Nghi Thức Tụng Kinh Đại Thừa

Nghi thức Tụng Kinh Lăng Già



KỆ DÂNG HOA

Tâm địa mở ra hoa nở rộ,

Trời có mưa hoa vẫn kém thơm,

Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

KỆ DÂNG HƯƠNG

Trầm thủy rừng thiền hương sực nức

Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng

Đao giới vót thành hình non thẳm

Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng

Nam mô Bồ-tát Hương Cúng Dường (3 lần)

THỈNH TAM BẢO CHỨNG MINH

Nam mô Mười phương Vô thượng Tam Bảo

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng ở khắp mười phương ba đời

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát trên Hội Lăng Già

Nam mô Đại Bồ-tát Đại Huệ

Nam mô chư Thiên Long Bát bộ Hộ giáo Già lam Chư Tôn Bồ-tát

Xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh cho đệ tử chúng con, chư Ni cùng Phật tử, và chư Thiên, Long, Quỷ, Thần, phi nhơn, tất cả chúng sanh có sắc không sắc, có hình không hình, có tưởng không tưởng, hiện vân tập tại đạo tràng.

Chúng con xin kính trì tụng Kinh Đại Thừa Lăng Già Kinh.

Ngưỡng nguyện chúng con nương nhờ công đức này mà nghiệp chướng từ vô thủy được tận trừ, từ nay phúc đức trí huệ ngày càng tăng trưởng, thân an tâm lạc, nạn chướng tiêu trừ, tâm bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền, lòng tin Tam Bảo ngày càng sâu, tình thương đối với chúng sanh ngày càng rộng lớn, đời đời kiếp kiếp đầy đủ trí huệ sáng suốt, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ, vĩnh viễn chẳng rơi ác đạo, thường sanh vào cõi lành, hưởng phước báo trời người thù thắng, gặp Phật pháp, được Tam Bảo gia hộ, theo chư Phật, chư đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư tôn hộ pháp, như pháp tiếp tục tu hành và giáo hóa chúng sanh cho đến ngày viên mãn Phật quả.

Nguyện đem công đức này hồi hướng cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nội ngoại hai bên của chúng con, và những hương linh vong linh hữu tình, chiến sĩ trận vong, oan hồn uổng tử, thập loại cô hồn, đồng bào tử nạn, thai nhi sản nạn, oan gia trái chủ, và những chúng sanh hiện đang đọa lạc nơi ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Cầu nguyện chư vị nương nhờ công đức hồi hướng này mà nghiệp chướng từ vô thủy được tận trừ, từ nay phước đức trí huệ ngày càng tăng trưởng, biết quy hướng Tam Bảo, hướng thiện tu hành, giải mở oan kết, đời đời kiếp kiếp đầy đủ trí huệ sáng suốt, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ, vĩnh viễn chẳng rơi ác đạo, thường sanh vào cõi lành, hưởng phước báo trời người thù thắng, gặp Phật pháp, được Tam Bảo gia hộ, theo chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Tôn Hộ Pháp, như pháp tu hành cho đến ngày viên mãn Phật quả.

Ngưỡng nguyện Mười phương Vô thượng Tam Bảo, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

Ngưỡng nguyện đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

Ngưỡng nguyện chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng ở khắp mười phương ba đời, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

Ngưỡng nguyện chư Phật, chư Đại Bồ-tát trên Hội Lăng Già, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

Ngưỡng nguyện đức Đại Bồ-tát Đại Huệ, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

Ngưỡng nguyện chư Thiên Long Bát Bộ Hộ Giáo Già Lam Chư Tôn Bồ-tát, xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh, gia hộ cho lòng thành của chúng con.

TÁN PHẬT

Đại từ đại bi thương chúng sanh,

Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

LỄ TAM BẢO

Chí tâm đảnh lễ:

Nam mô Mười phương Vô thượng Tam bảo (3 lễ)

Nam mô Bụt Cổ Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni (3 lễ)

Nam mô Xá lợi Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni (3 lễ)

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát trên Hội Lăng Già (3 lễ)

Nam mô Đại Bồ-tát Đại Huệ (3 lễ)

Nam mô Tôn giả Sivali (3 lễ)

Nam mô chư Thiên Long Bát bộ Hộ giáo Già Lam chư Tôn Bồ-tát (3 lễ)

VĂN PHÁT NGUYỆN

Lạy đấng Tam giới Tôn,

Quy mạng mười phương Phật

Con nay phát nguyện rộng

Thọ trì Kinh Lăng Già

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát lòng Bồ-đề

Hết một báo thân này

Sanh qua cõi Cực Lạc.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (3 lần)

KỆ KHAI KINH

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,

Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp,

Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,

Nguyện hiểu nghĩa chơn đức Thế Tôn.

Quy kính Phật Bồ-tát trên Hội Lăng Già (3 lần)

KINH LĂNG GIÀ

PHẦN TỰA

B1- DUYÊN KHỞI CỦA KINH.

Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở trên đảnh núi Lăng-già tại bờ biển Nam, dùng các thứ hoa báu trang nghiêm, cùng với các vị đại Tỳ-kheo tăng và chúng đại Bồ-tát câu hội. Chúng đại Bồ-tát ấy ở các cõi Phật khác đến. Các ngài có sức tự tại vô lượng chánh định và thần thông du hí, đại Bồ-tát Đại Huệ làm Thượng thủ. Các ngài đã được tất cả chư Phật làm phép quán đảnh, và khéo hiểu nghĩa cảnh giới Tự tâm hiện, các loại chúng sanh, các thứ tâm sắc, vô lượng độ môn, tùy loại khắp hiện. Đối với năm pháp, ba tự tánh, tám thức và hai thứ vô ngã, các ngài đã thông đạt cứu kính.

B2- ĐƯƠNG CƠ KỆ TÁN.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ cùng Bồ-tát Ma-đế hợp nhau dạo tất cả cõi nước chư Phật, nương thần lực của Phật từ tòa đứng dậy, bày vai áo mặt, quì gối mặt xuống đất, chắp tay cung kính dùng kệ tán thán Phật:

Thế gian lìa sanh diệt

Ví như hoa hư không,

Trí chẳng thấy có, không

Mà khởi tâm đại bi.

Tất cả pháp như huyễn

Xa lìa nơi tâm thức,

Trí chẳng thấy có, không

Mà khởi tâm đại bi.

Xa lìa chấp đoạn thường

Thế gian hằng như mộng,

Trí chẳng thấy có, không

Mà khởi tâm đại bi.

Biết nhân pháp vô ngã

Phiền não và sở tri (nhĩ diệm)

Thường thanh tịnh không tướng

Mà khởi tâm đại bi.

Tất cả không niết-bàn

Không Niết-bàn của Phật

Không có Phật niết-bàn

Xa lìa giác, sở giác

Hoặc có hoặc không có

Cả hai thảy đều lìa.

Quán Mâu-ni tịch tĩnh

Thế là xa lìa sanh

Ấy gọi là chẳng thủ

Đời này đời sau tịnh.

PHẦN CHÁNH TÔNG

B1- CHỈ THẲNG PHÁP MÔN ĐỆ NHẤT NGHĨA RỘNG LỚN VI DIỆU LÌA NÓI BẶT CHỨNG.

C1- HỎI MỘT TRĂM LẺ TÁM CÂU.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ nói kệ tán Phật rồi, tự trình danh tánh, con tên là Đại Huệ thông đạt được Đại thừa, nay đem một trăm lẻ tám câu thưa hỏi bậc Tôn tối thượng (Phật).

Bậc Thế gian giải (Phật) nghe kệ kia rồi, quán sát tất cả chúng, bảo các Phật tử rằng: “Phật tử các ông! Nay cho mặc tình hỏi, ta sẽ vì các ông nói cảnh giới tự giác.”

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ nhân lời Phật đã nói, đảnh lễ dưới chân Phật, chắp tay cung kính dùng kệ hỏi rằng:

Thế nào tịnh niệm kia?

Thế nào niệm tăng trưởng?

Thế nào thấy si hoặc,

Thế nào hoặc tăng trưởng?

Thế nào hóa tướng cõi

Và các chúng ngoại đạo?

Cớ sao không thọ thứ,

Vì sao gọi vô thọ?

Cớ sao gọi Phật tử?

Giải thoát đến chỗ nào,

Ai phược ai giải thoát?

Những gì cảnh giới thiền?

Tại sao có ba thừa?

Cúi mong vì giải nói.

Duyên khởi chỗ nào sanh?

Thế nào tác, sở tác?

Thế nào đồng dị thuyết?

Thế nào là tăng trưởng?

Thế nào vô sắc định

Và cùng diệt chánh thọ

Thế nào là tưởng diệt?

Vì sao từ định giác,

Thế nào tạo tác sanh,

Tiến đi và giữ thân?

Thế nào hiện phân biệt?

Thế nào sanh các địa?

Ai người phá ba cõi

Ở đâu, thân thế nào,

Vãng sanh đến chỗ nào?

Thế nào Tối thắng tử?

Nhân gì được thần thông

Và tự tại tam-muội?

Thế nào tâm tam-muội?

Tối thắng vì con nói.

Thế nào gọi là tàng

Thế nào ý và thức?

Thế nào sanh cùng diệt

Thế nào thấy rồi hoàn?

Thế nào là chủng tánh

Phi chủng và tâm lượng?

Thế nào kiến lập tướng

Và cùng nghĩa phi ngã,

Thế nào không chúng sanh

Thế nào thế tục thuyết?

Thế nào là đoạn kiến

Và thường kiến chẳng sanh?

Tại sao Phật, ngoại đạo

Tướng đó chẳng trái nhau?

Thế nào đời sau này

Có các thứ bộ khác?

Thế nào không, tại sao?

Thế nào hoại sát-na?

Thế nào thai tàng sanh?

Thế nào thế bất động?

Nhân gì như huyễn mộng

Và thành càn-thát-bà

Thế gian thấy sóng nắng

Cùng bóng trăng đáy nước?

Bởi đâu nói giác chi

Và cùng bồ-đề phần?

Thế nào quốc độ loạn?

Thế nào khởi thấy có?

Thế nào chẳng sanh diệt

Thế như hoa trong không?

Thế nào giác thế gian?

Thế nào nói lìa tự (văn tự)?

Lìa vọng tưởng là ai?

Thế nào ví hư không?

Có mấy thứ như thật?

Mấy tâm ba-la-mật?

Nhân đâu qua các địa?

Ai đến không chỗ thọ?

Những gì hai vô ngã?

Thế nào tịnh sở tri?

Các trí có mấy thứ?

Mấy thứ giới chúng sanh?

Ai sanh các tánh báu,

Chân châu ma-ni thảy?

Ai sanh các ngữ ngôn?

Chúng sanh các thứ tánh?

Minh xứ và kỹ thuật.

Người nào đã hiển bày?

Già-đà có mấy thứ,

Trường tụng và đoản cú?

Có mấy thứ lý luận,

Thế nào gọi là luận?

Tại sao sanh ăn uống?

Và sanh các ái dục?

Thế nào gọi là vua

Chuyển luân và tiểu vương?

Thế nào thủ hộ quốc

Chư thiên có mấy thứ?

Thế nào gọi đại địa

Tinh tú và nhật nguyệt?

Người tu hành giải thoát

Mỗi bậc có mấy thứ?

Đệ tử có mấy thứ?

Sao là A-xà-lê?

Phật lại có mấy bậc,

Lại có mấy bản sanh?

Ma và các ngoại đạo

Kia mỗi loại mấy thứ?

Tự tánh và cùng tâm

Mỗi cái bao nhiêu thứ?

Thế nào thi thiết lượng?

Cúi mong Tối thắng nói

Thế nào không, gió, mây?

Thế nào niệm thông minh?

Thế nào là rừng cây,

Thế nào là cỏ rậm?

Thế nào voi, ngựa, nai,

Thế nào là bắt lấy?

Thế nào là thấp hèn,

Nhân gì mà thấp hèn,

Thế nào nhiếp lục tiết?

Thế nào nhất-xiển-đề?

Nam nữ và hoàng môn

Đây đều nhân đâu sanh?

Thế nào tu hành thối?

Thế nào tu hành sanh?

Thiền sư dùng pháp gì,

Kiến lập những người nào?

Chúng sanh sanh các cõi

Tướng gì và loại gì?

Thế nào là tài phú,

Nhân gì được tài phú?

Thế nào là Thích chủng,

Nhân gì có Thích chủng,

Thế nào dòng Cam Giá?

Vô thượng tôn xin nói.

Thế nào trường khổ tiên,

Kia dạy bảo những gì?

Như Lai tại vì sao,

Hiện tất cả thời, cõi,

Các thứ loại danh sắc,

Tối thắng tử vây quanh?

Tại sao chẳng ăn thịt,

Tại sao cấm ăn thịt,

Ăn thịt bao chủng loại,

Nhân gì nên ăn thịt?

Thế nào hình nhật nguyệt,

Tu-di và Liên Hoa,

Cõi Sư Tử thắng tướng,

Thế giới nghiêng, đứng, úp,

Như lưới trời Đế Thích,

Hoặc thảy đều trân bảo,

Như đàn, trống lưng eo,

Dáng tợ các loại hoa,

Hoặc lìa sáng nhật nguyệt.

Như thế thảy vô lượng?

Thế nào là Hóa Phật?

Thế nào Báo sanh Phật?

Thế nào Như như Phật?

Thế nào Trí tuệ Phật?

Tại sao ở Dục giới,

Chẳng thành Đẳng chánh giác?

Vì sao Sắc cứu kính,

Lìa dục được Bồ-đề?

Thiện thệ vào Niết-bàn

Ai người giữ chánh pháp?

Thầy trời trụ bao lâu?

Chánh pháp trụ chừng nào?

Tất-đàn cùng với kiến

Mỗi loại bao nhiêu thứ?

Phần Tỳ-ni Tỳ-kheo

Thế nào nhân duyên gì?

Các Tối thắng tử kia

Duyên giác và Thanh văn

Nhân gì trăm biến dịch?

Thế nào trăm vô thọ?

Thế nào thế tục thông?

Thế nào xuất thế gian?

Thế nào là Thất địa?

Cúi mong vì diễn nói.

Tăng già có mấy loại?

Thế nào là hoại tăng?

Thế nào luận y phương,

Ấy lại nhân duyên gì?

Cớ gì đại Mâu-ni

Nói lên như thế này:

Ca-diếp, Câu-lưu-tôn

Câu-na-hàm là ta?

Cớ sao nói đoạn thường

Và cùng ngã vô ngã?

Sao không tất cả thời

Diễn nói nghĩa chân thật

Mà lại vì chúng sanh

Phân biệt nói tâm lượng?

Nhân đâu rừng nam nữ

Ha-lê, a-ma-lặc,

Kê-la và Thiết Vi,

Kim Cang thảy các núi

Vô lượng bảo trang nghiêm

Tiên Đạt-bà đầy dẫy?

C2- ĐÁP CHỈ THẲNG PHI CÚ.

D1- LẶP LẠI:

Bậc Vô Thượng Thế Gian Giải (Phật) nghe Bồ-tát Đại Huệ nói kệ hỏi, Đại thừa các độ môn, chư Phật tâm là bậc nhất, liền khen: – Lành thay, lành thay! Đại Huệ khéo lắng nghe, nay ta sẽ thứ lớp như lời ông đã hỏi mà đáp.

Sanh và cùng chẳng sanh, Niết-bàn, không sát-na, tiến đến không Tự tánh.

Phật, các ba-la-mật, Phật tử cùng Thanh văn, Duyên giác các ngoại đạo và cùng hành Vô sắc, các việc như thế.

Tu-di, bể cả, núi lớn, châu, đảo, cõi nước, quả đất. Tinh tú và nhật nguyệt, ngoại đạo, trời, a-tu-la; giải thoát, tự tại thông, lực, thiền, tam-ma-đề và định, như ý túc, giác chi và đạo phẩm.

Các Thiền định vô lượng, các ấm thân qua lại, chánh thọ và diệt tận định, tam-muội khởi tâm mà nói. Tâm ý và các thức, vô ngã, pháp có năm, Tự tánh năng tưởng và sở tưởng, cùng hiện hai thứ kiến.

Thừa và các chủng tánh, vàng bạc ma-ni v.v… nhất-xiển-đề và đại chủng, hoang loạn và nhất Phật, trí, sở tri, đắc hướng, có hay không có.

Voi ngựa và các cầm thú, làm sao mà bắt lấy, vì sao thí dụ thành tất-đàn, cùng với năng tác sở tác.

Tùng lâm mê hoặc và thông, tâm lượng chẳng hiện hữu, các địa không đến nhau, trăm biến dịch trăm vô thọ, luận y phương, công xảo, kỹ thuật các minh xứ, các núi, Tu-di, quả đất, biển cả lượng nhật nguyệt, chúng sanh bậc thượng, trung, hạ thân mỗi người có bao nhiêu vi trần.

Mỗi sát có bao nhiêu vi trần, cung cung số có bao nhiêu, khuỷu tay, bước, câu-lô-xá, nửa do-diên, do-diên.

Thố hào, song trần, rệp, dương mao, khoáng mạch trần, bát-tha bao khoáng mạch, a-la mấy khoáng mạch, độc long na-khư-lê, lặc-xoa và cử-lợi, cho đến tần-bà-la, mỗi thứ ấy số bao nhiêu.

Có mấy a-nâu (trần) gọi xa-lê-sa-bà (hạt cải), bao nhiêu xa-lê-sa-bà gọi là một lại-đề (hạt cỏ). Mấy lại-đề thành ma-xa (hạt đậu), mấy ma-xa thành đà-na (thù). Lại bao nhiêu đà-na-la thành một ca-lê-sa-na (lượng). Bao nhiêu ca-lê-sa-na làm thành một ba-la (cân). Những tướng tích tụ này bao nhiêu ba-la-di-lâu. Những thứ này là chỗ nên hỏi sao lại hỏi việc khác?

Thanh văn và Bích-chi Phật, Phật và hàng Bồ-tát, thân mỗi vị có bao nhiêu số, tại sao không hỏi chỗ này? Núi lửa mấy a-nâu (trần). Phong luân lại mấy a-nâu. Mỗi căn bao nhiêu a-nâu. Bao nhiêu lỗ chân lông và lông mày?

Hộ tài vua Tự Tại, vua Chuyển Luân Thánh đế, thế nào vua thủ hộ? Thế nào là giải thoát? Nói rộng và nói hẹp, như chỗ ông đã hỏi, chúng sanh các thứ dục, cùng các thứ uống ăn.

Thế nào là rừng nam nữ, núi Kim Cang kiên cố, thế nào như huyễn mộng thí dụ như nai đồng khát nước thấy ánh nắng. Thế nào núi, thiên, tiên, càn-thát-bà trang nghiêm, giải thoát đến chỗ nào, ai phược ai giải thoát, thế nào cảnh giới thiền, biến hóa và ngoại đạo, thế nào vô nhân tác, thế nào hữu nhân tác, hữu nhân vô nhân tác và phi hữu nhân phi vô nhân tác, thế nào hiện đã diệt, thế nào tịnh các giác, thế nào các giác chuyển, và chuyển các sở tác. Thế nào đoạn các tưởng, thế nào tam-muội khởi, phá tam hữu là ai, ở đâu và thân gì. Thế nào không chúng sanh mà nói có ta người. Thế nào nói thế tục, cúi mong rộng phân biệt. Tướng đã hỏi thế nào và chỗ hỏi phi ngã. Thế nào là thai tạng và các thứ thân khác.

Thế nào đoạn thường kiến, thế nào tâm được định, lời nói và các trí, chủng tánh giới Phật tử, thế nào luận lý và luận. Thế nào thầy đệ tử, thảy các loại chúng sanh, cả thảy đây lại thế nào. Thế nào là ăn uống, thông minh, ma, thi thiết. Thế nào cây, dây sắn, chỗ hỏi của Tối thắng tử. Thế nào các loại cõi, tiên nhân trường khổ hạnh. Thế nào là dòng họ, từ đâu sư thọ học. Thế nào là quê mùa, thế nào người tu hành, Dục giới sao chẳng giác, cõi A-ca-nị-tra mới thành.

Thế nào tục thần thông, thế nào là Tỳ-kheo, thế nào là Hóa Phật, thế nào là Báo Phật, thế nào là Như như Phật, Bình đẳng trí tuệ Phật, thế nào là chúng Tăng. Phật tử hỏi như thế, đàn, trống lưng eo và hoa, cõi nước lìa ánh sáng.

Tâm địa đó có bảy, chỗ hỏi đều như thật, đây và các thứ khác rất nhiều, Phật tử cần nên hỏi. Mỗi mỗi tướng tương ưng, xa lìa các thấy lầm. Tất-đàn lìa lời nói, nay ta sẽ hiển bày, thứ lớp dựng lập câu, Phật tử khéo lắng nghe.

D2- ĐÁP:

Như chư Phật đã nói: Câu bất sanh là câu sanh, câu thường là vô thường, câu tướng là vô tướng, câu trụ dị là phi trụ dị, câu sát-na là phi sát-na, câu tự tánh là ly tự tánh, câu không là bất không, câu đoạn là bất đoạn.

Câu biên phi biên, câu trung phi trung, câu thường phi thường, câu duyên phi duyên, câu nhân phi nhân, câu phiền não phi phiền não, câu ái phi ái, câu phương tiện phi phương tiện, câu xảo phi xảo, câu tịnh phi tịnh, câu thành phi thành, câu thí (dụ) phi thí (dụ), câu đệ tử phi đệ tử, câu sư phi sư.

Câu chủng tánh phi chủng tánh, câu Tam thừa phi Tam thừa, câu sở hữu phi sở hữu, câu nguyện phi nguyện, câu tam luân phi tam luân, câu tướng phi tướng, câu hữu phẩm phi hữu phẩm, câu chung phi chung.

Câu duyên tự thánh trí hiện pháp lạc phi hiện pháp lạc, câu cõi nước phi cõi nước, câu a-nâu phi a-nâu, câu nước phi nước, câu cung phi cung, câu thật phi thật, câu số phi số, câu số phi số, câu minh phi minh, câu hư không phi hư không.

Câu mây phi mây, câu công xảo kỹ thuật minh xứ phi công xảo kỹ thuật minh xứ, câu phong phi phong, câu địa phi địa, câu tâm phi tâm, câu thi thiết phi thi thiết, câu Tự tánh phi Tự tánh, câu ấm phi ấm, câu chúng sanh phi chúng sanh, câu tuệ phi tuệ, câu Niết-bàn phi Niết-bàn, câu sở tri phi sở tri, câu ngoại đạo phi ngoại đạo, câu hoang loạn phi hoang loạn, câu huyễn phi huyễn, câu mộng phi mộng, câu diệm phi diệm, câu tượng phi tượng, câu luân phi luân, câu Càn-thát-bà phi Càn-thát-bà, câu thiên phi thiên, câu ăn uống phi ăn uống, câu dâm dục phi dâm dục, câu kiến phi kiến, câu ba-la-mật phi ba-la-mật, câu giới phi giới, câu nhật nguyệt tinh tú phi nhật nguyệt tinh tú, câu đế phi đế, câu quả phi quả, câu diệt khởi phi diệt khởi, câu trị phi trị, câu tướng phi tướng, câu chi phi chi, câu xảo minh xứ phi xảo minh xứ, câu thiền phi thiền, câu mê phi mê, câu hiện phi hiện, câu hộ phi hộ, câu tộc phi tộc.

Câu tiên phi tiên, câu vương phi vương, câu nhiếp thọ phi nhiếp thọ, câu bảo phi bảo, câu ký phi ký, câu nhất-xiển-đề phi nhất-xiển-đề, câu nam nữ hoàng môn phi nam nữ hoàng môn, câu vị phi vị, câu sự phi sự, câu thân phi thân, câu giác phi giác, câu động phi động, câu căn phi căn, câu hữu vi phi hữu vi, câu vô vi phi vô vi, câu nhân quả phi nhân quả, câu Sắc cứu kính phi Sắc cứu kính, câu tiết phi tiết, câu rừng cây bìm sắn phi rừng cây bìm sắn.

Câu tạp phi tạp, câu thuyết phi thuyết, câu Tỳ-ni phi Tỳ-ni, câu Tỳ-kheo phi Tỳ-kheo, câu xử phi xử, câu tự phi tự. Đại Huệ! Đó là một trăm lẻ tám câu, Phật trước đã nói, ông và những đại Bồ-tát phải nên tu học.

B2- BÀY NGÔN THUYẾT ĐỂ VÀO ĐỆ NHẤT NGHĨA BIỂN THỨC THƯỜNG TRỤ, DÙNG HIỂN DUY TÂM.

C1- NÓI NHÂN QUẢ TÀ CHÁNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ HIỂN THÁNH TRÍ TỰ GIÁC.

D1- LƯỢC NÓI NHÂN QUẢ TÀ CHÁNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ BIỂU THỊ LÌA VỌNG MÀ CHỨNG.

E1- CHỈ CÁC THỨC SANH DIỆT KHÓ BIẾT.

Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Các thức có mấy thứ sanh, trụ, diệt? Phật bảo Đại Huệ: Các thức có hai thứ sanh, trụ, diệt, chẳng phải suy nghĩ biết được. Các thức có hai thứ sanh, nghĩa là lưu chú sanh và tướng sanh. Có hai thứ trụ, nghĩa là lưu chú trụ và tướng trụ. Có hai thứ diệt, nghĩa là lưu chú diệt và tướng diệt.

E2- LƯỢC NÓI THỨC TƯỚNG Y NƠI CHÂN DO MÊ PHÁT KHỞI.

Đại Huệ! Các thức có ba thứ tướng. Nghĩa là chuyển tướng, nghiệp tướng và chân tướng.

Này Đại Huệ! Nói lược có ba thứ thức, nói rộng có tám tướng. Những gì là ba? Nghĩa là chân thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ! Ví như gương sáng gìn giữ các sắc tượng, hiện thức ở trong ấy mà hiện cũng lại như thế.

Đại Huệ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này tướng hoại và chẳng hoại lần lượt làm nhân nhau.

Đại Huệ! Về bất tư nghì huân và bất tư nghì biến là nhân của hiện thức.

Đại Huệ! Nhận lấy các trần cảnh và vọng tưởng huân tập từ vô thủy là nhân của phân biệt sự thức.

E3- CHỈ NGỘ CHÂN CHẲNG DIỆT.

Đại Huệ! Nếu trở lại chân thức thì các thứ chẳng thật, các thứ hư vọng ấy diệt, tức là tất cả căn thức diệt, thế thì danh tướng diệt.

Đại Huệ! Thức tương tục diệt, bởi nhân tương tục diệt thì thức tương tục mới diệt. Do chỗ theo diệt và duyên diệt nên thức tương tục diệt. Đại Huệ! Bởi tại sao? Vì là chỗ nương theo của nó. Chỗ nương theo của nó là vọng tưởng từ vô thủy huân tập. Duyên, là kiến v.v… thức cảnh vọng tưởng của Tự tâm.

Này Đại Huệ! Ví như khối đất với vi trần chẳng khác, chẳng phải chẳng khác, vàng và các món đồ trang sức cũng lại như vậy. Đại Huệ! Nếu khối đất và vi trần khác thì không phải do vi trần làm thành, mà thật do vi trần làm thành, thế nên chẳng phải khác. Nếu chẳng khác thì khối đất và vi trần nên không sai khác.

Như thế, Đại Huệ! Chuyển thức và chân tướng của tàng thức nếu khác thì tàng thức không phải là nhân. Nếu chẳng khác thì chuyển thức diệt tàng thức cũng phải diệt, mà chân tướng của nó thật chẳng diệt. Thế nên, Đại Huệ! Chẳng phải tự chân tướng thức diệt, chỉ nghiệp tướng diệt. Nếu tự chân tướng thức diệt thì tàng thức ắt diệt. Đại Huệ! Nếu tàng thức diệt thì chẳng khác với ngoại đạo luận chấp đoạn kiến.

E4. CHỈ RA TÀ KIẾN ĐOẠN KIẾN DỊ NHÂN

Đại Huệ! Các ngoại đạo kia khởi luận thế này: “Cảnh giới nhiếp thọ diệt, thức lưu chú cũng diệt.” Nếu thức lưu chú diệt thì lưu chú từ vô thủy lẽ ưng cũng đoạn. Đại Huệ! Ngoại đạo nói lưu chú làm sanh nhân, chẳng phải do nhãn thức, sắc, ánh sáng nhóm họp mà sanh, lại có dị nhân. Đại Huệ! Về nhân kia, họ nói hoặc là thắng diệu, hoặc là sĩ phu, hoặc tự tại, hoặc thời, hoặc vi trần.

Lại nữa, Đại Huệ! Có bảy Chủng tánh tự tánh. Nghĩa là Tập tánh tự tánh, Tánh tự tánh, Tướng tự tánh, Đại chủng tánh tự tánh, Nhân tánh tự tánh, Duyên tánh tự tánh, Thành tánh tự tánh.

E5. CHỈ CHÁNH NHÂN ĐỂ BIỆN BIỆT TÀ VỌNG

Lại nữa, Đại Huệ! Có bảy thứ đệ nhất nghĩa. Tức là tâm cảnh giới, tuệ cảnh giới, trí cảnh giới, kiến cảnh giới, siêu nhị kiến cảnh giới, siêu tử địa cảnh giới, Như Lai tự đáo cảnh giới. Đại Huệ! Đây là Tánh tự tánh đệ nhất nghĩa tâm của chư Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại. Do Tánh tự tánh đệ nhất nghĩa tâm mà thành tựu được pháp thế gian, xuất thế gian và xuất thế gian thượng thượng của Như Lai. Bởi Thánh tuệ nhãn vào tự tướng cộng tướng dựng lập như, nên chỗ dựng lập không đồng với luận ác kiến của ngoại đạo.

Đại Huệ! Thế nào đồng với ác kiến luận của ngoại đạo? Nghĩa là chẳng thông tự cảnh giới, vọng tưởng kiến chấp, chẳng hiểu biết chừng ngằn Tự tâm hiện ra. Đại Huệ! Phàm phu ngu si đối với tánh, vô tánh, tự tánh, đệ nhất nghĩa mà khởi bàn luận nhị kiến.

E6. BÁC TÀ ĐOẠN CÓ KHÔNG CỦA NGOẠI ĐẠO

Lại nữa, Đại Huệ! Vọng tưởng ba cõi khổ được diệt thì vô minh, ái, nghiệp duyên liền diệt. Lúc ấy cảnh huyễn do Tự tâm hiện ra theo đó mà thấy. Nay sẽ nói.

Đại Huệ! Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn muốn khiến vô chủng, hữu chủng nhân quả hiện, và sự do thời mà trụ, hoặc duyên ấm, giới, nhập sanh cho là trụ, hoặc nói sanh rồi diệt.

Đại Huệ! Kia hoặc chấp tương tục, hoặc sự, hoặc sanh, hoặc hữu, hoặc Niết-bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc quả, hoặc đế, đều là luận phá hoại đoạn diệt. Vì cớ sao? Vì lời chấp này hiện tiền không thể được, và sẽ vô phần đối với chỗ thấy cứu kính. Đại Huệ! Thí như cái bình bể không thể làm được việc của cái bình, cũng như hạt giống bị cháy không thể làm được việc nảy mầm.

Như thế, Đại Huệ! Nếu tánh ấm, giới, nhập đã diệt, hiện diệt và sẽ diệt thì, Tự tâm vọng tưởng thấy vô nhân, kia không thứ lớp sanh.

Đại Huệ! Nếu lại nói vô chủng hữu chủng, thức do ba duyên hợp mà sanh thì, rùa ưng sanh lông, cát nên ép ra dầu. Tông họ ắt phải hoại, vì trái với nghĩa quyết định. Về thuyết hữu chủng vô chủng có lỗi như thế. Nếu có tạo sự nghiệp gì thảy đều không, vô nghĩa.

Đại Huệ! Các ngoại đạo kia nói có ba duyên hợp lại mà sanh, tạo ra phương tiện tự tướng nhân quả, quá khứ, hiện tại, vị lai tướng hữu chủng vô chủng từ xưa đến nay thành việc truyền thừa nhau. Thành tập khí giác tưởng chuyển tự thấy sai, nên nói như thế. Thế nên, Đại Huệ! Phàm phu ngu si bị ác kiến nuốt sống, tà khúc làm mê say, không trí dối xưng nhất thiết trí.

E7. CHỈ BÀY LÌA VỌNG ĐƯỢC CHỨNG

Đại Huệ! Nếu các Sa-môn và Bà-la-môn thấy (các pháp) lìa chấp Tự tánh, như mây nổi, vòng lửa, thành Càn-thát-bà, không sanh, huyễn, sóng nắng, trăng đáy nước và mộng, trong ngoài đều do tâm hiện. Vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy chẳng lìa Tự tâm. Nhân duyên vọng tưởng diệt hết thì lìa vọng tưởng năng thuyết sở thuyết, năng quán sở quán, thọ dụng, kiến lập thân đều là tàng thức. Nơi cảnh giới thức thì năng nhiếp thọ và sở nhiếp thọ đều chẳng tương ưng. Cảnh giới không thật có, lìa sanh, trụ, diệt, Tự tâm sanh khởi theo, vào chỗ phân biệt.

Hiểu tam giới như huyễn, phân biệt quán sát sẽ được như huyễn tam-muội. Qua Tự tâm hiện không chỗ có, được trụ Bát-nhã ba-la-mật. Xả bỏ sanh kia tạo ra phươngtiện vào Kim cang dụ tam-ma-đề (chánh định), tùy vào thân Như Lai, tùy vào như như có biến hóa, thần thông tự tại, từ bi phương tiện đầy đủ trang nghiêm. Bình đẳng vào tất cả cõi Phật, vào chỗ ngoại đạo, lìa tâm, ý và ý thức. Bồ-tát này thứ lớp chuyển thân liền được thân Như Lai.

Đại Huệ! Thế nên muốn được thân tùy nhập của Như Lai phải xa lìa ấm, giới, nhập, tâm nhân duyên, tạo ra phương tiện, sanh trụ diệt vọng tưởng hư dối. Chỉ có tâm thẳng tiến, quán sát lỗi hư ngụy từ vô thủy, nhân tập khí vọng tưởng. Suy nghĩ ba cõi không thật có, được Phật địa vô sanh, đến tự giác thánh thú, Tự tâm tự tại, đến vô khai phát hạnh, như hạt châu ma-ni tùy theo các sắc. Tùy nhập tâm vi tế của chúng sanh dùng Hóa thân tùy tâm lượng mà độ. Các địa thứ lớp tiếp nối dựng lập. Thế nên, Đại Huệ! Tự tất-đàn là thiện phải nên tu học.

D2. NÓI RỘNG BỜ MÉ CỨU KÍNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ PHÂN BIỆT THỨC VÀ TRÍ

E1. ĐẠI HUỆ THƯA HỎI

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn nói tướng tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, việc sở hành của tất cả chư Phật, Bồ-tát cảnh giới sở duyên chẳng hòa hợp do Tự tâm hiện v.v… Hiển bày tất cả (Phật) thuyết thành tướng chân thật, tất cả Phật nói tâm. Vì các đại Bồ-tát ở trên núi Ma-la-da nằm trong biển thuộc nước Lăng-già nói “Như Lai khen ngợi biển sóng tàng thức cảnh giới Pháp thân”.

E2. PHÂN BIỆT NHÂN DUYÊN BẤT GIÁC CỦA TÁM THỨC

Khi ấy, Thế Tôn bảo Bồ-tát Đại Huệ: Vì có bốn nhân duyên nên nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn? Nghĩa là: 1) Tự tâm hiện nhiếp thọ bất giác, 2) Lỗi hư ngụy từ vô thủy do tập khí chấp trước sắc, 3) Thức tánh tự tánh, 4) Muốn thấy các thứ sắc tướng. Này Đại Huệ! Đó gọi là bốn thứ nhân duyên, dòng nước tàng thức và sóng chuyển thức sanh.

Này Đại Huệ! Như nhãn thức sanh, tất cả các căn, vi trần, lỗ chân lông đồng sanh. Theo thứ lớp cảnh giới sanh, cũng lại như thế. Thí như gương sáng hiện hình các sắc. Đại Huệ! Ví như gió lớn thổi nước biển cả.

Gió cảnh giới bên ngoài trôi giạt biển tâm, sóng thức không dừng. Nhân và tướng sở tác có khác cùng chẳng khác. Hiệp với nghiệp sanh tướng vào sâu trong chấp trước, không thể rõ biết tự tánh sắc v.v… nên năm thức thân theo đó mà chuyển. Này Đại Huệ! Liền đó ý thức cùng năm thức thân chung khởi. Do biết tướng phần đoạn sai biệt, chính là nhân của ý thức.

Thân kia chuyển, kia chẳng khởi nghĩ là ta lần lượt làm nhân nhau. Tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước chuyển, mà mỗi mỗi hoại tướng kia đều chuyển. Phân biệt cảnh giới phần đoạn sai biệt, gọi kia chuyển.

E3. TỘT TÀNG THỨC LÀ BỜ MÉ CỨU KÍNH

Như người tu hành nhập thiền tam-muội, tập khí vi tế chuyển mà không hiểu biết, lại khởi nghĩ rằng: Thức diệt nhiên hậu nhập thiền chánh định. Song thật thức chẳng phải diệt mà nhập chánh định vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên chẳng diệt. Bởi cảnh giới chuyển nhiếp thọ chẳng đủ nên diệt. Đại Huệ! Như thế là tàng thức vi tế đến bờ mé cứu kính. Trừ chư Phật và hàng Bồ-tát trụ địa, các bậc Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo tu hành được sức trí tuệ tam-muội, tất cả không thể tính lường rành rõ.

E4. HIỂN HIỆN LƯỢNG CỦA TỰ TÂM LÌA VỌNG CHÂN THẬT

Tướng các địa trí tuệ thiện xảo phương tiện phân biệt quyết đoán cú nghĩa, thiện căn tối thắng vô biên đã thành thục, lìa vọng tưởng hư ngụy của Tự tâm hiện, ngồi yên nơi rừng núi tu bậc hạ trung thượng hay thấy vọng tưởng lưu chú của Tự tâm. Ở trong vô lượng cõi nước chư Phật được quán đảnh, được sức tự tại thần thông tam-muội, các thiện tri thức Phật tử làm quyến thuộc. Những vị ấy tâm, ý, ý thức, tự tánh cảnh giới, tưởng hư vọng do Tự tâm hiện ra, biển hữu sanh tử nghiệp ái và vô tri, những nhân như thế đều đã vượt qua. Thế nên, Đại Huệ! Những người tu hành nên phải gần gũi hàng tri thức tối thắng.

E5. TỤNG PHÂN BIỆT TÁM THỨC ĐỂ KHỞI TỰ NGỘ

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này, nói kệ rằng:

Ví như sóng biển cả

Đây do gió mạnh thổi

Sóng to vỗ biển rộng

Không có khi đoạn dứt

Biển tàng thức thường trụ

Gió cảnh giới nổi dậy

Lớp lớp các sóng thức

Ào ạt mà chuyển sanh.

Các thứ sắc xanh đỏ

Kha, sữa và đường phèn

Vị lạt, các hoa quả

Nhật, nguyệt cùng ánh sáng.

Chẳng khác không chẳng khác

Nước biển nổi sóng mòi

Bảy thức cũng như vậy

Tâm cùng hòa hợp sanh.

Ví như nước biển đổi

Lớp lớp sóng mòi chuyển.

Bảy thức cũng như vậy

Tâm cùng hòa hợp sanh.

Là chỗ tàng thức kia

Bao nhiêu các thức chuyển

Là do ý thức kia

Suy nghĩ nghĩa các tướng.

Tướng chẳng hoại có tám

Vô tướng cũng vô tướng

Ví như biển sóng mòi

Thế là không sai biệt.

Các thức tâm như thế

Khác cũng không thể được.

Tâm tên gom góp nghiệp

Ý tên rộng gom góp

Các thức, thức sở thức

Cảnh hiện thấy nói năm.

Bồ-tát Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật:

Xanh đỏ các sắc tượng

Chúng sanh phát các thức

Các thứ pháp như sóng

Thế nào cúi xin nói?

Thế Tôn dùng kệ đáp rằng:

Xanh đỏ các tạp sắc

Sóng mòi đều không có

Gom góp nghiệp nói tâm

Khai ngộ các phàm phu

Nghiệp kia thảy không có

Tự tâm sở nhiếp ly.

Sở nhiếp không sở nhiếp

Cùng sóng mòi kia đồng.

Thọ dụng kiến lập thân

Là hiện thức chúng sanh.

Nơi kia hiện các nghiệp

Thí như nước, sóng mòi.

Bồ-tát Đại Huệ lại nói kệ hỏi:

Tánh biển cả sóng mòi

Nổi dậy khá phân biệt

Tàng cùng nghiệp như thế

Cớ sao chẳng hiểu biết?

Thế Tôn dùng kệ đáp:

Phàm phu không trí tuệ

Tàng thức như biển cả

Nghiệp tướng ví sóng mòi

Y dụ kia so hiểu.

Bồ-tát Đại Huệ lại nói kệ hỏi:

Mặt trời sáng đồng chiếu

Chúng sanh hạ trung thượng

Như Lai chiếu thế gian

Vì ngu nói chân thật

Đã phân bộ các pháp

Cớ sao chẳng nói thật?

Thế Tôn dùng kệ đáp:

Nếu nói chân thật đó

Tâm kia không chân thật

Thí như biển sóng mòi

Bóng trong gương và mộng

Tất cả đồng thời hiện

Tâm cảnh giới cũng thế.

Vì cảnh giới chẳng đủ

Thứ lớp nghiệp chuyển sanh

Thức ấy thức, sở thức

Ý ấy ý vị nhiên.

Năm thức do hiển hiện

Không có định thứ lớp

Thí như ông thợ vẽ

Và học trò thợ vẽ.

Vải, màu vẽ các hình

Ta nói cũng như thế,

Màu sắc vốn không nét

Chẳng viết cũng chẳng lụa

Vì vui chúng sanh nên

Hòa lẫn vẽ các hình.

Nói năng riêng lập bày

Chân thật lìa danh tự

Phân biệt hợp nghiệp đầu

Tu hành bày chân thật.

Chân thật chỗ tự ngộ

Giác tưởng sở giác lìa

Đây vì Phật tử nói.

Người ngu rộng phân biệt

Các thứ đều như huyễn

Tuy hiện không chân thật

Như thế nói các thứ.

Tùy sự riêng lập bày

Nói ra không phải hợp

Nơi kia là chẳng nói

Cả thảy người bệnh kia

Thầy thuốc tùy dùng thuốc.

Như Lai vì chúng sanh

Tùy tâm hợp lượng nói

Phi cảnh giới vọng tưởng

Thanh văn chẳng có phần.

Người ai mẫn nói ra

Cảnh giới của tự giác.

E6. CHỈ THẲNG BA TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ

Lại nữa, Đại Huệ! Nếu đại Bồ-tát muốn biết hiện lượng của Tự tâm nhiếp thọ và người nhiếp thọ, cảnh giới vọng tưởng, phải lìa chỗ ồn náo, những tập tục ngủ say, đầu hôm giữa đêm và gần sáng thường phải giác ngộ. Phương tiện tu hành, phải lìa ác kiến kinh luận ngôn thuyết và hành tướng các thừa Thanh văn Duyên giác, phải thông đạt tướng vọng tưởng Tự tâm hiện.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát dựng lập tướng trí tuệ, trụ rồi ở trên ba tướng thánh trí phải siêng tu học.

Những gì là ba tướng thánh trí phải siêng tu học? Nghĩa là tướng vô sở hữu, tướng chỗ tất cả chư Phật tự nguyện, tướng tự giác thánh trí cứu kính. Tu hành được đây rồi hay xả tướng tâm trí tuệ lừa què, được địa thứ tám của bậc Tối thắng tử, ở trên ba tướng kia do tu hành mà sanh. Đại Huệ! Tướng vô sở hữu ấy, là tướng của Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo, kia do tu tập mà sanh. Đại Huệ! Tướng chỗ tự nguyện ấy, là chỗ chư Phật trước tự nguyện tu sanh. Đại Huệ! Tướng tự giác thánh trí cứu kính ấy, là tất cả Pháp tướng không có chỗ chấp trước được thân như huyễn tam-muội, chỗ chư Phật địa tiến thú tu hành mà sanh. Đại Huệ! Đây gọi là ba tướng thánh trí. Nếu người thành tựu ba tướng thánh trí này hay đến cảnh giới tự giác thánh trí cứu kính. Thế nên, Đại Huệ! Ba tướng thánh trí phải siêng tu học.

C2. CHỈ NĂM PHÁP, TỰ TÁNH, VÔ NGÃ, GIẢN BIỆT NHỊ THỪA, NGOẠI ĐẠO, ĐỂ RÕ NHÂN QUẢ CỦA CHÁNH PHÁP

D1. NÓI NĂM PHÁP

E1. ĐẠI HUỆ HỎI

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ biết chỗ tâm nghĩ của chúng đại Bồ-tát, tên kinh Thánh Trí Sự Phân Biệt Tự Tánh, nương sức oai thần của tất cả Phật, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Cúi xin vì nói kinh Thánh Trí Sự Phân Biệt Tự Tánh là chỗ nương của một trăm lẻ tám câu. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác y đây phân biệt nói đại Bồ-tát vào tự tướng, cộng tướng, tự tánh vọng tưởng. Do phân biệt nói tự tánh vọng tưởng thì hay khéo biết khắp quán sát nhân pháp vô ngã, trừ sạch vọng tưởng, soi sáng các địa, siêu việt tất cả Thanh văn, Duyên giác và những cái vui thiền định của ngoại đạo. Quán sát cảnh giới sở hành bất khả tư nghì của Như Lai, quả quyết lìa bỏ năm pháp tự tánh. Pháp thân trí tuệ của chư Phật Như Lai khéo tự trang nghiêm. Khởi cảnh giới huyễn, lên tất cả cõi Phật, thiên cung Đâu-suất cho đến thiên cung Sắc cứu kính, liền được Pháp thân thường trụ của Như Lai.

E2. PHÁ NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP CÓ KHÔNG

Phật bảo Đại Huệ: Có một thứ ngoại đạo khởi vọng tưởng chấp trước có không, nhân giác tri hết, tưởng như thỏ không sừng. Như thỏ không sừng, tất cả pháp cũng lại như vậy. Đại Huệ! Lại có ngoại đạo thấy chủng, cầu-na, cực vi, đà-la-phiêu, hình xứ, hoành pháp mỗi mỗi sai biệt. Thấy rồi, chấp trước thỏ không sừng hoành pháp, khởi tưởng trâu có sừng. Đại Huệ! Kia rơi vào hai kiến chấp, chẳng hiểu tâm lượng. Cảnh giới tự tâm vọng tưởng tăng trưởng, thân thọ dụng kiến lập vọng tưởng căn lượng. Đại Huệ! Tất cả pháp tánh cũng lại như thế, lìa có, không, chẳng nên khởi tưởng. Đại Huệ! Nếu lại lìa có, không mà khởi tưởng thỏ không sừng, ấy gọi là tưởng tà, vì kia quán nhân đối đãi. Thỏ không sừng chẳng nên khởi tưởng, cho đến vi trần, tánh phân biệt sự, thảy đều không thể được. Đại Huệ! Cảnh giới thánh ly, không nên khởi tưởng trâu có sừng.

Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Người được không vọng tưởng thấy tướng chẳng sanh rồi tùy đó suy nghĩ quán sát, chẳng sanh vọng tưởng nói là không chăng?

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải quán sát chẳng sanh vọng tưởng nói không. Vì cớ sao? Vì vọng tưởng nhân đó mà sanh. Y sừng kia sanh vọng tưởng, do y sừng sanh vọng tưởng, thế nên nói là y nhân. Vì lìa khác và chẳng khác, chẳng phải quán sát chẳng sanh vọng tưởng nói là không sừng.

Đại Huệ! Nếu vọng tưởng khác với sừng thì không nhân sừng sanh. Nếu chẳng khác thì nhân sừng sanh. Cho đến vi trần phân tích tìm cầu trọn không thể được. Vì không khác với sừng, kia cũng không tánh. Cả hai đều không tánh thì pháp gì? Cớ sao nói là không? Đại Huệ! Nếu là không thì không sừng. Quán là có nên nói thỏ không sừng, không nên khởi tưởng. Đại Huệ! Vì chẳng phải chánh nhân mà nói là có, không, cả hai đều chẳng thành.

Đại Huệ! Lại có các ngoại đạo chấp, chấp trước việc sắc, không, hình xứ, hoành pháp, không thể khéo biết chừng ngằn của hư không. Nói sắc lìa hư không, khởi kiến chấp vọng tưởng chừng ngằn.

Đại Huệ! Hư không là sắc, theo vào sắc chủng. Đại Huệ! Sắc là hư không, chỗ năng trì sở trì mà dựng lập tánh. Việc sắc không phân biệt nên biết. Đại Huệ! Khi tứ đại chủng sanh tự tướng mỗi thứ đều khác, cũng chẳng trụ nơi hư không, chẳng phải nó không hư không.

Như thế, Đại Huệ! Quán trâu có sừng nên thỏ không sừng. Đại Huệ! Lại sừng trâu phân tích làm vi trần, lại phân biệt vi trần trong sát-na không dừng. Kia quán cái gì mà nói không ư? Nếu nói quán các vật khác đó, pháp kia cũng vậy.

Thế Tôn bảo Bồ-tát Đại Huệ: Phải lìa dị kiến vọng tưởng sừng thỏ, sừng trâu, hư không, hình sắc. Đại Bồ-tát các ông, phải suy nghĩ Tự tâm hiện vọng tưởng. Tùy vào tất cả cõi nước vì hàng Tối thắng tử dùng Tự tâm hiện phương tiện mà dạy bảo họ.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Sắc thảy và tâm không

Sắc thảy nuôi lớn tâm

Thân thọ dụng an lập

Tàng thức hiện chúng sanh

Tâm, ý cùng với thức

Tự tánh pháp có năm

Vô ngã hai thứ tịnh

Nói rộng nói thế này:

Dài, ngắn, có, không thảy

Lần lượt lẫn nhau sanh

Bởi không nên thành có

Do có nên thành không

Vi trần việc phân biệt

Chẳng khởi vọng tưởng sắc

Tâm lượng chỗ an lập

Ác kiến là chẳng ưa.

Phi cảnh giới giác tưởng

Thanh văn cũng như thế

Chỗ nói của Cứu thế

Cảnh giới của tự giác.

E3. CHỈ TRỪ SẠCH ĐỐN HAY TIỆM

Bấy giờ, Bồ-tát Đại Huệ vì trừ sạch Tự tâm hiện lưu, lại hỏi Như Lai, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Làm sao trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh, là đốn hay là tiệm?

Phật bảo Đại Huệ: Tiệm tịnh chẳng phải đốn. Như trái yêm-la, tiệm chín chẳng phải đốn; Như Lai trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh cũng lại như thế, tiệm tịnh chẳng phải đốn. Thí như thợ gốm làm các món đồ tiệm thành chẳng phải đốn. Như Lai trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh cũng lại như thế, tiệm tịnh chẳng phải đốn. Thí như đại địa tiệm sanh muôn vật, chẳng phải đốn sanh. Như Lai trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh cũng lại như thế, tiệm tịnh chẳng phải đốn. Thí như người học âm nhạc, hội họa, các thứ kỹ thuật tiệm thành chẳng phải đốn; Như Lai trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh cũng lại như thế, tiệm tịnh chẳng phải đốn. Thí như gương sáng đốn hiện tất cả sắc tượng vô tướng, Như Lai trừ sạch Tự tâm hiện lưu của tất cả chúng sanh cũng lại như thế, đốn hiện vô tướng không có cảnh giới thanh tịnh thật. Như vầng nhật nguyệt đốn chiếu hiển bày tất cả sắc tượng; Như Lai vì lìa tập khí lỗi lầm tự tâm hiện của chúng sanh cũng như thế, đốn vì hiển bày cảnh giới trí tối thắng bất khả tư nghì. Thí như tàng thức đốn phân biệt biết tự tâm hiện và cảnh giới thân an lập thọ dụng; những Y Phật kia cũng lại như thế, đốn thành thục cảnh giới chỗ ở của chúng sanh, đem người tu hành để yên nơi cõi trời Sắc cứu kính. Thí như Pháp thân Phật hiện ra Y Phật (Báo Phật) hào quang sáng suốt, tự giác thánh thú cũng lại như thế, kia đối với Pháp tướng có tánh, không tánh, ác kiến, vọng tưởng chiếu soi khiến trừ diệt.

E4. CHỈ BA PHẬT, NÓI TRÍ NHƯ SAI BIỆT

Này Đại Huệ! Pháp, Y Phật nói tất cả pháp vào tự tướng cộng tướng là nhân tập khí tự tâm hiện, là nhân vọng tưởng tự tánh chấp trước tương tục, các thứ chẳng thật như huyễn, các thứ chấp trước không thể được.

Lại nữa, Đại Huệ! Chấp trước duyên khởi tự tánh, sanh tướng vọng tưởng tự tánh. Đại Huệ! Thí như các nhà huyễn thuật nương cỏ cây ngói gạch tạo ra các thứ huyễn hóa. Khởi tất cả chúng sanh, bao nhiêu hình sắc, khởi các thứ vọng tưởng. Các vọng tưởng kia cũng không chân thật.

Như thế, Đại Huệ! Y duyên khởi tự tánh, khởi vọng tưởng tự tánh, các thứ tâm vọng tưởng, các thứ tướng hành sự và tướng vọng tưởng, chấp trước tập khí vọng tưởng, ấy là tướng vọng tưởng tự tánh sanh. Đại Huệ! Ấy gọi là Y Phật thuyết pháp.

Đại Huệ! Pháp Phật lìa tướng tâm tự tánh, tự giác cảnh giới sở duyên của thánh, dựng lập tạo tác.

Đại Huệ! Hóa Phật nói thí, giới, nhẫn, tinh tấn, thiền định và tâm trí tuệ, lìa ấm giới nhập, giải thoát thức tướng, phân biệt quán sát dựng lập, vượt hẳn kiến chấp ngoại đạo và kiến chấp Vô sắc.

Đại Huệ! Lại Pháp thân Phật, lìa phan duyên, phan duyên lìa, tất cả tướng căn lượng sở tác diệt, chẳng phải các phàm phu Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo chấp trước ngã tướng và cảnh giới sở chấp. Tự giác thánh cứu kính sai biệt tướng dựng lập. Thế nên, Đại Huệ! Tự giác thánh cứu kính sai biệt tướng, phải siêng tu học, Tự tâm hiện kiến chấp nên phải trừ diệt.

E5. BIỆN VỀ NHỊ THỪA TỰ GIÁC THÁNH SAI BIỆT

Lại nữa, Đại Huệ! Có hai hạng Thanh văn thừa chung phân biệt tướng. Nghĩa là được tướng tự giác thánh sai biệt, và tướng tánh vọng tưởng tự tánh chấp trước. Thế nào là Thanh văn được tướng tự giác thánh sai biệt? Nghĩa là đối cảnh giới vô thường, khổ, không, vô ngã được chân đế lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự tướng, cộng tướng, không hoại tướng bên ngoài mà biết như thật. Tâm được dừng lặng, tâm dừng lặng rồi được Thiền định, giải thoát, tam-muội đạo quả chánh thọ giải thoát chẳng lìa tập khí bất tư nghì biến dịch tử, được tự giác thánh lạc trụ Thanh văn. Ấy gọi là được tướng tự giác thánh sai biệt Thanh văn.

Đại Huệ! Đại Bồ-tát được tự giác thánh sai biệt lạc trụ, chẳng phải diệt môn lạc. Chính khi thọ lạc vẫn đoái hoài thương xót chúng sanh và nhớ bản nguyện, không khởi chứng. Đại Huệ! Ấy gọi là Thanh văn được tự giác thánh sai biệt tướng lạc, đại Bồ-tát đối với kia được tự giác thánh sai biệt tướng lạc, chẳng nên tu học.

Đại Huệ! Thế nào là Thanh văn tướng tánh vọng tưởng tự tánh chấp trước? Nghĩa là đại chủng xanh vàng đỏ trắng, cứng ướt ấm động, chẳng phải tạo tác mà sanh, tự tướng, cộng tướng, Tiên Thắng (Phật) khéo nói. Thấy rồi, nơi kia khởi tự tánh vọng tưởng. Đại Bồ-tát đối với kia nên biết nên xả, tùy nhập pháp vô ngã tướng, diệt nhân vô ngã tướng và kiến, thứ lớp các địa tiếp nối dựng lập. Ấy gọi là các Thanh văn tướng tánh vọng tưởng tự tánh chấp trước.

E6. BIỆN ĐẠT ĐƯỢC THÁNH TRÍ THƯỜNG BẤT TƯ NGHÌ

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn nói cảnh giới thường bất tư nghì tự giác thánh thú và cảnh giới đệ nhất nghĩa. Thế Tôn! Chẳng phải các ngoại đạo nói nhân duyên thường bất tư nghì ư?

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải ngoại đạo có nhân duyên mà được thường bất tư nghì. Vì cớ sao? Vì ngoại đạo thường bất tư nghì không nhân tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì không nhân tự tướng thành thì nhân đâu hiển bày thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu nhân tự tướng thành thì tất phải thường. Bởi vì tác giả làm nhân tướng nên thường bất tư nghì chẳng thành.

Đại Huệ! Đệ nhất nghĩa thường bất tư nghì của ta, đệ nhất nghĩa nhân tướng thành, lìa tánh phi tánh, được tự giác tướng, nên có tướng. Đệ nhất nghĩa trí nhân, nên có nhân. Vì lìa tánh phi tánh, thí như vô tác hư không, Niết-bàn, diệt tận, nên thường. Như thế, Đại Huệ! Chẳng đồng với luận thường bất tư nghì của ngoại đạo. Như thế, Đại Huệ! Thường bất tư nghì này chư Như Lai tự giác thánh trí nhận được. Như thế, nên thường bất tư nghì tự giác thánh trí nhận được, nên phải tu học.

Lại nữa, Đại Huệ! Thường bất tư nghì của ngoại đạo là vô thường tánh, vì dị tướng nhân; chẳng phải sức tự tác nhân tướng, nên thường. Lại nữa, Đại Huệ! Thường bất tư nghì của các ngoại đạo, đối sở tác tánh phi tánh vô thường, thấy rồi suy nghĩ chấp là thường.

Đại Huệ! Ta cũng dùng nhân duyên như thế, việc làm ra tánh phi tánh vô thường, thấy rồi tự giác cảnh giới thánh, nói kia thường không nhân. Đại Huệ! Nếu các ngoại đạo nhân tướng thành thường bất tư nghì, nhân tự tướng là tánh phi tánh đồng với sừng thỏ. Thường bất tư nghì này chỉ là ngôn thuyết vọng tưởng. Các bọn ngoại đạo có lỗi như thế. Vì cớ sao? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng đồng với sừng thỏ, tự nhân tướng chẳng có  phần.

Đại Huệ! Thường bất tư nghì của ta vì nhân tự giác được tướng, lìa tánh sở tác và phi tánh, nên thường; chẳng phải ngoại đạo tánh phi tánh vô thường suy nghĩ chấp là thường. Đại Huệ! Nếu ngoại đạo tánh phi tánh vô thường mà suy nghĩ chấp là thường, họ không biết được tướng thường bất tư nghì tự nhân. Họ cùng cảnh giới tự giác thánh trí cách xa nhau, nên không ưng nói.

E7. BIỆN NHỊ THỪA BỎ VỌNG CẦU CHÂN

Lại nữa, Đại Huệ! Các Thanh văn sợ sanh tử vọng tưởng khổ mà cầu Niết-bàn. Chẳng biết sanh tử Niết-bàn sai biệt tất cả tánh, vọng tưởng phi tánh. Sau rồi cảnh giới các căn thôi dứt, khởi tưởng Niết-bàn. Chẳng phải nơi tự giác thánh trí thú, tàng thức chuyển. Thế nên phàm ngu nói có ba thừa, nói tâm lượng thú hướng không thật có. Thế nên, Đại Huệ! Kia chẳng biết quá khứ vị lai hiện tại đều là cảnh giới Tự tâm hiện của chư Như Lai, chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, vòng sanh tử thường xoay.

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp chẳng sanh, là quá khứ vị lai hiện tại chư Phật nói ra. Vì cớ sao? Vì Tự tâm hiện tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ! Tất cả tánh chẳng sanh, tất cả pháp như sừng thỏ, ngựa v.v… vì phàm phu ngu si chẳng giác tự tánh vọng tưởng nên vọng tưởng. Đại Huệ! Tất cả pháp chẳng sanh, cảnh giới tự giác thánh trí thú, tất cả tánh tự tánh tướng chẳng sanh. Chẳng phải hai cảnh giới vọng tưởng của ngu phu kia, Tự tánh thân tài dựng lập thú tự tánh tướng. Đại Huệ! Tàng thức tướng năng nhiếp sở nhiếp chuyển. Ngu phu rơi vào hai kiến chấp sanh, trụ, diệt, hi vọng tất cả tánh sanh, hữu và phi hữu vọng tưởng sanh, chẳng phải Thánh Hiền… Đại Huệ! Đối với kia nên phải tu học.

E8. CHỈ RA CHÚNG TÁNH VỌNG TƯỞNG TRÍ NHƯ SAI BIỆT

Lại nữa, Đại Huệ! Có năm vô gián chủng tánh. Thế nào là năm? Nghĩa là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh, Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, Như Lai thừa vô gián chủng tánh, bất định chủng tánh, các biệt chủng tánh.

Thế nào là biết Thanh văn thừa vô gián chủng tánh? Nếu khi nghe nói được ấm giới nhập tự tánh cộng tướng đoạn liền biết, toàn thân lông dựng lên, an ổn vui mừng và ưa tu tướng trí, chẳng tu tướng duyên khởi phát ngộ, ấy gọi là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh. Thanh văn vô gián thấy đệ bát địa, khởi phiền não đã dứt, còn tập phiền não chưa dứt, không qua khỏi được bất tư nghì biến dịch tử, đã qua phần đoạn tử. Khi ấy như sư tử rống nói “ta sanh đã hết, phạm hạnh đã xong, chẳng thọ thân sau, biết như thật, tu tập nhân vô ngã, cho đến được giác, nhập Niết-bàn”.

Đại Huệ! Các biệt vô gián là, ngã nhân chúng sanh thọ mạng trưởng dưỡng sĩ phu. Các chúng sanh kia khởi giác như thế cầu vào Niết-bàn. Lại có ngoại đạo khác nói thảy do tác giả, thấy tất cả tánh rồi, nói đây là vào Niết-bàn. Khởi giác như thế, đối với pháp vô ngã thấy họ vô phần, họ không có giải thoát. Đại Huệ! Đây là chư Thanh văn thừa vô gián ngoại đạo chủng tánh, chẳng xuất mà tưởng là xuất. Vì chuyển ác kiến cho những người này nên phải tu học.

Đại Huệ! Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, nếu nghe nói mỗi cái duyên khác vô gián, toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề, duyên chẳng gần nhau, có chỗ chẳng chấp các thứ tự thân, các thứ thần thông, hoặc ly hoặc hiệp, các thứ biến hóa. Khi nghe nói lời ấy, tâm họ tùy nhập. Nếu biết họ là Duyên giác thừa vô gián chủng tánh rồi, tùy thuận vì họ nói Duyên giác thừa. Ấy gọi là tướng Duyên giác thừa vô gián chủng tánh.

Đại Huệ! Như Lai thừa vô gián chủng tánh kia có bốn thứ: 1) Tự tánh pháp vô gián chủng tánh, 2) Ly tự tánh pháp vô gián chủng tánh, 3) Đắc tự giác thánh vô gián chủng tánh, 4) Ngoại sát thù thắng vô gián chủng tánh. Đại Huệ! Nếu người nghe bốn việc này, khi nói mỗi thứ, và khi nói Tự tâm hiện thân tài kiến lập cảnh giới bất tư nghì, tâm không kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai thừa vô gián chủng tánh.

Đại Huệ! Bất định chủng tánh là, khi nói ba chủng tánh kia, tùy nghe nói mà vào, tùy kia mà thành. Đại Huệ! Đây là sơ trị địa, là chủng tánh kiến lập, vì tiến lên vào vô sở hữu địa, tạo ra kiến lập ấy. Kia tự giác tàng, tự phiền não tập sạch, thấy pháp vô ngã, được tam-muội ưa trụ Thanh văn, sẽ được thân tối thắng Như Lai.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ:

Quả Tu-đà-bàn-na

Vãng lai và Bất hoàn

Đến được A-la-hán

Ấy thảy tâm hoặc loạn.

Tam thừa cùng Nhất thừa

Phi thừa ta đã nói

Ngu phu ít trí tuệ

Chư thánh xa lìa tịch.

Pháp môn đệ nhất nghĩa

Xa lìa nơi nhị giáo

Trụ nơi vô sở hữu

Sao dựng lập ba thừa.

Chư thiền vô lượng thảy

Vô sắc tam-ma-đề

Thọ tưởng đều tịch diệt

Cũng không có tâm lượng.

E9. CHỈ VỌNG TƯỞNG TRÍ NHƯ BÌNH ĐẲNG ĐỂ HIỂN BÀY XIỂN ĐỀ PHẬT TÁNH CHẲNG ĐOẠN

Đại Huệ! Nhất-xiển-đề kia, phi nhất-xiển-đề, thế gian giải thoát ai chuyển? Đại Huệ! Nhất-xiển-đề có hai thứ:

1) Bỏ tất cả thiện căn và nơi vô thủy chúng sanh phát nguyện. Thế nào bỏ tất cả thiện căn? Nghĩa là chê bai Bồ-tát tạng và nói lời ác “đây không phải nói theo kinh điển giải thoát” vì bỏ tất cả thiện căn nên không được vào Niết-bàn.

2) Bồ-tát vì tự nguyện phương tiện xưa, chẳng phải chẳng vào Niết-bàn, vì tất cả chúng sanh mà vào Niết-bàn. Đại Huệ! Kia vào Niết-bàn, ấy gọi là chẳng vào Pháp tướng Niết-bàn. Đây cũng đến cõi nhất-xiển-đề.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Trong đây vì sao cứu kính chẳng vào Niết-bàn? Phật bảo Đại Huệ: Bồ-tát nhất-xiển-đề, biết tất cả pháp xưa nay đã vào Niết-bàn cứu kính chẳng vào Niết-bàn, mà chẳng phải như nhất-xiển-đề bỏ tất cả thiện căn. Đại Huệ! Nhất-xiển-đề bỏ tất cả thiện căn, lại nhờ thần lực Như Lai, có khi thiện căn sanh. Vì cớ sao? Vì Như Lai chẳng bỏ tất cả chúng sanh. Vì lẽ đó, Bồ-tát nhất-xiển-đề chẳng vào Niết-bàn.

D2. NÓI VỀ BA TỰ TÁNH

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phải rành về ba tự tánh. Thế nào là ba tự tánh? Nghĩa là Vọng tưởng tự tánh, Duyên khởi tự tánh, Thành tự tánh.

Đại Huệ! Vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Tại sao vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh? Phật bảo Đại Huệ: Tướng duyên khởi tự tánh sự tướng, tướng hành hiển hiện sự tướng, chấp trước có hai thứ vọng tưởng tự tánh. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác kiến lập: Danh tướng chấp trước tướng, Sự tướng chấp trước tướng. Danh tướng chấp trước tướng là, nói chấp trước các pháp trong ngoài. Sự tướng chấp trước tướng tức là, kia chấp trước tự tướng cộng tướng trong ngoài như thế. Ấy gọi là hai thứ tướng vọng tưởng tự tánh. Hoặc y hoặc duyên sanh, ấy là duyên khởi.

Thế nào là Thành tự tánh? Nghĩa là lìa vọng tưởng danh, tướng và sự tướng, thánh trí đã được và tự giác thánh trí thú cảnh giới sở hành. Ấy gọi là Thành tự tánh Như Lai tàng tâm.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Danh tướng giác tưởng

Tự tánh hai tướng

Chánh trí như như

Ấy là thành tướng.

Đại Huệ! Ấy gọi là kinh Quán Sát Ngũ Pháp Tự Tánh Tướng, tự giác thánh trí đến cảnh giới sở hành. Các ông những đại Bồ-tát nên phải tu học.

D3. NÓI VỀ HAI VÔ NGÃ

E1. NÓI VỀ NHÂN VÔ NGÃ

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phải khéo quán hai thứ tướng vô ngã. Thế nào là hai tướng vô ngã? Là nhân vô ngã và pháp vô ngã. Thế nào là nhân vô ngã? Là lìa ngã và ngã sở, ấm giới nhập họp, vô minh nghiệp ái sanh. Nhãn sắc v.v… nhiếp thọ chấp trước sanh thức, tất cả các căn tự tâm hiện. Thế giới chúng sanh là tướng tự vọng tưởng của tàng thức thành lập hiển bày. Như dòng sông, như chủng tử, như đèn, như gió, như mây, sát-na lần lượt hoại. Thô động như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như ruồi lằng, không nhàm chán như gió thổi lửa. Nhân tập khí hư ngụy từ vô thủy như bánh xe đạp nước. Sanh tử lăn lộn trong các cõi, thọ các thứ thân sắc. Như huyễn thuật, thần chú, máy động hình đi. Khéo biết tướng kia gọi là trí nhân vô ngã.

E2. NÓI VỀ PHÁP VÔ NGÃ

Thế nào là pháp vô ngã trí? Nghĩa là giác ấm giới nhập tướng vọng tưởng tự tánh. Như ấm giới nhập lìa ngã và ngã sở. Ấm giới nhập chứa nhóm, nhân nghiệp ái ràng buộc, lần luợt duyên nhau sanh, không diêu động, các pháp cũng vậy. Lìa tướng vọng tưởng, sức vọng tưởng tự tướng cộng tướng chẳng thật. Đây là phàm phu sanh, chẳng phải Thánh Hiền. Vì tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh lìa. Đại Huệ! Đại Bồ-tát phải khéo phân biệt tất cả pháp vô ngã.

Khéo rành pháp vô ngã, đại Bồ-tát chẳng bao lâu sẽ được Sơ địa. Bồ-tát vô sở hữu quán tướng địa, quán sát khai giác Hoan hỉ, thứ lớp tiến lên vượt đến tướng cửu địa, được Pháp vân địa. Nơi kia dựng lập vô lượng bảo trang nghiêm, hoa sen báu lớn, voi chúa, cung điện báu lớn, cảnh giới huyễn tự tánh do tu tập sanh. Ngồi nơi kia đồng một loại với các vị Tối thắng tử, quyến thuộc vây quanh. Từ tất cả cõi Phật đến, Phật lấy tay làm phép quán đảnh, như Thái tử con vua Chuyển Luân làm phép quán đảnh. Vượt địa vị Phật tử, đến tự giác thánh trí pháp thú, sẽ được Pháp thân tự tại Như Lai, vì thấy pháp vô ngã. Ấy gọi là tướng pháp vô ngã, đại Bồ-tát các ông phải nên tu học.

E3. CHỈ THIỆN PHÁP VÔ NGÃ

G1. LÌA DỰNG LẬP PHỈ BÁNG

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Tướng dựng lập phỉ báng, cúi mong Thế Tôn nói, khiến con và chư đại Bồ-tát lìa ác kiến hai bên dựng lập và phỉ báng, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Giác rồi, lìa kiến chấp thường là kiến lập, đoạn là phỉ báng, để không chê bai chánh pháp.

Thế Tôn nhận lời Bồ-tát Đại Huệ thỉnh rồi vì nói kệ:

Dựng lập và phỉ báng

Không có tâm lượng kia

Thân thọ dụng dựng lập

Và tâm không thể biết.

Ngu si không trí tuệ

Dựng lập và phỉ báng.

Thế Tôn nói nghĩa của kệ này, muốn lặp lại cho rõ ràng, bảo Đại Huệ: Có bốn thứ chẳng phải có, mà có dựng lập. Thế nào là bốn? Nghĩa là: chẳng có tướng dựng lập, chẳng có kiến dựng lập, chẳng có nhân dựng lập, chẳng có tánh dựng lập, ấy gọi là bốn thứ dựng lập. Lại phỉ báng là, đối với sở lập kia không có chỗ được, quán sát không nhận được, bèn khởi phỉ báng. Ấy gọi là tướng dựng lập phỉ báng.

Lại nữa, Đại Huệ! Thế nào chẳng có tướng dựng lập tướng? Nghĩa là: ấm giới nhập chẳng có tự tướng cộng tướng mà khởi chấp trước, đây như thế, đây chẳng khác. Ấy gọi là chẳng có tướng dựng lập tướng. Chẳng có tướng mà dựng lập, đây là do lỗi vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy, các thứ tập khí chấp trước mà sanh.

Đại Huệ! Chẳng có kiến dựng lập tướng là, ấm giới nhập kia như thế chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng, trưởng dưỡng, sĩ phu dựng lập. Ấy gọi là chẳng phải có kiến dựng lập tướng. Đại Huệ! Chẳng có nhân dựng lập tướng là, thức ban đầu không nhân sanh, sau chẳng thật như huyễn vốn chẳng sanh nhãn, sắc, minh, giới, niệm, trước sanh, sanh rồi, thật có rồi trở lại hoại. Ấy gọi là chẳng có nhân dựng lập tướng.

Đại Huệ! Chẳng có tánh dựng lập tướng là, hư không, diệt tận, bát niết-bàn, chẳng phải làm ra, chấp trước tánh dựng lập. Những thứ này lìa tánh phi tánh. Tất cả pháp như sừng thỏ, ngựa v.v… như thấy tóc rũ, lìa có và chẳng phải có. Ấy gọi là chẳng có tánh dựng lập tướng. Dựng lập và phỉ báng là ngu phu vọng tưởng, chẳng khéo quán sát Tự tâm hiện lượng, không phải Thánh Hiền. Thế nên lìa ác kiến dựng lập phỉ báng, nên phải tu học.

G2. TIẾN ĐẾN CỨU KÍNH GIẢI THOÁT

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát khéo biết tướng tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, hai vô ngã, tiến đến cứu kính. Vì an chúng sanh nên hiện các thứ hình loại, như chỗ vọng tưởng tự tánh, y nơi duyên khởi. Thí như các sắc hiện trong bảo châu như ý, (Bồ-tát) khắp hiện ở tất cả cõi nước chư Phật, tất cả Như Lai có đại chúng nhóm họp, thảy đều ở trong ấy nghe nhận Phật pháp. Nên nói tất cả pháp như huyễn, như mộng, bóng trong nắng, trăng đáy nước, nơi tất cả pháp lìa sanh, diệt, đoạn, thường và lìa pháp Thanh văn, Duyên giác, được trăm ngàn tam-muội, cho đến trăm ngàn ức na-do-tha tam-muội. Được tam-muội rồi, dạo đi đến cõi nước chư Phật, cúng dường chư Phật, sanh trong các thiên cung để tuyên dương Tam Bảo. Thị hiện thân Phật có Thanh văn, Bồ-tát, đại chúng vây quanh, dùng Tự tâm hiện lượng độ thoát chúng sanh, phân biệt diễn nói ngoại tánh là không tánh, thảy khiến xa lìa kiến chấp có, không v.v…

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Tâm lượng thế gian

Phật tử quán sát

Các thân chủng loại

Lìa hành sở tác

Được sức thần thông

Thành tựu tự tại.

E4. CHỈ THIỆN PHÁP VÔ NGÃ ĐƯỢC BỐN TƯỚNG PHÁP VÔ NGÃ

G1. TƯỚNG PHÁP KHÔNG

Khi ấy đại Bồ-tát Đại Huệ thỉnh hỏi Phật: Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Các con và chúng Bồ-tát khác giác ngộ pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh rồi thì sẽ lìa vọng tưởng có và không, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế Tôn bảo Bồ-tát Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, nay sẽ vì ông rộng phân biệt nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo.

Phật bảo Đại Huệ: Không không tức là chỗ tự tánh vọng tưởng. Đại Huệ! Người chấp trước tự tánh vọng tưởng nói không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Đại Huệ! Kia lược nói bảy thứ không, nghĩa là: tướng không, tánh tự tánh không, hành không, vô hành không, nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không, đệ nhất nghĩa thánh trí đại không, bỉ bỉ không.

Thế nào là tướng không? Nghĩa là tất cả tánh tự tướng cộng tướng đều không. Vì quán sát sự triển chuyển chứa nhóm, phân biệt không tánh, tự tướng cộng tướng chẳng sanh, tánh tự, tha, câu (chung) đều không tánh, cho nên tướng chẳng trụ. Thế nên nói tất cả tánh tướng không, gọi là tướng không vậy.

Thế nào tánh tự tánh không? Nghĩa là tánh chính mình; tự tánh chẳng sanh. Ấy gọi là tất cả pháp tánh tự tánh không, nên nói tánh tự tánh không.

Thế nào là hành không? Nghĩa là ấm lìa ngã và ngã sở. Nhân sở thành nên sở tạo nghiệp phương tiện sanh, ấy gọi là hành không.

Đại Huệ! Tức cái hành không như thế ấy triển chuyển duyên khởi, tự tánh không tánh, ấy gọi là vô hành không.

Thế nào là nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không? Nghĩa là tự tánh vọng tưởng vì không có ngôn thuyết, nên tất cả pháp lìa ngôn thuyết. Ấy gọi là nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không.

Thế nào nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không? Nghĩa là người được tự giác thánh trí thì tất cả lỗi tập khí kiến chấp không, ấy gọi là nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không.

Thế nào là bỉ bỉ không? Nghĩa là đối với kia không cái không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không. Đại Huệ! Thí như nhà của Lộc tử mẫu không có voi ngựa trâu dê v.v…, chẳng phải không chúng Tỳ-kheo, mà nói kia không. Chẳng phải nhà nhà tánh không, cũng chẳng phải Tỳ-kheo Tỳ-kheo tánh không, chẳng phải chỗ khác không voi ngựa. Ấy gọi là tất cả pháp tự tướng. Kia nơi kia không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không. Đây gọi là bảy thứ không. Cái bỉ bỉ không là cái không rất thô, ông phải xa lìa.

G2. TƯỚNG VÔ SANH

Đại Huệ! Chẳng tự sanh chẳng phải chẳng sanh. Trừ người trụ tam-muội, ấy gọi là vô sanh.

G3. LÌA TƯỚNG TỰ TÁNH

Lìa tự tánh tức là vô sanh. Lìa tự tánh thì sát-na tương tục lưu chú và dị tánh hiện. Tất cả tánh lìa tự tánh, thế nên tất cả tánh ly tự tánh.

G4. KHÔNG HAI TƯỚNG

Thế nào là không hai? Nghĩa là tất cả pháp như lạnh nóng dài ngắn đen trắng. Đại Huệ! Tất cả cả pháp không hai, chẳng phải đây Niết-bàn kia sanh tử, chẳng phải đây sanh tử kia Niết-bàn, vì tướng khác nhân khác mà có tánh, ấy gọi là không hai. Như Niết-bàn sanh tử, tất cả pháp cũng thế. Thế nên không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh, nên phải tu học.

G5. KẾT BỐN TƯỚNG VÀO TẤT CẢ KINH ĐIỂN

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Ta thường nói pháp không

Xa lìa nơi đoạn thường.

Sanh tử như huyễn mộng

Mà nghiệp kia chẳng hoại.

Hư không và Niết-bàn

Diệt định hai cũng thế.

Ngu phu khởi vọng tưởng

Chư thánh lìa có không.

Thế Tôn lại bảo đại Bồ-tát Đại Huệ rằng: Này Đại Huệ! Không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh, khắp vào tất cả kinh điển chư Phật. Phàm có kinh đều nói nghĩa này. Vì các kinh điển thảy tùy theo tâm hi vọng của chúng sanh, vì họ phân biệt nói hiển bày nghĩa ấy, mà không phải chân thật tại ngôn thuyết. Ví như một con nai khát nước tưởng nước, rồi làm mê lầm cả bầy nai. Nai ở nơi tướng kia chấp trước thật nước, mà nơi kia không nuớc. Như thế, tất cả kinh điển nói ra các pháp vì khiến kẻ ngu phát hoan hỉ, chẳng phải thật thánh trí ở nơi ngôn thuyết. Thế nên phải y nơi nghĩa chớ chấp ngôn thuyết.

C3- CHỈ NHƯ LAI TÀNG SIÊU QUÁ VỌNG TƯỞNG NGÔN THUYẾT CỦA PHÀM NGU VÀ NGOẠI ĐẠO THÀNH TỰU CÁC ĐỊA CỨU KÍNH QUẢ HẢI.

D1- CHỈ NHƯ LAI TÀNG CHẲNG ĐỒNG THẦN NGÃ CỦA NGOẠI ĐẠO.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Trong kinh Phật nói Như Lai tàng tự tánh thanh tịnh, chuyển ba mươi hai tướng vào trong thân tất cả chúng sanh, như hạt châu rất quí cột trong chéo áo nhơ, Như Lai tàng thường trụ không biến đổi cũng lại như thế, cột trong chiếc áo nhơ giới ấm nhập và tham dục, sân, si, vọng tưởng chẳng thật, các thứ trần lao làm ô uế. Đây là lời diễn nói của tất cả chư Phật. Tại sao Thế Tôn đồng với ngoại đạo nói có ngã, nói có Như Lai tàng? Bạch Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói có tác giả thường còn, lìa ngoài cầu-na khắp giáp chẳng diệt. Bạch Thế Tôn! Ấy là ngoại đạo nói có ngã.

Phật bảo Đại Huệ: Ta nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói. Đại Huệ! Có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, Pháp thân, Niết-bàn, ly tự tánh, bất sanh bất diệt, bản lai tịch tĩnh, Tự tánh Niết-bàn, những câu như thế đều nói Như Lai tàng. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác vì đoạn cái sợ vô ngã của ngu phu, nên nói lìa vọng tưởng cảnh giới vô sở hữu có Như Lai tàng. Này Đại Huệ! Đại Bồ-tát vị lai hiện tại không nên khởi chấp về ngã kiến.

Thí như người thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhân công, nước, cây, bánh xe quay mà làm thành các món đồ. Như Lai cũng lại như thế, nói pháp vô ngã lìa tất cả tướng vọng tưởng dùng các thứ trí tuệ phương tiện khéo léo, hoặc nói Như Lai tàng, hoặc nói vô ngã. Bởi nhân duyên ấy nên nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói, ấy gọi là nói Như Lai tàng. Vì khai dẫn cái chấp ngã của ngoại đạo nên nói Như Lai tàng khiến họ lìa vọng tưởng ngã kiến chẳng thật vào cảnh giới tam giải thoát môn, hi vọng chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác khởi nói Như Lai tàng như thế. Nếu không như vậy, ắt đồng với ngoại đạo. Thế nên Đại Huệ! Vì lìa kiến chấp của ngoại đạo nên y Như Lai tàng vô ngã.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Người, ấm, tương tục

Duyên cùng vi trần

Thắng, Tự tại tạo

Tâm lượng vọng tưởng.

D2- CHỈ NHƯ LAI TÀNG PHƯƠNG TIỆN HIỂN BÀY.

E1- CHỈ CHUNG PHƯƠNG TIỆN CÓ BỐN PHÁP.

Khi ấy đại Bồ-tát Đại Huệ quán chúng sanh vị lai, lại thỉnh Thế Tôn: Cúi xin vì nói tu hành không gián đoạn, như các vị đại Bồ-tát tu hành đại phương tiện.

Phật bảo Đại Huệ: Đại Bồ-tát thành tựu bốn pháp được tu hành đại phương tiện. Thế nào là bốn? Nghĩa là khéo phân biệt tự tâm hiện, quán ngoại tánh phi tánh, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, được tự giác thánh trí thiện lạc. Ấy gọi là đại Bồ-tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện.

E2- KHÉO PHÂN BIỆT TỰ TÂM HIỆN.

Thế nào đại Bồ-tát khéo phân biệt tự tâm hiện? Nghĩa là quán tam giới duy tâm chừng ngằn như thế, lìa ngã và ngã sở, không dao động, lìa đi lại, do tập khí hư ngụy huân tập từ vô thủy, các thứ sắc hành trong tam giới trói buộc thân tài (căn) liền dựng lập, vọng tưởng tùy nhập hiện. Ấy gọi là đại Bồ-tát khéo phân biệt tự tâm hiện.

E3- QUÁN NGOẠI TÁNH PHI TÁNH.

Thế nào đại Bồ-tát khéo quán ngoại tánh phi tánh? Nghĩa là tất cả tánh như nắng, mộng v.v… do vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy huân tập làm nhân, mà quán tự tánh của tất cả tánh. Đại Bồ-tát khéo khởi quán ngoại tánh phi tánh như thế, gọi là đại Bồ-tát khéo quán ngoại tánh phi tánh.

E4- LÌA KIẾN CHẤP SANH TRỤ DIỆT.

Thế nào đại Bồ-tát lìa kiến chấp sanh trụ diệt? Nghĩa là tất cả tánh như huyễn mộng, tánh tự, tha và chung chẳng sanh, tùy vào chừng ngằn của tự tâm, nên thấy ngoại tánh phi tánh. Thấy thức chẳng sanh và duyên không tích tụ, bởi thấy vọng tưởng duyên sanh. Nơi tam giới tất cả pháp trong ngoài đều không thể được. Thấy lìa tự tánh thì chấp sanh ắt dứt. Biết tự tánh các pháp như huyễn v.v… được vô sanh pháp nhẫn. Được vô sanh pháp nhẫn rồi, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, gọi là đại Bồ-tát khéo phân biệt lìa kiến chấp sanh trụ diệt.

E5- TỰ GIÁC THÁNH TRÍ THIỆN LẠC.

Thế nào đại Bồ-tát được tự giác thánh trí thiện lạc? Nghĩa là được vô sanh pháp nhẫn, trụ đệ bát địa của Bồ-tát, được lìa tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã, được ý sanh thân.

Thế Tôn! Ý sanh thân là nhân duyên gì? Phật bảo Đại Huệ: Ý sanh thân, ví như nghĩ nhanh chóng vô ngại, nên gọi là ý sanh. Thí như ý đi qua vách đá vô ngại, nơi phương khác cách xa vô lượng do-diên, nhân ngày trước đã thấy nhớ nghĩ chẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng dứt, nơi thân không chướng ngại sanh. Đại Huệ! Ý sanh thân như thế được đồng thời sanh. Ý sanh thân của đại Bồ-tát do sức tam-muội như huyễn tự tại thần thông diệu tướng trang nghiêm, thân chủng loại thánh, đồng thời liền sanh. Ví như ý sanh không có chướng ngại, tùy chỗ nhớ nghĩ cảnh giới nguyện xưa, vì thành tựu chúng sanh được tự giác thánh trí thiện lạc. Đại Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn như thế, trụ đệ bát địa của Bồ-tát, chuyển xả thân tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã và được ý sanh thân, được tự giác thánh trí thiện lạc. Đó gọi là đại Bồ-tát thành tựu bốn pháp được tu hành đại phương tiện, phải học như thế.

D3- CHỈ NHƯ LAI TÀNG LÌA CÁC NHÂN DUYÊN.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại thỉnh Thế Tôn: Cúi xin vì nói tướng nhân duyên của tất cả các pháp. Do giác được tướng nhân duyên, con và các Bồ-tát lìa tất cả tánh có, không vọng chấp, không có vọng tưởng kiến chấp tiệm thứ và đồng thời sanh?

Phật bảo Đại Huệ: Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại và nội. Ngoại duyên là, hòn đất, cây cọc, bánh xe, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện, làm thành cái bình. Như cái bình đất, tơ lụa, lác chiếu, giống mầm, tô lạc v.v… phương tiện làm thành cũng lại như thế. Đó gọi là ngoại duyên trước sau chuyển sanh.

Thế nào là nội duyên? Nghĩa là pháp vô minh, ái nghiệp v.v… được tên là duyên. Từ đó sanh pháp ấm, giới, nhập, được tên là sở duyên. Nó không có sai biệt mà ngu phu vọng tưởng, ấy gọi là pháp nội duyên.

Đại Huệ! Nhân kia có sáu thứ. Nghĩa là: đương hữu nhân, tương tục nhân, tướng nhân, tác nhân, hiển thị nhân, đãi nhân. Đương hữu nhân là, tạo nhân rồi pháp trong ngoài sanh. Tương tục nhân là, tạo phan duyên rồi pháp trong ngoài sanh, ấm chủng tử v.v… Tướng nhân là, tạo tướng không gián đoạn tương tục sanh. Tác nhân là, làm việc tăng thượng như Chuyển Luân vương. Hiển thị nhân là, việc vọng tưởng sanh rồi tướng hiện năng tác sở tác, như ngọn đèn soi hình sắc v.v… Đãi nhân là, khi diệt tạo đoạn tương tục, tánh chẳng vọng tưởng sanh.

Đại Huệ! Ngu phu kia tự tướng vọng tưởng chẳng thứ lớp sanh, chẳng đồng thời sanh. Vì cớ sao? Nếu là đồng thời sanh thì năng tác sở tác không phân biệt, chẳng được tướng nhân. Nếu thứ lớp sanh thì chẳng được tướng ngã. Thứ lớp sanh thì chẳng sanh, như chẳng sanh con thì không tên cha mẹ.

Đại Huệ! Thứ lớp sanh phương tiện tương tục. Chẳng phải vậy, chỉ do vọng tưởng mà thôi. Vì nhân, phan duyên, thứ đệ duyên, tăng thượng duyên v.v… làm năng sanh và sở sanh. Đại Huệ! Thứ lớp sanh chẳng sanh, vì tướng chấp trước vọng tưởng tự tánh. Thứ lớp và đồng thời sanh đều chẳng sanh, vì tự tâm hiện thọ dụng, tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh phi tánh. Đại Huệ! Thứ lớp và đồng thời sanh đều chẳng sanh, trừ tự tâm hiện, bất giác vọng tưởng nên có tướng sanh. Thế nên, nhân duyên tạo sự tướng phương tiện phải lìa kiến chấp thứ lớp và đồng thời sanh.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này nên nói kệ rằng:

Tất cả trọn không sanh

Cũng không nhân duyên diệt

Ở trong sanh diệt kia

Mà khởi tưởng nhân duyên.

Chẳng ngăn diệt và sanh

Tiếp nối nhân duyên khởi

Chỉ vì đoạn phàm ngu

Duyên vọng tưởng si hoặc

Pháp duyên khởi có không

Thảy đều không có sanh

Bởi tập khí mê chuyển

Từ đây ba cõi hiện

Chân thật không duyên sanh

Cũng lại không có diệt

Quán tất cả hữu vi

Ví như hoa trong không.

Năng nhiếp và sở nhiếp

Lìa bỏ kiến hoặc loạn

Chẳng đã sanh sẽ sanh

Cũng lại không nhân duyên

Tất cả vô sở hữu

Đây đều là ngôn thuyết.

D4- CHỈ NHƯ LAI TÀNG ĐỆ NHẤT NGHĨA LÌA NGÔN THUYẾT VỌNG TƯỞNG.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tâm kinh tướng ngôn thuyết vọng tưởng. Thế Tôn! Con và các vị đại Bồ-tát nếu khéo biết tâm kinh tướng ngôn thuyết vọng tưởng thì hay thông đạt hai nghĩa ngôn thuyết và sở thuyết, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đem hai thứ ngôn thuyết và sở thuyết làm thanh tịnh tất cả chúng sanh.

Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Có bốn thứ tướng ngôn thuyết, vọng tưởng. Nghĩa là tướng ngôn thuyết, mộng ngôn thuyết, quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết, vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết. Tướng ngôn thuyết là, từ vọng tưởng sắc tướng chấp trước sanh. Mộng ngôn thuyết là, cảnh trước đã trải qua tùy nhớ nghĩ mà sanh. Từ khi giác rồi cảnh giới không tánh sanh. Quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết là, trước oán tạo ra nghiệp tùy nhớ nghĩ sanh. Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết là, lỗi hư ngụy chấp trước từ vô thủy, tự chủng tập khí sanh. Đây gọi là bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại do nghĩa này khuyến thỉnh Thế Tôn: Cúi xin lại nói cảnh giới do ngôn thuyết vọng tưởng hiện ra? Thế Tôn! Chỗ nào? Cớ gì? Tại sao? Vì sao? Chúng sanh vọng tưởng ngôn thuyết sanh? Phật bảo Đại Huệ: Do đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu răng hòa hợp mà phát ra âm thanh. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Ngôn thuyết vọng tưởng là khác hay chẳng khác? Phật bảo Đại Huệ: Ngôn thuyết vọng tưởng chẳng khác chẳng phải chẳng khác. Vì cớ sao? Nghĩa là vì kia là nhân sanh ra tướng. Đại Huệ! Nếu ngôn thuyết, vọng tưởng khác thì vọng tưởng chẳng ưng là nhân. Nếu chẳng khác thì lời nói chẳng hiển được nghĩa, mà thật có hiển bày. Thế nên, chẳng khác chẳng phải chẳng khác.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Là ngôn thuyết tức đệ nhất nghĩa hay sở thuyết là đệ nhất nghĩa? Phật bảo Đại Huệ: Phi ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa, cũng phi sở thuyết là đệ nhất nghĩa. Vì cớ sao? Nghĩa là đệ nhất nghĩa thánh lạc, do ngôn thuyết được vào, ấy là đệ nhất nghĩa. Chẳng phải ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa là, thánh trí tự giác đã được. Chẳng phải cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng giác. Thế nên, ngôn thuyết vọng tưởng không hiển bày đệ nhất nghĩa. Ngôn thuyết là sanh diệt dao động, lần lượt do nhân duyên khởi. Nếu lần lượt nhân duyên khởi thì nó không hiển bày đệ nhất nghĩa. Đại Huệ! Vì tướng tự tha không tánh, nên tướng ngôn thuyết chẳng hiển bày đệ nhất nghĩa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì tùy nhập Tự tâm hiện lượng, các thứ tướng bên ngoài tánh phi tánh. Ngôn thuyết vọng tưởng chẳng hiển bày đệ nhất nghĩa. Thế nên, Đại Huệ! Phải lìa tướng ngôn thuyết các thứ vọng tưởng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này nên nói kệ rằng:

Các tánh không tự tánh

Lại cũng không ngôn thuyết

Nghĩa thậm thâm không không

Kẻ ngu không thể hiểu

Tất cả tánh tự tánh

Pháp ngôn thuyết như bóng

Còn Tự Giác Thánh Trí

Thật tế ta đã nói.

D5- CHỈ NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ LÌA BỐN CÂU CÓ KHÔNG.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: – Thế Tôn! Cúi xin vì nói lìa một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường chỗ chẳng hành của tất cả ngoại đạo, là chỗ hành của tự giác thánh trí. Lìa vọng tưởng tự tướng cộng tướng vào nghĩa đệ nhất chân thật. Các địa tiếp nối thứ lớp tiến lên được tướng thanh tịnh, tùy vào địa tướng của Như Lai, bản nguyện không khai phát. Ví như châu ma-ni có các hình sắc, cảnh giới vô biên tướng hạnh, tướng tự tâm hiện thú bộ phận, tất cả các pháp. Con và các vị đại Bồ-tát lìa kiến chấp vọng tưởng tự tánh, tự tướng, cộng tướng như thế v.v…, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khiến tất cả chúng sanh được tất cả an lạc đầy đủ sung mãn.

Phật bảo Đại Huệ: – Lành thay, lành thay! Ông hay hỏi ta nghĩa như thế được nhiều an lạc, được nhiều lợi ích, thương xót tất cả chư thiên và người đời. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông phân biệt giải nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Phàm phu ngu si chẳng biết tâm lượng, chấp tánh trong ngoài, y nơi một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, tự tánh là tập nhân chấp trước vọng tưởng.

Ví như bầy nai bị khát bức ngặt thấy sóng nắng trong mùa xuân mà khởi tưởng là nước, mê loạn chạy tìm, không biết chẳng có nước. Như thế, người ngu hư ngụy vọng tưởng huân tập từ vô thủy, ba độc đốt tâm ưa cảnh giới sắc, thấy sanh trụ diệt, chấp tánh trong ngoài, rơi nơi tưởng một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường vọng kiến nhiếp thọ.

Như thành Càn-thát-bà, phàm ngu không trí khởi tưởng là thành, tập khí chấp trước tướng từ vô thủy hiện. Kia chẳng phải có thành, chẳng phải không thành. Như thế, ngoại đạo hư ngụy tập khí chấp trước từ vô thủy, y nơi cái thấy một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường không thể rõ biết Tự tâm hiện lượng.

Thí như có người mộng thấy nam nữ, voi ngựa, xe cộ, thành ấp, vườn rừng, núi sông, ao hồ các thứ trang nghiêm, tự thân vào trong ấy, khi thức rồi chỉ còn nghĩ nhớ. Đại Huệ! Ý ông nghĩ sao? Kẻ kia như thế, đối với việc mộng trước nhớ nghĩ chẳng bỏ, là người thông minh chăng? Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Chẳng thông minh. Phật bảo Đại Huệ: Phàm phu như thế bị ác kiến nhai, ngoại đạo trí tuệ mà chẳng biết Tự tâm hiện tánh như mộng, y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường.

Thí như tượng vẽ chẳng cao thấp, mà phàm ngu kia khởi tưởng cao thấp. Như thế đời sau ngoại đạo ác kiến tập khí dẫy đầy y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường tự hoại và hoại người. Còn luận lìa có không vô sanh cũng là ngôn thuyết không, kiến chấp bài báng nhân quả, nhổ gốc thiện căn, hoại nhân thanh tịnh. Người thắng cầu phải xa lìa đó. Khởi nói như thế là họ rơi nơi kiến chấp tự, tha, đồng, là vọng tưởng có không rồi, chìm nơi kiến lập (có) và phỉ báng (không), do ác kiến ấy sẽ đọa vào địa ngục.

Thí như con mắt bệnh thấy có tóc rũ, liền bảo mọi người rằng các ông xem đây, mà thật tóc rũ cứu kính phi tánh phi vô tánh, vì thấy và chẳng thấy. Như thế, ngoại đạo vọng kiến hi vọng y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, mà phỉ báng chánh pháp tự đọa và làm người đọa.

Thí như vòng lửa chẳng phải vòng, người ngu tưởng là vòng, chẳng phải là người có trí. Như thế, ngoại đạo ác kiến hi vọng y nơi một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, tưởng tất cả tánh sanh.

Thí như bong bóng nước giống như châu ma-ni, đứa bé ngu không trí khởi tưởng ma-ni, chấp trước tìm cầu. Song bong bóng nước kia không phải ma-ni, chẳng phải phi ma-ni. Vì chấp và chẳng chấp. Như thế, ngoại đạo ác kiến vọng tưởng tập khí huân tập, đối với vô sở hữu nói là có sanh, duyên nơi có sanh nói là diệt.

Lại nữa, Đại Huệ! Có ba thứ lượng, năm phần luận, mỗi thứ dựng lập rồi, được thánh trí tự giác, lìa việc hai tự tánh, mà khởi hữu tánh vọng tưởng chấp trước.

Đại Huệ! Tâm, ý, ý thức thân tâm chuyển biến, Tự tâm hiện năng nhiếp sở nhiếp các vọng tưởng dứt. Như Lai địa tự giác thánh trí, người tu hành không đối với kia khởi tưởng tánh và phi tánh. Nếu người tu hành kia nơi cảnh giới như thế, tánh (có) phi tánh (không) nhiếp thủ tướng sanh thì kia chấp trưởng dưỡng và chấp ngã nhân.

Đại Huệ! Nếu nói tánh kia tự tánh, tự tướng, cộng tướng, tất cả đều là Hóa Phật nói ra, chẳng phải Pháp Phật nói. Lại, các ngôn thuyết, thảy do ngu phu hi vọng kiến chấp mà sanh. Chẳng vì riêng dựng lập đến pháp tự tánh. Người được thánh trí tự giác tam-muội lạc trụ, mới phân biệt hiển bày.

Thí như trong nước có bóng cây hiện, nó chẳng phải bóng phi chẳng phải bóng, chẳng phải hình cây phi chẳng phải hình cây. Như thế, ngoại đạo do kiến tập huân, vọng tưởng chấp trước, y nơi tưởng một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường mà không thể hiểu Tự tâm hiện lượng. Ví như gương sáng tùy duyên hiển hiện tất cả sắc tượng, mà không vọng tưởng. Kia chẳng phải tượng phi chẳng phải tượng, mà thấy tượng, chẳng phải tượng. Ngu phu vọng tưởng mà khởi tưởng là tượng. Như thế, ngoại đạo ác kiến nơi Tự tâm tượng hiện, vọng tưởng chấp trước, y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường. Thí như gió và nước hòa hợp phát ra tiếng. Kia chẳng phải tánh, phi chẳng phải tánh. Như thế, ngoại đạo ác kiến vọng tưởng y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường. Ví như quả đất chỗ không có cỏ cây, do sức nắng nóng thấy như suối chảy, sóng dậy, mây tụ, kia chẳng phải tánh, phi chẳng phải tánh, vì tham và không tham. Như thế, ngu phu hư ngụy tập khí huân tập từ vô thủy, vọng tưởng chấp trước y nơi sanh trụ diệt, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, duyên môn tự trụ sự, cũng như nắng nóng, sóng mòi. Ví như có người dùng chú thuật máy phát động, chẳng phải trong số chúng sanh, do quỉ Tỳ-xá-xà phương tiện hiệp thành, dao động, lăng xăng, phàm phu vọng tưởng chấp trước cho là có qua lại. Như thế ngoại đạo ác kiến hi vọng, y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, hí luận chấp trước, chẳng thật kiến lập. Đại Huệ! Thế nên muốn được việc tự giác thánh trí phải lìa sanh trụ diệt, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường v.v…  ác kiến vọng tưởng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Huyễn, mộng, bóng cây nước

Tóc rũ, nắng mùa nóng

Như thế xem ba cõi

Cứu kính được giải thoát.

Ví như nai khát tưởng

Động chuyển tâm mê loạn

Nai tưởng cho là nước

Mà thật không có nước.

Như thế chủng tử thức

Động chuyển thấy cảnh giới

Người ngu vọng tưởng sanh

Như mắt nhặm bị che

Nơi sanh tử vô thủy

Chấp trước tánh nhiếp thọ

Như ngược chốt tháo chốt

Xả lìa tham nhiếp thọ.

Như huyễn chú máy động

Mây nổi mộng điện chớp

Quán thế được giải thoát

Hằng đoạn ba tương tục.

Nơi kia không người tạo

Ví như nắng trong không

Như thế biết các pháp

Tức là không chỗ biết.

Ngôn giáo chỉ giả danh

Kia cũng không có tướng

Nơi kia khởi vọng tưởng

Ấm hành như tóc rũ

Như vẽ, tóc rũ, huyễn

Mộng, thành Càn-thát-bà

Vòng lửa, sóng nắng nóng

Không mà hiện chúng sanh.

Thường, vô thường, một, khác

Đồng, chẳng đồng cũng vậy,

Lỗi vô thủy tiếp nối

Kẻ ngu si vọng tưởng.

Gương sáng, nước trong, mắt.

Ma-ni diệu bảo châu

Trong ấy hiện các sắc

Mà thật không thể có

Tất cả tánh hiển hiện

Như vẽ sóng nắng nóng

Các thứ sắc hiện bày

Như mộng không thể có.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai nói pháp lìa bốn câu như thế. Nghĩa là một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường. Lìa nơi có không kiến lập và phỉ báng phân biệt, kiết tập chân đế duyên khởi đạo, diệt, giải thoát. Như Lai nói pháp lấy đó làm đầu, chẳng phải tánh, chẳng phải Tự tại thiên, chẳng phải vô nhân, chẳng phải vi trần, chẳng phải thời, chẳng phải tự tánh tương tục, mà vì nói pháp. Lại nữa, Đại Huệ! Vì sạch phiền não và sở tri chướng, ví như thương chủ dẫn đường thứ lớp dựng lập một trăm lẻ tám câu vô sở hữu, khéo phân biệt các thừa và tướng các địa.

D6- CHỈ BỐN THỨ THIỀN ĐỂ HIỂN NHƯ LAI THANH TỊNH CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn? Nghĩa là ngu phu sở hành thiền, quán sát nghĩa thiền, phan duyên như thiền, Như Lai thiền. Thế nào là ngu phu sở hành thiền? Nghĩa là Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo tu hành, quán tánh nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng, các lóng xương, vô thường, khổ, tướng bất tịnh, chấp trước làm đầu. Tướng như thế chẳng quán khác, trước sau chuyển tiến, tướng chẳng trừ diệt. Ấy gọi là ngu phu sở hành thiền.

Thế nào là quán sát nghĩa thiền? Nghĩa là nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng và ngoại đạo tự, tha, đồng, không tánh rồi, quán pháp vô ngã, nghĩa tướng địa kia thứ lớp tăng tiến, ấy gọi là quán sát nghĩa thiền.

Thế nào là phan duyên như thiền? Nghĩa là vọng tưởng về hai vô ngã vẫn là vọng tưởng, chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền.

Thế nào là Như Lai thiền? Nghĩa là vào đất Như Lai được tướng tự giác thánh trí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghì cho chúng sanh, ấy gọi là Như Lai thiền.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Phàm phu sở hành thiền,

Quán sát tướng nghĩa thiền

Phan duyên như thật thiền,

Như Lai thanh tịnh thiền.

Thí như hình nhật nguyệt

Bát-đầu-ma, lặng sâu

Như hư không, lửa hết,

Người tu hành quán sát.

Như thế các thứ tướng

Ngoại đạo nói thông thiền

Cũng rơi vào Thanh văn

Và cảnh giới Duyên giác.

Bỏ lìa tất cả kia

Tức là vô sở hữu

Chư Phật tất cả cõi

Dùng tay bất tư nghì,

Một lúc rờ đảnh kia

Tùy thuận vào tướng như.

D7- CHỈ NHƯ LAI TÀNG TỰ TÁNH NIẾT-BÀN CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Vào Niết-bàn, nói những pháp gì gọi là Niết-bàn? Phật bảo Đại Huệ: Tất cả tự tánh, tập khí, tạng, ý, ý thức, kiến, tập chuyển biến gọi là Niết-bàn. Chư Phật và Niết-bàn của ta là cảnh giới tự tánh không  sự.

Lại nữa, Đại Huệ! Niết-bàn là cảnh giới thánh trí tự giác, lìa đoạn thường, vọng tưởng tánh, phi tánh. Thế nào là phi thường? Nghĩa là tự tướng, cộng tướng, vọng tưởng dứt nên phi thường. Thế nào là phi đoạn? Nghĩa là tất cả thánh quá khứ vị lai hiện tại được tự giác nên phi đoạn.

Đại Huệ! Niết-bàn chẳng hoại chẳng tử. Nếu Niết-bàn tử, lại phải thọ sanh tương tục. Nếu hoại lẽ ưng rơi vào tướng hữu vi. Thế nên, Niết-bàn lìa hoại, lìa tử. Vì thế nên là chỗ nương về của người tu hành.

Lại nữa, Đại Huệ! Niết-bàn chẳng phải xả, chẳng phải đắc, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải một nghĩa, chẳng phải nhiều nghĩa, ấy gọi là Niết-bàn.

Đại Huệ! Niết-bàn của Thanh văn, Duyên giác là giác được tự tướng cộng tướng, cảnh giới chẳng tập cận, chẳng kiến điên đảo, vọng tưởng chẳng sanh những vị kia đối trong kia khởi tưởng Niết-bàn.

Đại Huệ! Hai thứ tướng tự tánh. Thế nào là hai? Nghĩa là ngôn thuyết tự tánh tướng chấp trước, sự tự tánh tướng chấp trước. Ngôn thuyết tự tánh tướng chấp trước là, từ vô thủy ngôn thuyết hư ngụy tập khí chấp trước sanh. Sự tự tánh tướng chấp trước là, từ bất giác Tự tâm hiện chừng ngằn sanh.

D8- CHỈ NHƯ LỰC DỰNG LẬP CHẲNG RƠI VÀO CÓ KHÔNG.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai dùng hai thứ thần lực kiến lập, đại Bồ-tát đảnh lễ chư Phật nghe nhận hỏi nghĩa. Thế nào là hai thứ thần lực kiến lập? Nghĩa là thần lực trong tam-muội chánh thọ vì hiện tất cả thân mặt ngôn thuyết và thần lực tay quán đảnh.

Đại Huệ! Đại Bồ-tát khi được Sơ địa Bồ-tát trụ thần lực Phật, nên nói nhập Bồ-tát Đại thừa Chiếu minh tam-muội. Nhập tam-muội này rồi mười phương thế giới tất cả chư Phật dùng sức thần thông vì hiện tất cả thân mặt ngôn thuyết, như đại Bồ-tát Kim Cang Tạng và các Bồ-tát khác, tướng công đức như thế thành tựu đại Bồ-tát. Đại Huệ! Ấy gọi là Sơ địa Bồ-tát.

Đại Bồ-tát được Bồ-tát tam-muội chánh thọ thần lực, ở trăm ngàn kiếp chứa nhóm thiện căn được thành tựu tướng thứ lớp các địa đối trị và sở trị thông đạt cứu kính, đến Pháp vân địa trụ nơi cung điện Đại liên hoa vi diệu, ngồi tòa sư tử báu Đại liên hoa, đồng hàng đại Bồ-tát quyến thuộc vây quanh, các thứ báu anh lạc trang nghiêm thân, như huỳnh kim, chiêm-bặc, nhật nguyệt quang minh. Các bậc Tối thắng tử từ mười phương đến, đến ngồi trên tòa trong cung điện Đại liên hoa mà quán đảnh kia. Thí như Chuyển Luân Thánh vương Tự Tại và Thái tử của trời Đế Thích quán đảnh (rót nước trên đầu để truyền ngôi), ấy gọi là Bồ-tát tay quán đảnh thần lực. Đại Huệ! Đây gọi là đại Bồ-tát hai thứ thần lực. Nếu đại Bồ-tát trụ hai thứ thần lực này, diện kiến chư Phật Như Lai. Nếu chẳng như thế thì không thể thấy.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phàm có phân biệt hạnh các pháp tam-muội thần túc, những vị ấy tất cả đều trụ hai thứ thần lực của Như Lai. Đại Huệ! Nếu đại Bồ-tát lìa thần lực của Phật hay biện thuyết thì tất cả phàm phu cũng ưng biện thuyết. Vì cớ sao? Vì không trụ thần lực. Đại Huệ! Núi đá cây cối và các thứ nhạc khí thành quách cung điện, do sức oai thần của Như Lai khi nhập thành đều tự nhiên phát ra tiếng âm nhạc, huống là hữu tâm, mù điếc câm ngọng các khổ vô lượng đều được giải thoát. Như Lai có vô lượng thần lực như thế… làm lợi ích an lạc chúng  sanh.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Do nhân duyên gì Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác, đại Bồ-tát khi trụ tam-muội chánh thọ và khi thắng tiến địa quán đảnh, Phật gia trì thần lực kia? Phật bảo Đại Huệ: Vì lìa ma nghiệp phiền não và chẳng rơi vào thiền Thanh văn địa, vì được Như Lai tự giác địa và vì tăng tiến pháp sở đắc. Thế nên, Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác gồm dùng thần lực kiến lập các vị đại Bồ-tát. Nếu không dùng thần lực kiến lập ắt rơi vào ngoại đạo ác kiến vọng tưởng và các Thanh văn chỗ hi vọng của chúng ma, không được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì lẽ ấy, chư Phật Như Lai đều dùng thần lực nhiếp thọ chư đại Bồ-tát. Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Thần lực Nhân trung tôn

Đại nguyện thảy thanh tịnh

Tam-ma-đề quán đảnh

Sơ địa và Thập địa.

D9- CHỈ CÁC PHÁP DUYÊN KHỞI ĐỂ HIỂN BÀY NGHĨA NHƯ LAI TÀNG PHI NHÂN DUYÊN.

Bấy giờ đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Phật nói duyên khởi tức là nói nhân duyên, chẳng tự nói đạo. Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói nhân duyên. Nghĩa là thắng, tự tại, thời, vi trần sanh, như thế các tánh sanh. Nhưng, Thế Tôn! Bảo là ngôn thuyết nhân duyên sanh các tánh, hữu gián tất-đàn và vô gián tất-đàn (pháp thí).

Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói có, không là nhân có sanh, Thế Tôn cũng nói không nhân có sanh, sanh rồi diệt. Như Thế Tôn đã nói, vô minh duyên hành, cho đến lão tử. Đây là Thế Tôn nói không nhân chẳng phải nói có nhân. Thế Tôn kiến lập khởi nói như vầy: “đây có nên kia có”, chẳng phải kiến lập thứ lớp sanh. Xét ngoại đạo nói là thắng, chẳng phải Như Lai. Vì cớ sao? Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân chẳng theo duyên sanh mà có chỗ sanh. Thế Tôn nói quán nhân có quả, quán quả có nhân, như thế nhân duyên tạp loạn, như thế lần lượt không cùng.

Phật bảo Đại Huệ: Ta không phải nói vô nhân và nói nhân duyên tạp loạn. Đây có nên kia có là năng nhiếp sở nhiếp phi tánh, giác Tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp, không giác Tự tâm hiện lượng, cảnh giới bên ngoài là tánh phi tánh, kia có lỗi như thế, chớ chẳng phải ta nói duyên khởi. Ta thường nói rằng nhân duyên hòa hợp mà sanh các pháp chẳng phải vô nhân sanh.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Chẳng phải ngôn thuyết có tánh mà có tất cả tánh ư? Thế Tôn! Nếu không tánh thì ngôn thuyết chẳng sanh. Thế nên ngôn thuyết có tánh có tất cả  tánh.

Phật bảo Đại Huệ: Không tánh mà có ngôn thuyết, nghĩa là như sừng thỏ lông rùa v.v… Thế gian hiện ngôn thuyết. Đại Huệ! Phi tánh, chẳng phải phi tánh, chỉ có ngôn thuyết mà thôi. Như lời ông nói ngôn thuyết có tánh có tất cả tánh thì lý luận của ông ắt hoại.

Đại Huệ! Chẳng phải tất cả cõi nước có ngôn thuyết. Ngôn thuyết là tạo tác vậy. Hoặc có cõi Phật nhìn xem mà hiển bày pháp, hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc có cõi nước nhướng mày, hoặc có cõi nước chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc cõi nước suy nghĩ, hoặc dao động. Đại Huệ! Như thế giới Chiêm Thị và Hương Tích, cõi nước Phổ Hiền, Như Lai chỉ dùng nhìn xem khiến các Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn và các tam-muội thù thắng. Thế nên chẳng phải ngôn thuyết có tánh (pháp) có tất cả tánh. Đại Huệ! Thấy ở thế giới này ruồi lằng trùng kiến các chúng sanh ấy không có ngôn thuyết mà mỗi loài đều làm việc xong xuôi.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Như hư không sừng thỏ

Và cùng bàn đại tử (con thạch nữ)

Không, mà có ngôn thuyết

Như thế tánh vọng tưởng

Nhân duyên hòa hợp pháp

Phàm ngu khởi vọng tưởng

Không thể biết như thật

Luân hồi nhà tam giới.

D10- CHỈ CÁC PHÁP THƯỜNG TRỤ NHƯ HUYỄN ĐỂ HIỂN NHƯ LAI TÀNG TỰ TÁNH VÔ SANH

E1- HIỂN HOẶC LOẠN THƯỜNG.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Tiếng thường ấy là nói việc gì? Phật bảo Đại Huệ: Vì hoặc loạn, bởi hoặc loạn kia chư Thánh cũng hiện mà chẳng phải điên đảo. Đại Huệ! Như nắng mùa xuân, vòng lửa, tóc rũ, thành Càn-thát-bà, huyễn, mộng, bóng trong gương, là thế gian điên đảo chẳng phải minh trí, song chẳng phải không hiện. Đại Huệ! Hoặc loạn kia có các thứ hiện. Chẳng phải hoặc loạn có vô thường. Vì cớ sao? Vì lìa tánh và phi tánh.

Đại Huệ! Thế nào là lìa hoặc loạn tánh (pháp) phi tánh (không pháp)? Nghĩa là các thứ cảnh giới của tất cả ngu phu. Như nước sông Hằng kia ngạ quỉ thấy và chẳng thấy, không có tánh hoặc loạn thì hiện nơi kẻ khác, chẳng phải nó không tánh. Hoặc loạn như thế, các thánh lìa điên đảo và chẳng điên đảo. Thế nên hoặc loạn thường, vì tướng tướng chẳng hoại. Đại Huệ! Chẳng phải các thứ tướng hoặc loạn, tướng vọng tưởng hoại, thế nên hoặc loạn thường.

Đại Huệ! Thế nào hoặc loạn là chân thật? Nếu là nhân duyên thì chư Thánh đối với hoặc loạn này chẳng khởi giác điên đảo và giác chẳng phải chẳng điên đảo. Đại Huệ! Trừ ngoài chư Thánh, đối với hoặc loạn này có ít phần tưởng là chẳng phải tướng của thánh trí sự. Đại Huệ! Phàm có đó là ngu phu vọng thuyết, chẳng phải thánh ngôn thuyết.

E2- CHỈ HOẶC LOẠN KHỞI HAI THỨ TÁNH ĐỂ HIỂN BÀY CHÂN NHƯ BÌNH ĐẲNG.

G1- CHỈ HOẶC LOẠN KHỞI HAI CHỦNG TÁNH.

Hoặc loạn kia có vọng tưởng đảo và chẳng đảo, khởi hai thứ chủng tánh. Nghĩa là Thánh chủng tánh và Ngu phu chủng tánh. Thánh chủng tánh là ba thứ phân biệt. Nghĩa là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Phật thừa. Thế nào là Ngu phu vọng tưởng khởi Thanh văn thừa chủng tánh? Nghĩa là chấp trước tự tướng cộng tướng khởi Thanh văn thừa chủng tánh, ấy gọi là Vọng tưởng khởi Thanh văn thừa chủng tánh. Đại Huệ! Tức hoặc loạn vọng tưởng kia khởi Duyên giác thừa chủng tánh. Nghĩa là tức nơi hoặc loạn kia tự tướng cộng tướng chẳng thân chấp trước, khởi Duyên giác thừa chủng tánh. Thế nào người trí tức nơi hoặc loạn kia khởi Phật thừa chủng tánh? Nghĩa là giác Tự tâm hiện lượng, ngoại tánh phi tánh, chẳng có tướng vọng tưởng, khởi Phật thừa chủng tánh, ấy gọi là tức hoặc loạn kia khởi Phật thừa chủng tánh. Lại các thứ sự tánh, phàm phu lầm tưởng khởi ngu phu chủng tánh.

G2- CHỈ LÌA VỌNG BÌNH ĐẲNG CHÂN NHƯ.

Kia chẳng phải có sự chẳng phải không sự, ấy gọi là nghĩa chủng tánh. Đại Huệ! Tức hoặc loạn kia chẳng vọng tưởng. Chư Thánh đối với tâm, ý, ý thức lỗi tập khí tự tánh, pháp chuyển biến tánh, ấy gọi là như. Thế nên nói như lìa tâm, ta nói câu này hiển bày lìa tưởng, tức nói lìa tất cả tưởng.

E3- CHỈ HOẶC LOẠN KHÔNG PHÁP.

G1- CHỈ HOẶC LOẠN KHÔNG PHÁP NHƯ HUYỄN.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Hoặc loạn là có hay là không? Phật bảo Đại Huệ: Như huyễn không có tướng chấp trước. Nếu hoặc loạn có tướng chấp trước thì tánh chấp trước không thể diệt. Duyên khởi nên như ngoại đạo nói nhân duyên sanh pháp.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu hoặc loạn như huyễn, lại sẽ cùng các hoặc khác làm nhân? Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải huyễn làm nhân cho hoặc, vì chẳng khởi lỗi. Đại Huệ! Huyễn chẳng khởi lỗi, vì không có vọng tưởng. Đại Huệ! Huyễn là từ minh chú sanh, chẳng phải từ lỗi vọng tưởng chỗ tập khí sanh. Thế nên chẳng khởi lỗi. Đại Huệ! Đây là ngu phu tâm hoặc chấp trước, chẳng phải Thánh Hiền.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Thánh chẳng thấy hoặc loạn

Khoảng giữa cũng không thật

Khoảng giữa nếu chân thật

Hoặc loạn tức chân thật.

Lìa bỏ tất cả hoặc

Nếu có tướng sanh đó

Ấy cũng là hoặc loạn

Không sạch ví như che.

G2- LẠI CHỈ NHƯ HUYỄN KHÔNG LỖI.

Lại nữa, Đại Huệ! Nếu chẳng phải huyễn thì không có gì tương tợ, thấy tất cả pháp như huyễn. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Vì các thứ huyễn tướng chấp trước nên nói tất cả pháp như huyễn? Hay vì tướng khác chấp trước? Nếu vì các thứ huyễn tướng chấp trước nên nói tất cả tánh như huyễn thì, Thế Tôn, có tánh chẳng như huyễn. Vì cớ sao? Nghĩa là các thứ tướng sắc chẳng phải nhân. Thế Tôn! Không có nhân các thứ tướng sắc hiện như huyễn. Thế Tôn! Thế nên không có các thứ huyễn tướng chấp trước tương tợ tánh như huyễn.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải các thứ huyễn tướng tương tợ tất cả pháp như huyễn. Đại Huệ! Song các pháp chẳng thật chóng diệt như điện, ấy là như huyễn. Đại Huệ! Thí như điện chớp hiện trong khoảng sát-na, hiện rồi liền diệt, chẳng phải như cảnh giới ngu phu hiện. Như thế, quán sát tất cả tánh tự vọng tưởng tự tướng cộng tướng không tánh chẳng hiện, do chấp trước sắc tướng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Chẳng huyễn không có thí

Thuyết pháp tánh như huyễn

Chẳng thật chóng như điện

Thế nên nói như huyễn.

E4- CHỈ THẲNG VÔ SANH NHƯ HUYỄN KHIẾN LÌA HI VỌNG.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói tất cả tánh vô sanh và như huyễn, đâu chẳng phải Thế Tôn trước sau nói ra tự trái nhau ư? Vì nói vô sanh tánh như huyễn.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải ta nói tánh vô sanh như huyễn, có lỗi trước sau trái nhau. Vì cớ sao? Vì sanh mà vô sanh. Giác Tự tâm hiện lượng, có mà chẳng phải có. Ngoại tánh mà chẳng phải tánh thì lý vô sanh hiện. Đại Huệ! Chẳng phải ta nói có lỗi trước sau trái nhau. Song vì phá ngoại đạo chấp nhân sanh, nên ta nói tất cả tánh vô sanh. Đại Huệ! Ngoại đạo quá si muốn khiến cái có và không là có sanh, chẳng phải duyên tự vọng tưởng các thứ chấp trước. Đại Huệ! Ta chẳng phải có và không là có sanh, thế nên ta dùng thuyết vô sanh mà nói.

Đại Huệ! Nói có tánh đó, vì nhiếp thọ sanh tử, vì hoại kiến chấp không và kiến chấp đoạn, vì đệ tử ta nhiếp thọ các thứ nghiệp có chỗ thọ sanh, dùng tánh âm thanh nói để nhiếp thọ sanh tử.

Đại Huệ! Nói huyễn tánh và tướng tự tánh là vì lìa tánh và tướng tự tánh, rơi vào ác kiến của ngu phu hi vọng tướng, chẳng biết Tự tâm hiện lượng, hoại nhân sở tác sanh, duyên tự tánh tướng chấp trước. Nói huyễn mộng tự tánh tướng tất cả pháp, chẳng khiến ngu phu ác kiến hi vọng chấp trước tự và tha tất cả pháp. Chỗ thấy như thật làm ra luận bất chánh. Đại Huệ! Thấy chỗ như thật tất cả pháp ấy, là vượt ngoài Tự tâm hiện lượng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Vô sanh tác phi tánh

Hữu tánh thuộc sanh tử

Quán sát như huyễn thảy

Nơi tướng chẳng vọng tưởng.

D11- CHỈ LÌA LỜI NÓI ĐƯỢC NGHĨA, DỪNG NGOẠI ĐẠO KHÁC NGU PHU, CHỌN LỰA TÂM GIÁC DỰNG LẬP NIẾT-BÀN.

E1- CHỈ LÌA LỜI NÓI, ĐƯỢC NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Nên nói tướng danh, cú, hình, thân, đại Bồ-tát khéo quán danh, cú, hình, thân tùy vào danh cú hình thân chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Giác như thế rồi, giác cho tất cả chúng sanh. Đại Huệ! Danh thân đó, nghĩa là y sự lập danh ấy gọi là danh thân. Cú thân đó, nghĩa là cú có nghĩa thân, tự tánh quyết định cứu kính, ấy gọi là cú thân. Hình thân đó, nghĩa là hiện bày danh cú, ấy gọi là hình thân. Lại hình thân ấy, nghĩa là dài ngắn cao thấp. Lại cú thân ấy nghĩa là dấu vết như dấu vết voi ngựa người thú v.v… đi để dấu vết lại, được tên là cú thân. Đại Huệ! Danh và hình đó, nghĩa là dùng danh nói bốn ấm không sắc, nên nói là danh. Tự tướng hiện nên nói hình. Ấy gọi là danh cú hình thân. Nói tướng chừng ngằn danh cú hình thân nên phải tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Danh thân cùng cú thân

Và hình thân sai biệt

Phàm phu, ngu chấp trước

Như voi mắc lầy sâu.

E2- NÊU CHỈ LUẬN ĐỂ RÕ NGHĨA CHẲNG Ở LỜI NÓI.

Lại nữa, Đại Huệ! Người thế trí đời sau do lìa một, khác, đồng, chẳng đồng, kiến, tướng là nghĩa thông thường của ta, đem hỏi người vô trí, kia liền đáp rằng: Đây chẳng phải hỏi đúng. Nghĩa là sắc v.v… thường, vô thường, là khác, chẳng khác, như thế các hạnh Niết-bàn, tướng và sở tướng, cầu-na, sở cầu-na, tạo, sở tạo, kiến, sở kiến, trần và vi trần, tu cùng người tu, tướng so sánh lần lượt như thế. Những câu hỏi như thế mà hỏi, Phật nói là vô ký, chỉ luận chẳng phải chỗ hay hiểu của người si kia. Vì họ Văn tuệ chẳng đủ vậy. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác vì khiến họ lìa kinh sợ nên nói vô ký, chẳng vì nói ký (quyết định). Lại dừng luận kiến chấp của ngoại đạo mà chẳng vì nói.

Đại Huệ! Ngoại đạo nói như thế này, mạng tức là thân, những lối luận vô ký như thế. Đại Huệ! Các ngoại đạo ngu si kia đối với nhân, tác luận vô ký, chẳng phải chỗ ta nói. Đại Huệ! Chỗ ta nói là, lìa nhiếp sở nhiếp, vọng tưởng chẳng sanh. Tại sao dừng họ? Đại Huệ! Nếu người chấp trước nhiếp sở nhiếp thì không biết Tự tâm hiện lượng, cho nên dừng họ. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác dùng bốn thứ ký luận vì chúng sanh nói pháp. Đại Huệ! Chỉ ký luận là, ta thường nói ra vì người căn chưa thuần thục, chẳng vì người căn đã thuần thục.

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp lìa làm ra nhân duyên chẳng sanh, không có tác giả nên tất cả pháp chẳng sanh. Đại Huệ! Vì sao tất cả tánh lìa tự tánh? Bởi khi tự giác quán thì tự cộng tánh tướng không thể được, nên nói tất cả pháp chẳng sanh. Vì sao tất cả pháp không thể đem lại, không thể đem đi? Bởi tự cộng tướng muốn đem lại thì không có chỗ lại, muốn đem đi thì không có chỗ đi. Thế nên tất cả pháp lìa đem đi đem lại. Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp chẳng diệt? Vì tướng tánh và tự tánh không, tất cả pháp không thể được, nên tất cả pháp chẳng diệt? Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp vô thường? Nghĩa là tướng khởi là tánh vô thường, thế nên nói tất cả pháp vô thường. Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp thường? Nghĩa là tướng khởi là tánh vô sanh, hằng vô thường, nên nói tất cả pháp thường.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Ký luận có bốn thứ:

Nhất hướng, phản cật vấn

Phân biệt và chỉ luận

Để chế phục ngoại đạo

Hữu và phi hữu sanh

Sư tăng-khư, tỳ-xá

Tất cả thảy vô ký

Kia như thế hiển bày.

Chánh giác đã phân biệt

Tự tánh không thể được

Bởi vì lìa ngôn thuyết

Nên nói lìa tự tánh.

E3- RIÊNG TỨ QUẢ, ĐỂ CHỈ RA CHÂN GIÁC.

G1- HỎI BỐN QUẢ SAI BIỆT.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói chư Tu-đà-hoàn và Tu-đà-hoàn thú thông tướng sai biệt. Nếu đại Bồ-tát khéo hiểu Tu-đà-hoàn thú sai biệt thông tướng và Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán tướng phương tiện, phân biệt biết rồi như thế như thế vì chúng sanh thuyết pháp. Nghĩa là tướng hai vô ngã và hai chướng thanh tịnh, tướng qua các địa, cứu kính thông đạt, được cảnh giới cứu kính bất tư nghì của Như Lai, như ngọc ma-ni có các sắc, khéo hay làm lợi ích tất cả chúng sanh, dùng cảnh giới tất cả pháp, thân tài vô tận để nhiếp dưỡng tất cả.

G2- LIỆT BÀY BA THỨ TU-ĐÀ-HOÀN.

H1- CHỈ QUẢ TƯỚNG TU-ĐÀ-HOÀN.

Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, nay vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng nghe nhận. Phật bảo Đại Huệ: Có ba hạng Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hoàn sai biệt. Thế nào là ba? Nghĩa là hạ, trung, thượng. Hạ đó, tột bảy đời mới vào Niết-bàn. Trung đó, ba hoặc năm đời mới vào Niết-bàn. Thượng đó, tức đời kia liền vào Niết-bàn. Ba hạng này có ba kết: hạ, trung và thượng. Thế nào là ba kết? Nghĩa là thân kiến, nghi, giới thủ. Ba kết ấy sai biệt, thăng tiến mãi lên được A-la-hán.

H2- CHỈ TU-ĐÀ-HOÀN ĐOẠN KẾT SAI BIỆT.

Đại Huệ! Thân kiến có hai thứ: nghĩa là câu sanh và vọng tưởng. Như duyên khởi vọng tưởng và tự tánh vọng tưởng vậy. Thí như y duyên khởi tự tánh, các thứ vọng tưởng tự tánh chấp trước sanh. Bởi kia chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải có không vì tướng vọng tưởng không thật. Kẻ ngu vọng tưởng các thứ vọng tưởng tự tánh tướng chấp trước, như khi nắng thấy sóng nắng, nai khát tưởng nước. Ấy là vọng tưởng thân kiến của Tu-đà-hoàn, kia do nhân vô ngã nhiếp thọ không tánh, đoạn trừ đã lâu xa, mà còn vô tri chấp trước.

Đại Huệ! Câu sanh là, Tu-đà-hoàn thân kiến, vì thân tự tha v.v… Bốn ấm không sắc tướng, vì sắc sanh tạo và sở tạo, vì tướng lần lượt làm nhân nhau, vì đại chủng và sắc chẳng nhóm họp. Tu-đà-hoàn quán loại có không chẳng hiện thì đoạn được thân kiến. Như thế thân kiến đoạn thì tham ắt chẳng sanh, ấy gọi là tướng thân kiến.

Đại Huệ! Tướng nghi là, vì được pháp thiện kiến tướng, vì trước đoạn vọng tưởng hai thứ thân kiến, nên nghi pháp chẳng sanh. Không đối với chỗ khác khởi kiến chấp là Đại sư, là tịnh là bất tịnh, ấy gọi là tướng nghi Tu-đà-hoàn đã đoạn.

Đại Huệ! Giới thủ ấy, tại sao Tu-đà-hoàn chẳng thủ giới? Nghĩa là vì khéo thấy tướng khổ ở chỗ thọ sanh, thế nên chẳng thủ. Đại Huệ! Thủ là, kẻ ngu quyết định nhận tập khổ hạnh, vì được các thứ vui nên cầu thọ sanh. Kia ắt chẳng thủ, trừ hồi hướng tự giác thù thắng, lìa vọng tưởng, pháp tướng vô lậu hành phương tiện, thọ trì giới luật. Ấy gọi là Tu-đà-hoàn tướng giới thủ đoạn.

Tu-đà-hoàn đoạn ba kết thì tham si chẳng sanh. Nếu Tu-đà-hoàn khởi nghĩ thế này: “các kết này ta chẳng thành tựu”, liền có hai lỗi rơi vào thân kiến và các kết chẳng đoạn. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn nói nhiều thứ tham dục, kia vì sao đoạn tham? Phật bảo Đại Huệ: Yêu thích người nữ tham trước triền miên, các thứ phương tiện thân khẩu tạo ác nghiệp, thọ cái vui hiện tại gieo nhân khổ đời vị lai, Tu-đà-hoàn thì chẳng sanh. Vì cớ sao? Vì được cái vui tam-muội chánh thọ. Thế nên kia đoạn, chẳng phải cái tham tiến đến Niết-bàn đoạn.

G3- CHỈ TUỚNG QUẢ TƯ-ĐÀ-HÀM.

Đại Huệ! Thế nào là tướng Tư-đà-hàm? Nghĩa là chóng soi tướng sắc tướng vọng tưởng sanh, nên kiến, tướng chẳng sanh. Vì khéo thấy tướng thiền thú chóng đến đời này sạch mé khổ, được Niết-bàn. Thế nên gọi là Tư-đà-hàm.

G4- CHỈ TƯỚNG QUẢ A-NA-HÀM.

Đại Huệ! Thế nào là A-na-hàm? Nghĩa là vì đối với sắc tướng tánh phi tánh quá khứ, hiện tại, vị lai sanh thấy lỗi lầm, khiến vọng tưởng chẳng sanh và vì kết đoạn, gọi là A-na-hàm.

G5- CHỈ TƯỚNG QUẢ A-LA-HÁN.

Đại Huệ! A-la-hán là, đủ các Thiền định tam-muội, giải thoát, lực minh, các thứ phiền não, khổ, vọng tưởng chẳng còn, gọi là A-la-hán.

G6- RIÊNG A-LA-HÁN CHẲNG ĐỒNG SIÊU GIÁC.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn nói ba thứ A-la-hán. Ở đây nói đó là A-la-hán nào? Thế Tôn! Là được đạo tịch tĩnh Nhất thừa, là đại Bồ-tát phương tiện thị hiện A-la-hán hay là Phật Hóa hóa ra? Phật bảo Đại Huệ: Là Thanh văn được đạo Nhất thừa tịch tĩnh, chẳng phải hạng khác. Khác là, Bồ-tát hành hạnh Bồ-tát và Hóa Phật hóa ra, vì bản nguyện nên dùng phương tiện khéo léo, ở trong chúng thị hiện thọ sanh, vì trang nghiêm quyến thuộc của Phật. Đại Huệ! Ở trong chỗ vọng tưởng thuyết pháp các thứ. Nghĩa là được quả được thiền, thiền giả nhập thiền thì thảy xa lìa. Thị hiện được Tự tâm hiện lượng, được quả tướng, nói là được quả. Lại nữa, Đại Huệ! Người muốn siêu thiền vô lượng Vô sắc giới, phải lìa tướng Tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Chánh định diệt thọ tưởng, vượt Tự tâm hiện lượng thì chẳng phải. Vì cớ sao? Vì còn tâm lượng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Các thiền tứ vô lượng

Vô sắc tam-ma-đề

Tất cả thọ tưởng diệt

Tâm lượng kia không có.

Quả Tu-đà-bàn-na

Vãng lai và bất hoàn

Cùng với A-la-hán

Những đây tâm hoặc loạn.

Thiền giả, thiền và duyên

Đoạn, tri, kiến chân đế

Đây là lượng vọng tưởng

Nếu  giác được giải thoát.

E4- CHỌN LỰA GIÁC TÂM.

G1- CHÁNH CHỈ QUÁN SÁT TƯỚNG GIÁC.

Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ giác. Nghĩa là quán sát giác và vọng tưởng tướng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác. Đại Huệ! Quán sát giác là, nếu giác tướng tánh tự tánh chọn lựa xa lìa bốn câu không thể được, ấy là quán sát giác. Đại Huệ! Bốn câu kia là, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, ấy gọi là bốn câu. Đại Huệ! Lìa bốn câu này gọi là tất cả pháp. Đại Huệ! Bốn câu này quán sát tất cả pháp, nên phải tu học.

G2- CHỈ VỌNG TƯỞNG GIÁC TƯỚNG ĐỂ RÕ TỰ GIÁC THÁNH LẠC.

Đại Huệ! Thế nào là tướng vọng tưởng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác? Nghĩa là tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước, như chất cứng, ướt, nóng, động là tướng vọng tưởng chẳng thật thuộc tứ đại chủng; tông, nhân, tướng, thí dụ chấp trước, chẳng thật dựng lập mà dựng lập, ấy gọi là vọng tưởng tướng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác. Đây là tướng của hai thứ giác. Nếu đại Bồ-tát thành tựu hai tướng giác này thì tướng nhân pháp vô ngã được cứu kính, khéo biết phương tiện giác vô sở hữu. Quán sát hạnh địa liền được Sơ địa vào cả trăm tam-muội, được sai biệt tam-muội, thấy cả trăm đức Phật và cả trăm Bồ-tát. Biết việc về trước về sau cả trăm kiếp, hào quang chiếu cả trăm cõi nước, biết tướng các địa trên, đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, được Pháp vân địa vào vị Quán đảnh, sẽ được Như Lai tự giác địa. Khéo buộc tâm nơi thập vô tận cú, làm thành thục chúng sanh, các thứ biến hóa trang nghiêm sáng suốt, được tự giác thánh lạc tam-muội chánh thọ.

G3- CHỈ RÕ TỨ ĐẠI TẠO SẮC VÀO QUÁN SÁT GIÁC.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phải rõ tứ đại tạo sắc. Thế nào Bồ-tát hiểu rõ tứ đại tạo sắc? Đại Huệ! Đại Bồ-tát khởi giác thế này: Đối chân đế kia tứ đại chẳng sanh. Đối với kia tứ đại chẳng sanh, khởi quán sát như thế, quán sát rồi giác được danh, tướng, vọng tưởng, phần tề (phân biệt) là tự tâm hiện phần tề (phân biệt) vì tự tánh chẳng phải tánh, ấy gọi là tâm hiện vọng tưởng phần tề (phân biệt). Nghĩa là nơi tam giới quán tứ đại tạo sắc kia tánh nó lìa, sạch luôn bốn câu, lìa ngã và ngã sở, trụ như thật tướng tự tướng phần đoạn, thành tựu tự tướng vô sanh.

Đại Huệ! Tứ đại chủng kia vì sao sanh tạo sắc? Nghĩa là do vọng tưởng thấm ướt đại chủng sanh thủy giới trong và ngoài, vọng tưởng kham năng đại chủng sanh hỏa giới trong và ngoài, vọng tưởng phiêu động đại chủng sanh phong giới trong ngoài, vọng tưởng cắt đứt sắc đại chủng sanh địa giới trong ngoài. Sắc cùng hư không đồng, chấp trước tà đế, năm ấm nhóm họp tứ đại tạo sắc sanh.

Đại Huệ! Thức ấy vì ưa các thứ dấu vết (tướng) cảnh giới, các cõi tiếp nối. Đại Huệ! Địa v.v… tứ đại và tạo sắc v.v… Có tứ đại duyên và phi tứ đại kia duyên. Vì cớ sao? Nghĩa là tánh, hình, tướng, xứ, phương tiện làm ra, không tánh thì đại chủng chẳng sanh. Đại Huệ! Tánh, hình tướng xứ phương tiện làm ra hòa hợp sanh, chẳng phải vô hình. Thế nên tướng tứ đại tạo sắc ngoại đạo vọng tưởng chẳng phải pháp của ta.

Lại nữa, Đại Huệ! sẽ nói tướng tự tánh các ấm. Thế nào tướng tự tánh các ấm? Nghĩa là ngũ ấm. Thế nào là ngũ? Nghĩa là sắc thọ tưởng hành thức. Bốn ấm kia chẳng phải sắc là, thọ tưởng hành thức. Đại Huệ! Sắc ấy, tứ đại và tạo sắc mỗi mỗi có tướng khác. Đại Huệ! Chẳng phải không sắc có số bốn, vì như hư không. Thí như hư không vượt ngoài số tướng, lìa nơi số mà vọng tưởng nói một hư không. Đại Huệ! Như thế ấm vượt ngoài số tướng, lìa nơi số, lìa tánh và phi tánh, lìa tứ cú. Số tướng ấy, là ngu phu nói năng, chẳng phải là Thánh Hiền.

Đại Huệ! Bậc Thánh thấy các thứ sắc tượng như huyễn, lìa lập bày khác chẳng khác, lại như mộng, bóng, thân sĩ phu, vì lìa khác và chẳng khác. Đại Huệ! Chỗ tiến đến của thánh trí đồng ấm vọng tưởng hiện, ấy gọi là tướng tự tánh các ấm. Các ông phải nên trừ diệt, diệt rồi nói pháp tịch tĩnh, đoạn tất cả kiến chấp của ngoại đạo về cõi Phật. Đại Huệ!  Khi nói tịch tĩnh thấy pháp vô ngã được thanh tịnh và vào Bất động địa (Bát địa Bồ-tát). Vào Bất động địa rồi, được vô lượng tam-muội tự tại và được ý sanh thân, được như huyễn tam-muội, thông đạt cứu kính, thần lực tam minh tự tại, cứu hộ lợi ích tất cả chúng sanh, ví như quả đất chở nuôi chúng sanh. Đại Bồ-tát khắp giúp ích chúng sanh cũng lại như thế.

E5- CHỈ KIẾN LẬP NIẾT-BÀN.

G1- RIÊNG BÀY NIẾT-BÀN CỦA NGOẠI ĐẠO, NHỊ THỪA ĐỂ HIỂN NIẾT-BÀN CỦA NHƯ LAI.

Lại nữa, Đại Huệ! Các ngoại đạo có bốn thứ Niết-bàn. Thế nào là bốn? Nghĩa là tánh tự tánh phi tánh Niết-bàn, chủng chủng tướng tánh phi tánh Niết-bàn, tự tướng tự tánh phi tánh giác Niết-bàn, chư ấm tự cộng tướng tương tục lưu chú đoạn Niết-bàn. Ấy gọi là bốn thứ Niết-bàn của các ngoại đạo, chẳng phải pháp của ta nói. Đại Huệ! Ta nói ra đó, là thức vọng tưởng diệt gọi là Niết-bàn.

G2- CHỈ VỌNG TƯỞNG THỨC DIỆT TỨC LÀ NIẾT-BÀN.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Chẳng dựng lập tám thức sao? Phật bảo: Dựng lập. Đại Huệ bạch Phật: Nếu dựng lập tại sao lìa ý thức chẳng phải lìa thất thức? Phật bảo Đại Huệ: Vì kia (thức 6 và 8) làm nhân và kia (6 và 8) phan duyên, thất thức chẳng sanh. Ý thức là, chấp trước cảnh giới phần đoạn sanh tập khí nuôi lớn nơi tàng thức. Ý (thức 7) đồng chấp trước ngã ngã sở, suy tư nhân duyên sanh, chẳng hoại thân tướng của tàng thức, nhân phan duyên cảnh giới tự tâm hiện ra rồi chấp trước, nhóm tâm liền sanh, lần lượt làm nhân nhau, thí như biển và sóng, gió cảnh giới của tự tâm hiện thổi, hoặc sanh hoặc diệt cũng như thế. Thế nên, ý thức diệt thì thất thức cũng diệt.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng :

Ta chẳng tánh Niết-bàn

Làm ra cùng với tướng

Vọng tưởng, sở tri, thức

Đây diệt, ta niết-bàn

Kia nhân, kia phan duyên

Ý tiến thảy thành thân

Cùng nhân ấy là tâm

Là sở y của thức.

Như dòng nước lớn cạn

Sóng mòi ắt chẳng nổi

Như thế ý thức diệt

Các thứ thức chẳng sanh.

G3- CÙNG TỘT VỌNG TƯỞNG SAI BIỆT ĐỂ HIỂN TRÍ, NHƯ, THÀNH THẬT, BIỂN QUẢ NIẾT-BÀN.

Lại nữa, Đại Huệ! Nay sẽ nói thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt. Nếu khéo phân biệt thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt thì ông và các đại Bồ-tát lìa vọng tưởng đến tự giác thánh, khéo thấy thông thú (lối chung) của ngoại đạo, giác vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp đoạn, duyên khởi các thứ tướng vọng tưởng tự tánh hành, không còn khởi vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt? Nghĩa là ngôn thuyết vọng tưởng, sở thuyết sự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng, tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng, thành vọng tưởng, sanh vọng tưởng, bất sanh vọng tưởng, tương tục vọng tưởng, phược bất phược vọng tưởng, ấy gọi là thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt. Đại Huệ! Thế nào là ngôn thuyết vọng tưởng? Nghĩa là các thứ tiếng hay ca vịnh vui đẹp chấp trước, gọi là ngôn thuyết vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là sở thuyết sự vọng tưởng? Nghĩa là tự tánh của sự có nói ra là chỗ thánh trí biết, y nơi kia mà sanh ngôn thuyết vọng tưởng, ấy gọi là sở thuyết sự vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tướng vọng tưởng? Nghĩa là việc nói ra kia, như con nai khát nước tưởng, các thứ chấp trước, rồi chấp trước. Như là tướng cứng, ướt, ấm, động tất cả tánh vọng tưởng, ấy gọi là tướng vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là lợi vọng tưởng? Nghĩa là ưa các thứ vàng bạc trân bảo, ấy gọi là lợi vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tự tánh vọng tưởng? Nghĩa là gìn giữ tự tánh này như thế chẳng đổi khác, ác kiến vọng tưởng ấy gọi là tự tánh vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là nhân vọng tưởng? Nghĩa là hoặc nhân hoặc duyên phân biệt có không nên nhân tướng sanh, ấy gọi là nhân vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là kiến vọng tưởng? Nghĩa là các thứ ác kiến có, không, một, khác, đồng, chẳng đồng là ngoại đạo vọng tưởng chấp trước vọng tưởng, ấy gọi là kiến vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là thành vọng tưởng? Nghĩa là tưởng ngã ngã sở tạo thành luận quyết định, ấy gọi là thành vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là sanh vọng tưởng? Nghĩa là duyên có tánh không tánh sanh chấp trước, ấy gọi là sanh vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là bất sanh vọng tưởng? Nghĩa là tất cả tánh vốn không sanh, không có chủng tử nhân duyên, thể sanh vô nhân, ấy gọi là bất sanh vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tương tục vọng tưởng? Nghĩa là kia đồng tương tục, như kim với chỉ, ấy gọi là tương tục vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là phược bất phược vọng tưởng? Nghĩa là chấp trước nhân duyên phược cùng chẳng phược, như sĩ phu dùng phương tiện hoặc phược hoặc giải, ấy gọi là phược bất phược vọng tưởng.

Đại Huệ! Chấp trước duyên khởi mà chấp trước, các thứ vọng tưởng chấp trước tự tánh, như huyễn thị hiện các thứ thân. Phàm phu vọng tưởng thấy các thứ khác với huyễn. Đại Huệ! Huyễn cùng các thứ chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Nếu khác thì huyễn chẳng phải các thứ nhân. Nếu chẳng khác thì huyễn cùng các thứ không sai biệt mà thấy sai biệt. Thế nên chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Do đó, nên Đại Huệ! Ông và các vị đại Bồ-tát khác đối với duyên khởi vọng tưởng tự tánh như huyễn chớ chấp trước khác, chẳng khác, có, không.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Tâm cột nơi cảnh giới

Giác tưởng trí tùy chuyển

Vô sở hữu và thắng

Bình đẳng trí tuệ sanh

Vọng tưởng tự tánh có

Nơi duyên khởi ắt không

Vọng tưởng hoặc nhiếp thọ

Duyên khởi phi vọng tưởng.

Các thứ chi phần sanh

Như huyễn thì chẳng thành

Tướng kia có các thứ

Vọng tưởng thì chẳng thành.

Tướng kia tức là lỗi

Đều từ tâm phược sanh

Vọng tưởng không sở tri

Nơi duyên khởi vọng tưởng.

Tánh các vọng tưởng này

Tức là duyên khởi kia

Vọng tưởng có các thứ

Nơi duyên khởi vọng tưởng.

Thế đế, đệ nhất nghĩa

Thứ ba vô nhân sanh

Vọng tưởng nói thế đế

Đoạn thì cảnh giới thánh.

Thí như việc tu hành

Nơi một, các thứ hiện

Nơi kia không các thứ

Tướng vọng tưởng như thế.

Thí như các bệnh mắt

Vọng tưởng các sắc hiện

Bệnh không sắc phi sắc

Duyên khởi chẳng giác vậy.

Thí như lọc vàng ròng

Xa lìa các cặn bã

Hư không chẳng mây che

Vọng tưởng sạch cũng thế.

Không có tánh vọng tưởng

Và có duyên khởi kia

Kiến lập và phỉ báng

Thảy do vọng tưởng hoại.

Vọng tưởng nếu không tánh

Mà có tánh duyên khởi

Không tánh mà có tánh

Có tánh không tánh sanh.

Y nhân nơi vọng tưởng

Mà được duyên khởi kia

Tướng, danh thường theo nhau

Mà sanh các vọng tưởng

Cứu kính chẳng thành tựu

Thì qua các vọng tưởng

Về sau trí thanh tịnh

Ấy gọi đệ nhất nghĩa.

Vọng tưởng có mười hai

Duyên khởi có sáu thứ

Tự giác biết sở tri

Kia không có sai biệt.

Năm pháp là chân thật

Tự tánh có ba thứ

Tu hành phân biệt đây

Chẳng ngoài nơi như như.

Các tướng và duyên khởi

Kia gọi khởi vọng tưởng

Các tướng vọng tưởng kia

Từ duyên khởi kia sanh.

Giác tuệ khéo quán sát

Không duyên không vọng tưởng

Thành rồi không có tánh

Thế nào vọng tưởng giác?

Tự tánh vọng tưởng kia

Dựng lập ba tự tánh

Vọng tưởng các thứ hiện

Cảnh giới thánh thanh tịnh.

Vọng tưởng như màu vẽ

Duyên khởi chấp vọng tưởng

Nếu khác với vọng tưởng

Là y luận ngoại đạo.

Vọng tưởng nói tưởng ra

Nhân thấy hòa hợp sanh

Người lìa hai vọng tưởng

Như thế là được thành.

C4- CHỈ TỰ GIÁC NHẤT THỪA SOI SÁNG CÁC ĐỊA, KHÉO ĐOẠN CÁC LẬU, VIÊN MÃN THÂN PHẬT, CHẲNG RƠI VÀO CÓ KHÔNG.

D1- CHỈ TỰ GIÁC NHẤT THỪA.

E1- CHỈ TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.

Đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi mong vì nói tướng tự giác thánh trí và Nhất thừa. Nếu tướng tự giác thánh trí và Nhất thừa, con và các Bồ-tát khác rành tướng tự giác thánh trí và Nhất thừa thì chẳng do nơi khác thông đạt Phật pháp. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Thánh trước biết rõ trao truyền cho nhau, “vọng tưởng là không tánh”, đại Bồ-tát riêng ở chỗ vắng vẻ tự giác quán sát, chẳng do nơi khác lìa kiến chấp vọng tưởng, tiến thẳng lên trên vào Như Lai địa, ấy gọi là tướng tự giác thánh trí.

E2- CHỈ NHẤT THỪA.

Đại Huệ! Thế nào là tướng Nhất thừa? Nghĩa là giác ngộ đạo Nhất thừa nên ta nói Nhất thừa. Thế nào là giác ngộ đạo Nhất thừa? Nghĩa là chỗ năng nhiếp sở nhiếp vọng tưởng như thật, chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là giác Nhất thừa. Đại Huệ! Người giác ngộ Nhất thừa, chẳng phải chỗ các hàng ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Phạm Thiên vương v.v… có thể được, chỉ trừ Như Lai, do đó nên gọi là Nhất thừa.

E3- CHỈ TAM THỪA TÙY CƠ.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cớ sao nói Tam thừa mà chẳng nói Nhất thừa? Phật bảo Đại Huệ: Chẳng tự vào pháp Niết-bàn, nên chẳng nói Nhất thừa với tất cả Thanh văn Duyên giác. Bởi tất cả Thanh văn Duyên giác, Như Lai điều phục trao cho phương tiện tịch tĩnh mà được giải thoát, chẳng phải tự sức mình, thế nên chẳng nói Nhất thừa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì phiền não chướng, nghiệp, tập khí chẳng đoạn nên không nói Nhất thừa với tất cả Thanh văn, Duyên giác. Vì chẳng giác pháp vô ngã, chẳng lìa phần đoạn tử nên nói Tam thừa.

E4- CHỈ NHẤT THỪA BÌNH ĐẲNG.

Đại Huệ! Những người kia đối tất cả khởi phiền não, lỗi tập khí đã đoạn và giác pháp vô ngã. Kia đối tất cả khởi phiền não, lỗi tập khí đoạn, đắm vị tam-muội lạc chẳng phải tánh, giác được vô lậu giới. Giác rồi, lại nhập xuất thế gian thượng thượng vô lậu giới, đầy đủ các thứ công đức sẽ được Pháp thân Như Lai bất khả tư nghì tự tại.

E5- TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Chư thiên và Phạm thừa

Thanh văn Duyên giác thừa

Chư Phật Như Lai thừa

Ta nói các thừa này

Cho đến có tâm chuyển

Các thừa phi cứu kính.

Nếu tâm kia diệt hết

Không thừa và người thừa

Không có thừa dựng lập

Ta nói là Nhất thừa.

Vì dẫn đạo chúng sanh

Phân biệt nói các thừa

Giải thoát có ba thứ

Cùng với pháp vô ngã.

Phiền não trí tuệ thảy

Giải thoát thì xa lìa

Như cây nổi trong biển

Thường theo sóng gió dời.

Thanh văn ngu cũng vậy

Tướng gió thổi trôi giạt

Kia khởi phiền não diệt

Còn tập phiền não ngu.

Đắm vị tam-muội lạc

An trụ vô lậu giới

Không tiến đến cứu kính

Cũng lại chẳng thối lùi.

Được các thân tam-muội

Cho đến kiếp chẳng giác

Thí như người mê say

Rượu hết sau mới tỉnh

Kia giác pháp cũng vậy

Được thân Phật vô thượng.

D2- CHỈ THÁNH TRÍ CHIẾU MINH CÁC ĐỊA.

E1- BÀY BA THỨ Ý SANH THÂN.

Khi ấy, Thế Tôn bảo đại Bồ-tát Đại Huệ rằng: Nay ta sẽ nói phân biệt tướng chung của ý sanh thân. Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Là: Tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh tánh ý sanh thân, Chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành rõ biết tướng Sơ địa tiến lên các địa được ba thứ thân.

E2- CHỈ THÂN TƯỚNG THẤT ĐỊA TRỞ LÊN.

Đại Huệ! Thế nào là tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân? Nghĩa là đệ tam địa, đệ tứ địa, đệ ngũ địa, vì tam-muội lạc chánh thọ, các thứ tự tâm vắng lặng, an trụ nơi tâm hải, tướng thức nổi sóng chẳng sanh. Biết cảnh giới Tự tâm hiện tánh (pháp) là phi tánh (không pháp), ấy gọi là Tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân.

E3- CHỈ THÂN TƯỚNG BÁT ĐỊA.

Đại Huệ! Thế nào là Giác pháp tự tánh tánh ý sanh thân? Nghĩa là đệ bát địa quán sát giác liễu các pháp thảy như huyễn đều không thật có, thân tâm chuyển biến được như huyễn tam-muội và các môn tam-muội khác. Vô lượng tướng, lực, tự tại, minh như hoa đẹp trang nghiêm chóng được như ý. Ví như huyễn, mộng, trăng đáy nước, bóng trong gương chẳng phải năng tạo chẳng phải sở tạo. Như năng tạo sở tạo tất cả sắc các thứ chi phần đầy đủ trang nghiêm, tùy vào tất cả cõi Phật có đại chúng. Vì thông đạt pháp tự tánh, ấy gọi là Giác pháp tự tánh, tánh ý sanh thân.

E4- CHỈ PHẬT ĐỊA THÂN TƯỚNG KHÔNG HÀNH TÁC VÀ BÀI TỤNG.

Đại Huệ! Thế nào là chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân? Nghĩa là giác tất cả Phật pháp duyên tự được tướng lạc, ấy gọi là chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Đại Huệ! Đối với tướng ba thân kia quán sát giác liễu nên phải tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Thừa ta phi Đại thừa

Phi thuyết cũng phi tự

Phi đế phi giải thoát

Phi cảnh giới có không.

Song thừa Đại thừa này

Được chánh quán tự tại

Các thứ ý sanh thân

Hoa trang nghiêm tự tại.

D3- CHỈ PHƯƠNG TIỆN KHÉO VÀO NĂM HẠNH

E1- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI LIỆT BÀY HẠNH NGŨ VÔ GIÁN

Đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói “nếu người nam kẻ nữ hành nghiệp ngũ vô gián chẳng vào địa ngục vô gián”. Thế Tôn! Thế nào người nam kẻ nữ hành nghiệp ngũ vô gián mà chẳng vào địa ngục vô gián? Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo: Đại Huệ! Thế nào là nghiệp vô gián? Nghĩa là giết cha, giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu.

E2- CHỈ HAI CĂN BẢN ĐOẠN.

Đại Huệ! Thế nào là mẹ chúng sanh? Nghĩa là ái lại thọ sanh, cùng với tham và hỉ chung, như duyên nơi mẹ mà sanh thành. Vô minh là cha sanh vào xóm làng lục nhập thập nhị xứ. Đoạn hai thứ căn bản này gọi là giết cha mẹ.

E3- CHỈ CÁC PHÁP CỨU KÍNH ĐOẠN.

Các sử kia chẳng hiện như chuột độc phát các pháp, cứu kính đoạn nó, gọi là hại La-hán.

E4- CHỈ CÁC ẤM CỨU KÍNH ĐOẠN.

Thế nào phá hòa hợp Tăng? Nghĩa là các ấm tướng khác hòa hợp chứa nhóm, cứu kính đoạn nó, gọi là phá Tăng.

E5- CHỈ BẢY THỨ THỨC ĐOẠN.

Đại Huệ! Do bất giác ngoại cảnh tự tướng cộng tướng từ Tự tâm hiện lượng nên bảy thức thân sanh. Dùng ba thứ giải thoát vô lậu ác tưởng, cứu kính đoạn bảy thứ thức Phật kia, gọi là ác tâm làm thân Phật ra máu. Nếu người nam kẻ nữ hành việc vô gián này gọi là ngũ vô gián, cũng gọi là vô gián đẳng.

E6- CHỈ NGOẠI NGŨ VÔ GIÁN HẠNH CÙNG TỤNG.

Lại nữa, Đại Huệ! Có ngoại ngũ vô gián, nay sẽ diễn nói, ông và các đại Bồ-tát khác nghe nghĩa này rồi, ở đời vị lai chẳng rơi vào ngu si. Thế nào là ngũ vô gián? Nghĩa là trước đã nói vô gián, nếu người hành được pháp này đối ba môn giải thoát mỗi mỗi chẳng được pháp vô gián đẳng. Trừ người này ra, còn các vị hóa thần lực hiện vô gián đẳng, như là Thanh văn hóa thần lực, Bồ-tát hóa thần lực, Như Lai hóa thần lực, vì người khác tạo tội vô gián để trừ nghi và hối quá. Vì khuyến phát nên dùng thần lực biến hóa hiện vô gián đẳng. Không có một bề làm việc vô gián mà chẳng mắc vô gián đẳng. Trừ người giác Tự tâm hiện lượng lìa thân (người) tài (cảnh) vọng tưởng, lìa ngã và ngã sở nhiếp thọ; hoặc khi gặp thiện tri thức giải thoát vọng tưởng tương tục trong các cõi.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tham ái gọi là mẹ

Vô minh tức là cha

Giác cảnh thức là Phật

Các sử là La-hán

Ấm họp gọi là Tăng

Vô gián thứ lớp đoạn

Gọi là ngũ vô gián

Chẳng vào ngục vô gián.

D4- CHỈ VIÊN MÃN PHẬT GIÁC

E1- CHỈ PHẬT GIÁC

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tri giác của Phật. Thế Tôn! Những gì là tri giác của Phật? Phật bảo Đại Huệ: Giác nhân pháp vô ngã, rõ biết hai chướng, lìa hai thứ tử, đoạn hai thứ phiền não, ấy gọi là tri giác Phật. Thanh văn, Duyên giác được pháp này cũng gọi là Phật. Do nhân duyên ấy nên ta nói Nhất thừa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Khéo biết hai vô ngã

Hai chướng phiền não đoạn

Hằng lìa hai thứ tử

Ấy gọi tri giác Phật.

E2- CHỈ NHƯ LAI TỰ, NGỮ, THÂN, PHÁP BỐN THỨ ĐỒNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cớ sao Thế Tôn ở trong đại chúng xướng lời thế này: “Ta là tất cả Phật thời quá khứ và các thứ thọ sanh. Ta khi ấy làm Chuyển Luân Thánh vương Mạn-đà, voi lớn sáu ngà và chim anh võ, Thích đề-hoàn nhân (Trời Đế Thích), tiên nhân Thiện Nhãn v.v… kinh nói trăm ngàn đời như thế.”

Phật bảo Đại Huệ: Do tứ đẳng nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác ở trong đại chúng xướng lời thế này: “Ta khi ấy làm Phật Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàm Mâu-ni, Ca-diếp.” Thế nào là tứ đẳng? Nghĩa là tự đồng, ngữ đồng, pháp đồng, thân đồng, ấy gọi là tứ đẳng. Do bốn thứ đồng nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác ở trong chúng xướng nói như thế.

Thế nào là tự đẳng? Hoặc chữ xưng ta là Phật, chữ kia cũng xưng tất cả Phật, chữ ấy Tự tánh không có sai biệt, ấy gọi là tự đẳng.

Thế nào là ngữ đẳng? Nghĩa là ta có sáu mươi bốn thứ phạn âm nên tướng ngôn ngữ sanh. Chư Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác kia cũng có sáu mươi bốn thứ phạn âm nên tướng ngôn ngữ sanh như thế, không thêm không bớt, không có sai biệt, tánh tiếng phạn âm như ca-lăng-tần-già.

Thế nào là Thân đẳng? Nghĩa là ta cùng Pháp thân và Sắc thân tướng tốt của chư Phật không sai biệt. Trừ vì điều phục chúng sanh sai biệt ở các thú kia nên thị hiện các thứ Sắc thân sai biệt, ấy gọi là Thân đẳng.

Thế nào là Pháp đẳng? Nghĩa là ta cùng chư Phật kia được pháp ba mươi bảy phần bồ-đề, trí lược nói Phật pháp không có chướng ngại, ấy gọi là Tứ đẳng. Thế nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác ở trong đại chúng xướng lời như thế.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ca-diếp, Câu-lưu-tôn

Câu-na-hàm là ta

Do bốn thứ bình đẳng

Ta vì Phật tử nói.

E3- CHỈ PHẬT GIÁC TỰ CHỨNG, KHÔNG THỂ NÓI BÀY.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói “ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữa kia cho đến không nói một chữ, cũng chẳng đã nói sẽ nói, chẳng nói ấy là Phật nói”. Thế Tôn! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác nhân đâu nói rằng “chẳng nói ấy là Phật nói”? Phật bảo Đại Huệ: Ta nhân hai pháp nên nói như thế. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là duyên pháp tự đắc và pháp bản trụ, ấy gọi là hai pháp. Nhân hai pháp này nên ta nói như thế.

Thế nào là pháp duyên tự đắc? Nếu chỗ được của Như Lai kia thì ta cũng được như thế, không thêm không bớt. Cảnh giới duyên tự đắc pháp cứu kính lìa ngôn thuyết vọng tưởng, lìa văn tự hai đường.

Thế nào là pháp bản trụ? Nghĩa là đạo bậc Thánh trước như tánh vàng bạc v.v… pháp giới thường trụ. Hoặc Như Lai ra đời, hoặc chẳng ra đời pháp giới thường trụ, như đường đến thành kia. Thí như có người đi trong đồng vắng thấy con đường bằng phẳng đi đến cổ thành, liền theo đó vào thành được cái vui như ý. Đại Huệ! Ý ông nghĩ sao? Người kia làm ra con đường ấy và làm ra các thứ vui trong thành chăng? Đáp: “Chẳng phải vậy.” Phật bảo Đại Huệ: Ta và tất cả chư Phật thời quá khứ pháp giới thường trụ cũng lại như thế. Thế nên nói rằng: “Ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói.”

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ta đêm ấy thành đạo

Đến đêm ấy niết-bàn

Ở trong khoảng giữa này

Ta trọn không có nói

Duyên tự đắc pháp, trụ

Nên ta nói thế ấy

Phật kia cùng với ta

Thảy không có sai biệt.

E4- CHỈ CẢNH GIỚI PHẬT GIÁC XA LÌA HAI BÊN.

G1- CHỈ THẾ GIAN CHẤP CÓ KHÔNG.

Bồ-tát Đại Huệ lại thỉnh Phật: Cúi xin vì nói tất cả Pháp tướng có và không có, khiến con và các vị đại Bồ-tát, lìa tướng có và không có, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Thế gian này y có hai  thứ, nghĩa là y có và y không, rơi vào tánh (có) và phi tánh (không), muốn thấy chẳng lìa, lìa tướng.

G2- CHỈ RA NHÂN TƯỚNG HAI THỨ CHẤP CÓ KHÔNG.

Đại Huệ! Thế nào thế gian y có? Nghĩa là thế gian có nhân duyên sanh, chẳng phải chẳng có, từ có mà sanh chẳng phải không có mà sanh. Đại Huệ! Kia nói như thế, là nói thế gian không nhân. Đại Huệ! Thế nào thế gian y không? Nghĩa là nhận tham, sân, si đã có, về sau vọng tưởng chấp trước tham, sân, si tánh (có), phi tánh (chẳng có). Đại Huệ! Nếu chẳng nhận có tánh ấy, vì tánh tướng vắng lặng. Bảo là chư Như Lai, Thanh văn, Duyên giác chẳng nhận tánh tham, sân, si là có hay là không.

G3- BÀI XÍCH CHẤP KHÔNG HAY PHÁ HOẠI CHÁNH PHÁP.

Đại Huệ! Trong đây những gì là hoại? Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu kia nhận tham sân si tánh (có) rồi sau lại không nhận. Phật bảo Đại Huệ: Ông hiểu như thế, lành thay, lành thay! Đại Huệ! Chẳng những tham sân si tánh (có), phi tánh (không) là hoại, mà đối với Thanh văn, Duyên giác và Phật cũng là hoại. Vì cớ sao? Vì trong ngoài không thể được, vì  phiền não tánh khác và chẳng khác. Đại Huệ! Tham sân si hoặc trong hoặc ngoài không thể được, tham sân si tánh vì không thân, vì không thủ. Chẳng phải Phật, Thanh văn, Duyên giác là hoại, Phật, Thanh văn, Duyên giác vì tự tánh giải thoát, vì phược cùng nhân phược phi tánh (không có). Đại Huệ! Nếu có người phược thì nên có phược là nhân phược. Đại Huệ! Như thế nói hoại ấy gọi là không có tướng.

Đại Huệ! Vì nhân đó nên ta nói thà chấp nhân kiến bằng núi Tu-di, chẳng khởi chấp không thật có tăng thượng mạn không. Đại Huệ! Không thật có tăng thượng mạn, ấy gọi là hoại, rơi vào kiến chấp tự tướng cộng tướng mong mỏi, chẳng biết Tự tâm hiện lượng. Thấy ngoại tánh vô thường sát-na lần lượt hoại, ấm giới nhập tương tục lưu chú biến diệt, lìa tướng văn tự vọng tưởng, ấy gọi là hoại.

G4- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Có không là hai bên

Cho đến cảnh giới tâm

Trừ sạch cảnh giới kia

Tâm bình đẳng tịch diệt.

Không thủ cảnh giới tánh

Diệt chẳng phải không có

Có việc thảy như như

Như cảnh giới Hiền Thánh.

Không chủng mà có sanh

Sanh rồi mà lại diệt

Nhân duyên có chẳng có

Chẳng trụ giáo pháp ta.

Phi ngoại đạo phi Phật

Phi ngã cũng phi khác

Nhân duyên chung họp khởi

Làm sao mà được không?

Gì họp nhân duyên có

Mà lại nói rằng không?

Tà kiến luận sanh pháp

Vọng tưởng chấp có không.

Nếu biết không chỗ sanh

Cũng lại không chỗ diệt

Quán đây thảy không tịch

Có không hai đều lìa.

C5- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG ĐỂ RÀNH VỀ DỤNG NGỮ NGHĨA THỨC TRÍ, GIẢN BIỆT NGU NGOẠI, GIÚP TIẾN MÌNH NGƯỜI, CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT.

D1- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG XA LÌA VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC.

E1- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì con và các Bồ-tát nói tướng tông thông. Nếu khéo phân biệt tướng tông thông, con và các Bồ-tát thông đạt tướng ấy, thông đạt tướng ấy rồi, chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng theo giác tưởng và chúng ma ngoại đạo. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát có hai thứ tướng thông, nghĩa là tông thông và thuyết thông.

Đại Huệ! Tông thông là, duyên tướng tự đắc thắng tiến, xa lìa ngôn thuyết văn tự vọng tưởng, đến vô lậu giới tự giác địa tự tướng, xa lìa tất cả hư vọng giác tưởng, hàng phục tất cả ngoại đạo chúng ma, duyên tự giác thú, hào quang phát sáng, ấy gọi là tướng tông thông.

Thế nào là tướng thuyết thông? Nghĩa là nói chín bộ giáo pháp, lìa tướng khác, chẳng khác, có, không v.v… do phương tiện khéo léo tùy thuận chúng sanh, như đáng nói pháp khiến được độ thoát, ấy gọi là tướng thuyết thông. Đại Huệ! Ông và các Bồ-tát khác nên phải tu học.

D2- CHỈ NGỮ, NGHĨA, THỨC, TRÍ ĐỂ HIỂN DỤNG TÔNG THÔNG.

E1- CHỈ NGỮ, NGHĨA.

G1- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI, TRƯỚC CHỈ TƯỚNG NGỮ.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói đại Bồ-tát phải rành rẽ về ngữ, nghĩa. Thế nào Bồ-tát rành ngữ, nghĩa? Thế nào là ngữ? Thế nào là nghĩa? Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Lành thay, Thế Tôn! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Thế nào là ngữ? Nghĩa là lời nói văn tự vọng tưởng hòa hợp, y nơi cổ họng môi lưỡi răng nướu cằm má, nhân đó ta nói vọng tưởng tập khí chấp trước sanh, ấy gọi là ngữ.

G2- CHỈ TƯỚNG NGHĨA.

Đại Huệ! Thế nào là nghĩa? Nghĩa là lìa tất cả tướng vọng tưởng tướng ngôn thuyết, ấy gọi là nghĩa. Đại Huệ! Đại Bồ-tát đối với nghĩa như thế ở riêng chỗ vắng vẻ Văn Tư Tu tuệ, duyên tự giác liễu, hướng thành Niết-bàn, tập khí thân chuyển biến rồi, cảnh giới tự giác xét nghĩa tướng khoảng giữa các địa mà thắng tiến, ấy gọi là đại Bồ-tát rành nghĩa.

G3- CHỈ DO NGỮ NHẬP NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát rành ngữ nghĩa quán ngữ cùng nghĩa chẳng khác, chẳng phải chẳng khác. Quán nghĩa cùng ngữ cũng lại như thế. Nếu ngữ khác với nghĩa thì chẳng nhân ngữ mà biện nghĩa. Song do ngữ nhập nghĩa như đèn soi cảnh sắc.

G4- RIÊNG Y NGỮ CHẤP NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Chẳng sanh chẳng diệt, Tự tánh, Niết-bàn, Tam thừa, Nhất thừa, Tâm, Tự tánh v.v… như duyên lời nói nghĩa rồi chấp trước, rơi vào chấp dựng lập (có), phỉ báng (không), khác dựng lập (có), khác vọng tưởng, như huyễn các thứ vọng tưởng hiện. Thí như các thứ huyễn, chúng sanh phàm ngu cho là khác vọng tưởng, chẳng phải Thánh Hiền.

G5- TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ngôn thuyết vọng tưởng kia

Dựng lập ra các pháp

Bởi do kia dựng lập

Chết rơi vào địa ngục.

Trong ấm không có ngã

Ấm chẳng tức là ngã

Chẳng như vọng tưởng kia

Cũng lại phi vô ngã.

Tất cả thảy có tánh

Như phàm ngu vọng tưởng

Nếu như kia đã thấy

Tất cả nên thấy đế (chân).

Tất cả pháp không tánh

Tịnh uế thảy không có

Chẳng thật như kia thấy

Cũng chẳng phải không có.

E2- BIỆN THỨC, TRÍ.

G1- CHỈ TƯỚNG BA THỨ TRÍ.

Lại nữa, Đại Huệ! Tướng trí, thức nay sẽ nói, nếu khéo phân biệt tướng trí và thức thì ông và các Bồ-tát ắt hay thông đạt tướng trí và thức, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đại Huệ! Trí kia có ba thứ: Nghĩa là thế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng. Thế nào là trí thế gian? Nghĩa là tất cả ngoại đạo phàm phu chấp trước có không vậy. Thế nào trí xuất thế gian? Nghĩa là tất cả Thanh văn, Duyên giác rơi vào chấp trước hi vọng tự tướng cộng tướng. Thế nào là trí xuất thế gian thượng thượng? Nghĩa là chư Phật Bồ-tát quán pháp không thật có, thấy chẳng sanh chẳng diệt, lìa các loại có không. Như Lai địa nhân pháp vô ngã, duyên tự đắc mà sanh.

G2- CHỈ THỨC, TRÍ SAI BIỆT.

Đại Huệ! Cái sanh diệt kia là thức; cái chẳng sanh diệt là trí. Lại nữa, rơi vào tướng vô tướng và các thứ nhân tướng có không là thức; siêu việt tướng có không là trí. Lại nữa, tướng trưởng dưỡng là thức; chẳng phải tướng trưởng dưỡng là trí.

Lại nữa, có ba thứ trí: biết sanh diệt, biết tự cộng tướng, biết bất sanh bất diệt. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, cảnh giới các thứ tướng ngại là thức. Lại nữa, tướng ba việc hòa hợp phương tiện sanh là thức, tướng vô sự phương tiện tự tánh là trí. Lại nữa, tướng đắc là thức, tướng chẳng đắc là trí. Cảnh giới tự đắc thánh trí chẳng ra chẳng vào, cho nên như trăng trong nước.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Gom nhóm nghiệp là thức

Chẳng gom nhóm là trí

Quán sát tất cả pháp

Thông đạt không thật có

Liền được sức tự tại

Ấy tức tên là tuệ

Buộc cảnh giới là tâm

Giác tưởng sanh là trí

Không thật có và thắng

Tuệ ắt từ ấy sanh.

Tâm ý cùng với thức

Xa lìa tưởng suy nghĩ

Được pháp không tưởng nghĩ

Phật tử phi Thanh văn

Nhẫn tịch tĩnh thắng tiến

Như Lai trí thanh tịnh

Sanh ra nghĩa thiện thắng

Đã làm thảy xa lìa.

Ta có ba thứ trí

Thánh vạch mở chân thật

Nơi kia suy nghĩ tưởng

Đều nhiếp thọ các tánh

Nhị thừa chẳng tương ưng

Trí lìa các sở hữu

Chấp trước nơi Tự tánh

Từ các Thanh văn sanh

Vượt qua các tâm lượng

Như Lai trí thanh tịnh.

G3- CHỈ NGOẠI ĐẠO CHUYỂN BIẾN CHẲNG LÌA VỌNG THỨC.

H1- NÊU DANH TƯỚNG NGOẠI ĐẠO CHUYỂN BIẾN.

Lại nữa, Đại Huệ! Ngoại đạo có chín thứ chuyển biến luận, mà kiến chấp ngoại đạo chuyển biến sanh. Nghĩa là: Hình xứ chuyển biến, Tướng chuyển biến, Nhân chuyển biến, Thành chuyển biến, Kiến chuyển biến, Tánh chuyển biến, Duyên phân minh chuyển biến, Sở tác phân minh chuyển biến, Sự chuyển biến. Đại Huệ! Ấy gọi là chín thứ kiến chấp chuyển biến, các ngoại đạo nhân đó khởi ra có không, sanh chuyển biến luận. Thế nào là Hình xứ chuyển biến? Nghĩa là hình xứ thấy khác, thí như vàng biến làm các món vật thì có các thứ hình xứ hiển hiện, chẳng phải tánh vàng có biến đổi. Tất cả tánh biến cũng lại như thế. Hoặc có ngoại đạo khởi vọng tưởng như thế cho đến vọng tưởng sự biến, vì vọng tưởng kia chẳng phải như, chẳng phải khác.

H2- CHỈ CHUYỂN BIẾN KHÔNG TÁNH, ĐỀU DO VỌNG THỨC. GỒM TỤNG.

Như thế, tất cả tánh chuyển biến nên biết như sữa, lạc, rượu, trái v.v… đã chín. Ngoại đạo chuyển biến vọng tưởng, kia cũng không có chuyển biến. Hoặc có hoặc không Tự tâm hiện ra ngoại tánh (có), phi tánh (không). Đại Huệ! Như thế, chúng sanh phàm ngu tự vọng tưởng tu tập sanh. Đại Huệ! Không có pháp hoặc sanh hoặc diệt, như thấy sắc huyễn mộng sanh.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Hình, xứ, thời, chuyển biến

Tứ đại chủng các căn

Trung ấm thứ lớp sanh

Vọng tưởng phi minh trí.

Tối Thắng đối duyên khởi

Chẳng như vọng tưởng kia

Song thế gian duyên khởi

Như thành Càn-thát-bà.

Khi ấy, Thế tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tông thông và thuyết thông

Duyên tự cùng giáo pháp

Khéo thấy khéo phân biệt

Chẳng theo các giác tưởng.

Chẳng có tánh chân thật

Như kẻ ngu vọng tưởng

Thế nào khởi vọng tưởng

Phi tánh cho giải thoát?

Quán sát các hữu vi

Sanh diệt thảy tiếp nối

Tăng trưởng hai chấp này

Điên đảo không hiểu biết.

Một ấy là chân đế

Không tội là Niết-bàn

Quán sát vọng tưởng đời

Như mộng huyễn cây chuối.

Tuy có tham sân si

Mà thật không có người

Từ ái sanh các ấm

Có đều như huyễn mộng.

E2- CHỈ TỘT TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG ĐỂ HIỂN ĐỆ NHẤT NGHĨA.

G1- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI, CHỈ TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng vọng tưởng chẳng thật. Vọng tưởng chẳng thật vì sao mà sanh? Những gì là pháp tên vọng tưởng chẳng thật? Ở trong những pháp nào mà vọng tưởng chẳng thật? Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Ông khéo hỏi Như Lai nghĩa như thế, được nhiều lợi ích, được nhiều an lạc, thương xót tất cả người trời ở thế gian. Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông mà nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Do các thứ nghĩa, các thứ vọng tưởng chẳng thật chấp trước, vọng tưởng sanh. Đại Huệ! Chấp trước năng nhiếp (tâm), sở nhiếp (cảnh), chẳng biết Tự tâm hiện lượng và rơi vào kiến chấp “có không” tăng trưởng vọng tưởng tập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước các thứ nghĩa bên ngoài, tâm (tâm vương), tâm số (tâm sở), vọng tưởng chấp trước làm ngã ngã sở mà sanh.

G2- NẠN VỌNG TƯỞNG MỘT BÊN SANH MỘT BÊN CHẲNG SANH.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu các thứ nghĩa, các thứ chấp trước vọng tưởng chẳng thật mà vọng tưởng sanh, chấp trước nhiếp (tâm), sở nhiếp(cảnh), chẳng biết Tự tâm hiện lượng và rơi vào kiến chấp có không, tăng trưởng vọng tưởng tập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước các thứ nghĩa bên ngoài, vọng tưởng tâm (tâm vương), tâm số (tâm sở), chấp trước ngã ngã sở sanh. Thế Tôn! Nếu như thế thì các thứ nghĩa tướng bên ngoài rơi vào tướng có không, lìa tánh và phi tánh, lìa kiến (tâm), tướng (cảnh). Thế Tôn! Đệ nhất nghĩa cũng như thế, lìa tướng lượng, căn, phần, thí, nhân. Thế Tôn! Vì sao một chỗ thì nghĩa vọng tưởng chẳng thật các thứ tánh chấp trước vọng tưởng sanh? Chỗ thì chẳng phải chấp trước tướng đệ nhất nghĩa vọng tưởng sanh? Đâu không phải Thế Tôn nói về tà nhân luận sao? Nên nói một sanh, một chẳng sanh.

G3- CHỈ GIÁC TỰ TÂM LƯỢNG VỌNG TƯỞNG CHẲNG  SANH.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải vọng tưởng một sanh, một chẳng sanh. Vì cớ sao? Nghĩa là vì vọng tưởng có không đều chẳng sanh, mà bên ngoài hiện tánh (có), phi tánh (không). Giác Tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh. Đại Huệ! Ta nói những kẻ ngu vì tự tâm các thứ tướng vọng tưởng, sự nghiệp hiện tiền các thứ tánh tướng vọng tưởng chấp trước sanh. Làm sao kẻ ngu được lìa chấp trước ngã ngã sở; lìa lỗi nhân duyên năng tác sở tác, giác tâm lượng vọng tưởng của mình, thân tâm chuyển biến, cứu kính hiểu rõ tất cả địa, cảnh giới Như Lai tự giác, lìa năm pháp, tự tánh, sự kiến vọng tưởng? Do nhân duyên này, nên ta nói vọng tưởng từ chấp trước các thứ nghĩa chẳng thật sanh. Biết nghĩa như thật được giải thoát các thứ vọng tưởng nơi Tự tâm.

G4- TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Các nhân cùng với duyên

Từ đây sanh thế gian

Vọng tưởng chấp tứ cú

Chẳng biết rành ngã sở.

Thế gian chẳng có sanh

Cũng lại chẳng không sanh

Chẳng từ có không sanh

Cũng chẳng phi có không.

Các nhân cùng với duyên

Tại sao ngu vọng tưởng

Chẳng có cũng chẳng không

Cũng lại chẳng có không.

Như thế quán thế gian

Tâm chuyển được vô ngã

Tất cả tánh chẳng sanh

Vì bởi từ duyên sanh.

Tất cả duyên tạo ra

Tạo ra chẳng tự có

Sự chẳng tự sanh sự

Vì có lỗi hai sự.

Vì không lỗi hai sự

Chẳng có tánh khá được.

Quán các pháp hữu vi

Lìa phan duyên sở duyên

Không tâm lượng của tâm

Ta nói là tâm lượng.

Lượng ấy chỗ tự tánh

Duyên sanh cả hai lìa

Tánh cứu kính diệu tịnh

Ta nói tên tâm lượng.

Lập bày ngã thế đế

Ấy là không sự thật

Lập bày các ấm thân

Không sự cũng như thế.

Có bốn thứ bình đẳng

Tướng và nhân tánh sanh

Thứ ba vô ngã đồng

Thứ tư người, pháp tu.

Vọng tưởng tập khí chuyển

Có các thứ tâm sanh

Cảnh giới hiện bên ngoài

Ấy tâm lượng thế tục.

Hiện ngoài mà chẳng có

Tâm thấy các thứ kia

Dựng lập làm thân, tài

Ta nói là tâm lượng.

Lìa tất cả các kiến

Và lìa tưởng sở tưởng.

Không được cũng không sanh

Ta nói là tâm lượng.

Phi tánh phi phi tánh

Tánh phi tánh thảy lìa

Gọi kia tâm giải thoát

Ta nói là tâm lượng.

Như như cùng không tế

Niết-bàn và pháp giới

Các thứ thân ý sanh

Ta nói là tâm lượng.

E3- RIÊNG Y NGỮ THỦ NGHĨA THÀNH CHẤP SÂU KÍN.

G1- ĐẠI HUỆ THƯA HỎI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói nghĩa tất cả pháp tương tục và nghĩa giải thoát. Nếu khéo phân biệt tướng tất cả pháp tương tục và chẳng tương tục thì con và các Bồ-tát hiểu rành tất cả tương tục phương tiện khéo léo, chẳng rơi vào như nghĩa đã nói, chấp trước tương tục. Chúng con khéo đối với tướng tất cả pháp tương tục, chẳng tương tục và lìa ngôn thuyết văn tự vọng tưởng giác, dạo đi tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng đại chúng, lực tự tại thông, được ấn tổng trì, các thứ biến hóa, hào quang chiếu sáng, giác tuệ khéo nhập mười vô tận cú, không có hạnh phương tiện, ví như nhật nguyệt, ma-ni, tứ đại. Đối tất cả địa lìa kiến chấp tướng vọng tưởng của mình, thấy tất cả pháp như mộng huyễn v.v… nhập thân Phật địa. Đối tất cả chúng sanh giới tùy chỗ họ mong mỏi mà vì nói pháp, dẫn đường cho họ, đều khiến họ an trụ, tất cả các pháp như mộng huyễn v.v… lìa các loại có không và vọng tưởng sanh diệt, khác với nghĩa ngôn thuyết, thân kia chuyển biến thù thắng.

G2- CHỈ RA MƯỜI MỘT THỨ TƯƠNG TỤC SÂU KÍN.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Vô lượng tất cả pháp như nghĩa đã nói, chấp trước tương tục. Nghĩa là: Tướng kế trước tương tục, Duyên kế trước tương tục, Tánh phi tánh kế trước tương tục, Sanh bất sanh vọng tưởng kế trước tương tục, Diệt bất diệt vọng tưởng kế trước tương tục, Thừa phi thừa vọng tưởng kế trước tương tục, Hữu vi vô vi vọng tưởng kế trước tương tục, Địa địa tự tướng vọng tưởng kế trước tương tục, Tự vọng tưởng vô gián vọng tưởng kế trước tương tục, Hữu vô phẩm ngoại đạo y vọng tưởng kế trước tương tục, Tam thừa nhất thừa vô gián vọng tưởng kế trước tương tục.

G3- CHỈ TƯƠNG TỤC SÂU KÍN TỰ HOẠI HOẠI NGƯỜI.

Lại nữa, Đại Huệ! Đây cùng chúng sanh phàm ngu khác tự vọng tưởng tương tục. Bởi cái tương tục này mà phàm ngu vọng tưởng, như tằm nhả tơ làm kén; do tơ vọng tưởng tự trói trói người, tướng có không có tương tục chấp trước.

G4- CHỈ CÁC PHÁP TỊCH TĨNH, XA LÌA TƯƠNG TỤC VÀ CHẲNG TƯƠNG TỤC.

Lại nữa, Đại Huệ! Trong kia cũng không tướng tương tục và chẳng tương tục, vì thấy tất cả pháp tịch tĩnh nên vọng tưởng chẳng sanh. Đại Bồ-tát thấy tất cả pháp tịch tĩnh. Lại nữa, Đại Huệ! Giác ngoại tánh (có), phi tánh (không), Tự tâm hiện tướng không thật có, tùy thuận quán sát Tự tâm hiện lượng, có không tất cả tánh không tướng thì thấy tương tục tịch tĩnh. Cho nên đối tất cả pháp không tướng tương tục và chẳng tương tục. Lại nữa, Đại Huệ! Trong kia không có hoặc trói hoặc mở, những người rơi vào giác tri không như thật thấy có trói có mở. Vì cớ sao? Vì đối tất cả pháp có không có, không chúng sanh có thể được.

Lại nữa, Đại Huệ! Kẻ ngu có ba thứ tương tục. Nghĩa là: tham, sân, si và ái, vị lai có ái hỉ chung. Do tương tục này nên có thú tương tục. Tương tục ấy là tiếp nối trong ngũ thú. Đại Huệ! Tương tục dứt thì không có tướng tương tục cùng chẳng tương tục. Lại nữa, Đại Huệ! Ba hòa hợp duyên tạo phương tiện chấp trước nên thức tương tục vô gián sanh. Phương tiện chấp trước thì có tương tục. Ba hòa hợp duyên thức dứt thì thấy ba giải thoát, tất cả tương tục chẳng sanh.

G5- TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Chẳng chân thật vọng tưởng

Là nói tướng tương tục.

Nếu biết chân thật kia

Lưới tương tục ắt đoạn

Đối các tánh không biết

Tùy ngôn thuyết nhiếp thọ

Thí như con tằm kia

Nhả tơ mà tự trói.

Kẻ ngu vọng tưởng trói

Tương tục chẳng quán sát.

E4- CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ ĐỂ PHÁ VỌNG CHẤP

G1- ĐẠI HUỆ NẠN CÁC PHÁP ĐOẠN DIỆT.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói “do các vọng tưởng kia vọng tưởng các pháp kia, chẳng phải các pháp có Tự tánh, chỉ là tự tánh vọng tưởng thôi”. Thế Tôn! Nếu chỉ là tự tánh vọng tưởng, chẳng phải tánh tự tánh đối đãi, Thế Tôn nói như thế đâu không mắc cái lỗi phiền não thanh tịnh đều không có chăng? Vì tất cả pháp do tự tánh vọng tưởng thảy đều không có?

G2- CHỈ KHÔNG TÁNH CÁC PHÁP, CHẲNG PHẢI KHÔNG TRI KIẾN THÁNH TRÍ.

Phật bảo Đại Huệ: Như thế, như thế, như ông đã nói. Đại Huệ! Chẳng phải như kẻ ngu tánh tự tánh vọng tưởng chân thật, tự tánh vọng tưởng này chẳng có tướng tánh, tự tánh. Song, Đại Huệ! Như thánh trí có tánh tự tánh, thánh tri thánh kiến thánh tuệ nhãn. Như thế, tánh tự tánh biết.

G3- NẠN CÁC PHÁP CHẲNG KHÔNG, THÁNH TRÍ RƠI VÀO CÓ.

H1- NGHI CHỖ BIẾT CỦA THÁNH TRÍ ĐỒNG VỌNG TƯỞNG HIỆN.

Đại Huệ bạch Phật: Nếu như thánh dùng thánh tri thánh kiến thánh tuệ nhãn, chẳng phải thiên nhãn, chẳng phải nhục nhãn, tánh tự tánh như thế biết, chẳng phải như vọng tưởng của ngu phu. Thế Tôn! Làm sao ngu phu lìa vọng tưởng ấy, vì chẳng giác việc thánh tánh? Thế Tôn! Họ cũng chẳng phải điên đảo, chẳng phải không điên đảo. Vì cớ sao? Vì họ chẳng giác thánh sự tánh tự tánh, vì chẳng thấy lìa tướng có không.

Thế Tôn! Thánh cũng chẳng như thế thấy như việc vọng tưởng, vì chẳng lấy cảnh giới tự tướng làm cảnh giới. Thế Tôn! Kia cũng tướng tánh tự tánh vọng tưởng tự tánh như thế hiện, vì chẳng nói nhân không nhân, vì rơi vào cái thấy tánh tướng. Cảnh giới khác chẳng phải như kia v.v… như thế mắc cái lỗi vô cùng. Thế Tôn! Vì chẳng giác tướng tánh tự tánh. Thế Tôn! Cũng chẳng phải tự tánh vọng tưởng nhân tướng tánh tự tánh. Kia tại sao vọng tưởng chẳng phải vọng tưởng, như thật biết vọng tưởng?

H2- NGHI THÁNH TRÍ RƠI VÀO CÓ.

Thế Tôn! Vọng tưởng khác, tướng tự tánh khác. Thế Tôn! Chẳng tương tợ, nhân vọng tưởng tướng tự tánh, kia tại sao mỗi mỗi chẳng vọng tưởng, mà ngu phu chẳng như thật biết. Song Phật vì chúng sanh lìa vọng tưởng nói như tướng vọng tưởng chẳng như thật có. Thế Tôn! Cớ sao ngăn chúng sanh thấy có không tự tánh chấp trước, mà cảnh giới sở hành của thánh trí lại rơi vào thấy có? Nói không pháp chẳng có, mà nói thánh trí tự tánh?

G4- CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ LÌA CÓ KHÔNG.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải ta nói không pháp phi tánh, cũng chẳng rơi vào thấy có, nói việc thánh trí tự tánh. Song vì khiến chúng sanh lìa câu khủng bố. Chúng sanh từ vô thủy đến nay chấp trước tướng tánh tự tánh, thánh trí sự, tự tánh chấp trước tướng kiến nói không pháp. Đại Huệ! Ta không nói tướng tánh tự tánh. Đại Huệ! Chỉ ta trụ tự được như thật không pháp, lìa hoặc loạn tướng kiến, lìa thấy Tự tâm hiện ra có chẳng có, được ba môn giải thoát, như thật ấn mà ấn, đối tánh tự tánh được duyên tự giác quán sát trụ, lìa tướng kiến có không.

G5- CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ CHẲNG LẬP TÔNG THÚ.

H1- CHỈ CHẲNG NÊN LẬP TÔNG BẤT SANH.

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp chẳng sanh, đại Bồ-tát chẳng nên lập tông ấy. Vì cớ sao? Vì tông tất cả tánh phi tánh và vì nhân sanh tướng kia nên nói tất cả pháp chẳng sanh làm tông, tông kia ắt hoại. Tông kia tất cả pháp chẳng sanh, tông kia ắt hoại ấy, bởi vì tông có đối đãi mà sanh. Lại vì tông kia chẳng sanh vào tất cả pháp, vì tướng chẳng hoại chẳng sanh. Lập tất cả pháp chẳng sanh làm tông, thì thuyết kia ắt hoại. Đại Huệ! Có không chẳng sanh làm tông, tông kia vào tất cả tánh, tướng có không chẳng thể được. Đại Huệ! Nếu khiến tông kia chẳng sanh, tất cả tánh chẳng sanh mà lập tông. Như thế tông kia hoại, vì có, không tánh tướng chẳng sanh, chẳng nên lập tông. Vì năm phần luận nhiều lỗi, vì lần lượt nhân tướng khác và vì tạo tác, chẳng nên lập tông phần. Bảo tất cả pháp chẳng sanh, như thế tất cả pháp không, như thế tất cả pháp không Tự tánh, chẳng nên lập tông.

H2- CHỈ THÁNH TRÍ XEM THẤY NHƯ HUYỄN KHÔNG LỖI.

Đại Huệ! Song đại Bồ-tát nói tất cả pháp như huyễn mộng, vì tướng hiện và chẳng hiện và vì lỗi ở giác tưởng. Phải nói tất cả pháp như tánh huyễn mộng. Trừ vì ngu phu lìa khủng bố. Đại Huệ! Ngu phu rơi vào cái thấy có không, chớ khiến họ kinh sợ xa lìa Đại thừa.

H3- TỔNG KẾT CHẲNG SANH NHƯ HUYỄN.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Không tự tánh không nói

Không sự không tương tục

Ngu phu kia vọng tưởng

Như tử thi ác giác.

Tất cả pháp chẳng sanh

Chẳng phải tông ngoại đạo

Đến tột chỗ không sanh

Tánh duyên được thành tựu.

Tất cả pháp chẳng sanh

Người tuệ không khởi tưởng

Vì tông kia nhân sanh

Người giác thảy trừ diệt.

Ví như mắt bệnh xem

Vọng thấy tướng tóc rũ

Chấp trước tánh cũng vậy

Ngu phu tà vọng tưởng

Lập bày ra ba cõi

Không có sự tự tánh

Lập bày sự tự tánh

Suy nghĩ khởi vọng tưởng

Tướng sự lập ngôn giáo

Ý loạn rất lăng xăng

Phật tử khéo ra khỏi

Xa lìa các vọng tưởng.

Chẳng phải nước tưởng nước

Đây từ khát ái sanh

Ngu phu lầm như thế

Thánh thấy ắt chẳng vậy.

Thánh nhân thấy thanh tịnh

Tam thoát tam-muội sanh

Xa lìa nơi sanh diệt

Dạo đi không ngăn ngại.

Tu hành không ngăn ngại

Cũng không tánh phi tánh

Tánh phi tánh bình đẳng

Từ đây sanh Thánh quả.

Thế nào tánh phi tánh?

Thế nào là bình đẳng?

Bảo kia tâm chẳng biết

Trong ngoài rất xao động.

Nếu hay hoại được kia

Tâm ắt thấy bình đẳng.

G6- CHỈ THÁNH TRÍ XA LÌA SỞ TRI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói như việc phan duyên, trí tuệ chẳng được. Lượng bày vẽ ấy dựng lập bày vẽ, sở nhiếp thọ phi tánh, năng nhiếp thọ cũng phi tánh. Bởi không nhiếp thọ nên trí ắt chẳng sanh, chỉ là bày vẽ tên mà thôi.

Thế Tôn! Thế nào? Vì tánh bất giác nên tự tướng cộng tướng, khác chẳng khác, mà trí chẳng được ư? Vì tự tướng cộng tướng các thứ tướng tánh tự tánh ẩn khuất, mà trí chẳng được ư? Vì núi đá tường vách, nước lửa gió ngăn che, mà trí chẳng được ư? Vì rất xa hay rất gần, mà trí chẳng được ư? Vì già trẻ mù lòa các căn chẳng đủ, mà trí chẳng được ư? Thế Tôn! Nếu bất giác tự tướng cộng tướng khác chẳng khác, mà trí chẳng được thì không nên nói trí, ưng nói không trí, vì có việc mà biết chẳng được. Nếu lại các thứ tự cộng tướng, tướng tánh tự tánh ẩn khuất, mà trí chẳng được thì, kia cũng không trí, chẳng phải là trí. Thế Tôn! Vì có sở tri nên trí sanh, chẳng phải không tánh hiểu sở tri mà gọi là trí. Nếu núi đá tường vách đất nước lửa gió rất xa hay rất gần, già trẻ mù lòa các căn chẳng đủ, mà trí chẳng sanh thì, đây cũng chẳng phải trí, ưng là vô trí, vì có việc không thể biết được.

Phật bảo Đại Huệ! Chẳng như thế mà không trí, nên là trí chẳng phải chẳng trí, ta chẳng nói ẩn lấp như thế. Việc phan duyên trí tuệ chẳng được, ấy là lượng bày vẽ dựng lập. Giác Tự tâm hiện lượng ngoài có không tánh phi tánh, biết mà sự chẳng được. Vì chẳng được nên trí tuệ đối với sở tri chẳng sanh. Thuận ba môn giải thoát, trí cũng chẳng được. Chẳng phải vọng tưởng từ vô thủy tánh phi tánh hư ngụy tập trí, khởi biết như thế, là biết chẳng biết kia.

Cho nên đối việc bên ngoài chỗ nơi tướng tánh vô tánh vọng tưởng chẳng dứt. Tự tâm hiện lượng dựng lập, nói tướng ngã ngã sở rồi nhiếp thọ chấp trước. Chẳng giác Tự tâm hiện lượng, đối với trí sở tri mà khởi vọng tưởng. Vì vọng tưởng, ngoại tánh phi tánh, quán sát chẳng được, y nơi đoạn kiến.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Có các việc phan duyên

Trí tuệ chẳng quán sát

Đây vô trí phi trí

Ấy vọng tưởng mà nói

Đối tánh tướng chẳng khác

Trí tuệ chẳng quán sát

Chướng ngại và xa gần

Ấy gọi là tà trí

Già trẻ các căn lòa

Mà trí tuệ chẳng sanh

Lại thật có sở tri

Ấy cũng nói tà trí.

E5- NHÂN CHẲNG RÕ TỰ TÔNG VỌNG CHẤP PHƯƠNG TIỆN, LẠI CHỈ TÔNG THUYẾT ĐỂ PHÁ THẾ LUẬN.

G1- TRÁCH NGU PHU CHẤP THUYẾT PHƯƠNG TIỆN, KHỞI ĐẠI HUỆ THƯA THỈNH.

Lại nữa, Đại Huệ! Phàm phu ngu si từ vô thủy bị vọng tưởng ác tà hư ngụy xoay chuyển. Khi bị xoay chuyển thì tự tông thông và thuyết thông chẳng khéo rõ biết. Vì chấp tánh tướng bên ngoài do Tự tâm hiện, nên chấp thuyết phương tiện, đối tướng chung thanh tịnh bốn câu của tự tông chẳng khéo phân biệt. Đại Huệ bạch Phật: Thật như Thế Tôn dạy, xin Thế Tôn vì con phân biệt thuyết thông và tông thông. Con và các đại Bồ-tát rành rõ hai cái thông và phàm phu Thanh văn, Duyên giác đời sau không mắc cái dở.

G2- CHỈ TÔNG THUYẾT KHÔNG RƠI VÀO KIẾN TƯỚNG CỦA PHÀM PHU.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Ba đời Như Lai có hai thứ pháp thông. Nghĩa là thuyết thông và tự tông thông. Thuyết thông là, tùy chỗ thích hợp với tâm chúng sanh, vì nói các thứ các loại Khế kinh, ấy gọi là thuyết thông. Tự tông thông là, người tu hành lìa Tự tâm hiện các thứ vọng tưởng. Nghĩa là chẳng rơi vào loại một, khác, đồng, chẳng đồng, vượt khỏi tất cả tâm, ý, ý thức. Cảnh giới thánh tự giác, lìa nhân thành kiến, tướng. Tất cả ngoại đạo Thanh văn, Duyên giác rơi vào hai bên đều không thể biết. Ta nói đó là pháp tự tông thông. Đại Huệ! Ấy gọi là tướng tự tông thông và thuyết thông, ông cùng các đại Bồ-tát khác nên phải tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ta nói hai thứ thông

Tông thông và ngôn thuyết

Thuyết là dạy đồng mông

Tông vì người tu hành.

G3- BÁC THẾ LUẬN ĐỂ HIỂN TỰ TÔNG.

H1- CHỈ THẾ LUẬN CHẲNG VÀO TỰ THÔNG, HAY CHIÊU CẢM KHỔ, PHÁ HOẠI KIẾT TẬP.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn một hôm nói rằng các luận thế gian mọi thứ biện thuyết, dè dặt chớ gần gũi. Nếu gần gũi thì chấp nhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp. Thế Tôn cớ sao nói lời như thế? Phật bảo Đại Huệ: Ngôn luận thế gian các thứ cú vị, nhân duyên thí dụ gom nhóm trang nghiêm, dụ dẫn dối gạt kẻ phàm phu ngu si, không vào được chân thật tự thông, chẳng giác tất cả pháp, vọng tưởng điên đảo rơi vào hai bên. Kẻ phàm ngu lầm mà tự phá hoại, tiếp nối sanh trong các cõi không được giải thoát, không thể giác biết Tự tâm hiện lượng, chẳng lìa tánh tự tánh vọng tưởng chấp trước bên ngoài. Thế nên, ngôn luận thế gian các thứ biện thuyết chẳng thoát khỏi sanh già bệnh chết lo buồn khổ não dối gạt mê loạn.

Đại Huệ! Thích đề-hoàn nhân rộng giải các luận, tự tạo thanh luận. Thế luận kia có một người đệ tử giữ hình tượng rồng, đến thiên cung Đế Thích dựng lập luận tông, cốt phá bánh xe ngàn căm của Đế Thích. Nếu tôi chẳng bằng xin chặt mỗi đầu để đền chỗ thua. Tạo lời cam kết ấy rồi, liền dùng pháp Đế Thích đè bẹp Đế Thích, Đế Thích thua liền phá bánh xe kia. Rồi ông ta trở về nhân gian. Như thế, Đại Huệ! Thế gian ngôn luận nhân dụ trang nghiêm, cho đến súc sanh cũng hay dùng các thứ cú vị làm hoặc loạn chư thiên kia và a-tu-la kẹt trong kiến chấp sanh diệt, huống là loài người. Thế nên, Đại Huệ! Thế gian ngôn luận nên phải xa lìa, bởi hay chuốc lấy nhân sanh khổ, dè dặt chớ gần gũi.

Đại Huệ! Thế luận chỉ nói cảnh giới thân cảm giác mà thôi. Đại Huệ! Thế luận kia có đến trăm ngàn, chỉ ở thời sau, sau năm mươi năm sẽ phá hoại kiết tập, ác giác nhân kiến thạnh, nên đệ tử ác thọ học. Như thế Đại Huệ! Thế luận phá hoại kiết tập các thứ cú vị nhân dụ trang nghiêm, nói việc ngoại đạo, đắm nhân duyên của mình, không có tự thông. Đại Huệ! Các ngoại đạo kia không có luận tự thông, đối các thế luận nói rộng vô lượng trăm ngàn sự môn, không có tự thông, cũng không tự biết thế luận là ngu si.

H2- CHỈ NHƯ LAI THEO CHỖ TỰ THÔNG NÓI.

Khi ấy Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu ngoại đạo thế luận các thứ cú vị nhân dụ trang nghiêm không có tự thông, từ việc chấp trước ấy. Thế Tôn cũng nói thế luận, vì các chúng nơi khác đi đến pháp hội, trời người a-tu-la, nói rộng vô lượng các thứ cú vị, cũng chẳng phải tự thông chăng? Cũng vào số trí tuệ ngôn thuyết của ngoại đạo chăng? Phật bảo Đại Huệ: Ta chẳng nói thế luận, cũng không đến đi, chỉ nói chẳng đến chẳng đi. Đại Huệ! Đến là đến chỗ tụ hội sanh, đi là tan hoại. Chẳng đến chẳng đi là chẳng sanh chẳng diệt. Nghĩa ta nói ra chẳng rơi trong số vọng tưởng thế luận. Vì cớ sao? Nghĩa là chẳng chấp trước bên ngoài là có là không, chỗ Tự tâm hiện ra, vọng tưởng hai bên trọn không thể chuyển. Tướng cảnh chẳng phải có, giác Tự tâm hiện ra. Đã Tự tâm hiện thì vọng tưởng chẳng sanh. Vọng tưởng chẳng sanh thì không, vô tướng, vô tác vào ba môn giải thoát, gọi là giải thoát.

H3- NÊU NHƯ LAI CHỈ LUẬN.

Đại Huệ! Ta nhớ một hôm dừng nghỉ một nơi, có Bà-la-môn thế luận đi đến chỗ ta, chẳng hỏi rảnh rang chăng? Liền hỏi ta rằng: “Cù-đàm! Tất cả tạo ra chăng?” Ta đáp rằng: “Bà-la-môn! Tất cả tạo ra là thế luận thứ nhất.” Kia lại hỏi rằng: “Tất cả chẳng phải tạo ra chăng?” Ta lại đáp: “Tất cả chẳng phải tạo ra là thế luận thứ hai.” Kia lại hỏi ta: “Tất cả thường chăng? Tất cả vô thường chăng? Tất cả sanh chăng? Tất cả chẳng sanh chăng?” Ta đáp rằng: “Ấy là thế luận thứ sáu.” Đại Huệ! Kia lại hỏi ta rằng: “Tất cả là một chăng? Tất cả là khác chăng? Tất cả là đồng chăng? Tất cả là chẳng đồng chăng? Tất cả nhân các thứ thọ sanh hiện chăng?” Ta đáp rằng: “Ấy là thế luận thứ mười một.” Đại Huệ! Kia lại hỏi rằng: “Tất cả vô ký chăng? Tất cả ký chăng? Có ngã chăng? Không ngã chăng? Có đời này chăng? Không đời này chăng? Có đời khác chăng? Không đời khác chăng? Có giải thoát chăng? Không giải thoát chăng? Tất cả là sát-na chăng? Tất cả chẳng phải sát-na chăng? Hư không chăng? Phi số diệt chăng? Niết-bàn chăng? Cù-đàm! Tạo ư? Chẳng tạo ư? Có trung ấm ư? Không trung ấm ư?” Đại Huệ! Ta đáp rằng: “Bà-la-môn nói như thế ấy thảy đều là thế luận, chẳng phải chỗ ta nói, là thế luận của ông.”

Ta chỉ nói hư ngụy vọng tưởng tập khí các thứ ác từ vô thủy là nhân của ba cõi. Không thể giác biết Tự tâm hiện lượng mà sanh vọng tưởng, phan duyên pháp bên ngoài, như pháp ngoại đạo. Hỏi ta câu nghĩa các căn ba thứ hòa hợp thức sanh, ta chẳng như thế. Bà-la-môn! Ta chẳng nói nhân, chẳng nói vô nhân, chỉ nói vọng tưởng tánh năng nhiếp sở nhiếp lập bày duyên khởi. Chẳng phải ông và các người rơi vào thọ ngã tương tục mà hay hiểu được. Đại Huệ! Niết-bàn, hư không, diệt chẳng phải có ba thứ, chỉ có số ba mà thôi.

Lại nữa, Đại Huệ! Khi ấy Bà-la-môn thế luận hỏi ta: “Vì nghiệp nhân si ái có ba cõi chăng? Vì vô nhân chăng?” Ta đáp rằng: “Hai cái ấy cũng là thế luận.” Kia lại hỏi rằng: “Tất cả tánh đều vào tự cộng tướng chăng?” Ta lại đáp: “Đây cũng là thế luận. Bà-la-môn! Cho đến ý chạy vọng chấp ngoại trần đều là thế luận.” Lại nữa Đại Huệ! Khi ấy Bà-la-môn thế luận lại hỏi ta: “Vả lại có chẳng phải thế luận chăng? Tôi là chủ tất cả ngoại đạo nói các thứ cú vị nhân duyên thí dụ trang nghiêm.” Ta liền đáp: “Bà-la-môn! Có. Mà chẳng phải ông có, chẳng phải làm, chẳng phải tông, chẳng phải thuyết, chẳng phải chẳng nói các thứ cú vị, chẳng phải chẳng nhân thí trang nghiêm.” Bà-la-môn hỏi: “Những gì là chẳng phải thế luận? Chẳng phải chẳng tông? Chẳng phải chẳng thuyết?” Ta đáp rằng: “Bà-la-môn! Có cái chẳng phải thế luận, là chỗ ông và các ngoại đạo không thể biết. Bởi vì ngoại tánh chẳng thật vọng tưởng hư ngụy chấp trước. Nghĩa là vọng tưởng chẳng sanh thì giác liễu có không, Tự tâm hiện lượng nên vọng tưởng chẳng sanh, chẳng nhận ngoại trần thì vọng tưởng hằng dứt, ấy gọi là chẳng phải thế luận. Đây là pháp của ta, chẳng phải nơi ông có. Bà-la-môn! Lược nói thức kia, hoặc đến, hoặc đi, hoặc sanh, hoặc tử, khổ vui chìm hiện xúc trước các thứ tướng. Hoặc hòa hợp tương tục, hoặc ái, hoặc nhân chấp trước. Bà-la-môn các loại như thế là thế luận của các ông, chẳng phải ta có.” Đại Huệ! Bà-la-môn thế luận hỏi như thế, ta đáp như thế, kia liền lặng thinh chẳng từ mà lui đi. Kia suy xét chỗ tự thông, khởi nghĩ thế này: Sa-môn Thích tử ra ngoài thông thường nói vô sanh, vô tướng, vô nhân, giác tự vọng tưởng hiện tướng thì vọng tưởng chẳng sanh.

H4- CHỈ THẾ LUẬN CHẤP NHẬN THAM DỤC, CHẲNG NHẬN CHÁNH PHÁP.

Đại Huệ! Đây tức là chỗ ông hỏi ta “cớ sao nói gần gũi thế luận các thứ biện thuyết, chấp nhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp”. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Chấp nhận tham dục và pháp có cú nghĩa gì? Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Ông mới hay vì chúng sanh đời sau suy nghĩ thưa hỏi cú nghĩa như thế. Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Nói là tham đó, hoặc lấy, hoặc bỏ, hoặc xúc, hoặc vị bám chặt ngoại trần rơi vào cái thấy hai bên. Lại sanh khổ ấm sanh già bệnh chết lo buồn khổ não. Các hoạn như thế đều từ ái mà khởi. Đây do gần gũi thế luận và người thế luận. Ta và chư Phật nói tên là tham, ấy gọi là chấp nhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp.

H5- CHỈ CHẤP NHẬN CHÁNH PHÁP, XA LÌA THẾ LUẬN.

Đại  Huệ! Thế  nào  là  chấp  nhận  pháp? Nghĩa là khéo hiểu biết Tự tâm hiện lượng, thấy tướng nhân vô ngã và pháp vô ngã, vọng tưởng chẳng sanh. Khéo biết tiến lên địa trên, lìa tâm, ý, ý thức, được tất cả chư Phật dùng trí tuệ quán đảnh, chấp nhận đầy đủ mười câu vô tận, đối tất cả pháp không khai phát tự tại, ấy gọi là pháp. Nên nói chẳng rơi vào tất cả kiến chấp, tất cả hư ngụy, tất cả vọng tưởng, tất cả tánh, tất cả hai bên. Đại Huệ! Phần nhiều người si ngoại đạo rơi ở hai bên, hoặc thường hoặc đoạn. Chẳng phải trí tuệ thì nhận vô nhân luận liền khởi thường kiến ngoại nhân hoại nhân duyên phi tánh thì khởi đoạn kiến. Đại Huệ! Ta chẳng thấy sanh trụ diệt nói tên là Pháp. Đại Huệ! Ấy gọi là tham dục và pháp, ông cùng các đại Bồ-tát khác nên phải tu học.

H6- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tất cả thế gian luận

Ngoại đạo hư vọng nói

Vọng thấy tác, sở tác

Kia ắt không tự tông

Chỉ ta một tự tông

Lìa nơi tác sở tác

Vì các đệ tử nói

Xa lìa các thế luận.

Tâm lượng không thể thấy

Chẳng quán sát hai tâm

Nhiếp sở nhiếp phi tánh

Đoạn thường hai đều lìa

Nhẫn đến tâm lưu chuyển

Thảy đều là thế luận

Vọng tưởng chẳng chuyển ấy

Người này thấy Tự tâm.

Đến đó là việc sanh

Đi đó việc chẳng hiện

Biết rành rõ đi đến

Vọng tưởng chẳng còn sanh

Hữu thường và vô thường

Sở tác không sở tác

Đời này đời khác thảy

Đây đều thế luận thông.

D3- CHỈ CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT, XA LÌA NGU NGOẠI.

E1- LIỆT BÀY VỌNG TƯỞNG VÀ NIẾT-BÀN.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Nói là Niết-bàn đó, nói những pháp gì gọi là Niết-bàn, mà các ngoại đạo mỗi phái khởi vọng tưởng? Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Như các ngoại đạo vọng tưởng Niết-bàn, chẳng phải vọng tưởng kia tùy thuận Niết-bàn. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Hoặc có ngoại đạo ấm, giới, nhập diệt, cảnh giới lìa dục, thấy pháp vô thường, các loại tâm tâm sở chẳng sanh, chẳng nghĩ cảnh giới quá khứ vị lai hiện tại, các thọ ấm hết, như ngọn đèn tắt, như hạt giống hư, vọng tưởng chẳng sanh, nơi những cái này khởi tưởng Niết-bàn. Đại Huệ! Chẳng phải do kiến hoại gọi là Niết-bàn.

Đại Huệ! Hoặc do từ phương đến phương gọi là giải thoát, cảnh giới tưởng diệt vẫn như gió dừng, hoặc do năng giác sở giác thấy hoại gọi là giải thoát, hoặc thấy thường vô thường khởi tưởng giải thoát, hoặc thấy các thứ tướng tưởng chiêu cảm nhân sanh khổ, suy nghĩ việc ấy rồi, chẳng khéo giác biết Tự tâm hiện lượng kinh sợ nơi tướng, mà thấy vô tướng, sanh rất yêu thích khởi tưởng Niết-bàn.

Hoặc có hiểu biết các pháp trong ngoài tự tướng cộng tướng khứ lai hiện tại có tánh chẳng hoại, khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc bảo ngã nhân chúng sanh thọ mạng tất cả các pháp hoại, khởi tưởng Niết-bàn, hoặc ngoại đạo trí tuệ ác thiêu đốt thấy Tự tánh và sĩ phu hai cái có gián cách, chỗ sĩ phu hiện ra gọi là Tự tánh, như loại Minh đế cầu-na chuyển biến, cầu-na là tác giả khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc bảo phước chẳng phải phước hết, hoặc bảo các phiền não hết, hoặc bảo trí tuệ, hoặc thấy tự tại là người chân thật tạo sanh tử, khởi tưởng Niết-bàn.

Hoặc bảo lần lượt sanh nhau, sanh tử lại không có nhân khác, như thế là chấp trước nhân, mà kia ngu si không thể hay biết, vì không biết nên khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc có ngoại đạo nói được đạo chân đế khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc thấy công đức và công đức sở khởi hòa hợp một khác đồng chẳng đồng, khởi tưởng Niết-bàn, hoặc thấy tự tánh sở khởi chim khổng tước có màu sắc các thứ tạp bảo và gai nhọn v.v… các tánh, thấy rồi khởi tưởng Niết-bàn.

Đại Huệ! Hoặc có giác hai mươi lăm chân thật, hoặc vua gìn giữ nước nhận Lục đức luận, khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc thấy “thời” là tác giả, thời tiết thế gian, giác như thế khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc bảo tánh, hoặc bảo phi tánh, hoặc bảo biết tánh phi tánh, hoặc thấy có giác cùng Niết-bàn sai biệt khởi tưởng Niết-bàn.

Có loại như thế các thứ vọng tưởng, ngoại đạo nói ra chẳng thành đã thành, người trí bỏ đó. Đại Huệ! Như thế tất cả đều rơi vào hai bên khởi tưởng Niết-bàn. Các Niết-bàn vọng tưởng của ngoại đạo như thế, trong ấy trọn không hoặc sanh hoặc diệt. Đại Huệ! Mỗi thứ Niết-bàn của ngoại đạo kia là họ tự luận. Trí tuệ quán sát trọn không có chỗ lập. Như vọng tưởng kia tâm ý đi lại trôi giạt xao động, tất cả không có được Niết-bàn.

E2- CHỈ NHƯ LAI TÙY THUẬN NIẾT-BÀN.

Đại Huệ! Như ta nói Niết-bàn là, khéo giác biết Tự tâm hiện lượng chẳng đắm trước ngoại tánh (vật), lìa tứ cú, thấy chỗ như thật, chẳng kẹt Tự tâm hiện vọng tưởng hai bên năng nhiếp sở nhiếp không thật có, tất cả độ lượng không thấy được thành, ngu nơi chân thật không nên chấp nhận, buông bỏ kia rồi được tự giác thánh pháp, biết hai vô ngã, lìa hai phiền não, trừ sạch hai chướng, hằng lìa hai cái tử, tiến lên mỗi địa, đến Như Lai địa, các tam-muội sâu như bóng huyễn v.v… lìa tâm ý ý thức, gọi là Niết-bàn. Đại Huệ! Các ông và các đại Bồ-tát khác nên phải tu học, phải chóng xa lìa tất cả kiến chấp Niết-bàn của ngoại đạo.

E3- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ngoại đạo chấp Niết-bàn

Mỗi mỗi khởi vọng tưởng

Đây từ tâm tưởng sanh

Không phương tiện giải thoát.

Ngu nơi phược phược đó

Xa lìa phương tiện khéo

Ngoại đạo tưởng giải thoát

Giải thoát trọn chẳng sanh.

Các trí mỗi khác đường

Ngoại đạo chỗ thấy thông

Kia thảy không giải thoát

Vì ngu si vọng tưởng.

Tất cả ngoại đạo si

Vọng thấy tác, sở tác

Có không các loại luận

Kia ắt không giải thoát

Phàm ngu ưa vọng tưởng

Chẳng nghe tuệ chân thật

Ngôn ngữ gốc ba khổ

Chân thật diệt nhân khổ.

Thí như bóng trong gương

Tuy hiện mà chẳng có

Noi gương tâm vọng tưởng

Kẻ ngu thấy có hai

Chẳng biết tâm và duyên

Ắt khởi hai vọng tưởng

Rõ tâm và cảnh giới

Vọng tưởng ắt chẳng sanh.

Tâm ấy tức các thứ

Xa lìa tướng sở tướng

Sự hiện mà không hiện

Như ngu kia vọng tưởng.

Ba cõi chỉ vọng tưởng

Nghĩa ngoài thảy không có

Vọng tưởng các thứ hiện

Phàm ngu không thể rõ.

Các kinh nói vọng tưởng

Trọn chẳng ngoài nơi tên

Nếu lìa nơi ngôn thuyết

Cũng không có sở thuyết.

C6- CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG PHẢI PHÁP NHÂN QUẢ, NÓI LÌA SANH DIỆT, HIỂN BÀY CHÂN THƯỜNG KHÔNG CẤU, CHÓNG VƯỢT CÁC ĐỊA.

D1- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI NHÂN QUẢ.

E1- HỎI PHÁP THÂN NHƯ LAI LÀ NHÂN LÀ QUẢ.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói Tam-miệu Tam Phật-đà (Samyak – Sam Buddha Đẳng chánh giác), con và các vị đại Bồ-tát khéo nơi Như Lai tự tánh tự giác giác tha. Phật bảo Đại Huệ: Cho ông tùy ý hỏi, ta sẽ vì ông theo chỗ hỏi mà đáp. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác là tác chăng? Là chẳng tác chăng? Là sự (quả) chăng? Là nhân chăng? Là tướng chăng? Là sở tướng chăng? Là thuyết chăng? Là sở thuyết chăng? Là giác chăng? Là sở giác chăng? Những câu như thế là khác hay chẳng khác?

E2- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI NHÂN QUẢ XA LÌA TỨ CÚ.

Phật bảo Đại Huệ: Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng chánh giác, đối những câu như thế chẳng phải sự chẳng phải nhân. Vì cớ sao? Vì đều có lỗi vậy. Đại Huệ! Nếu Như Lai là sự thì hoặc tác hoặc vô thường. Vì vô thường nên tất cả sự ưng là Như Lai, đều là chỗ chẳng muốn của ta và chư Phật. Nếu chẳng phải sở tác thì không sở đắc, là phương tiện ắt không, đồng với sừng thỏ và con thạch nữ, vì không thật có. Đại Huệ! Nếu không sự không nhân thì chẳng phải có chẳng phải không. Nếu chẳng phải có chẳng phải không thì ra ngoài tứ cú. Tứ cú thuộc về ngôn thuyết của thế gian. Nếu ra ngoài tứ cú thì chẳng rơi vào tứ cú. Vì chẳng rơi vào tứ cú nên người trí nhận giữ. Tất cả cú nghĩa của Như Lai cũng như thế, người tuệ nên biết.

E3- CHỈ PHÁP THÂN CHÂN NGÃ THƯỜNG LẶNG LẼ.

Như ta đã nói tất cả pháp vô ngã. Phải biết nghĩa này không ngã tánh nói là vô ngã. Tất cả pháp có tự tánh không tha tánh, như trâu ngựa. Đại Huệ! Thí như chẳng phải trâu là ngựa, chẳng phải ngựa là trâu, kỳ thật chẳng phải có chẳng phải không, kia chẳng phải không tự tánh. Như thế, Đại Huệ! Tất cả các pháp chẳng phải không tự tướng. Có tự tướng ấy, nhưng chẳng phải chỗ hay biết của hàng vô ngã, ngu phu, vì vọng tưởng vậy. Như thế, tất cả pháp không, vô sanh, không tự tánh nên biết như thế.

E4- CHỈ PHÁP THÂN ĐỐI HIỆN PHI MỘT PHI KHÁC.

Như thế, Như Lai cùng ấm chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Nếu chẳng khác ấm thì ưng vô thường; nếu khác ấm thì phương tiện ắt không; nếu hai thì ưng có khác. Như sừng trâu tương tợ nên chẳng khác, dài ngắn sai biệt nên có khác, tất cả pháp cũng như thế. Đại Huệ! Như trâu sừng bên phải khác sừng bên trái, sừng bên trái khác sừng bên phải. Như thế dài ngắn các thứ sắc mỗi mỗi khác. Đại Huệ! Như Lai đối ấm, giới, nhập chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác.

E5- CHỈ PHÁP THÂN VÀ GIẢI THOÁT CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, Như Lai và giải thoát chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Như thế, Như Lai lấy giải thoát gọi tên. Nếu Như Lai khác giải thoát thì ưng thành sắc tướng, vì thành sắc tướng nên vô thường. Nếu chẳng khác thì người tu hành được tướng nên không có phân biệt. Song người tu hành thấy phân biệt. Thế nên, chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác.

E6- CHỈ TRÍ CHƯỚNG CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Đại Huệ! Trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác ấy, là phi thường, phi vô thường, phi tác, phi sở tác, phi hữu vi, phi vô vi, phi giác, phi sở giác, phi tướng, phi sở tướng, phi ấm, phi khác ấm, phi thuyết, phi sở thuyết, phi một, phi khác, phi đồng, phi chẳng đồng. Vì phi một, phi khác, phi đồng, phi chẳng đồng nên đều lìa tất cả lượng.

E7- TỔNG KẾT PHÁP THÂN LÌA CÁC CĂN LƯỢNG. GỒM TỤNG.

Lìa tất cả lượng thì không ngôn thuyết, không ngôn thuyết thì vô sanh. Vô sanh thì không diệt, không diệt thì tịch diệt. Tịch diệt thì Tự tánh Niết-bàn. Tự tánh Niết-bàn thì không sự không nhân. Không sự không nhân thì không phan duyên (vin theo). Không phan duyên thì ra ngoài tất cả hư ngụy. Ra ngoài tất cả hư ngụy tức là Như Lai. Như Lai tức là Tam-miệu Tam Phật-đà (Samyak-Sam Buddha Đẳng chánh giác). Đại Huệ! Ấy gọi là Tam-miệu Tam Phật-đà Phật-đà. Đại Huệ! Tam-miệu Tam Phật-đà Phật-đà ấy, là lìa tất cả căn lượng.

Khi ấy, Thế tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Thảy lìa các căn lượng

Không sự cũng không nhân

Đã lìa giác sở giác

Cũng lìa tướng sở tướng

Ấm duyên đẳng chánh giác

Một, khác chớ hay thấy

Nếu không có thấy đó

Làm sao mà phân biệt.

Phi tác phi bất tác

Phi sự cũng phi nhân

Phi ấm phi tại ấm

Cũng phi có dư tập

Cũng phi có các tánh

Như kia vọng tưởng thấy

Nên biết cũng phi vô

Pháp này pháp cũng thế.

Bởi có nên có không

Bởi không nên có có

Nếu không chẳng nên thọ

Nếu có chẳng nên tưởng.

Hoặc nơi ngã phi ngã

Ngôn thuyết lượng không dứt

Chìm đắm ở hai bên

Tự hoại hoại thế gian.

Giải thoát tất cả lỗi

Chính quán sát ngã thông

Ấy gọi là chánh quán

Chẳng hủy đại Đạo sư.

D2- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG SANH CHẲNG DIỆT LÌA NGÔN THUYẾT.

E1- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI KHÔNG TÁNH.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói kinh “Nhiếp thọ chẳng sanh chẳng diệt”. Lại, Thế Tôn nói chẳng sanh chẳng diệt là tên khác của Như Lai. Thế nào Thế Tôn là không tánh nên nói chẳng sanh chẳng diệt, cho là tên khác của Như Lai? Phật bảo Đại Huệ: Ta nói tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt các loại có không chẳng hiện. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu tất cả pháp chẳng sanh thì, pháp nhiếp thọ không thể được, vì tất cả pháp chẳng sanh. Nếu trong danh tự có pháp, cúi xin Thế Tôn vì nói. Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông phân biệt giải nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Ta nói Như Lai chẳng phải không tánh, cũng chẳng phải chẳng sanh chẳng diệt nhiếp tất cả pháp, cũng chẳng đợi duyên nên chẳng sanh chẳng diệt, cũng chẳng phải vô nghĩa.

E2- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHÍNH KHI SANH MÀ VÔ SANH.

Đại Huệ! Ta nói ý sanh Pháp thân danh hiệu Như Lai. Chẳng sanh kia là chẳng phải cảnh giới của tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát thất trụ. Đại Huệ! Chẳng sanh kia là dị danh của Như Lai. Đại Huệ! Thí như Nhân-đà-la Thích-ca, Bất-lan-đà-la những vật như thế, mỗi mỗi vật đều có nhiều tên, cũng chẳng phải có nhiều tên mà có nhiều tánh, cũng chẳng phải không Tự tánh.

E3- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI TÊN KHÁC THỂ MỘT.

Như thế, Đại Huệ! Ta ở thế giới Ta-bà này, trải ba a-tăng-kỳ có trăm ngàn danh hiệu. Kẻ ngu thảy đều nghe, mỗi người nói tên ta mà không hiểu ta, ấy là dị danh Như Lai. Đại Huệ! Hoặc có chúng sanh biết ta là Như Lai, có chúng sanh biết ta là Nhất thiết trí, có chúng sanh biết ta là Phật, có chúng sanh biết ta là Cứu thế, có chúng sanh biết ta là Tự giác, có chúng sanh biết ta là Đạo sư, có chúng sanh biết ta là Quảng đạo, có chúng sanh biết ta là Nhất thiết đạo, có chúng sanh biết ta là Tiên nhân, có chúng sanh biết ta là Phạm, có chúng sanh biết ta là Tỳ-nữu, có chúng sanh biết ta là Tự tại, có chúng sanh biết ta là Thắng, có chúng sanh biết ta là Ca-tỳ-la, có chúng sanh biết ta là Chân thật biên, có chúng sanh biết ta là Nguyệt, có chúng sanh biết ta là Nhật, có chúng sanh biết ta là Vương, có chúng sanh biết ta là Vô sanh, có chúng sanh biết ta là Vô diệt, có chúng sanh biết ta là Không, có chúng sanh biết ta là Như như, có chúng biết ta là Đế, có chúng biết ta là Thật tế, có chúng biết là Pháp tánh, có chúng biết là Niết-bàn, có chúng biết là Thường, có chúng biết là Bình đẳng, có chúng biết là Bất nhị, có chúng biết là Vô tướng, có chúng biết là Giải thoát, có chúng biết là Đạo, có chúng biết là Ý sanh. Đại Huệ! Trải qua ba a-tăng-kỳ có trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác thảy đều biết ta, như mặt trăng trong nước chẳng ra chẳng vào.

Các kẻ ngu kia không thể biết ta, vì rơi vào hai bên. Song thảy cung kính cúng dường nơi ta, mà không khéo hiểu biết câu lời nghĩa thú chẳng phân biệt được danh, chẳng hiểu tự thông. Chấp trước các thứ ngôn thuyết chương cú, nơi chẳng sanh diệt khởi tưởng vô tánh. Chẳng biết danh hiệu sai biệt của Như Lai, biết Nhân-đà-la Thích-ca, Bất-lan-đà-la mà chẳng hiểu tự thông, hội qui về chỗ tột cùng, nơi tất cả pháp tùy chỗ chấp trước.

E4- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI LÌA LỜI NÓI HIỂN CHÂN THẬT.

G1- CHỈ NGHĨA CHÂN PHÁP THÂN CHẲNG RƠI VÀO VĂN TỰ.

Đại Huệ! Những người si kia nói thế này: “Nghĩa như lời nói, nghĩa lời không khác. Vì cớ sao? Vì nghĩa không có thân, ngoài ngôn thuyết lại không có nghĩa khác, chỉ dừng nơi ngôn thuyết.” Đại Huệ! Kia bị trí ác thiêu đốt chẳng biết tự tánh ngôn thuyết, chẳng biết ngôn thuyết sanh diệt, nghĩa chẳng sanh diệt. Đại Huệ! Tất cả ngôn thuyết rơi vào văn tự, nghĩa thì chẳng rơi, vì lìa tánh phi tánh, không thọ sanh cũng không thân. Đại Huệ! Như Lai chẳng nói pháp rơi trong văn tự, vì văn tự có không không thể được, trừ chẳng rơi vào văn tự.

G2- CHỈ NHƯ LAI KIẾN LẬP NGÔN THUYẾT VÌ DẸP NGÔN THUYẾT.

Đại Huệ! Nếu có người nói rằng “Như Lai nói pháp rơi vào văn tự”, người này ắt vọng ngữ, vì pháp lìa văn tự. Thế nên, Đại Huệ! Chư Phật chúng ta và các vị Bồ-tát không nói một chữ chẳng đáp một chữ. Vì cớ sao? Vì pháp lìa văn tự, chẳng phải không nói nghĩa lợi ích. Ngôn thuyết là vọng tưởng của chúng sanh. Đại Huệ! Nếu chẳng nói tất cả pháp thì giáo pháp ắt hoại. Giáo pháp hoại thì không có chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, nếu không thì ai nói và vì ai?

Thế nên, Đại Huệ! Đại Bồ-tát chớ kẹt ngôn thuyết, tùy nghi phương tiện rộng nói kinh pháp. Vì hi vọng phiền não của chúng sanh chẳng phải một, nên ta và chư Phật tùy các thứ hiểu biết sai khác của chúng sanh mà nói các pháp, khiến lìa tâm ý ý thức, chẳng phải vì được chỗ tự giác thánh trí.

Đại Huệ! Đối tất cả pháp không thật có, giác Tự tâm hiện lượng, lìa hai thứ vọng tưởng. Các vị đại Bồ-tát y nơi nghĩa chẳng y văn tự. Nếu người thiện nam thiện nữ y văn tự là tự hoại đệ nhất nghĩa, cũng không thể giác ngộ cho người, rơi vào ác kiến tương tục mà vì chúng nói, chẳng khéo rõ biết tất cả pháp, tất cả địa, tất cả tướng, cũng chẳng biết chương cú. Nếu người khéo biết tất cả pháp, tất cả địa, tất cả tướng, thông đạt chương cú, đầy đủ tánh nghĩa thì họ hay dùng chánh lạc vô tướng mà tự vui thích, bình đẳng Đại thừa, dựng lập cho chúng sanh.

Này Đại Huệ! Nhiếp thọ Đại thừa thì nhiếp thọ chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn. Nhiếp thọ chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn thì nhiếp thọ tất cả chúng sanh. Nhiếp thọ tất cả chúng sanh thì nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh pháp thì giống Phật chẳng dứt. Giống Phật chẳng dứt thì hay rõ biết được chỗ vào thù thắng. Biết được chỗ vào thù thắng là hàng đại Bồ-tát thường được hóa sanh, dựng lập Đại thừa mười sức tự tại, hiện các sắc tượng, thông đạt các tướng phiền não, hi vọng, hình loại của chúng sanh, nói pháp như thật. Như thật là, chẳng khác, như thật là, tướng chẳng đến chẳng đi, tất cả hư ngụy đều dứt, ấy gọi là như thật. Đại Huệ! Người thiện nam thiện nữ chẳng nên nhiếp thọ theo lời nói mà chấp trước. Vì chân thật là lìa văn tự.

Đại Huệ! Như vì kẻ ngu lấy ngón tay chỉ vật, kẻ ngu nhìn ngón tay mà chẳng thấy vật thật. Như thế kẻ ngu theo ngôn thuyết chỉ bày rồi nhiếp thọ chấp trước, rốt cùng chẳng bỏ, trọn không được đệ nhất thật nghĩa lìa ngôn thuyết chỉ ra. Đại Huệ! Thí như đứa bé nên cho thức ăn chín, không nên cho thức ăn sống. Nếu cho thức ăn sống khiến nó phát cuồng, vì không biết phương tiện thứ tự làm cho chín. Đại Huệ! Chẳng sanh chẳng diệt như thế, nếu chẳng có phương tiện tu hành tức là chẳng khéo. Thế nên phải khéo phương tiện tu hành, chớ theo lời nói như xem ngón tay.

Thế nên, Đại Huệ! Nơi nghĩa chân thật phải phương tiện tu. Nghĩa chân thật là lặng lẽ vi diệu, là nhân Niết-bàn. Còn ngôn thuyết là do vọng tưởng hiệp. Vọng tưởng là do gom họp sanh tử. Đại Huệ! Nghĩa chân thật là từ người đa văn mà được. Đại Huệ! Đa văn là giỏi về nghĩa, chẳng phải giỏi về ngôn thuyết. Giỏi nghĩa là không theo các kinh luận ngoại đạo, tự thân chẳng theo cũng không khiến người khác theo, ấy gọi là đại đức đa văn. Thế nên người muốn cầu nghĩa phải thân cận bậc đa văn, nên gọi là giỏi nghĩa. Trái với người này tức là chấp trước ngôn thuyết, nên phải lìa xa.

D3- CHỈ NHƯ LAI CHẲNG SANH CHẲNG DIỆT KHÔNG ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO.

E1- NẠN NHƯ LAI ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO BỐN THỨ NHÂN TƯỚNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại nương oai thần của Phật bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn hiển bày “chẳng sanh chẳng diệt” không có gì kỳ đặc. Vì cớ sao? Vì tất cả ngoại đạo về nhân cũng nói “chẳng sanh chẳng diệt”. Thế Tôn cũng nói hư không, phi số duyên diệt (Phi trạch diệt) và Niết-bàn giới chẳng sanh chẳng diệt? Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân sanh các thế gian. Thế Tôn cũng nói vô minh, ái, nghiệp, vọng tưởng làm duyên sanh các thế gian. Kia nhân, đây duyên chỉ là tên sai biệt thôi? Ngoại vật nhân duyên cũng như thế. Thế Tôn cùng ngoại đạo luận không có sai biệt. Vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh chủ v.v… như thế chín vật chẳng sanh chẳng diệt. Thế Tôn cũng nói tất cả tánh chẳng sanh chẳng diệt, có không, không thể được? Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánh chẳng sanh chẳng diệt, tứ đại thường, tứ đại ấy cho đến châu lưu các thú chẳng bỏ tự tánh. Thế Tôn đã nói cũng lại như thế? Thế nên con nói không có gì kỳ đặc, cúi xin Thế Tôn vì nói chỗ sai biệt, do đó kỳ đặc hơn các ngoại đạo. Nếu không sai biệt thì tất cả ngoại đạo đều cũng là Phật, vì chẳng sanh chẳng diệt. Song Thế Tôn nói trong một thế giới có nhiều Phật ra đời là vô lý. Nếu như trước đã nói thì trong một thế giới lý ưng có nhiều Phật, vì không sai biệt?

E2- CHỈ NHƯ LAI GIÁC TÂM TỰ LƯỢNG VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH.

Phật bảo Đại Huệ: Ta nói chẳng sanh chẳng diệt không đồng với ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt. Vì cớ sao? Vì ngoại đạo kia chấp có tánh tự tánh được tướng chẳng sanh chẳng biến, ta chẳng rơi vào loại có không như thế. Đại Huệ! Ta nói lìa loại có không, lìa sanh diệt, chẳng phải tánh chẳng phải không tánh, như các thứ huyễn mộng hiện, cho nên chẳng phải không tánh. Thế nào không tánh? Nghĩa là sắc tướng không tự tánh nhiếp thọ, vì hiện chẳng hiện, vì nhiếp chẳng nhiếp. Bởi lẽ ấy, tất cả tánh không tánh chẳng phải không tánh. Chỉ giác Tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh an ổn vui vẻ thế sự hằng dứt.

E3- CHỈ RA NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP CHẲNG THẬT.

Phàm phu ngu si vọng tưởng tác sự, chẳng phải chư Thánh Hiền. Vọng tưởng chẳng thật như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa. Đại Huệ! Như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa thấy có các chúng sanh mua bán ra vào. Kẻ ngu vọng tưởng bảo thật có ra vào, mà thật không có người ra người vào, chỉ vì vọng tưởng kia. Như thế, Đại Huệ! Phàm phu ngu si khởi cái lầm chẳng sanh chẳng diệt, kia cũng không có hữu vi vô vi, như người huyễn sanh, kỳ thật không có hoặc sanh hoặc diệt, vì tánh (pháp) không tánh không thật có. Tất cả pháp cũng như thế, lìa nơi sanh diệt. Phàm phu ngu si rơi vào chẳng như thật, khởi vọng tưởng sanh diệt chẳng phải các Thánh Hiền.

E4- CHỈ THẬT TÁNH VỌNG TƯỞNG TỨC CHÂN TỊCH TĨNH.

Chẳng như thật là chẳng thế, như tánh tự tánh, vọng tưởng cũng chẳng khác. Nếu khác với vọng tưởng thì chấp trước tất cả tánh tự tánh, chẳng thấy tịch tĩnh. Người chẳng thấy tịch tĩnh trọn chẳng rời vọng tưởng. Thế nên, Đại Huệ! Vô tướng kiến là thắng, chẳng phải tướng kiến. Tướng kiến là nhân thọ sanh, cho nên chẳng thắng. Đại Huệ! Vô tướng là vọng tưởng chẳng sanh, chẳng khởi chẳng diệt, ta nói là Niết-bàn. Đại Huệ! Niết-bàn là thấy nghĩa nhưchân thật, lìa vọng tưởng tâm tâm số pháp trước. Đạt được Như Lai tự giác thánh trí, ta nói là Niết-bàn.

E5- CHỈ VÔ NHÂN ĐỂ BÀY NGHĨA VÔ SANH.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói  kệ:

Diệt trừ sanh luận kia

Dựng lập nghĩa chẳng sanh

Ta nói pháp như thế

Kẻ ngu không thể biết.

Tất cả pháp chẳng sanh

Không tánh không thật có

Càn-thát-bà huyễn mộng

Có tánh ấy không nhân

Chẳng sanh không tự tánh

Vì sao không lại nói?

Bởi lìa nơi hòa hợp

Tánh giác biết chẳng hiện

Thế nên không chẳng sanh

Ta nói không tự tánh.

Bảo mỗi mỗi hòa hợp

Tánh hiện mà chẳng có

Phân tích không hòa hợp

Chẳng như ngoại đạo thấy.

Mộng huyễn và tóc rũ

Sóng nắng, Càn-thát-bà

Thế gian các thứ việc

Không nhân mà tướng hiện

Bẻ dẹp hữu nhân luận

Nêu bày nghĩa vô sanh.

Nêu bày vô sanh là

Pháp chảy mãi chẳng dứt

Thịnh hành vô nhân luận

Khủng bố các ngoại đạo.

E6- RỘNG CHỈ NGHĨA VÔ SANH.

G1- CHỈ THẲNG VÔ SANH.

Khi ấy, Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật:

Thế nào do nhân gì

Kia do cớ gì sanh.

Ở chỗ nào hòa hợp

Mà làm vô nhân luận?

Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Quán sát pháp hữu vi

Phi vô nhân hữu nhân

Kia thuộc sanh diệt luận

Chỗ thấy từ đó diệt.

Đại Huệ nói kệ hỏi:

Thế nào là vô sanh

Là phải vô tánh chăng?

Là đoái xem các duyên

Có pháp tên vô sanh

Tên chẳng lẽ không nghĩa

Xin vì phân biệt nói.

Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Phi vô tánh vô sanh

Cũng phi đoái các duyên

Chẳng tánh mà có tên

Tên cũng chẳng không nghĩa.

Tất cả các ngoại đạo

Thanh văn và Duyên giác

Phi cảnh giới thất trụ

Ấy gọi tướng vô sanh.

Xa lìa các nhân duyên

Cũng lìa tất cả sự

Chỉ có vi tâm trụ

Tưởng sở tưởng đều lìa

Thân kia tùy chuyển biến

Ta nói là vô sanh.

Không ngoại tánh vô tánh

Cũng không tâm nhiếp thọ

Đoạn trừ tất cả kiến

Ta nói là vô sanh.

Như thế không tự tánh

Không, thảy nên phân biệt

Chẳng không, nên nói không

Vô sanh nên nói không.

G2- CHỈ PHÁP NHÂN DUYÊN SANH PHÁ TRỪ CHẤP NHÂN.

Nhân duyên số hòa hợp

Ắt có sanh có diệt

Lìa các nhân duyên số

Không riêng có sanh diệt

Bỏ lìa nhân duyên số

Lại không có tánh khác

Nếu nói một khác ấy

Là ngoại đạo vọng tưởng

Có không tánh chẳng sanh

Chẳng có cũng chẳng không

Trừ số kia chuyển biến

Ấy thảy không thể được.

Chỉ có các tục số

Lần lượt làm xiềng xích

Lìa xích nhân duyên kia

Nghĩa sanh không thể được.

Sanh không tánh chẳng khởi

Lìa các lỗi ngoại đạo

Chỉ nói duyên xiềng xích

Phàm ngu không thể hiểu.

Nếu lìa duyên xiềng xích

Riêng có tánh sanh ấy

Tức là vô nhân luận

Phá hoại nghĩa xiềng xích.

Như đèn bày các tướng

Xiềng xích hiện cũng vậy

Ấy là lìa xiềng xích

Riêng lại có các tánh.

Không tánh không có sanh

Như tự tánh hư không

Nếu lìa các xiềng xích

Tuệ không chỗ phân biệt.

Lại có các vô sanh

Pháp Hiền Thánh sở đắc

Kia sanh mà vô sanh

Ấy là vô sanh nhẫn.

Nếu khiến các thế gian

Người quán sát xiềng xích

Tất cả lìa xiềng xích

Từ ấy được tam-muội.

Si ái các nghiệp thảy

Ấy là xiềng xích trong

Dùi, gỗ, đất, bánh xe

Chủng tử thảy bên ngoài.

Nếu khiến có tha tánh

Mà từ nhân duyên sanh

Kia không nghĩa xiềng xích

Ấy là chẳng thành tựu.

Nếu sanh không tự tánh

Kia lấy gì xiềng xích

Vì lần lượt sanh nhau

Nên biết nghĩa nhân duyên.

Pháp cứng ướt ấm động

Phàm phu sanh vọng tưởng

Lìa số không pháp khác

Ấy là nói không tánh.

Như thầy trị các bệnh

Không có bao nhiêu luận

Vì bệnh có sai biệt

Nên lập các thứ trị.

Ta vì chúng sanh kia

Phá hoại các phiền não

Biết căn kia hơn kém

Vì kia nói độ môn.

Phi gốc phiền não khác

Mà có các thứ pháp

Chỉ nói pháp Nhất thừa

Ấy tức là Đại thừa.

D4- CHỈ NHƯ LAI NÓI PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG VÔ THƯỜNG, CHẲNG ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO.

E1- HỎI NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP VÔ THƯỜNG LÀ TÀ HAY CHÁNH.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo đều khởi vọng tưởng vô thường. Thế Tôn cũng nói tất cả hạnh vô thường là pháp sanh diệt. Nghĩa này thế nào? Là tà hay chánh? Là có bao nhiêu thứ vô thường?

E2- BÀY NGOẠI ĐẠO VÔ THƯỜNG ĐỂ HIỂN CHÁNH PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG VÔ THƯỜNG.

G1- TỔNG BÀY BẢY THỨ VÔ THƯỜNG.

Phật bảo Đại Huệ: Tất cả ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải pháp của ta. Những gì là bảy? Kia có nói rằng “làm rồi mà bỏ”, ấy  gọi vô thường; có nói “hình xứ hoại’, ấy gọi vô thường; có nói tức sắc là vô thường; có nói trong khoảng giữa sắc chuyển biến, ấy là vô thường, không xen hở tự nó tan hoại như sự chuyển biến của sữa thành lạc, trong khoảng giữa không thể thấy, vô thường hủy hoại tất cả tánh chuyển; có nói tánh vô thường; có nói tánh không tánh vô thường; có nói tất cả pháp chẳng sanh vô thường vào tất cả pháp.

G2- TÁNH KHÔNG TÁNH VÔ THƯỜNG.

Đại Huệ! Tánh không tánh vô thường là, tứ đại và sở tạo tự tướng hoại, tứ đại tự tánh không thể được, chẳng sanh.

G3- TẤT CẢ PHÁP CHẲNG SANH VÔ THƯỜNG.

Kia chẳng sanh vô thường là, chẳng phải thường vô thường, tất cả pháp có không chẳng sanh, phân tích cho đến vi trần thì không thể thấy, ấy là nghĩa chẳng sanh. Phi sanh, ấy gọi là tướng chẳng sanh vô thường. Nếu chẳng giác được chỗ này thì rơi vào nghĩa sanh vô thường của tất cả ngoại đạo.

G4- TÁNH VÔ THƯỜNG.

Đại Huệ! Tánh vô thường ấy, là Tự tâm vọng tưởng chẳng phải tánh thường vô thường. Vì cớ sao? Vì vô thường tự tánh chẳng hoại. Đại Huệ! Đây là việc tất cả tánh không tánh vô thường. Trừ vô thường ra không có cái gì hay khiến tất cả pháp tánh không tánh, như gậy, gạch, đá hay phá hoại các vật.

Hiện thấy mỗi mỗi chẳng khác tánh ấy vô thường sự, chẳng phải tác, sở tác có sai biệt, đây là vô thường, đây là sự. Tác và sở tác không khác là, tất cả tánh thường, không nhân tánh. Đại Huệ! Tất cả tánh không tánh có nhân, chẳng phải chỗ biết của phàm ngu.

Chẳng phải nhân chẳng tương tợ sự sanh. Nếu sanh, tất cả pháp thảy đều vô thường. Là chẳng tương tợ sự thì tác và sở tác không có sai khác, mà thảy thấy có khác. Nếu tánh vô thường, rơi vào tác nhân tánh tướng. Nếu rơi thì tất cả tánh chẳng cứu kính. Tất cả tánh tác nhân tướng rơi thì, tự vô thường nên vô thường. Vì vô thường là vô thường nên tất cả tánh chẳng vô thường ưng là thường.

Nếu vô thường vào tất cả tánh, ưng rơi vào ba đời. Sắc quá khứ kia cùng cái hoại chung thì, vị lai chẳng sanh, vì sắc chẳng sanh, sắc hiện tại cùng tướng hoại chung. Sắc là tứ đại nhóm họp sai biệt. Tứ đại và tạo sắc tự tánh chẳng hoại, vì lìa khác và chẳng khác. Tất cả ngoại đạo chấp tất cả tứ đại chẳng hoại. Tất cả tứ đại và tạo sắc ở trong ba cõi tại sở tri thì có sanh diệt. Lìa tứ đại tạo sắc, tất cả ngoại đạo nơi chỗ nào suy nghĩ tánh vô thường? Tứ đại chẳng sanh, vì tự tánh tướng chẳng hoại.

G5- TẠO RỒI MÀ BỎ VÔ THƯỜNG.

Lìa mới tạo vô thường là, chẳng phải tứ đại lại có tứ đại khác. Vì mỗi mỗi tướng khác, tự tướng chẳng phải sai biệt có thể được. Kia không sai biệt, đây thảy chẳng lẫn tạo. Hai phương tiện chẳng làm, nên biết là vô thường.

G6- HÌNH XỨ HOẠI VÔ THƯỜNG.

Hình xứ kia hoại vô thường là, tứ đại và tạo sắc chẳng hoại, đến tột chẳng hoại. Đại Huệ! Tột là, phân tích cho đến vi trần quán sát hoại, tứ đại và tạo sắc hình xứ khác, thấy dài ngắn không thể được chẳng phải tứ đại. Tứ đại chẳng hoại, hiện hình xứ hoại, rơi vào số luận.

G7- SẮC TỨC VÔ THƯỜNG.

Sắc tức vô thường là, sắc tức là vô thường. Kia là hình xứ vô thường, chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải số ngôn thuyết của thế tục. Ngôn thuyết của thế tục không phải tánh, ắt rơi vào thế luận. Thấy tất cả tánh chỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh.

G8- SẮC CHUYỂN BIẾN TRUNG GIAN VÔ THƯỜNG.

Chuyển  biến  vô thường là, sắc khác tánh hiện chẳng phải tứ đại. Như vàng làm các món đồ trang sức chuyển biến hiện ra, chẳng phải tánh vàng hoại, chỉ những món đồ trang sức bị hoại. Như thế, các tánh chuyển biến v.v… cũng như vậy.

G9- KẾT BẢY THỨ VÔ THƯỜNG VỌNG CHẤP.

Như thế thảy, các thứ ngoại đạo chấp vô thường, vọng tưởng khi lửa đốt tứ đại, tự tướng chẳng đốt. Mỗi mỗi tự tướng tướng hoại thì tứ đại tạo sắc ưng đoạn.

G10- CHỈ NHƯ LAI NÓI RA PHI THƯỜNG PHI VÔ THƯỜNG, ĐỂ HIỂN TỰ TÂM HIỆN LƯỢNG.

Đại Huệ! Pháp duyên khởi của ta phi thường phi vô thường.  Vì cớ sao? Vì ngoại tánh không quyết định, chỉ nói ba cõi duy tâm, chẳng nói các thứ tướng có sanh có diệt. Tứ đại hội hiệp sai biệt, tứ đại và tạo sắc, nên vọng tưởng hai thứ năng nhiếp sở nhiếp. Biết hai thứ vọng tưởng, lìa hai thứ chấp ngoại tánh không tánh, giác Tự tâm hiện lượng. Vọng tưởng là, tư tưởng tác hành sanh, chẳng phải chẳng tác hành. Lìa tâm vọng tưởng tánh không tánh thì thế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng tất cả pháp phi thường phi vô thường… Chẳng giác Tự tâm hiện lượng rơi vào hai bên ác kiến tiếp nối. Tất cả ngoại đạo chẳng giác vọng tưởng mình, phàm phu này không có căn bản. Nghĩa là thế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng nói từ vọng tưởng sanh, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu.

G11- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Xa lìa nơi mới tạo

Và cùng hình xứ khác

Tánh cùng sắc vô thường

Ngoại đạo ngu vọng tưởng.

Các tánh không có hoại

Đại đại tự tánh trụ

Ngoại đạo tưởng vô thường

Chìm tại các thứ chấp.

Các chúng ngoại đạo kia

Không hoặc sanh hoặc diệt

Đại đại tánh tự thường

Sao nói tưởng vô thường.

Tất cả duy tâm lượng

Hai thứ tâm lưu chuyển

Nhiếp thọ và sở nhiếp

Không có ngã ngã sở.

Phạm thiên là cội cây

Cành nhánh trải khắp giáp

Như thế ta nói ra

Chỉ là tâm lượng kia.

D5- CHỈ NHƯ LAI ĐỆ NHẤT NGHĨA CHÓNG TRỪ CÁC ĐỊA, RIÊNG HIỂN DUY TÂM.

E1- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI CHÁNH THỌ, TRƯỚC CHỈ HÀNH TƯỚNG THẤT BÁT ĐỊA.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tất cả Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác diệt chánh thọ (diệt tận định) thứ lớp tương tục. Nếu giỏi nơi tướng diệt chánh thọ thứ lớp tương tục, con và các Bồ-tát trọn chẳng vọng bỏ diệt chánh thọ lạc môn, chẳng rơi vào tất cả Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo, ngu si. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói. Phật bảo Đại Huệ: Đại Bồ-tát đệ lục địa và Thanh văn, Duyên giác nhập diệt chánh thọ; đại Bồ-tát đệ thất địa niệm niệm chánh thọ, lìa tất cả tướng tánh tự tánh chánh thọ, chẳng phải Thanh văn, Duyên giác. Thanh văn, Duyên giác rơi vào có hành giác, tướng năng nhiếp sở nhiếp diệt chánh thọ. Thế nên, Bồ-tát Thất địa phi niệm chánh thọ, được tất cả pháp tướng không sai biệt, chẳng phải được từng phần các thứ tướng tánh, giác tất cả pháp thiện chẳng thiện tánh tướng chánh thọ. Thế nên Bồ-tát Thất địa không thiện niệm chánh thọ. Đại Huệ! Bồ-tát Bát địa và Thanh văn, Duyên giác tâm ý ý thức tướng vọng tưởng diệt.

E2- CHỈ SƠ ĐỊA CHO ĐẾN THẤT ĐỊA, CÙNG NHỊ THỪA ĐỒNG KHÁC.

Đại Bồ-tát từ Sơ địa đến Thất địa quán tam giới lượng tâm ý ý thức, lìa ngã ngã sở, tự vọng tưởng tu, rơi vào ngoại tánh các thứ tướng. Ngu phu hai thứ tự tâm nhiếp sở nhiếp thảy không biết, chẳng giác vô thủy lỗi ác hư ngụy tập khí huân nên.

E3- CHỈ BÁT ĐỊA TAM-MUỘI GIÁC TRÌ.

Đại Huệ! Đại Bồ-tát Bát địa là Thanh văn, Duyên giác Niết-bàn. Bồ-tát là do tam-muội giác gia trì, nên tam-muội môn lạc chẳng vào Niết-bàn. Nếu chẳng gia trì thì Như Lai địa chẳng đầy đủ, vì ném bỏ tất cả việc hữu vi của chúng sanh, hạt giống Phật ắt phải đoạn. Chư Phật Thế Tôn vì chỉ vô lượng công đức bất khả tư nghì của Như Lai. Thanh văn, Duyên giác nơi tam-muội môn được vui, bị dẫn, nên khởi tưởng Niết-bàn.

E4- CHỈ THẤT BÁT ĐỊA XẢ LY TAM-MUỘI HIỆN TỰ TÂM LƯỢNG.

Đại Huệ! Ta phân bộ Thất địa khéo tu tướng tâm ý ý thức, khéo tu ngã ngã sở nhiếp thọ, nhân pháp vô ngã, tự tướng cộng tướng sanh diệt, khéo được tứ vô ngại, sức quyết định tam-muội môn địa thứ lớp tương tục, vào pháp đạo phẩm. Chẳng khiến đại Bồ-tát chẳng giác tự tướng cộng tướng, chẳng rành về Thất địa, rơi vào lối tà của ngoại đạo, cho nên lập địa thứ lớp. Đại Huệ! Kia thật không có hoặc sanh hoặc diệt, trừ Tự tâm hiện lượng, nên nói “địa thứ lớp tương tục và tam giới các thứ hạnh”, chỗ kẻ ngu không thể giác. Chỗ kẻ ngu không thể giác là, ta và chư Phật nói địa thứ lớp tương tục và nói tam giới các thứ hạnh.

Lại nữa, Đại Huệ! Thanh văn, Duyên giác Bồ-tát đệ bát địa diệt tam-muội môn lạc say bị say, chẳng rành Tự tâm hiện lượng, bị tập khí tự tướng cộng tướng làm chướng, rơi vào nhân pháp vô ngã, kiến chấp pháp nhiếp thọ, vọng tưởng khởi tưởng Niết-bàn, chẳng phải trí tuệ giác tịch diệt. Đại Huệ! Bồ-tát thấy diệt tam-muội môn lạc, bản nguyện thương xót, đại bi thành tựu, biết phân biệt mười câu vô tận, chẳng vọng tưởng khởi tưởng Niết-bàn. Kia đã Niết-bàn, vì vọng tưởng chẳng sanh, lìa vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp. Giác rõ Tự tâm hiện lượng thì tất cả các pháp vọng tưởng chẳng sanh, chẳng rơi vào ngoài tâm ý ý thức chấp trước vọng tưởng tướng tánh tự tánh, chẳng phải Phật pháp nhân chẳng sanh, tùy trí tuệ sanh được Như Lai tự giác địa.

Như người trong mộng dùng phương tiện qua sông, khi chưa qua đã thức, thức rồi suy nghĩ là chánh hay là tà? Chẳng phải chánh chẳng phải tà? Các cái thấy nghe hiểu biết từ vô thủy nhân tưởng các thứ tập khí, các thứ hình xứ rơi trong tưởng có không nên tâm ý ý thức mộng hiện.

Đại Huệ! Như thế đại Bồ-tát nơi đệ Bát địa Bồ-tát thấy chỗ vọng tưởng sanh. Từ Sơ địa chuyển tiến đến đệ Thất địa thấy tất cả pháp phương tiện như huyễn v.v… độ tâm hạnh vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp rồi, khởi Phật pháp phương tiện, người chưa được khiến được. Đại Huệ! Đây là Bồ-tát Niết-bàn phương tiện chẳng hoại, lìa tâm ý ý thức được vô sanh pháp nhẫn. Đại Huệ! Đối với đệ nhất nghĩa không có thứ lớp tương tục, nói pháp không thật có vọng tưởng tịch diệt.

E5- CHỈ DUY TÂM XOAY VỀ TRỪ CÁC ĐỊA.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tâm lượng không thật có

Đây trụ đến Phật địa

Khứ lai và hiện tại

Ba đời chư Phật nói

Tâm lượng địa đệ thất

Không thật có đệ bát

Hai địa tên là trụ

Phật địa tên tối thắng

Tự giác trí và tịnh

Đây tức là địa ta

Chỗ tự tại tối thắng

Thanh tịnh khéo trang nghiêm

Chiếu sáng như lửa mạnh

Ánh sáng soi khắp nơi.

Sáng lòa chẳng mờ mắt

Xoay vòng hóa ba cõi

Hiện tại hóa ba cõi

Hoặc có khi trước hóa

Nơi kia diễn nói thừa

Đều là Như Lai địa

Thập địa tức là sơ

Sơ tức là Bát địa

Đệ cửu tức là thất

Thất cũng lại là bát.

Đệ nhị là đệ tam

Đệ tứ là đệ ngũ

Đệ tam là đệ lục

Không có thứ lớp gì.

D6- CHỈ NHƯ LAI CHÁNH GIÁC THƯỜNG TRỤ

E1- CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG ĐỒNG LỖI TẠO TÁC.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác là thường hay vô thường? Phật bảo Đại Huệ: Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác chẳng phải thường chẳng phải vô thường. Nghĩa là cả hai đều có lỗi. Nếu thường thì có lỗi làm chủ, thường ấy tất cả ngoại đạo nói tác giả vì không có chỗ tác, thế nên Như Lai thường phi thường. Chẳng phải tác thường, vì có lỗi. Nếu Như Lai vô thường, có lỗi tác vô thường, sở tướng của ấm tướng thì không tánh, ấm hoại nên đoạn, mà Như Lai chẳng phải đoạn.

Đại Huệ! tất cả sở tác đều vô thường, như bình, y v.v… tất cả đều là lỗi vô thường thì Nhất thiết trí đầy đủ phương tiện ưng vô nghĩa, vì cho là sở tác. Thế thì, tất cả sở tác đều ưng là Như Lai. Vì không nhân tánh sai biệt. Thế nên, Đại Huệ! Như Lai phi thường phi vô thường.

E2- CHỈ CHÁNH GIÁC TRÍ VÔ GIÁN THƯỜNG BÀY HIỆN.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai chẳng phải như hư không thường. Như hư không thường thì mắc lỗi tự giác thánh trí đầy đủ phương tiện thành vô nghĩa. Đại Huệ! Thí như hư không phi thường phi vô thường, lìa thường lìa vô thường, một khác, chung chẳng chung. Thường vô thường đều lỗi nên không thể nói, vì thế Như Lai phi thường. Lại nữa, Đại Huệ! Nếu Như Lai vô sanh thường như sừng thỏ, sừng ngựa v.v… cho vô sanh thường thì phương tiện vô nghĩa. Bởi vô sanh thường là có lỗi nên Như Lai phi thường. Lại nữa, Đại Huệ! Còn có các việc khác biết Như Lai thường. Vì cớ sao? Vì đã được trí vô gián thường nên Như Lai thường.

E3- CHỈ NHƯ LAI TÁNH THƯỜNG BÌNH ĐẲNG.

Đại Huệ! Hoặc Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp quyết định trụ, Thanh văn, Duyên giác, chư Phật Như Lai vô gián trụ, chẳng trụ hư không, cũng chẳng phải chỗ hiểu biết của ngu phu. Đại Huệ! Như Lai đã được trí là do Bát-nhã huân, chẳng phải tâm ý ý thức các ấm giới nhập xứ huân. Đại Huệ! Tất cả ba cõi đều là vọng tưởng chẳng thật sanh, Như Lai chẳng từ tưởng hư vọng chẳng thật sanh. Đại Huệ! Do hai pháp nên có thường vô thường, chẳng phải chẳng hai, chẳng hai là lặng lẽ, vì tất cả pháp không hai tướng sanh.

Thế nên, Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác phi thường phi vô thường. Đại Huệ! Cho đến ngôn thuyết phân biệt sanh thì có lỗi thường vô thường. Phân biệt giác diệt thì lìa kiến chấp thường vô thường của ngu phu chẳng có tuệ tịch tĩnh, hằng lìa sự huân của thường vô thường, phi thường vô thường.

E4- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Chúng cụ (duyên hạnh) vô nghĩa là

Sanh lỗi thường vô thường

Nếu không phân biệt giác

Hằng lìa thường vô thường.

Từ kia lập nên tông

Ắt có các nghĩa tạp

Đẳng quán Tự tâm lượng

Ngôn thuyết không thể được.

D7- CHỈ CỘI GỐC SANH DIỆT ĐỂ HIỂN TÀNG THỨC TỨC NHƯ LAI TÀNG VỐN KHÔNG CẤU NHIỄM.

E1- ĐẠI HUỆ THỈNH HỎI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn lại vì con nói ấm giới nhập sanh diệt, kia không có ngã thì cái gì sanh cái gì diệt? Kẻ ngu phu y nơi sanh diệt chẳng giác khổ tận, chẳng biết Niết-bàn. Phật bảo: Lành thay! Lắng nghe! Sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo.

E2- CHỈ NHƯ LAI TÀNG THANH TỊNH KHÔNG NHƠ.

Phật bảo Đại Huệ: Như Lai tàng là nhân thiện bất thiện, hay khắp khởi tạo tác tất cả thú sanh, thí như con hát biến hiện các thú, lìa ngã ngã sở. Vì chẳng giác kia nên ba duyên hòa hợp phương tiện mà sanh. Ngoại đạo chẳng giác chấp là tác giả. Vì từ vô thủy ác tập hư ngụy huân tập nên gọi là tàng thức. Sanh vô minh trụ địa cùng thất thức chung, như thân biển sóng, sanh mãi chẳng dứt. Lìa lỗi vô thường, lìa ngã luận thì Tự tánh không nhơ cứu kính thanh tịnh.

E3- RIÊNG PHÀM NGU Y THỨC GIẢI THOÁT CHẲNG THẤY NHƯ LAI TÀNG TÁNH.

Kỳ dư các thức có sanh có diệt. Ý ý thức v.v… niệm niệm có thất thức, nhân vọng tưởng chẳng thật chấp các cảnh giới, các thứ hình xứ, chấp trước danh tướng. Chẳng giác sắc tướng Tự tâm hiện ra, chẳng giác khổ lạc, chẳng đến giải thoát, danh tướng các thứ trói buộc, tham sanh rồi sanh tham, hoặc nhân hoặc phan duyên, các thọ căn kia diệt, thứ lớp chẳng sanh. Còn Tự tâm vọng tưởng chẳng biết khổ vui, vào diệt thọ tưởng chánh thọ, đệ Tứ thiền.

Người khéo tu hành chân đế giải thoát, khởi tưởng giải thoát, chẳng lìa chẳng chuyển tên Như Lai tàng thức tàng thì thất thức lưu chuyển chẳng diệt. Vì cớ sao? Vì kia nhân phan duyên các thức sanh. Chẳng phải cảnh giới của Thanh văn Duyên giác tu hành. Chẳng giác vô ngã thì tự tướng cộng tướng nhiếp thọ, sanh ấm giới nhập. Thấy Như Lai tàng thì ngũ pháp, ba tự tánh, nhân pháp vô ngã ắt diệt.

E4- CHỈ NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC CHÓNG LÌA SANH DIỆT CHẲNG PHẢI NHỊ THỪA.

Địa thứ lớp tương tục chuyển tiến, các kiến chấp ngoại đạo không thể làm khuynh động, ấy gọi là trụ Bồ-tát Bất động địa (bát địa), được mười thứ tam-muội đạo môn lạc. Do tam-muội giác gia trì, quán sát Phật pháp bất tư nghì, tự nguyện chẳng thọ tam-muội môn lạc và thật tế, hướng đến tự giác thánh thú, chẳng chung chỗ tu hành với tất cả Thanh văn, Duyên giác và các ngoại đạo, được mười chủng tánh đạo Hiền Thánh và thân trí ý sanh, lìa tam-muội hạnh. Thế nên, Đại Huệ! Đại Bồ-tát muốn cầu thắng tiến phải sạch tên Như Lai tàng và Thức tàng.

Đại Huệ! Nếu không thức tàng gọi là Như Lai tàng, ắt không sanh diệt. Đại Huệ! Song các phàm Thánh thảy có sanh diệt. Người tu hành tự giác thánh thú hiện trụ pháp lạc, chẳng bỏ phương tiện. Đại Huệ! Như Lai tàng thức tàng này, tất cả Thanh văn, Duyên giác tâm tưởng thấy được, tuy Tự tánh thanh tịnh mà bị khách trần che đậy vẫn thấy chẳng tịnh chẳng phải chư Như Lai. Đại Huệ! Như Lai ấy, cảnh giới hiện tiền, như trong lòng bàn tay xem trái a-ma-lặc.

Đại Huệ! Ta nơi nghĩa này dùng thần lực dựng lập khiến phu nhân Thắng Man và chư Bồ-tát trí sáng đầy đủ v.v… tuyên dương diễn nói Như Lai tàng và tên Thức tàng, thất thức chung sanh. Thanh văn chấp trước thấy nhân pháp vô ngã, cho nên phu nhân Thắng Man nương oai thần Phật, nói cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnh giới Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo. Như Lai tàng và Thức tàng chỉ là cảnh giới Phật và những Bồ-tát trí tuệ sắc bén y nơi nghĩa. Thế nên, ông và các vị đại Bồ-tát đối với Như Lai tàng thức tàng phải siêng tu học, chớ có chỉ nghe hiểu khởi tưởng biết đủ.

E5- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Như Lai tàng sâu kín

Mà cùng thất thức chung

Hai thứ nhiếp thọ sanh

Người trí ắt xa lìa.

Như gương tượng hiện tâm

Tập khí vô thủy huân

Người như thật quán sát

Các sự thảy vô sự

Như ngu thấy chỉ trăng

Xem tay chẳng thấy trăng

Người chấp trước danh tự

Chẳng thấy ngã chân thật.

Tâm là con hát giỏi

Ý như đánh đàn hay

Năm thức là bè bạn

Vọng tưởng, chúng xem hát.

C7- CHỈ TÁM THỨC NĂM PHÁP BA TỰ TÁNH HAI VÔ NGÃ CỨU KÍNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA.

D1- CHỈ NĂM PHÁP CHUYỂN BIẾN.

E1- BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP.

Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã, phân biệt cùng tột, con và các đại Bồ-tát khác đối tất cả địa thứ lớp tương tục, phân biệt pháp này vào tất cả Phật pháp, vào tất cả Phật pháp cho đến Như Lai tự giác địa. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã phân biệt rõ tướng, nghĩa là danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Nếu người tu hành tu vào Như Lai tự giác thánh thú, lìa kiến chấp đoạn thường có không v.v… Hiện pháp lạc chánh thọ trụ hiện ở trước. Đại Huệ! Chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã, Tự tâm hiện ngoại tánh, là phàm phu vọng tưởng chẳng phải chư Hiền Thánh.

E2- CHỈ DANH TƯỚNG THẢY DO VỌNG TƯỞNG.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế nào ngu phu vọng tưởng sanh, chẳng phải chư Thánh Hiền? Phật bảo Đại Huệ: Ngu phu chấp trước tục số danh tướng, tùy tâm trôi giạt. Trôi giạt rồi các thứ tướng mạo, rơi vào kiến chấp ngã ngã sở hi vọng. Chấp trước sắc đẹp, chấp trước rồi không biết che ngại nên sanh nhiễm trước. Nhiễm trước rồi, tham sân si sanh nghiệp chứa nhóm. Chứa nhóm rồi vọng tưởng tự trói, như tằm làm kén, rơi trong biển sanh tử, đồng hoang các cõi, như bánh xe nước. Bởi vì ngu si không thể biết tự tánh như huyễn, sóng nắng, trăng đáy nước, lìa ngã ngã sở, khởi tất cả vọng tưởng chẳng thật, lìa năng tướng sở tướng và sanh trụ diệt, từ Tự tâm vọng tưởng sanh, chẳng phải tự tại, thời tiết, vi trần, thắng diệu sanh. Phàm phu ngu si theo danh tướng trôi.

E3- CHUYỂN VỌNG TƯỞNG TỨC TRÍ, NHƯ.

Đại Huệ! Tướng kia là, chỗ soi của nhãn thức gọi là sắc, chỗ soi của nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý, ý thức gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là tướng. Đại Huệ! Vọng tưởng kia lập bày các danh, hiển hiện các tướng. Như đây chẳng khác tên voi ngựa xe bộ hành nam nữ v.v…, ấy gọi là vọng tưởng. Đại Huệ! Chánh trí là, biết danh tướng kia không thể được, ví như khách đi qua, các thức chẳng sanh, chẳng đoạn chẳng thường chẳng rơi vào chỗ tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát do chánh trí này chẳng lập danh tướng, chẳng phải không lập danh tướng, bỏ lìa hai kiến chấp dựng lập (có) và phỉ báng (không), biết danh tướng chẳng sanh, ấy gọi là như như. Đại Huệ! Đại Bồ-tát trụ như như ấy được cảnh giới không thật có, nên được Bồ-tát Hoan hỉ địa. Được Bồ-tát Hoan hỉ địa rồi, hằng lìa tất cả cõi ác ngoại đạo, chính trụ chỗ xuất thế gian, pháp tướng thành thục, phân biệt tất cả pháp huyễn v.v… tự giác pháp thú tướng rành rõ, lìa các vọng tưởng, thấy tánh tướng khác, thứ lớp đến Pháp vân địa (Thập địa). Ở trong khoảng giữa đó do sức tam-muội tự tại, thần thông mở tròn, được Như Lai địa rồi, các thứ biến hóa tròn chiếu thị hiện thành thục chúng sanh, như trăng đáy nước, khéo cùng tột đầy đủ mười câu vô tận, vì các thứ ý hiểu của chúng sanh phân biệt nói pháp, Pháp thân lìa ý làm ra, ấy gọi là Bồ-tát nhập như như mà được.

D2- CHỈ TẤT CẢ PHÁP THẢY VÀO NĂM PHÁP.

E1- CHỈ BA TỰ TÁNH VÀO NĂM PHÁP.

Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Tại sao Thế Tôn nói ba thứ tự tánh vào năm pháp, là mỗi cái có tự tánh riêng? Phật bảo Đại Huệ: Ba thứ tự tánh và tám thức, hai thứ vô ngã thảy vào năm pháp. Đại Huệ! Danh và tướng kia là vọng tưởng tự tánh. Đại Huệ! Nếu y vọng tưởng kia sanh tâm và tâm pháp (tâm sở), gọi đồng thời sanh, như mặt nhật và ánh sáng đồng, các thứ tướng mỗi thứ riêng phân biệt gìn giữ, ấy gọi là duyên khởi tự tánh. Đại Huệ! Chánh trí, như như vì không thể hoại nên gọi là thành tự tánh.

E2- CHỈ TÁM THỨC HAI VÔ NGÃ VÀO NĂM PHÁP.

Lại nữa, Đại Huệ! Tự tâm hiện vọng tưởng có tám thứ phân biệt. Nghĩa là tướng thức tàng, ý, ý thức và năm thức thân, tướng chẳng thật vì vọng tưởng. Ngã và ngã sở hai cái nhiếp thọ diệt thì hai vô ngã sanh. Thế nên, Đại Huệ! Năm pháp này Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Như Lai tự giác thánh trí, các địa tương tục thứ lớp, tất cả Phật pháp thảy vào trong ấy.

E3- CHỈ TẤT CẢ PHẬT PHÁP VÀO NĂM PHÁP.

Lại nữa, Đại Huệ! Năm pháp là tướng, danh, vọng tưởng, như như, chánh trí. Đại Huệ! Tướng là nếu ở chỗ hình tướng sắc tượng v.v… hiện, ấy gọi là tướng. Nếu kia có tướng như thế gọi là bình v.v… Tức cái này không phải cái khác, ấy nói là danh. Lập bày các danh, hiển hiện các tướng bình v.v… Nơi tâm tâm pháp, ấy gọi là vọng tưởng. Danh kia tướng kia cứu kính không thể được, trước sau không giác, nơi các pháp không triển chuyển, lìa vọng tưởng chẳng thật, ấy gọi là như như. Chân thật quyết định cứu kính tự tánh không thể được, kia là như tướng, ta tức chư Phật tùy thuận nhập xứ, khắp vì chúng sanh như thật diễn nói lập bày hiển thị, nơi kia tùy nhập chánh giác chẳng đoạn chẳng thường, vọng tưởng chẳng khởi, tùy thuận tướng tự giác thánh thú, mà tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác không đạt được, ấy gọi là chánh trí. Đại Huệ! Ấy gọi là năm pháp, ba thứ tự tánh, tám thức, hai thứ vô ngã, tất cả Phật pháp thảy vào trong ấy. Thế nên, Đại Huệ! Phải tự phương tiện học, cũng dạy người khác, chớ theo nơi nào.

E4- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Năm pháp ba tự tánh

Và cùng tám thứ thức

Hai thứ không có ngã

Thảy nhiếp thuộc Đại thừa

Danh tướng hư vọng tưởng

Tự tánh hai thứ tướng

Chánh trí và như như

Ấy tức là thành tướng.

C8- CHỈ PHÁP THÂN BA ĐỜI NHƯ LAI QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN, CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA, TRƯỚC SAU KHÔNG LỖI THANH TỊNH VÔ LẬU.

D1- CHỈ PHÁP THÂN TỰ THÔNG QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN.

E1- THƯA THỈNH VỀ CHƯ PHẬT CÓ HẰNG SA DIỆU NGHĨA.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói “quá khứ chư Phật như hằng hà sa, vị lai hiện tại cũng lại như thế”. Thế nào Thế Tôn là như nói mà tín thọ hay lại có nghĩa khác? Cúi xin Như Lai thương xót giải nói.

E2- CHỈ CHƯ PHẬT TỰ THÔNG QUÁ CHỖ NGHĨ THẾ GIAN, KHÔNG THỂ NÓI THÍ DỤ.

Phật bảo Đại Huệ: Chớ như nói mà tín thọ, số lượng chư Phật ba đời chẳng phải như hằng hà sa. Vì cớ sao? Vì quá chỗ nghĩ của thế gian, chẳng phải thí dụ và sở thí dụ, do phàm ngu chấp thường, ngoại đạo vọng tưởng nuôi lớn ác kiến sanh tử không cùng, muốn khiến nhàm lìa vòng sanh tử, chuyên cần thắng tiến, nên vì họ nói chư Phật dễ thấy, chẳng phải như hoa ưu-đàm-bát khó được thấy. Dứt phương tiện cầu, có khi lại xem các người thọ hóa khởi nói thế này, Phật khó được gặp như hoa ưu-đàm-bát. Hoa ưu-đàm-bát không ai đã thấy, hiện thấy, sẽ thấy. Như Lai thế gian thảy thấy, vì chẳng do kiến lập tự thông nói rằng Như Lai ra đời như hoa ưu-đàm-bát. Đại Huệ! Tự kiến lập tự thông quá chỗ nghĩ của thế gian, các phàm ngu kia không thể tin. Cảnh giới tự giác thánh trí, không cùng cái gì thí dụ được. Chân thật Như Lai quá tướng tâm ý ý thức được thấy, không thể làm thí dụ. Đại Huệ! Song ta nói thí dụ Phật như hằng hà sa không có lỗi lầm.

E3- DỤ NHƯ LAI PHÁP THÂN BẢN TỊCH.

Đại Huệ! Thí như cát sông Hằng tất cả cá, trạnh, thân thu, ma-ha, sư tử, voi, ngựa, người, thú giẫm đạp, cát chẳng nghĩ rằng kia não loạn ta mà sanh vọng tưởng, Tự tánh thanh tịnh không các nhơ nhớp. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác tự giác thánh trí là sông Hằng, đại lực thần thông tự tại v.v… là cát. Tất cả ngoại đạo các người thú v.v… tất cả não loạn, Như Lai chẳng nghĩ mà sanh vọng tưởng. Như Lai lặng lẽ không có niệm tưởng. Như Lai bản nguyện lấy cái vui tam-muội vì an chúng sanh, không có não loạn, ví như cát sông Hằng đồng không có khác, lại vì đoạn tham sân.

E4- DỤ PHÁP THÂN CHẲNG DIỆT.

Thí như cát sông Hằng là Tự tánh của đất này, khi kiếp tận lửa cháy, cháy tất cả đất, mà địa đại kia chẳng bỏ Tự tánh, vì cùng hỏa đại đồng sanh. Còn ngoài ra kẻ ngu khởi tưởng đất bị cháy, mà đất chẳng bị cháy, vì là nhân của lửa. Như thế, Đại Huệ! Như Lai Pháp thân như cát sông Hằng chẳng hoại.

E5- DỤ PHÁP THÂN KHẮP TẤT CẢ CHỖ KHÔNG CÓ CHỌN LỰA.

Đại Huệ! Thí như cát sông Hằng không có hạn lượng, Như Lai quang minh cũng lại như thế, không có hạn lượng, vì thành thục chúng sanh khắp soi tất cả chư Phật đại chúng. Đại Huệ! Thí như cát sông Hằng riêng cầu cát khác hằng không thể được. Như thế, Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác không sanh tử sanh diệt, vì có nhân duyên đoạn vậy.

E6- DỤ PHÁP THÂN ĐỐI HIỆN KHÔNG CÓ TĂNG GIẢM.

Đại Huệ! Thí như cát sông Hằng thêm bớt không thể biết. Như thế, Đại Huệ! Như Lai trí tuệ thành thục cho chúng sanh chẳng thêm chẳng bớt, vì chẳng phải thân pháp. Thân pháp là có hoại. Như Lai Pháp thân chẳng phải thân pháp.

E7- DỤ NHƯ LAI BI NGUYỆN ĐỒNG VỚI PHÁP GIỚI.

Như ép cát sông Hằng không thể được dầu. Như thế, tất cả chúng sanh tột khổ ép ngặt Như Lai. Cho đến chúng sanh chưa được Niết-bàn, chẳng bỏ pháp giới, tự tam-muội nguyện lạc vì do đại bi.

E8- DỤ NHƯ LAI PHÁP THÂN TÙY THUẬN NIẾT-BÀN.

Đại Huệ! Thí như cát sông Hằng theo nước mà trôi, chẳng phải không nước. Như thế, Đại Huệ! Như Lai nói ra tất cả các pháp theo dòng Niết-bàn. Thế nên nói như cát sông Hằng. Như Lai chẳng theo các dòng (khứ) di chuyển, vì đi là nghĩa hoại. Đại Huệ! Sanh tử bản tế không thể biết, vì không biết làm sao nói đi? Đại Huệ! Đi đó là nghĩa đoạn mà kẻ ngu chẳng biết.

E9- CHỈ SANH TỬ GIẢI THOÁT BẢN TẾ VÔ BIÊN.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu chúng sanh sanh tử bản tế không thể biết, làm sao giải thoát có thể biết? Phật bảo Đại Huệ: Nhân tập khí vọng tưởng lỗi ác hư ngụy từ vô thủy diệt, Tự tâm hiện biết nghĩa bên ngoài, vọng tưởng thân chuyển mà giải thoát chẳng diệt. Thế nên vô biên chẳng phải hoàn toàn không có. Vì vọng tưởng kia khởi vô biên v.v… tên khác. Quán sát trong ngoài lìa nơi vọng tưởng, không có chúng sanh khác, trí và sở tri tất cả các pháp thảy đều tịch tĩnh. Chẳng biết Tự tâm hiện vọng tưởng nên vọng tưởng sanh, nếu biết thì diệt.

E10- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói  kệ:

Quán sát các Đạo sư

Ví như cát sông Hằng

Chẳng hoại cũng chẳng đi

Cũng lại chẳng cứu kính.

Ấy tức là bình đẳng

Quán sát chư Như Lai

Ví như cát sông Hằng v.v…

Thảy lìa tất cả lỗi.

Theo dòng mà tánh thường

Ấy là Phật chánh giác.

D2- CHỈ PHÁP THÂN VÔ LẬU, CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA.

E1- CHỈ CÁC PHÁP SÁT-NA

G1- SẮP CHỈ SÁT-NA PHI NGHĨA SÁT-NA, TRƯỚC BÀY CÁC PHÁP.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng hoại của tất cả các pháp sát-na? Thế Tôn! Thế nào tất cả pháp sát-na? Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Phật bảo Đại Huệ: Tất cả pháp ấy, nghĩa là lành, chẳng lành, vô ký, hữu vi, vô vi, thế gian, xuất thế gian, có tội, không tội, hữu lậu, vô lậu, thọ, chẳng thọ.

Đại Huệ! Lược nói tâm ý ý thức và tập khí, ấy là nhân năm thọ ấm, tâm ý ý thức tập khí ấy nuôi lớn, phàm ngu lành chẳng lành vọng tưởng.

Đại Huệ! Tu tam-muội lạc, tam-muội chánh thọ, hiện pháp lạc trụ gọi là Hiền Thánh thiện vô lậu.

G2- CHỈ NGHĨA SÁT-NA.

Đại Huệ! Lành chẳng lành là, tám thức. Những gì là tám? Nghĩa là Như Lai tàng tên Tàng thức, tâm ý ý thức và năm thức thân, chẳng phải chỗ ngoại đạo nói. Đại Huệ! Năm thức thân cùng tâm ý ý thức chung. Tướng lành chẳng lành lần lượt biến hoại. Về tương tục lưu chú chẳng hoại thân sanh, cũng sanh cũng diệt. Chẳng giác Tự tâm hiện, thứ lớp diệt, các thức khác sanh. Hình tướng sai biệt nhiếp thọ ý thức cùng năm thức chung tương ưng sanh. Thời gian sát-na chẳng dừng gọi là sát-na.

E2- CHỈ TẬP KHÍ VÔ LẬU CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA.

G1- CHỈ SÁT-NA CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA.

Đại Huệ! Sát-na ấy gọi thức tàng Như Lai tàng thức cùng ý chung sanh là tập khí sát-na, còn tập khí vô lậu chẳng phải nghĩa sát-na, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu. Vì chấp trước sát-na luận nên chẳng giác tất cả pháp sát-na phi sát-na, rồi khởi đoạn kiến hoại pháp vô vi.

G2- CHỈ NHƯ LAI TÀNG CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA.

Đại Huệ! Thất  thức  chẳng  lưu  chuyển, chẳng chịu khổ vui, chẳng phải nhân Niết-bàn. Đại Huệ! Như Lai tàng chịu khổ vui cùng nhân chung hoặc sanh hoặc diệt. Bị tứ trụ địa và vô minh trụ địa làm say, phàm ngu bất giác chấp sát-na nên vọng tưởng huân tâm.

Lại nữa, Đại Huệ! Như kim cương, xá-lợi Phật được tánh kỳ đặc trọn không thể làm tổn hoại. Đại Huệ! Nếu được vô gián mà có sát-na thì thánh nên không phải thánh. Song thánh chưa từng chẳng phải thánh, như kim cương tuy trải nhiều kiếp số mà cân lượng chẳng giảm. Tại sao phàm ngu chẳng rõ lời nói ẩn khuất của ta, đối tất cả pháp trong ngoài khởi tưởng sát-na?

G3- CHỈ THẾ GIAN XUẤT THẾ GIAN BA-LA-MẬT CHẲNG LÌA SÁT-NA.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói sáu ba-la-mật đầy đủ được thành chánh giác, những gì là sáu? Phật bảo Đại Huệ: Ba-la-mật có ba thứ phân biệt: thế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng. Đại Huệ! Thế gian ba-la-mật là, ngã và ngã sở nhiếp thọ chấp trước, nhiếp thọ hai bên, là chỗ các thứ thọ sanh, ưa sắc thanh hương vị xúc, nên đầy đủ bố thí ba-la-mật, giới, nhẫn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cũng như thế, phàm phu thần thông và sanh Phạm thiên.

Đại Huệ! Xuất thế gian ba-la-mật là, Thanh văn, Duyên giác rơi vào nhiếp thọ Niết-bàn, hành sáu ba-la-mật thích tự mình được vui Niết-bàn.

G4- CHỈ XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG BA-LA-MẬT CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA.

Xuất thế gian thượng thượng ba-la-mật là, vì giác Tự tâm hiện vọng tưởng lượng nhiếp thọ và Tự tâm là hai, nên chẳng sanh vọng tưởng. Đối các thú không có phần nhiếp thọ, Tự tâm sắc tướng không chấp trước, vì an lạc tất cả chúng sanh khởi Bố thí ba-la-mật. Khởi phương tiện thượng thượng nơi duyên vọng tưởng kia chẳng sanh là giới, ấy là Trì giới ba-la-mật. Tức nơi vọng tưởng kia chẳng sanh là nhẫn, biết năng nhiếp sở nhiếp ấy là Nhẫn nhục ba-la-mật. Đầu hôm giữa đêm và khuya siêng năng phương tiện tùy thuận tu hành phương tiện vọng tưởng chẳng sanh, ấy là Tinh tấn ba-la-mật. Vọng tưởng diệt hết chẳng rơi vào nhiếp thọ Niết-bàn của Thanh văn, ấy là Thiền định ba-la-mật. Tự tâm vọng tưởng chẳng phải tánh, trí tuệ quán sát chẳng kẹt hai bên, thân trước càng thù thắng không thể hoại, được tự giác thánh thú, ấy là Bát-nhã (trí tuệ) ba-la-mật.

G5- TỔNG KẾT SÁT-NA PHI SÁT-NA BÌNH ĐẲNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Không vô thường sát-na

Kẻ ngu vọng tưởng tạo

Như sông, đèn, hạt giống

Mà khởi tưởng sát-na.

Sát-na dứt phiền loạn

Lặng lẽ lìa sở tác

Tất cả pháp chẳng sanh

Ta nói nghĩa sát-na.

Vật sanh thì có diệt

Chẳng vì kẻ ngu nói

Vô gián tương tục tánh

Chỗ huân của vọng tưởng.

Vô minh làm nhân kia

Tâm ắt từ kia sanh

Cho đến sắc chưa sanh

Trung gian có phần gì?

Tương tục thứ lớp diệt

Các tâm theo kia sanh

Khi chẳng trụ nơi sắc

Duyên chỗ nào mà sanh?

Vì từ kia nên sanh

Không như thật nhân sanh

Tại sao không chỗ thành

Mà biết sát-na hoại?

Người tu được chánh định

Kim cương, xá-lợi Phật

Cung điện Quang Âm thiên

Thế gian việc chẳng hoại

Trụ nơi chánh pháp được

Như Lai trí đầy đủ

Tỳ-kheo được bình đẳng

Làm sao thấy sát-na?

Càn-thát-bà huyễn thảy

Sắc không có sát-na

Nơi sắc thảy chẳng thật

Xem đó dường chân thật.

D3- CHỈ PHÁP THÂN CHÂN PHẬT BÌNH ĐẲNG BẢN TẾ PHÁ NGHI LÌA LỖI.

E1- ĐẠI HUỆ THƯA THỈNH VỀ SÁU CHỖ NGHI.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn thọ ký cho A-la-hán được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cùng chư Bồ-tát đồng không sai biệt? Tất cả pháp chúng sanh không đến Niết-bàn, ai đến Phật đạo? Từ khi mới được thành Phật cho đến vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữa ấy không nói một chữ, cũng không có đối đáp? Vì Như Lai thường định, cũng không suy nghĩ, không xét nét, do Hóa Phật hóa làm Phật sự? Cớ sao nói tướng thức sát-na lần lượt hoại? Kim cang lực sĩ thường theo hộ vệ, tại sao chẳng chỉ thẳng bản tế, mà hiện ma, ma nghiệp, quả báo ác nghiệp, Chiên-giá-ma-nạp, cô gái Tôn-đà-lợi, không bát mà về, ác nghiệp chướng hiện? Tại sao Như Lai được Nhất thiết chủng trí, mà chẳng lìa các lỗi ấy?

E2- TRỪ NGHI THỌ KÝ A-LA-HÁN.

Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Lành thay, Thế Tôn! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Vì Vô dư Niết-bàn nói dẫn dụ tiến lên hành hạnh Bồ-tát. Thế giới này và các thế giới khác những người tu Bồ-tát hạnh ưa Niết-bàn của Thanh văn thừa, vì khiến lìa Thanh văn thừa tiến đến Đại thừa, nên Hóa Phật thọ ký cho Thanh văn, chẳng phải Pháp Phật. Đại Huệ! Nhân đó nên thọ ký các Thanh văn cùng Bồ-tát không khác. Đại Huệ! Chẳng khác ấy, Thanh văn, Duyên giác chư Phật Như Lai phiền não chướng dứt, một vị giải thoát, chẳng phải trí chướng dứt. Đại Huệ! Trí chướng là thấy pháp vô ngã, thù thắng thanh tịnh. Phiền não chướng là trước tập thấy nhân vô ngã dứt, thất thức diệt, pháp chướng giải thoát, thức tàng tập khí cứu kính thanh tịnh.

E3- TRỪ NGHI CHẲNG NÓI MỘT CHỮ.

Vì bởi pháp bản trụ trước sau phi tánh.

E4- TRỪ NGHI KHÔNG SUY XÉT KHÔNG XÉT NÉT.

Vì bản nguyện vô tận Như Lai không nghĩ không xét, mà diễn nói pháp, vì chánh trí sở hóa, vì niệm chẳng vọng, nên không nghĩ không xét. Vì tứ trụ địa và vô minh trụ địa tập khí đã đoạn, hai thứ phiền não đoạn, lìa hai thứ tử, giác nhân pháp vô ngã và đoạn hai chướng.

E5- TRỪ NGHI CHÚNG SANH THÀNH PHẬT, THỨC SÁT-NA HOẠI.

Đại Huệ! Tâm ý ý thức nhãn thức v.v… có bảy là nhân tập khí sát-na, lìa phẩm thiện vô lậu, chẳng lại luân chuyển. Đại Huệ! Như Lai tàng là luân chuyển, là nhân khổ vui Niết-bàn, kẻ tuệ không, loạn ý và phàm phu ngu si không thể giác được.

E6- TRỪ NGHI KIM CANG HỘ VỆ VÀ TẤT CẢ NGHIỆP BÁO.

Đại Huệ! Kim cang lực sĩ theo hộ vệ ấy, là Hóa Phật, chẳng phải chân Như Lai. Đại Huệ! Chân Như Lai lìa tất cả căn lượng, tất cả căn lượng phàm phu, Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo thảy đều diệt, được hiện pháp lạc, vì trụ vô gián pháp trí nhẫn, nên chẳng phải Kim cang lực sĩ hộ vệ. Tất cả Hóa Phật chẳng từ nghiệp sanh. Hóa Phật là, chẳng phải Phật chẳng lìa Phật. Nhân thợ gốm, bánh xe v.v… chúng sanh tạo ra hình tướng mà nói pháp, chẳng phải chỗ tự thông, nói cảnh giới tự giác.

Lại nữa, Đại Huệ! Kẻ ngu y thất thức thân diệt rồi khởi đoạn kiến, vì chẳng giác thức tàng khởi thường kiến, vì tự vọng tưởng nên chẳng biết bản tế, Tự vọng tưởng tuệ diệt nên được giải thoát. Vì tứ trụ địa, vô minh trụ địa tập khí đoạn hết nên tất cả lỗi đoạn.

E7- KỆ TỔNG ĐÁP.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tam thừa cũng phi thừa

Như Lai chẳng diệt mất

Tất cả Phật đã ghi

Nói lìa các lỗi ác.

Vì các trí vô gián

Và Vô dư Niết-bàn

Dẫn dụ các hạ liệt

Thế nên nói ẩn khuất.

Trí chư Phật đã khởi

Tức phân biệt nói đạo

Các thừa chẳng phải thừa

Kia ắt phi Niết-bàn.

Dục sắc hữu và kiến

Nói là tứ trụ địa

Chỗ khởi của ý thức

Nhà thức chỗ ý trụ.

Ý và nhãn thức thảy

Đoạn diệt nói vô thường

Hoặc khởi chấp Niết-bàn

Mà vì nói thường trụ.

D4- CHỈ NHƯ LAI CHÁNH NHÂN CHÁNH QUẢ CỨU KÍNH THANH TỊNH.

E1- ĐẠI HUỆ THỈNH HỎI TỘI PHƯỚC ĂN THỊT VÀ CHẲNG ĂN THỊT.

Bồ-tát Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật:

Chư Bồ-tát kia thảy

Chí cầu Phật đạo ấy

Rượu thịt cùng với hành

Ăn uống là thế nào?

Cúi mong Vô thượng tôn

Thương xót vì diễn nói.

Kẻ ngu chỗ tham đắm

Nhơ hôi không tốt đẹp

Chỗ ưa thịt cọp sói

Làm sao mà nên ăn?

Kẻ ăn sanh các lỗi

Chẳng ăn là phước lành

Cúi xin vì con nói

Tội phước ăn chẳng ăn.

E2- CHỈ ĂN THỊT NHIỀU LỖI.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Có vô lượng nhân duyên không nên ăn thịt. Song nay ta sẽ vì ông lược nói. Nghĩa là tất cả chúng sanh từ trước đến nay nhân duyên lần lượt thường làm lục thân, vì tưởng người thân không nên ăn thịt.

Thịt lừa, loa, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v… vì người hàng thịt bán lẫn lộn chẳng nên ăn thịt. Vì phần hơi chẳng sạch sanh trưởng, chẳng nên ăn thịt, vì chúng sanh ngửi mùi thảy sanh kinh sợ như chiên-đà-la và đàm-bà v.v… chó thấy oán ghét sợ hãi sủa vang, chẳng nên ăn thịt.

Lại, vì khiến người tu hành từ tâm chẳng sanh, chẳng nên ăn thịt. Vì kẻ phàm ngu tham đắm ăn đồ hôi hám bất tịnh, không được tiếng tốt, chẳng nên ăn thịt. Vì khiến chú thuật không thành tựu, chẳng nên ăn thịt. Vì người sát sanh thấy hình khởi thức đắm trước mùi vị, chẳng nên ăn thịt. Vì người ăn thịt kia chư thiên bỏ đi, không nên ăn thịt, vì khiến miệng hôi hám, không nên ăn thịt. Vì nhiều mộng dữ, không nên ăn thịt. Vì ở trong rừng vắng, cọp sói ngửi mùi, chẳng nên ăn thịt. Vì khiến ăn uống không tiết độ, không nên ăn thịt. Vì khiến người tu hành chẳng sanh nhàm lìa, không nên ăn thịt. Ta thường nói rằng: Phàm có ăn uống nên khởi tưởng như ăn thịt con, khởi tưởng như uống thuốc, không nên ăn thịt. Cho ăn thịt hẳn là vô lý vậy.

Lại nữa, Đại Huệ! Thuở xưa có ông vua tên Sư Tử Tô-đà-ta ăn các thứ thịt cho đến thịt người, thần dân chịu không nổi liền sắp mưu phản, dứt hết bổng lộc. Bởi ăn thịt có những lỗi như thế, chẳng nên ăn thịt.

Lại nữa, Đại Huệ! Các người sát sanh là vì tài lợi, kẻ hàng thịt sát sanh buôn bán, những chúng sanh ngu si ăn thịt kia lấy tiền làm lưới mà bắt các thứ thịt. Người sát sanh hoặc do tài vật, hoặc dùng câu lưới bắt những chúng sanh thủy lục không hành, các thứ giết hại đem bán cầu lợi. Đại Huệ! Cũng không có chẳng dạy chẳng cầu chẳng tưởng mà có thịt cá. Bởi những nghĩa ấy chẳng nên ăn thịt.

E3- CHỈ THẬT NGHĨA KINH NÀY TẤT CẢ THẢY DỨT.

Đại Huệ! Ta có khi nói ngăn năm thứ thịt, hoặc cấm mười thứ. Nay ở kinh này tất cả thứ, tất cả thời loại bỏ phương tiện, tất cả thảy đều dứt. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác còn không có ăn, huống là ăn thịt, cũng không dạy người. Bởi lòng đại bi đi trước nên xem tất cả chúng sanh ví như con một, thế nên chẳng cho được ăn thịt con.

E4- TỔNG KẾT CHỈ RÕ TU HÀNH LỖI LẦM.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Thảy từng làm thân thuộc

Thô nhơ lẫn bất tịnh

Do bất tịnh sanh trưởng

Nghe mùi thảy kinh sợ.

Tất cả thịt cùng hành

Và các thứ tỏi nén

Các thứ rượu buông lung

Tu hành thường xa lìa.

Cũng thường lìa dầu mè

Cùng các giường thủng lỗ

Bởi các trùng nhỏ kia

Ở trong rất sợ hãi.

Ăn uống sanh buông lung

Buông lung sanh vọng giác.

Từ giác sanh tham dục

Thế nên chẳng ưng ăn

Do ăn sanh tham dục

Tham khiến tâm say mê.

Say mê lớn ái dục

Sanh tử không giải thoát.

Vì lợi giết chúng sanh

Dùng của lưới các thịt

Cả hai đều ác nghiệp

Chết đọa ngục khiếu hô.

Nếu không dạy tưởng cầu

Ắt không ba tịnh nhục

Kia đâu không nhân có

Thế nên chẳng ưng ăn.

Các người tu hành kia

Do đó thảy xa lìa

Mười phương Phật Thế Tôn

Tất cả đều quở trách.

Lần lượt lại ăn nhau

Chết sanh loài hổ lang

Hôi nhơ đáng chán ghét

Chỗ sanh thường ngu si.

Nhiều đời làm Chiên-đà

Giống thợ săn Đàm-bà

Hoặc sanh Đà-di-ni

Và các dòng ăn thịt.

La-sát, mèo, chồn thảy

Khắp trong ấy sanh ra

Phược Tượng cùng Đại Vân

Ương-quật-lợi-ma-la

Và kinh Lăng-già này

Ta đều cấm ăn thịt.

Chư Phật và Bồ-tát

Thanh văn chỗ quở trách

Ăn rồi không hổ thẹn

Đời đời thường si tối.

Trước nói thấy, nghe, nghi

Đã dứt tất cả thịt

Vọng tưởng chẳng giác biết

Nên sanh chỗ ăn thịt.

Như lỗi tham dục kia

Chướng ngại giải thoát thánh

Rượu thịt hành tỏi nén

Thảy là chướng thánh đạo.

Chúng sanh đời vị lai

Nơi thịt ngu si nói

Rằng đây tịnh không tội

Phật cho chúng ta ăn.

Ăn tưởng như uống thuốc

Cũng như ăn thịt con

Biết đủ sanh nhàm lìa

Tu hành hạnh khất thực.

Người an trụ từ tâm

Ta nói thường chán lìa

Cọp sói các thú ác

Hằng nên cùng đi ở.

Nếu ăn các máu thịt

Chúng sanh ắt kinh sợ.

Thế nên người tu hành

Từ tâm chẳng ăn thịt

Ăn thịt không từ tuệ

Hằng trái chánh giải thoát

Và trái biểu tướng thánh

Thế nên chẳng ăn thịt.

Được sanh dòng Phạm chí

Và các chỗ tu hành

Nhà giàu sang trí tuệ

Đây do chẳng ăn thịt.

Nam mô Kinh Đại Thừa Kinh Lăng Già (3 lần)

HỒI HƯỚNG

Công đức tụng Kinh Đại thừa khôn tính kể

Thắng phước vô biên đồng hướng về,

Nguyện khắp pháp giới các chúng sanh,

Thảy đều thể nhập vô sanh nhẫn.

Nguyện tiêu ba chướng, sạch phiền não,

Nguyện được trí huệ thật sáng ngời,

Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ,

Đời đời thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện đem công đức tu hành này,

Chan rải mười phương khắp tất cả,

Hết thảy chúng con cùng các loài,

Đồng được lên ngôi Vô thượng giác.

PHỤC NGUYỆN

Cửa thiền thường nghiêm tịnh,

Toàn chúng mãi thuận hòa,

Phật huệ chiếu sáng ngời,

Mưa pháp hằng nhuần gội.

Phật tử lòng tin sâu,

Ruộng phước càng tăng trưởng.

Chúng sanh sống an lạc,

Vui hưởng cảnh thái bình.

Nơi nơi dứt đao binh,

Mỗi mỗi đều thành Phật.

Nam mô Mười phương Vô thượng Tam Bảo

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng ở khắp mười phương ba đời

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát trên hội Lăng Già

Nam mô Đại Bồ-tát Đại Huệ

Nam mô chư Thiên Long Bát bộ Hộ giáo Già lam Chư Tôn Bồ-tát

Xin thùy từ lân mẫn cảm ứng chứng minh cho đệ tử chúng con, chư Ni cùng Phật tử, và chư Thiên, Long, Quỷ, Thần, phi nhơn, tất cả chúng sanh có sắc không sắc, có hình không hình, có tưởng không tưởng, hiện vân tập tại đạo tràng.

Giờ này Khóa Lễ kính trì tụng Kinh Đại Thừa Lăng Già Kinh của chúng con đã hoàn mãn.

Ngưỡng nguyện chúng con nương nhờ công đức này mà nghiệp chướng từ vô thủy được tận trừ, từ nay phúc đức trí huệ ngày càng tăng trưởng, thân an tâm lạc, nạn chướng tiêu trừ, tâm bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền, lòng tin Tam Bảo ngày càng sâu, tình thương đối với chúng sanh ngày càng rộng lớn, đời đời kiếp kiếp đầy đủ trí huệ sáng suốt, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ, vĩnh viễn chẳng rơi ác đạo, thường sanh vào cõi lành, hưởng phước báo trời người thù thắng, gặp Phật pháp, được Tam Bảo gia hộ, theo chư Phật, chư đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư tôn hộ pháp, như pháp tiếp tục tu hành và giáo hóa chúng sanh cho đến ngày viên mãn Phật quả.

Nguyện đem công đức này hồi hướng cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nội ngoại hai bên của chúng con, và những hương linh vong linh hữu tình, chiến sĩ trận vong, oan hồn uổng tử, thập loại cô hồn, đồng bào tử nạn, thai nhi sản nạn, oan gia trái chủ, và những chúng sanh hiện đang đọa lạc nơi ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Và chư vị hương linh Phật tử……

Cầu nguyện chư vị nương nhờ công đức hồi hướng này mà nghiệp chướng từ vô thủy được tận trừ, từ nay phước đức trí huệ ngày càng tăng trưởng, biết quy hướng Tam Bảo, hướng thiện tu hành, giải mở oan kết, đời đời kiếp kiếp đầy đủ trí huệ sáng suốt, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ, vĩnh viễn chẳng rơi ác đạo, thường sanh vào cõi lành, hưởng phước báo trời người thù thắng, gặp Phật pháp, được Tam Bảo gia hộ, theo chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Tôn Hộ Pháp, như pháp tu hành cho đến ngày viên mãn Phật quả.

Chúng con cũng nguyện đem công đức này hồi hướng cầu nguyện cho chư vị Phật tử…….

Cầu nguyện chư vị nương nhờ công đức hồi hướng này mà nghiệp chướng từ vô thủy được tận trừ, từ nay phước đức trí huệ ngày càng tăng trưởng, thân an tâm lạc, nạn chướng tiêu trừ, tâm Bồ-đề kiên cố, chí tu học vững bền, lòng tin Tam Bảo ngày càng sâu, tình thường đối với chúng sanh ngày càng rộng lớn, đời đời kiếp kiếp đầy đủ trí huệ sáng suốt, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ, vĩnh viễn chẳng rơi ác đạo, thường sanh vào cõi lành, hưởng phước báo trời người thù thắng, gặp Phật pháp, được Tam Bảo gia hộ, theo chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Tôn Hộ Pháp, như pháp tiếp tục tu hành và hộ trì chánh pháp cho đến ngày viên mãn Phật quả.

Khắp nguyện phước ban tất cả, đức độ quần sanh, kẻ mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sanh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (chúng đồng niệm)

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tì, a di rị đa tất đam bà tì. A di rị đa tì ca lan đế. A di rị đa tì ca lan đa, dà di nị, dà dà na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (7 lần)

LỄ TAM BẢO

Chí tâm đảnh lễ:

Nam mô Mười phương Vô thượng Tam bảo (3 lễ)

Nam mô Bụt Cổ Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni (3 lễ)

Nam mô Xá lợi Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni (3 lễ)

Nam mô chư Phật, chư Đại Bồ-tát trên Hội Lăng Già (3 lễ)

Nam mô Đại Bồ-tát Đại Huệ (3 lễ)

Nam mô Tôn giả Sivali (3 lễ)

THỈNH BỔN SƯ GIA HỘ

Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni

Ngưỡng kính bạch Đức Thế Tôn! Chúng con thành tâm đảnh lễ Ngài.

Ngưỡng kính bạch Ngài! Tất cả những tội lỗi mà chúng con đã lỡ gây tạo từ thân, miệng, ý, chúng con vô cùng hổ thẹn, thành tâm sám hối. Ngưỡng nguyện Đức Thế Tôn thùy từ lân mẫn tha thứ cho chúng con.

Ngưỡng kính bạch Ngài! Tất cả những việc phước đức và công đức mà chúng con đã làm, ngưỡng nguyện Ngài chứng minh, gia hộ. Tất cả những việc phước đức và công đức mà Ngài đã làm, xin ban cho chúng con. Lành thay, lành thay! Chúng con vô cùng hoan hỷ thọ lãnh ân đức ấy.

Ngưỡng kính bạch Đức Thế Tôn!

Tất cả những việc phước đức và công đức mà chúng con đã làm hôm nay, chúng con xin thành tâm cúng dường lên Ba mươi ba vị Trời Đế Thích, bốn vị Hộ thế Thiên Vương, chư vị Long Vương, chư vị Diêm Vương, chư vị Thiên thần trong đạo tràng này, chư vị Thiên thần trong cõi đời này.

Ngưỡng nguyện quý Ngài phước lực ngày càng tăng trưởng, tín lực ngày càng kiên cố, thần lực ngày càng dõng mãnh. Quý Ngài mãi mãi hộ trì Tam Bảo, hộ trì Chánh pháp, hộ trì chúng con, hộ trì tất cả chúng sanh trong cõi đời này đều được an vui, hạnh phúc.

Ngưỡng nguyện quý Ngài từ bi lân mẫn tiếp thọ cho chúng con được ân triêm công đức.

Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni

TÁN HỘ PHÁP

Trời, A-tu-la, Dạ-xoa thảy

Đến nghe pháp đó nên chí tâm

Ủng hộ Phật pháp mãi thường còn

Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.

Bao nhiêu người nghe đến chốn này,

Hoặc trên đất liền, hoặc hư không,

Thường đối người đời sanh từ tâm,

Ngày đêm tự mình nương pháp ở.

Nguyện các thế giới thường an ổn,

Phước trí vô biên lợi quần sanh.

Bao nhiêu tội nghiệp thảy đều trừ,

Xa lìa các khổ về viên tịch.

Hằng dùng giới hương thoa vóc sáng,

Thường gìn định phục để giúp thân,

Hoa mầu Bồ-đề khắp trang nghiêm,

Tùy theo chỗ ở thường an lạc.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Chư Thiên Long Bát bộ Hộ giáo Già lam Chư Tôn Bồ-tát (3 lễ)

NGUYỆN KIẾT TƯỜNG

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời đều an lành,

Tất cả thời gian an lành cả,

Nguyện chư Thượng Sư thường nhiếp thọ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời đều an lành,

Tất cả thời gian an lành cả,

Nguyện trên Tam Bảo thường nhiếp thọ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời đều an lành,

Tất cả thời gian an lành cả,

Nguyện chư Hộ pháp thường ủng hộ.

Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ-tát Ma-ha-tát (3 lần)

———–(Hoàn Mãn)———-


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.