biết, không rành. Tôi học Phật chính là tự mình ở nhà xem và nghiên cứu kinh Phật, đọc sách ngài Tuyên Hóa giảng.

Hôm nay lần đầu đến đây, tôi không nghĩ là bị bắt lên đài, chắc… sẽ được ngồi phía dưới.

Nhưng Sư phụ bảo:

– Đi nào.

Tôi đành phải bước theo.

Sư phụ bảo:

– Lễ bái nào.

Trên nền không có thảm, Sư phụ khấu đầu xong, tôi cũng lạy xong, Sư phụ nói:

-Thượng đài!

Lúc này tim tôi đập thình thịch, không còn cách nào khác, chỉ biết lên đài. Trên đài có mấy vị, phía bên này là hai Hòa thượng người Mỹ, còn bên kia là một vị làm phiên dịch cho tôi. Trước đây Sư phụ luôn ngồi ở giữa làm chủ tọa, nhưng bây giờ ngài lại ngồi dưới đài, sắp tôi ngồi trên đài, ở giữa. Hai chân tôi bắt đầu run, lần đầu tiên gặp phải cảnh như thế này…

∗ Ngài Tuyên Hóa Giới Thiệu Quả Khanh

(Bản ghi chép của Vạn Phật Thánh Thành)

Các vị Thiện tri thức, Chư vị đồng tu!

Mọi người tại Vạn Phật Thánh Thành phải hiểu vì sao mình tới đây. Thế giới này rộng lớn, nhưng vì sao chúng ta lại tụ hội cùng nhau ở đây? Chính là nhờ thiện căn chín muồi, nên nay chúng ta mới được tụ hội bên nhau để cùng chỉnh sửa mài giũa, cùng dũng mãnh tinh tấn tu không thối chuyển… để sau này vĩnh viễn giải hết mọi khổ đau. Tôi lúc nào cũng nhắc: “Chịu khổ là giải khổ, hưởng phúc là tiêu phúc”.

Bạn gặp khổ nếu không chịu đón nhận, thì khổ sẽ kéo dài mãi. Bạn có phúc thì không nên hưởng tận, như vậy thì phúc sẽ còn hoài.

Tôi thuyết pháp cứ nhắc mãi điều này, vì sợ quý vị quên. Chư vị phải ghi nhớ mấy câu này, thì khổ gì cũng có thể kham được, nhẫn được.

Tiếp theo tôi xin nói về cư sĩ Duy Ma Cật: Khi ông bệnh các bậc A-la-hán chẳng ai dám đến thăm, bởi hỏi han gì đều bị ông quở. Hàng Bồ-tát cũng có nhiều người không dám đi. Cuối cùng chỉ có Bồ-tát Văn Thù đến, cùng ông bàn bí quyết tu, hai bên hỗ tương giải đáp. Ai chưa xem qua kinh Duy Ma Cật thì hãy nghiên cứu đoạn văn này. Nếu xem rồi, thì nên đào sâu thêm…

Vì sao tôi nhắc đến cư sĩ Duy Ma? Bởi hôm nay, tôi đã mời được Dương cư sĩ từ Thiên Tân qua đây, ông tên Dương Tác Tướng, đã hết lòng nghiên cứu các sách Khai Thị và những bộ kinh Phật tôi giảng. Không phải ông đã xem hết hoàn toàn, vậy mà: ông có thể thâm nhập kinh tạng và giáo hóa nhiều người thành công, ở Thiên Tân đã có hơn trăm người nhờ sự dẫn dắt của ông mà phát tâm tin Phật. (Tin Phật là chuyện rất bình thường, việc thu phục hơn trăm người đâu phải là chuyện gì to tát đáng nói, bởi chúng ta đi khắp nơi cũng có thể gom được mấy trăm người tin Phật), Nhưng xét ra ở Trung Quốc Đại lục, tuy nói là tự do tôn giáo, nhưng chẳng tôn giáo nào dám công khai truyền bá… vì vậy mà việc Dương cư sĩ hóa độ được hơn trăm người (vào thập niên 90 lúc đó), có thể nói là kỳ tích Nhóm người học Phật này thường tụ hội tại tư gia, cùng thọ giáo Phật pháp với Dương cư sĩ, Điều đáng nói là, dưới trướng hóa độ của ông đã có hơn hai mươi vị chứng đắc: Thiên Nhãn

Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mệnh Thông, Thần Cảnh Thông, nghĩa là họ đắc đủ các loại thần thông. Nhưng bọn họ vốn không phải là người xuất gia (chỉ là người tại gia thôi), nhờ thành tâm, thành ý nghiên cứu thực hành Phật pháp, mà đắc được công phu kia.

Xin giải thích về ngũ thông:

1. Thiên Nhãn Thông: Người chứng được Thiên Nhãn Thông có thể nhìn thấy khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới rõ ràng như nhìn trong lòng bàn tay. Trong hàng đệ tử của Phật, Tôn Giả A Na Luật là bậc đứng đầu về Thiên Nhãn Thông.

2. Thiên Nhĩ Thông: Chứng được Thiên Nhĩ Thông thì có thể nghe được mọi âm thanh từ cõi nhân gian cho đến tận ba ngàn đại thiên thế giới, luôn cả các âm thanh của cõi trời.

3. Tha Tâm Thông: Đây là khả năng đọc được ý nghĩ của người khác. Tất cả những việc mà quý vị dự tính trong đầu, định sẽ thực hiện, thì cho dù quý vị chưa hề thổ lộ với ai cả, nhưng người đã chứng đắc Tha Tâm Thông vẫn có thể biết rõ.

4. Túc Mạng Thông: Người chứng đắc Túc Mạng Thông có khả năng biết được tất cả những việc – thiện cũng như ác – mà quý vị đã tạo tác trong các đời trước.

5. Thần Cảnh Thông: Cũng gọi là Thần Túc Thông hoặc Như Ý Thông. Chữ “Thần” chỉ cho một cảnh giới kỳ diệu không thể nghĩ bàn. Chữ “Cảnh” là chỉ cảnh giới. Còn chữ “Thông” có nghĩa là thông đạt vô ngại, Thí dụ, tuy bức tường chắn ngang gây trở ngại, nhưng nếu quý vị khoét một lỗ hổng thỉ sẽ được thông. Tương tự như thế, “bức tường” vô minh gây chướng ngại, (làm ngăn che ánh sáng quang minh tự tánh chúng ta), song nếu ta có thể dùng “gươm” trí huệ để phá vỡ bức tường đó, thì sẽ được thông suốt.

Vì vậy, khi nghe ai có trí tuệ, thần thông, bạn đừng vội cho họ là ma! Muốn biết có phải là ma không thì bạn hãy nhìn và quan sát xem: Họ có còn tham tài, tham sắc, tham danh lợi… hay không? Và nhớ lấy đây làm tiêu chuẩn để phân biệt!

Có 7 cách để quý vị nhận ra Tà sư:

1. Thầy cho phép nam nữ phóng túng tư tình tà dục, dùng đây làm mồi nhử để thu hút đồ chúng và gọi đó là phương tiện cứu thế gian.

2. Thầy khoe rằng mình có thể dùng bùa, chú, và thần tài… để giúp đồ chúng giàu có, cố ý khơi gợi lòng tham nơi họ.

3. Thầy khuyến khích giết chúng sinh, ăn thịt chúng sinh, còn tuyên bố rằng mình có thể dùng bùa chú để cứu những vong linh bị ăn kia.

4. Thầy biểu diễn những kiểu tu khổ hạnh kỳ dị, tự làm thương tổn mình để kích động tâm chúng sinh và nói làm vậy để chịu khổ thay cho chúng sinh.

5. Thầy dùng thần thông để thu hút những chúng sinh có lòng hiếu kỳ; xúi họ làm điều trái đạo.

6. Thầy tự ý thêm bớt, sửa đổi các quả vì tu trong Phật Giáo, giải lệch lạc ý nghĩa: “Tín, giải, tu, chứng”… và tự phong mình là giáo chủ.

7. Thầy tự lập tông phái, xưng lồ giáo chủ trong khi bản thân không rành, chẳng có chút căn bản về giáo lý Phật.

Phải biết kẻ hủy diệt Phật pháp chính là đệ tử Phật (kẻ mặc áo ca-sa mà làm không đúng pháp), chứ không phải các giáo phái khác.

Trong kinh nói rằng: Những biểu hiện suy tàn của thời kỳ Mạt pháp có thể nhận thấy ở khắp nơi.

Việc có người dùng tri kiến sai lệch của mình để phản đối kinh Lăng Nghiêm và tuyên bố rằng: “Kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác, kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng, kỉnh A Di Đà”… và nhiều bộ kinh khác cũng như “Đại Thừa Khởi Tín Luận” đều là giả mạo… đây chính là hiện tượng của thời kỳ Mạt pháp.

Nếu không còn ai tu hành, không có người nào đọc, tụng… và học thuộc kinh Lăng Nghiêm, thì đó là thời kỳ Mạt pháp.

Bởi trong kinh Lăng Nghiêm, có “Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối” (bốn lời dạy về tính thanh tịnh) giảng rõ về tứ trọng giới (sát, đạo, dâm, vọng) và “Năm mươi loại ma ngũ ấm”, chú giải rõ về Thiên ma, ngoại đạo rất cặn kẽ tỉ mỉ. Cả hai phần này đều nói rất rõ rằng: Khi nào không còn người giữ giới, thì lúc đó là thời Mạt pháp. Giới còn, tức là Phật pháp còn!

Bao năm nay tôi luôn chờ được nhìn cảnh Phật giáo đồ thanh niên làm rạng rỡ cho Phật giáo. Đợi đã lâu rồi. Bây giờ hiện có nhóm người ở Thiên Tân, vốn cùng tôi có duyên sâu, nên tôi muốn mời họ qua Mỹ. Nhưng “Việc tốt luôn gặp lắm dũa mài”… vì lúc đi thị thực giấy tờ, bị Đại sứ quán từ chối. Mặc dù gặp trục trặc như thế, tôi vẫn không nản lòng, cứ tiếp tục phấn đấu, lo nghĩ cách tiếp… Cuối cùng cũng  xin Visa được cho bảy người và thỉnh được họ qua đây. Chuẩn bị khai mở “Đại hội Thảo luận Nghiên cứu Tôn giáo”, cùng thực hiện phương kế cứu đời, giúp nước, giúp dân… khiến chúng sinh ly khổ đắc lạc…

Việc này rất quan trọng, mỗi người chúng ta đều phải gánh trọng trách hộ vệ Đạo tràng, không nên thối tâm lười nhác. Quý vị Phải nỗ lực tinh tấn, tu cho thành tựu rồi mới có thể hoằng dương đạo pháp tốt.

Như tôi đã nói: Người ta ai cũng có ngũ nhãn. Nếu nghe vậy ắt sẽ có người hỏi: “Vậy sao tôi không có?”…

Không phải bạn chẳng có, mà do bạn không bảo hộ tâm tốt, không tu tốt mà thôi! Ai cũng có đủ ngũ nhãn, nhưng do mỗi người chúng ta chẳng biết tu trì, nên không nhận biết. Do vậy mà: “Người ta hễ tu thì thành Bồ-đề, A-la-hán, còn mình tu thì vẫn cứ là kẻ mắt mù”, vì không thể khai ngũ nhãn: (Nhục nhãn, Pháp nhãn, Huệ nhãn, Phật nhãn)… do không khai mở được nên mới hay nghi ngờ những người có thần thông.

Riêng nhóm người ở Thiên Tân (do Quả Khanh hóa độ), có hơn hai mươi người đắc ngũ nhãn, chính nhờ họ quá thành tâm, quá tha thiết hành trì, hết lòng tôn kính Phật. Lúc nào họ cũng lo tu niệm miên mật, nên mới đạt được thành tựu tốt như thế… Vậy thì dạng người nào mới không thề khai mở?… Chính là kẻ không thành tâm, không tu, không tin. Nếu bạn sinh chút tâm nghi, chẳng chịu tu hành, ắt chẳng có kết quả nào!

Tôi hy vọng chư vị đều lập chí phục vụ Phật giáo, làm việc cho Phật giáo, lo độ hóa chúng sinh, khiến hạt giống Phật được lưu truyền rộng khắp…

Dương cư sĩ có khả năng hóa độ rất mạnh. Tôi mong Dương cư sĩ sẽ chia sẻ kinh nghiệm tu quý báu của ông đến mọi người, khiến tất cả tăng thêm tín tâm, quý thọ Phật pháp, tha thiết tu trì, thành tựu tốt…

∗ Ấn Tượng Về Cư Sĩ Quả Khanh

Tác giả: Cư sĩ Minh Hoa

Cư sĩ họ Dương, người Thiên Tân, niên kỷ độ 60 nhưng nhìn trẻ như 50. Thân cao vừa tầm, mắt sáng như sao, dung mạo nho nhã, mặt đầy hồng quang, bước uy nghi như rồng như hổ (long hành hổ bộ), trông khỏe mạnh quắc thước, nhìn rất oai phong.

Ông viết bộ sách “Báo ứng hiện đời” lưu truyền khắp, gây ảnh hưởng cực lớn, hóa độ chúng sinh ly khổ đắc lạc rất thần kỳ; khiến vô số người đến với đạo, pháp hỷ sung mãn, ông là nhân vật rất nổi tiếng trong giới Phật giáo.

Cư sĩ đặc biệt ưa trì tụng Lăng Nghiêm, cực lực đề xướng giới sát, phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh Địa Tạng…

8 giờ ngày 12 tháng 9, Quả Khanh khai giảng Phật pháp tại Hoa Nghiêm Tự, đến 11 giờ trưa thì buổi giảng kết thúc, là bắt đầu Lễ Phóng Sinh. Quả Khanh cùng sư Thường Tịnh (Trụ trì chùa) hướng dẫn gần năm trăm người tại đạo tràng thực hành Nghi Thức Phóng Sinh, qui y cho loài vật. Lần phóng sinh này có 350 con chim, gồm: Chim ngói, chim khách, chim đầu bạc, chim sẻ, chim ưng, cò trắng… và 2 con cầy hương, một con chồn chó, một con nhím. Riêng con chồn chó chân trước bị thợ săn làm gãy, nhìn rất đáng thương: Chỉ có lớp da dính liền, máu thịt lẫn lộn, lòi xương trắng hếu ra ngoài, các tu sĩ xức thuốc băng bó cho nó.

Nghi thức kết thúc, lồng được mở ra: Hằng trăm con chim tranh nhau vỗ cánh bay lên trời cao, trông thập phần đẹp mắt. Người chứng kiến lòng đầy hoan hỉ. Quả Khanh bồng từng con chim lên, đích thân gia trì rồi mới thả. Hơn nửa số chim không bay đi mà còn lưu lại, đậu trên các cây đại thọ của chùa, mắt nhìn mọi người chăm chăm, như bày tỏ lòng tri ân.

Ngay lúc đó, trên không chùa Hoa Nghiêm vầng dương chiếu chói lọi, mây lành đóa đóa, bầu trời bỗng chuyển sắc óng ánh, trong suốt xinh đẹp, như đồng chia nỗi vui.

Buổi chiều, trên tòa giảng, Quả Khanh nhắc đến việc phóng sinh hồi sáng, ông nói: Tu hành chính là “làm ngược lại”. Vì trong xã hội hiện nay người ta đa số tham đắm vị ngon, ưa sát sinh ăn thịt, riêng người tu hành cần phát tâm từ bi, mua vật phóng sinh…

Mặc dù cùng cư sĩ Quả Khanh ở chung chí có một ngày, nhưng phong thái và ngôn hạnh của ông khiến tôi kính phục sâu sắc, có ấn tượng rất khó quên. Đức hạnh của ông khiến người chứng kiến phải phát sinh lòng ngưỡng mộ tán thán, cô thể nói ông là người như thế này:

1. Ngôn hành tương ưng
Cẩn ngôn khiêm tốn

Ngày đầu tiên vừa lên pháp tòa để giảng, Quả Khanh như sực nhớ ra bèn nói:

Xin Trụ trì cung nghinh tiểu tượng Phật đến đặt ở trên bàn trước tôi, (ông giải thích khi mình thuyết pháp sẽ không tránh được cảnh chư cư sĩ đến nghe pháp cung kính hành lễ, mà ông là phàm phu nên không dám lãnh nhận… Phải đặt tượng Phật nhỏ trước ông, để lỡ có người lễ bái sẽ thành là lễ Phật, Bồ-tát… như vậy ông mới an tâm thuyết giảng).

Ngoài thời gian giảng và nghỉ ngơi ra, rất nhiều cư sĩ cung kính gọi ông là Sư phụ, nhưng ông luôn bảo: Kêu “Dương lão sư” được rồi. Đối với chư cư sĩ thái độ ông cực kỳ khiêm cung, luôn dịu dàng thăm hỏi. Lời thốt ra êm ái, từ hòa và nhẹ nhàng như gió xuân. Ông giảng pháp suốt ba ngày, mỗi ngày 8 tiếng, chia làm hai buổi. Xuống tòa rồi còn phải tiếp khách, nhưng trước sau ông không lộ vẻ mệt mỏi chán ngán, không có chút khinh mạn.

2. Trực tâm trực ngôn
Tuyệt không giả dối

Tuy nhiên, đối với những người tu hành (xuất gia hay tại gia) mà còn tính cách bất lương, hành không đúng pháp Phật, thì ông chẳng mảy may khách sáo, nghiêm khắc phê bình, góp ý nói thẳng. Ngay nơi Hoa Nghiêm Tự, khi thấy Tăng cúng thờ tượng Phật ngay trong túc xá, ông liền phản đối, giải thích rằng: Mỗi tôn tượng đều có thần hộ pháp theo hầu, nên chỉ có thể cúng thờ tại Chánh điện hay Phật đường trang nghiêm, tuyệt không được đặt tượng Phật ở nơi ngủ nghi. Nếu làm vậy thần hộ pháp sẽ phẫn nộ. Chúng tăng vội vã tiếp thu và sửa đổi…

Cũng có khi ông đến giảng ở chùa khác, do trực ngôn nói thẳng, mà chạm đến khuyết điểm và thói tật của người, nên đã có một tu sĩ nổi giận xung đột với Quả Khanh ngay tại Giảng đường, nhưng ông vẫn đúng lý tranh biện, chưa từng khuất phục, nhất quyết không tán thành bất kỳ điều sai trái nào. Vì vậy mà có một số ít người tu không đúng pháp đã liên kết, gây loạn làm ầm, lên tiếng mạ lỵ phỉ báng Quả Khanh (nhưng đa số các đạo tràng và đại chúng chánh tín thanh tu thì hết lòng ủng hộ tôn kính ông).

Bởi vì người tuyên dương chính pháp, vĩnh viễn luôn có Bồ-tát gia trì; Long, Thiên hộ vệ.

3.  Giảng pháp tuyệt hay
Lực nhiếp thọ dũng mãnh

Ông luôn nhấn mạnh: Nhất định phải hành đúng theo kinh điển của Phật Thích Ca giảng, vì: “Ly kinh một chữ, tất đồng ma thuyết”, ông cực lực tán dương kinh Lăng Nghiêm, xác nhận rằng: “Kinh Lăng Nghiêm còn, là chánh pháp còn”. Và “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong kinh Lăng Nghiêm chính là kính chiếu yêu. Ai không chân chánh tu hành, chỉ cần đối chiếu với “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” là rõ ngay.

Trong quá trình giảng kinh, ông không ngừng kể những câu chuyện có thực hiện đại để chứng minh, do ông đích thân chứng kiến hoặc trải qua nên rất có sức thuyết phục. Khiến người nghe tin tưởng, kính vâng. Khóa giảng luôn nhận được những tràng pháo tay vang dội không ngớt, nhiều người nghe xong rất cảm kích xúc động, thậm chí khóc thống thiết, lệ tuôn như mưa. Quyết tâm sám hối hướng thiện, có thể nói người nghe ông giảng Phật pháp được thọ ích rất nhiều.

4. Trong sạch liêm khiết
Chẳng tham tiền tài

Lương hưu của ông mỗi tháng chỉ có 1900 đồng. Nhưng khi được mời đến Hoa Nghiêm Tự giảng, ông không hề dùng một xu của chùa làm phí đi lại.

Trong thời gian giảng, nhiều người tranh nhau xin cúng dường trai phạn, hoặc đề nghị cung cấp cho ông chỗ trú ngụ tuyệt hảo, nhưng ông luôn từ chối, quyết định ăn ngủ ở trong chùa, thọ sự đãi ngộ cùng chư Tăng, chẳng thu nhận một xu cúng dường.

Lúc ông rời chùa, Trụ trì Thường Tịnh cảm thấy quá áy náy, khó kham, nên năn nỉ ông hãy thu nhận ba ngàn đồng làm phí đi lại, nhưng bị ông nghiêm khắc cự tuyệt. Lúc ra phi trường, có mua đặc sản địa phương biếu cho, thì ông cũng trả lui hết, chẳng chịu mang gì về. Trước khi rời Hoa Nghiêm Tự, ông còn kiên trì bỏ vào thùng công đức tự viện 400 đồng (tiền cơm).

Suốt thời gian giảng, ông luôn nhắc mãi câu:

Tôi không hề gạt các vị, vì tôi chẳng tham tài. Nếu những gì tôi thuyết giảng có chút hư ngụy, tôi nguyện xuống địa ngục.

Lúc đó, tôi cảm thấy ông nói vậy có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng đến bây giờ thì tôi hoàn toàn tin phục, rất muốn được lễ bái ông. Vì đã nhận ra: Đây là bậc đức cao vọng trọng. Nhiêu hgười xem qua sách ông viết, đối với thần thông thị hiện của ông, đều rất tò mò, đa số đều thèm hỏi ông về tiền thế, hậu thế của mình, ôm thăc mắc um sùm chờ dịp hội kiến để bung ra… Tôi cũng không ngoại lệ, sớm đã chuẩn bị ba câu, nhưng khi gặp mặt ông rồi, lại bị đức hạnh ông chiết phục, làm cho quên hết ráol…

Thực ra, ông giảng tại tòa, thuyết theo kinh rất minh bạch rõ ràng: Ai cũng đều có thói tật và bệnh hoạn… Nhưng nếu như bạn có thề thọ giáo, tiếp nhận những gì ông thuyết giảng, lập tức phát thệ giữ giới sửa lỗi, nhất tâm hướng thiện… thì các vấn đề bệnh tật, thống khổ, bất hạnh, chướng ngại v.v… của bạn đều sẽ nhờ sự cải thiện triệt để mà tiêu tan. Nếu bạn vẫn ỳ ra như c(j, không biết hối cải, cứ tạo đủ nghiệp ác, biếng lười giải đãi…thì cho dù là Phật, Bồ-tát có hiện ra trước mặt cũng vô phương cứu bạn.

Ông còn kể một câu chuyện thực khiến tôi cực kỳ chấn động.

Một tuần trước tại Thượng Hải, có bà mẹ dẫn đứa con gái độc nhất của mình đến tìm ông. Con bà tuy mới hơn hai mươi nhưng đã mắc hai chứng bệnh nan y: Toàn thân nổi mụn bộc mẩn đỏ và bị nhiễm trùng đường tiểu cực nặng. Hiện tinh thần cô rất chán nản, vì bệnh viện vô phương chữa trị, chỉ có về nhà chờ chết. Bà van cầu ông cứu mạng con bà.

Quả Khanh im lặng quan sát một hồi, thì hiểu ra nguyên nhân. Thế là ông không chút vị tình, nói thẳng với con gái bà, chỉ ra ba lỗi nghiêm trọng cô đang phạm phải:

1. Bất hiếu phụ mẫu: Cô gái thường cự cãi với cha mẹ, thường vì chút chuyện nhỏ mà gây ầm náo không thôi, khiến cha mẹ vì cô phải tổn thương tâm thần, khổ sở bất an.

2. Phóng túng tà dâm: Ngay từ hồi Tiểu học cô đã nhiễm ác tập thủ dâm, đến bây giờ vẫn chưa từ bỏ. Lên Sơ trung thì phát sinh quan hệ nam nữ lăng nhăng với nhiều người, tham dục túng tình, sống buông thả, không biết tự khống chế. Đây là nguyên nhân khiến cô bị chứng nhiễm trùng đường tiểu nan y.

3. Dễ sân giận nóng nảy: Do từ nhỏ quen được nuông chiều, nên cô có tính ích kỷ nóng nảy, hễ không vừa lòng là thịnh nộ bộc phát, chẳng vị tình ai. sống toàn nghĩ cho mình, không biết lo cho ai, làm tổn thương đến nhiều người chung quanh, đánh mất hòa khí…

Cô nghe nói xong, mặt mày khó kham, chỉ thừa nhận lỗi một và lỗi ba, còn đối với lỗi thứ hai thì cương quyết không thừa nhận. Cô nói mình tuy có nhiều khuyết điểm, nhưng từ nhỏ trong quan hệ nam nữ luôn sống rất có tác phong và hết sức thận trọng, tuyệt đối không hề có những tình huống như lời cư sĩ nói, cô có thể bảo chứng, cam đoan!…

Quả Khanh bảo:

– Chỉ có sự chân thành phát lộ ăn năn sám hối, quyết tâm hướng thiện sửa sai mới cứu được mạng cô. Nếu cô nhất quyết mình không có lỗi, thì cô cứ tha hồ phản bác… nhưng hãy về và đợi phút ra đi…

Lúc này cô gái bỗng té quỵ xuống, nghẹn ngào khóc lóc, không ngừng bái lạy, vừa rơi lệ đầm đìa, vừa phát lộ sám hối, cung khai ra hết những lỗi từ nhỏ đến giờ, xác nhận là mình đã cố phạm qua như cư sĩ nói.

Mẹ cô lúc này mới tâm phục khẩu phục, lập tức quỳ trước tượng Phật trong sảnh phòng, thành tâm sám hối phụ cho con. Lúc này cô cũng quỳ trước mặt mẹ, thành tâm bái lạy xin mẹ tha thứ trước đây mình bất hiếu ngỗ nghịch… Mẹ cô cảm thấy được an ủi vô cùng và hết sức tri ân Phật, bà ôm chầm lấy con, cả hai cùng khóc thống thiết.

Cô gái sám hối triệt để, hoàn toàn tiếp thọ lò’i Quả Khanh khuyên dạy, dũng mãnh phát thệ: Từ đây nguyện hiếu kính song thân, dứt tuyệt tà dâm, sửa tính cáu giận nóng nảy, quyết lòng phục thiện.

Mấy ngày sau lúc Quả Khanh rời Thượng Hải, cô gái tìm tới cung kính tiễn biệt. Trông sắc mặt cô đã hòng hào, tinh thần khang kiện, bệnh tình đã chuyển tốt.

Nếu như thực lòng hối cải, đoạn ác tu thiện, theo thời gian bệnh tật sẽ triệt để hồi phục.

Phật là bậc Đại y vương, chúng ta chẳng nên xem thường.

Qua sự kiện này, tôi tự đối chiếu với bản thân mình: Xem ra các lỗi: Bất hiếu, tà dâm, xấu tính, nóng nảy… đều là những “cố tật thâm căn”… mà đa số người thường mắc phải, có khi mức độ ương bướng tệ lậu… còn vượt xa cô gái kia. Vì vậy tôi không cần nêu thắc mắc, hỏi nhiều nữa mà làm chi. Chỉ có chân thành sám hối, nhất tâm tu hành, nguyện dức ác tu thiện, không tái phạm lỗi nữa, thì tất cả đều hợp đạo…

Trong giảng tòa, Quả Khanh nhiều lần nhắc về ân sư Tuyên Hóa, kể lại những câu chuyện hay, những kỷ niệm trong quãng thời gian cuối được kề cận bên ngài, ông kể mà không cầm được nghẹn ngào, thổn thức…. đủ biết thâm tình tưởng nhớ dành cho Thượng nhân mênh mông vô cùng.

Khi tôi viết đến đây thì cư sĩ đã đi ngoài ngàn dặm, nhưng giọng nói, nụ cười, dung mạo ông… không ngừng hiện ra trước mắt tôi, khiến tôi bùi ngùi, tri ân không cầm được…

Mặc dù được hữu duyên ở bên cư sĩ chỉ có một ngày, nhưng tôi thu hoạch lợi ích rất nhiều, nên cảm thấy rất là trân quý.

Thời gian tiếp tục trôi, mọi vô sự vốn vô thường, chẳng biết bao giờ mới được gặp lại ông.

Tôi xin phát thệ: Nguyện cả đời tu hành nghiêm cẩn, giới sát phóng sinh; ăn chay, niệm Phật, làm [ợi chúng sinh, hầu có thể báo đáp ân gia trì, đức độ đạy bảo cao tột của Cư sĩ Quả Khanh.

Xin thành tâm đảnh lễ Cư sĩ Quả Khanh, cảm ân ngài đã xuất hiện, lưu dấu nơi nhân gian, thị hiện thần lực, vì chúng sinh giải nghi, bạt khổ ban vui.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.