(Kinh Đại Bát nhã hội 2 ghi: phẩm Chúng Đức Tướng thứ 76)
Kinh: Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa, không có thật sự, không có tính sở hữu, tự tướng không, thời làm sao phân biệt ấy là pháp lành, là pháp chẳng lành, là pháp thế gian, là pháp xuất thế gian, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu, là pháp hữu vi, là pháp vô vi, là pháp có thể được quả Tu đà hoàn cho đến quả A la hán, là pháp có thể được đạo Bích chi Phật, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Tu Bồ Đề: Người phàm phu ngu si thấy có mộng, thấy người có mông, cho đến thấy hóa, thấy có người thấy hóa mà khởi lên nghiệp thân, miệng, ý thiện, bất thiện, vô ký; khởi lên phước nghiệp, tội nghiệp, bất động nghiệp. Bồ Tát ấy hành Bát nhã ba la mật trú trong hai không là rốt ráo không và vô thỉ không.
Vì chúng sinh thuyết pháp rằng: Này các chúng sinh, sắc ấy không, không có sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức ấy không, không có sở hữu; mười hai nhập, mười tám giới là mộng. Sắc là tiếng vang, là ảnh, là sóng năng, là huyễn, là hóa; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Mười hai nhập, mười tám giới là mộng, là tiếng vang, là ảnh, là sóng năng, là huyễn, là hóa; trong ấy không có năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, không có mộng, cũng không có người thấy mộng, không tiếng vang, cũng không có người nghe tiếng vang; không có ảnh , cũng không có người thấy ảnh; không có sóng nắng, cũng không có người thấy sóng nắng; không có huyễn, cũng không có người thấy huyễn; không có hóa, cũng không có người thấy hóa. Hết thảy pháp không có cội gốc, thật tính không có sở hữu. Các người ở trong chỗ không có năm uẩn thấy năm uẩn, không có mười hai nhập thấy mười hai nhập, không có mười tám giới thấy mười tám giới; các pháp ấy đều do nhân duyên hòa hợp sinh, vì khởi tâm điên đảo, nó thuộc quả báo của nghiệp, các người cớ gì đối với các pháp không, không có cội gốc mà chấp thủ tướng cội gốc? Khi ấy Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện đối với sự xan tham, kép chúng sinh ra khỏi bằng cách dạy họ hành bố thí, đem công đức bố thí ấy được quả báo lớn; từ phước báo lớn được ra khỏi rồi dạy họ khiến trì giới, do công đức trì giới được sinh cõi trời tôn quý; lại kéo ra khỏi khiến trú vào sơ thiền, do công đức sơ thiền được sinh cõi phạm thiên; nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô biên không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ cũng như vậy. Đối với chúng sinh hành bố thí và quả báo bố thí ấy, trì giới và quả báo trì giới, thiền định, và quả báo thiền định ấy dùng mỗi mỗi nhân duyên kéo ra khỏi mà an trí nơi Vô dư Niết bàn và ở trong đạo Niết bàn, đó là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, Không, Vô tướng, Vô tác, giải thoát môn, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, mà an ổn chúng sinh, khiến ở vào thánh pháp vô lậu, vô sắc, vô hình, vô đối. Thấy người có thể được quả Tu đà hoàn cho đến đạo Bích chi Phật thời khiến an trú quả Tu đà hoàn cho đến đạo Bích chi Phật; thấy người có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác thời an ổn giáo hóa khiến trú trong Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, các Bồ Tát rất hiếm có, khó sánh kịp, các vị ấy có thể hành Bát nhã ba la mật sâu xa, đối với các pháp không có tính sở hữu, rốt ráo không, vô thỉ không, mà phân biệt các pháp là thiện, là bất thiện, là hữu lậu, là vô lậu cho đến là hữu vi, là vô vi.
Phật bảo Tu bồ đề: Như vậy, như vậy. Các Bồ Tát rất hiếm có, khó bì kịp, các vị ấy có thể hành Bát nhã ba la mật sâu xa, đối với các pháp không có tính sở hữu, rốt ráo không, vô thỉ không mà phân biệt các pháp. Này Tu Bồ Đề, các ông nếu biết pháp hiếm có, khó bì của Bồ Tát ấy, thời biết hết thảy Thanh văn, Bích chi Phật không thể có được, huống gì người khác!
Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, những gì là pháp hiếm có, khó bì kịp của Bồ Tát? Các Thanh văn, Bích chi Phật không có được?
Phật bảo Tu bồ đề: Phải nhất tâm lắng nghe. Có Bồ Tát hành Ba la mật, trú trong sáu Ba la mật do quả báo được và trú trong năm thần thông do quả báo được, 37 pháp trợ đạo; trú trong các Đà la ni, các trí không ngại, đi đến mười phương thế giới; đối với người có thể do bố thí nhiếp độ, thời dùng bố thí nhiếp độ; đối với người có thể do trì giới nhiếp độ, thời lấy trì giới nhiếp độ; đối với người do nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, thời tùy sự thích ứng mà nhiếp độ; đối với người có thể do sơ thiền nhiếp độ, thời lấy sơ thiền nhiếp độ; đối với người có thể do nhị thiền, tam thiền, cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ nhiếp độ, thời tùy theo chỗ thích ứng mà nhiếp độ; đối với người có thể do tâm từ, bi, hỉ, xả nhiếp độ, thời lấy tâm từ, bi, hỉ, xả nhiếp độ; đối với người có thể do bốn niệm xứ, cho đến tám phần thánh đạo, do Không, Vô tướng, Vô tác tam muội nhiếp độ, thời tùy chỗ thích ứng mà nhiếp độ.
Bạch Đức Thế Tôn, làm sao Bồ Tát lấy bố thí lợi ích chúng sinh?
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, bố thí tùy theo chỗ n cần dùng hoặc ăn uống, y phục, xu ngựa, hương hoa, anh lạc đều cấp thí cho, như cúng dường Phật, Bích chi Phật, A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn ngang nhau không khác. hoặc thí cho người tu tám phần thánh đạo và người phàm, cho đến cầm thú đều không có phân biệt, bình đẳng bố thí, vì sao? Vì hết thảy pháp không khác, không phân biệt. Bồ Tát ấy bố thí không khác, không phân biệt rồi sẽ được quả báo không có phân biệt, đó là trí Nhất thiết chủng. Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát thấy người hành khất hoặc sinh tâm như vầy: Phật là ruộng phước, ta nên cúng dường; cầm thú chẳng phải phước điền, không nên cúng dường. Như vậy chẳng phải pháp Bồ Tát, vì sao? Vì Bồ Tát phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác không nghĩ rằng đối với chúng sinh này nên bố thí làm lợi ích, đối với chúng sinh kia không nên bố thí, vì bố thí cho chúng sinh ấy nên được sinh dòng lớn Sát lợi, dòng lớn Bà la môn, đại gia cư sĩ, cho đến do nhân duyên bố thí ấy lấy pháp ba thừa độ cho khiến vào Vô dư Niết bàn. Nếu chúng sinh đi theo Bồ Tát xin, cũng không sinh tâm phân biệt sai khác: nên cho hay không nên cho. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy vì chúng sinh nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nếu phân biệt lựa chọn bèn rơi vào chỗ bị quở trách của chư Phật, Bồ Tát, Bích chi Phật, học nhân, vô học nhân và trời, người rằng: Ai cầu ông phát tâm cứu chúng sinh, làm nhà cho chúng sinh, là chỗ thủ hộ cho chúng sinh, làm chỗ nương cho chúng sinh, mà ông phân biệt, lựa chọn nên cho hay không nên cho? Lại, nếu Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, hoặc người, chẳng phải người đi đến muốn xin Bồ Tát thân thể, tay chân, khi ấy không nên sinh hai tâm là hoặc cho hoặc không cho, vì sao? Vì Bồ Tát vì chúng sinh nên thọ thân, nay chúng sinh đi đến xin lấy, sao có thể không cho? Ta vì lợi ích chúng sinh nên thọ thân này, chúng sinh không xin, tự mình nên đem cho, huống gì chúng sinh đến xin mà không cho! Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật nên học như vậy.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát thấy người đến xin nên nghĩ rằng: Trong đây ai cho, ai nhận, cho vật gì? Vì hết thảy pháp tự tính đều không thể có được, đều rốt ráo không. Pháp không tướng không có cho, không có cướp đoạt, vì sao? Vì rốt ráo không, nội không, ngoại không, nội ngoại không, đại không, đệ nhất nghĩa không, tự tướng không. Trú trong rốt ráo ấy không bố thí, khi ấy đầy đủ Thí Ba la mật. Đầy đủ Thí Ba la mật; nếu khi bị dứt pháp bên trong thân, pháp bên ngoài thân, liền nghĩ rằng: Cắt ta là ai? Xẻ ta là ai?
*Lại nữa, Ta dùng mắt Phật thấy các Bồ Tát ở phương đông nhiều như cát sông Hằng, vào địa ngục lớn để làm tắt lửa, nước sôi nguội; dùng ba việc giáo hóa: một là thần túc thông, hai là tha tâm thông, ba là thuyết pháp. Bồ Tát do sức thần thông làm cho lửa địa ngục lớn tắt, nước sôi nguội; do tha tâm thông đem tâm từ, bi, hỉ, xả tùy ý thuyết pháp. Chúng sinh ấy đối với Bồ Tát sinh tâm thanh tịnh, nên từ địa ngục được thoát khỏi, dần dần lấy pháp ba thừa dứt hết khổ não. Phương nam, tây, bắc, bốn góc, trên, dưới cũng như vậy.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Ta dùng mắt Phật xem mười phương thế giới thấy các Bồ Tát trong quốc độ nhiều như cát sông Hằng, làm thị giả cho chư Phật, cúng dường chư Phật, tùy ý hoan hỉ, cúng kính; nếu chư Phật thuyết pháp đều có thể thọ trì cho đến khi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác trọn không quên mất.
*Lại nữa, Ta dùng mắt Phật xem thấy Bồ Tát trong mười phương các cõi nước nhiều như cát sông Hằng, vì súc sinh nên xả bỏ đời sống kia, cắt xẻ thân thể, phân tán đi các phương. Có các chúng sinh ăn thịt các Bồ Tát ấy, đều ưa kính Bồ Tát. Vì tâm ưa kính ấy nên liền được lìa khỏi đường súc sinh, gặp chư Phật, nghe Phật thuyết pháp như thuyết tu hành, dần dần nhờ pháp ba thừa mà vào Vô dư Niết bàn. Như vậy, các Bồ Tát làm lợi ích rất nhiều, giáo hóa chúng sinh khiến phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như thuyết tu hành, cho đến khi vào Vô dư Niết bàn.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Ta dùng mắt Phật xem thấy Bồ Tát trong mười phương các cõi nước nhiều như cát sông Hằng, trừ cái khổ đói khát của ngạ quỷ, các ngạ quỷ ấy đều ái kính Bồ Tát. Do tâm ái kính nên được lìa khỏi đường ngạ quỷ, gặp chư Phật, nghe Phật thuyết pháp như thuyết tu hành, dần dần do pháp ba thừa mà vào Vô dư Niết bàn. Như vậy, Bồ Tát vì độ chúng sinh hành tâm đại bi.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Ta dùng mắt Phật thấy Bồ Tát ở trên cõi trời Tứ thiên vương thuyết pháp; ở trên cõi trời Ba mươi ba, cõi trời Dạ ma, trời Đâu suất đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại thuyết pháp. Các trời nghe Bồ Tát thuyết pháp, dần dần nhờ pháp ba thừa mà được diệt độ. Trong chúng chư thiên ấy, có người tham trước năm dục, thời Bồ Tát ấy thị hiện lửa cháy đốt cung điện họ mà vì họ thuyết pháp, nói rằng: Này chư thiên, hết thảy pháp hữu vi đều vô thường, đâu được an ổn!
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Ta dùng mắt Phật xem thấy Bồ Tát trong mười phương các cõi nước, thấy các Phạm thiên ở trong các cõi nước nhiều như cát sông Hằng tham trước tà kiến. Các Bồ Tát dạy khiến xa lìa tà kiến, nói rằng: Các ông làm sao ở trong các pháp tướng không, hư vọng mà sinh tâm tà kiến? Như vậy, Bồ Tát trú trong tâm đại từ vì chúng sinh thuyết pháp. Đó là pháp hiếm có khó bì kịp của các Bồ Tát.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Ta dùng mắt Phật xem thấy các Bồ Tát trong mười phương các cõi nước nhiều như cát sông Hằng, lấy bốn việc nhiếp thủ chúng sinh. Bốn việc là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
Bồ Tát lấy việc bố thí nhiếp thủ chúng sinh như thế nào? Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát do hai cách bố thí nhiếp thủ chúng sinh, là tài thí và pháp thí. Tài thí nhiếp thủ chúng sinh là thế nào? Đó là Bồ Tát lấy vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, chân châu, mã não, san hô, các vật báu; hoặc đò ăn uống, y phục, đồ nằm, phòng xá, đèn đuốc, hoa hương, anh lạc, hoặc trai, hoặc gái, hoặc trâu dê, voi ngựa, xe cộ, hoặc thân mình cấp thí cho chúng sinh, nói với chúng sinh rằng: Các ngươi nếu có cần gì hãy đến lấy như lấy vật của mình, đừng nghi ngại, khó khăn. Bồ Tát thí rồi, dạy ba Quy y là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Hoặc dạy thọ năm giới; hoặc dạy thọ giới trong một ngày; hoặc dạy các thiền định, sơ thiền cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ định; hoặc dạy từ, bi, hỉ, xả; hoặc dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên; hoặc dạy quán bất tịnh, quán hơi thở ra vào, hoặc tướng, hoặc xúc; hoặc dạy bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo; hoặc dạy Không, Vô tướng, Vô tác tam muội, tám bội xả, cho đến mười tám pháp không chung, hoặc dạy đại từ đại bi, 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình; hoặc dạy quả Tu đà hoàn cho đến đạo Bích chi Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy, Bồ Tát tu Bát nhã ba la mật, do sức phương tiện dạy chúng sinh tài thí rồi, lại dạy khiến được Niết bàn vô thượng an ổn. Này Tu Bồ Đề, ấy gọi là pháp hiếm có khó bì kịp của Bồ Tát.
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát dùng pháp thí nhiếp thủ chúng sinh là thế nào? Này Tu Bồ Đề, pháp thí có hai là thế gian và xuất thế gian. Pháp thí thế gian là thế nào? Đó là diễn giải, chỉ bày pháp thế gian, như quán bất tịnh, quán hơi thở ra vào, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc. Pháp thế gian như vậy là pháp tu chung với phàm phu; ấy gọi là pháp thí theo thế gian. Bồ Tát pháp thí theo thế gian như vậy rồi, dùng mỗi mỗi nhân duyên giáo hóa, khiến xa lìa pháp thế gian. Xa lìa pháp thế gian rồi, dùng sức phương tiện khiến được thánh pháp vô lậu và thánh quả vô lậu. Thế nào là thánh pháp và thánh quả vô lậu? Thánh pháp vô lậu là 37 pháp trợ đạo, ba môn giải thoát. Thánh quả vô lậu là quả Tu đà hoàn cho đến quả A la hán, đạo Bích chi Phật và Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
*Lại nữa, Tu Bồ Đề, thánh pháp vô lậu của Bồ Tát là trí tuệ đối với quả Tu đà hoàn cho đến quả A la hán; trí tuệ đối với đạo Bích chi Phật; trí tuệ đối với ba mươi bảy pháp trợ đạo, sáu Ba la mật cho đến đại từ đại bi; trí tuệ hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Đối với các pháp như vậy là trí Nhất thiết chủng, ấy gọi là thánh pháp vô lậu của Bồ Tát.
Thế nào là thánh quả vô lậu? Đó là dứt hết thảy phiền não và tập khí, gọi là thánh quả vô lậu.
Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng chăng?
Phật dạy: Như vậy, như vậy, Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng.
Tu Bồ Đề thưa: Bồ Tát với Phật có gì sai khác?
Phật dạy: Có khác. Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng gọi là Phật, vì sao? Vì tâm Bồ Tát với tâm Phật không có sai khác. Bồ Tát trú trong trí Nhất thiết chủng đối với hết thảy pháp không có điều gì không hiểu rõ; ấy gọi là Bồ Tát pháp thí theo thế gian. Bồ Tát nhân pháp thí theo thế gian mà đầy đủ pháp thí theo xuất thế gian. Như vậy, Bồ Tát dạy chúng sinh, khiến được pháp thế gian, do sức phương tiện dạy khiến được pháp xuất thế gian.
Này Tu Bồ Đề, thế nào là pháp xuất thế gian? Dó là pháp không chung cùng với pháp phàm phu, như bốn niệm xứ, bốn chánh cần, cho đến tám phần thánh đọ; ba môn giải thoát, tám bội xả, cho đến mười tám pháp không chung, 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, 500 môn Đà la ni; ấy gọi là pháp xuất thế gian.
Này Tu Bồ Đề, thế nào là bốn niệm xứ? Là Bồ Tát quán nội thân trên thân, quán ngoại thân trên thân, quán nội ngoại thân trên thân, siêng tinh tấn nhất tâm trí tuệ quán thân, quán nhân duyên tập khởi của thân, quán thân biệt, quán sự tập khởi của thân diệt. Hành đạo ấy không nương tựa gì, đối với thế gian không có ái nhiễm; quán thọ, tâm, pháp, niệm xứ cũng như vậy.
Này Tu Bồ Đề, thế nào là bốn chánh cần? Là đối với pháp ác bất thiện chưa sinh, vì làm cho đừng sinh nên siêng sinh tâm tinh tấn. Đối với pháp ác bất thiện đã sinh, vì làm cho đoạn dứt nên siêng sinh tâm tinh tấn. Đối với thiện pháp chưa sinh, vì làm cho phát sinh nên siêng sinh tâm tinh tấn. Đối với pháp thiện đã sinh, vì làm cho tăng trưởng đầy đủ nên siêng tâm tinh tấn; ấy gọi là bốn chánh cần.
Này Tu Bồ Đề, thế nào là bốn như ý túc? Đó là tu dục tam muội, đoạn phiền não thành tựu, là như ý túc đầu; tu tinh tấn tam muội, tâm tam muội, tư duy tam muội, đoạn phiền não thành tựu, là như ý túc thứ hai, ba, tư.
Thế nào là năm căn? Đó là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn.
Thế nào là năm lực? Đó là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và huệ lực.
Thế nào là Bảy giác phần? Đó là niệm giác phần, trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần, hỷ giác phần, trừ giác phần (tức khinh an giác phần – ND), định giác phần và xả giác phần.
Thế nào là tám phần thánh đạo? Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Thế nào là ba môn tam muội? Đó là môn Không tam muội, môn Vô tướng, Vô tác tam muội.
Thế nào là Không tam muội? Lấy hạnh Không, vô ngã để nhiếp tâm, ấy gọi là Không tam muội.
Thế nào là Vô tướng tam muội? Lấy hạnh tịch diệt, hạnh viễn ly nhiếp tâm, ấy là Vô tướng tam muội.
Thế nào là Vô tác tam muội? Lấy hạnh vô thường, hạnh khổ nhiếp tâm, ấy là Vô tác tam muội.
Thế nào là tám bội xả? Bên trong có sắc tướng bên ngoài quán sắc, là bội xả đầu; bên trong không có sắc tướng bên ngoài quán sắc là bội xả hai; tịnh bội xả, là bội xả ba; vượt qua hết thảy sắc tướng, diệt tướng hữu đối, không nghĩ đến hết thảy tướng sai khác, quán hư không vô biên, vào vô biên không xứ cho đến vượt qua hết thảy Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ vào diệt thọ tưởng bội xả; ấy gọi là tám bội xả.
Thế nào là Định chín thứ lớp? Đó là hành giả lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, cho đến vượt qua Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, vào định Diệt thọ tưởng; ấy gọi là định chín thứ lớp.
Thế nào là mười lực của Phật? Đó là trí biết như thật: phải đạo lý, không phải đạo lý; trí biết các nghiệp, các pháp thọ báo; biết chỗ tạo nghiệp; biết nhân duyên; biết quả báo của chúng sinh quá khứ, vị lai, hiện tại; trí biết như thật các thiền định, giải thoát, tam muội định, phân biệt tướng nhơ, sạch; biết các căn cao thấp sai khác của chúng sinh; biết các tính dục, kiến giải sai khác của chúng sinh; biết các tính của thế gian; biết chỗ đi đến của hết thảy; biết đời trước từ một đời cho đến vô lượng kiếp; biết như thật thiên nhãn thấy chúng sinh, sinh đường lành, đường dữ; như thật biết lậu hoặc hết nên được tâm vô lậu giải thoát; ấy là mười lực của Phật.
Thế nào là bốn điều không sợ? Đó là Phật nói lời thành thật rằng: Ta là bậc Nhất thiết trí, hoặc có Sa môn, Bà la môn, trời, ma, Phạm và chúng sinh khác nói như thật rằng: Pháp ấy Ta không biết, thời cho đến Ta không thấy có chút mảy may sợ hại. Vì thế Ta được an ổn, được điều không sợ, an trú chỗ thánh chúa, ở giữa đại chúng cất tiếng rống Sư tử, chuyển bánh xe pháp phạm ma các Sa môn, Bà la môn, hoặc trời, ma, Phạm, hoặc các chúng sinh khác thật không thể chuyển được; đó là điều không sợ thứ nhất.
Phật nói lời thành thật rằng: Ta sạch hết các lậu hoặc, nếu có Sa môn, Bà la môn, hoặc trời, ma, Phạm và các chúng sinh khác nói như thật rằng: Hành đạo ấy không thể đưa ra khỏi thế gian, không thể hết khổ, thời cho đến Ta không thấy có chút mảy may sợ hãi. Vì thế Ta được an ổn, được điều không sợ, an trú chỗ thánh chúa, ở giữa đại chúng cất tiếng rống Sư tử, chuyển bánh xe pháp, các Sa môn, Bà la môn, hoặc trời, ma, phạm, hoặc các chúng sinh khác thật không thể chuyển được; đó là điều không sợ thứ tư.
Thế nào là bốn trí không ngại? Đó là: 1. Trí biết nghĩa, thông suốt không ngại; 2. Trí biết pháp, thông suốt không ngại; 3. Trí biết từ ngữ, thông suốt không ngại; 4. Trí biết vui nói, thông suốt không ngại.
Thế nào là trí biết nghĩa thông suốt không ngại? Đó là trí biết duyên theo nghĩa lý; ấy là Trí biết nghĩa thông suốt không ngại.
Thế nào là trí biết pháp, thông suốt không ngại? Là trí tuệ duyên theo giáo pháp, là Trí biết pháp thông suốt không ngại.
Thế nào là trí biết từ ngữ, thông suốt không ngại? Là trí duyên theo từ ngữ, là Trí biết từ ngữ thông suốt không ngại.
Thế nào là trí biết vui nói, thông suốt không ngại? Là trí tuệ duyên theo sự vui nói, ấy là Trí biết vui nói thông suốt không ngại.
Thế nào là mười tám pháp không chung? 1. Là thân Phật không có lỗi; 2. Là Miệng Phật không lỗi; 3. Tâm niệm Phật không lỗi; 4. Phật không có dị tưởng; 5. Phật không có tâm bất định; 6. Phật không có tâm không biết mà xả bỏ; 7. Sự ham muốn không giảm sút; 8. Tinh tấn không giảm sút; 9. Niệm không giảm sút; 10. Tuệ không giảm sút; 11. Giải thoát không giảm sút; 12. Giải thoát tri kiến không giảm sút; 13. Hết thảy thân nghiệp hành theo trí tuệ; 14. Hết thảy khẩu nghiệp hành theo trí tuệ; 15. Hết thảy ý nghiệp hành theo trí tuệ; 16. Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại; 17. Trí tuệ biết đời vị lai không ngại và 18. Trí tuệ biết đời hiện tại không ngại.
Thế nào là 32 tướng? 1. Lòng bàn chân bằng phẳng; 2. Lòng bàn chân có tướng bánh xe đủ ngàn tăm; 3. Ngón tay thon dài; 4. Gót chân rộng và bằng; 5. Ngón tay, ngón chân có lưới lụa xòe như của chim Nhạn; 6. Tay chân mềm mại; 7. Mu bàn chân cao và đầy; 8. Bắp đùi như nai chúa Y nê diên; 8. Khi đứng thẳng, ngón tay sờ đến đầu gối; 10. Tướng âm tàng như trâu chúa; 11. Thân cao và rộng cân đối như cây Ni câu loại; 12. Lông trên thân mọc xoay hướng lên; 13. Mỗi lỗ chân lông có một sợi lông; 14. Thân sắc vàng như màu hoàng kim; 15. Có ánh sáng một trượng; 16. Da mỏng, mịn; 17. Bảy chỗ trên thân đều đặn; 18. Dưới hai nách đầy đặn; 19. Phần thân trên như Sư tử; 20. Thân to lớn và thẳng; 21. Vai tròn và đẹp; 22. Có 40 cái răng; 23. Răng đều đặn; 24. Răng trắng trong; 25. Hai má như Sư tử; 26. Được thượng vị trong các vị; 27. Lưỡi rộng, dài; 28. Có âm thanh như của Trời Phạm thiên; 29. Mắt xanh biếc; 30. Lông mi như trâu chúa; 31. Nhục kế ở trên đầu; 32. Tướng lông trắng giữa hai chân mày. (32 tướng này xem giải thích rõ ở trang 173, chương 7, cuốn 4, tập 1, luận Đại trí độ này). Thân Phật thành tựu 32 tướng, phóng hào quang chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, nếu muốn chiếu rộng thời khắp mười phương vô lượng vô số thế giới, vì chúng sinh nên thọ nhận hào quang một trượng ấy. Nếu phóng vô lượng ánh sáng thời không có số ngày tháng, thời tiết, năm. Âm thanh của Phật biến khắp ba ngàn đại thiên thế giới, nếu muốn âm thanh lớn thời biến khắp mười phương vô lượng vô số thế giới, tùy theo chúng sinh nhiều ít mà âm thanh đến khắp.
Luận: Hỏi: Từ trước lại đây, nơi nơi đều nói các pháp tính không, làm sao phân biệt thế nào là có thiện, bất thiện; từ sau đó trở đi, trong mỗi phẩm nói nghĩa không khác, cớ gì Tu Bồ Đề cứ mỗi mỗi hỏi lại?
Đáp: Việc ấy trên đã đáp rồi. Lại nữa, chúng sinh từ vô thỉ sinh tử lại đây tâm nhiễm trước sâu nặng, khó hiểu nên Tu Bồ Đề cứ hỏi lại. Lại nữa, Bát nhã ba la mật muốn nói yếu nghĩa của tính không ấy nên thường hỏi. Lại nữa, khi Phật ở đời, chúng sinh lợi căn dễ ngộ; sau Phật diệt độ khoảng 500 năm, chúng sinh trong đời Tượng pháp ưa đắm Phật pháp, rơi vào chỗ đắm pháp, hoặc nói các pháp đều không, như mộng, như huyễn, cớ gì lại có thiện, bất thiện? Vì thế nên Tu Bồ Đề thương xót chúng sinh vị lai độn căn không hiểu, nên hỏi lại rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu các pháp đều không, cớ sao phân biệt có thiện, bất thiện? Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Vì tâm phàm phu điên đảo, đối với các pháp đều khởi lên dị kiến điên đảo, cho đến không thấy một pháp nào thật. Phàm phu đối với mộng thời đắm mộng, đối với người nằm mộng thời đắm việc người thấy mộng, cũng đắm việc trông thấy trong mộng. Hạng người ấy nếu không tin tội phước thời khởi lên ba nghiệp bất thiện, nếu tin tội phước thời khởi lên ba nghiệp thiện.
Nghiệp thiện, bất thiện, bất động. Nghiệp thiện là nghiệp ở trong cõi Dục, có quả báo vui thích; nghiệp bất thiện là nghiệp có quả báo ưu cầu, khổ não; nghiệp bất động là nghiệp có quả báo sinh vào cõi sắc, cõi Vô sắc. Bồ Tát biết ba thứ nghiệp ấy đều là hư dối, không thật; ở trong hai Không, vì chúng sinh thuyết pháp, lấy rốt ráo không, phá chấp pháp; lấy vô thỉ không, phá chấp tướng chúng sinh. Ở vào trung đạo vì chúng sinh thuyết pháp, đó là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới đều là không, như mộng, như huyễn cho đến như hóa, ở trong ấy không có mộng cũng không có n thấy mộng. Bồ Tát nói với chúng sinh rằng: Các người đối với pháp không, vì tâm điên đảo nên sinh chấp trước. Bồ Tát do sức phương tiện nên từ trong điên đảo kép chúng sinh ra khởi; thí như xan tham là điên đảo, lấy bố thí phá xan tham mà chúng sinh lại đắm theo bố thí ấy nên lại nói quả báo bố thí vô thường, không thật, từ bố thí kép chúng sinh ra khỏi khiến trì giới. Từ trong trì giới và quả báo trì giới kéo chúng sinh ra khỏi, nói với chúng sinh rằng: Phước cõi trời hưởng hết thời vô thường khổ não, kéo chúng sinh ra khỏi, nói với chúng sinh rằng: Phước cõi trời hưởng hết thời vô thường khổ não, kép chúng sinh ra khỏi trì giới khiến lìa dục, tu thiền định; lại nói thiền định và quả báo thiền định hư dối không thật, hay làm cho chúng sinh đọa vào điên đảo. Dùng mỗi mỗi nhân duyên nói tội lỗi vô thường của việc bố thí, trì giới, thiền định để khiến chúng sinh an trú Niết bàn. Phương tiên được Niết bàn là bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung. Nếu bố thí, trì giới, thiền định là pháp thật, thời không nên dạy khiến xa lìa; như lấy bố thí, trì giới… phá pháp phàm phu, ấy là nhân điên đảo phát sinh, tuy lợi ích chúng sinh thời gian ngắn, nhưng lâu dài thời biến khác, sinh ra khổ não, nên cũng dạy khiến lìa bỏ. Bồ tát dùng sức phương tiện, trước dạy chúng sinh bỏ tội, tán thán phước đức bố thí, trì giới, tiếp đến nói việc bố thí, trì giới; cũng chưa thoát khỏi khổ não vô thường, nên lại nói các pháp không, chỉ xưng tán thật pháp, đó là Vô dư Niết bàn. Khi ấy Tu Bồ Đề hoan hỉ cho là rất hy hữu. Bồ Tát có thể biết thật tướng các pháp như vậy. Nghĩa là biết rốt ráo không, mà vì chúng sinh thuyết pháp, khiến đạt đến Vô dư Niết bàn. Phật dạy đó là một việc hy hữu. Hỏi là lại muốn biết pháp hy hữu của Bồ Tát. Hết thảy Thanh văn, Bích chi Phật không thể đáp pháp hy hữu của Bồ Tát ấy, huống gì là người khác!
Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào là lại có pháp hy hữu? Phật đáp như trong kinh đây nói.
Hỏi: Trong kinh này trước dạy khiến bố thí, trì giới, thiền định, nay lại nói lại, có gì sai khác?
Đáp: Trước nói về sinh thân Bồ Tát, này nói về hóa thân; trước nói về một cõi nước, nay nói vô lượng thế giới, có các sai khác như vậy.
Hỏi: Nếu Bồ Tát biết Phật là phước điền, chúng sinh chẳng phải phước điền, ấy là chẳng phải pháp Bồ Tát, vậy Bồ Tát dùng sức gì có thể làm cho Phật với súc sinh bình đẳng?
Đáp: Bồ Tát dùng sức Bát nhã, đối với hết thảy pháp tu tâm rốt ráo không; thế nên đối với hết thảy pháp không có phân biệt. Như súc sinh do năm uẩn, 12 nhập, 18 giới hòa hợp sinh, gọi là súc sinh. Phật cũng như vậy, do các pháp lành hòa hợp, giả gọi là Phật. Nếu người thương xót chúng sinh được vô lượng phước đức thời đối với Phật sinh tâm chấp trước, khởi lên các ác sẽ mắc vô lượng tội. Thế nên biết vì hết thảy pháp rốt ráo không nên không khinh chúng sinh, không tâm ái trước, quý trọng Phật.
*Lại nữa, thật tướng các pháp là vô tướng, trong vô tướng ấy không phân biệt là Phật, là chúng sinh; nếu phân biệt tức là chấp thủ tướng, thế nên xem bình đẳng.
*Lại nữa, Bồ Tát có hai pháp môn: Một là pháp môn rốt ráo không, hai là pháp môn phân biệt tốt xấu. Vào pháp môn không thời được quán bình đẳng; vào pháp môn phân biệt thời các A la hán, Bích chi Phật còn không bằng Phật, huống gì súc sinh! Vì người kia khinh chúng sinh, không thương xót bố thí, nên dạy khiến không phân biệt.
Hỏi: Thân Bồ Tát chẳng phải cây, đá, cớ sao chúng sinh đến cắt xẻ mà không sinh tâm dị?
Đáp: Có người nói: Bồ Tát lâu ngày tu nhẫn Ba la mật nên có thể không sầu não; như tiên nhân nhẫn nhục, bị người cắt tay chân mà huyết đều biến làm sữa. Có người nói: Bồ Tát từ vô lượng kiếp lại đây tu sâu tâm đại từ bi, nên tuy có bị cắt xẻ cũng không ưu sầu, thí như cây cỏ không có tâm giận. Có người nói: Bồ Tát tu sâu Bát nhã ba la mật, chuyển đổi thân được quả báo Bát nhã tâm không, nên không biết rõ ràng. Khi bị cắt thân thể tâm cũng bất động, như vật bên ngoài bất động, bên trong cũng như vậy, vì được quả báo Bát nhã nên đối với các pháp không phân biệt gì. Có người nói: thân Bồ Tát ấy không phải là trong vòng sinh tử, mà là pháp tính sinh thân ngoài ba cõi, trú trong quả báo thánh tâm vô lậu, nên thân như cây đá mà có thể thương kẻ đến cắt xẻ. Bồ Tát ấy sinh tâm được như vậy nên khi bị cắt xẻ, cướp giựt vật bên trong, bên ngoài, tâm vẫn không lay động; ấy là pháp hy hữu của Bồ Tát.
*Lại nữa, pháp hy hữu là như trong Kinh đây nói: Ta dùng mắt Phật xem thấy Bồ Tát trong mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng vào trong địa ngục làm lửa tắt, nước sôi nguội; lấy ba việc giáo hóa chúng sinh như trong Kinh này nói.
Hỏi: Nếu như vậy, không nên có ba đường ác?
Đáp: Chúng sinh trong ba đường ác vô biên vô lượng, Bồ Tát tuy vô lượng vô biên mà số chúng sinh nhiều gấp vô lượng. Bồ Tát tùy theo chúng sinh có nhân duyên có thể độ, nếu ở trong ba đường ác mà có các công đức thời Bồ Tát độ, còn kẻ tội trọng thời không thấy Bồ Tát. Trong tâm Bồ Tát chỉ một tướng, không có phân biệt, nên không mỗi mỗi tìm kiếm chúng sinh. Thí như việc đại xá, kẻ tội gần mãn hạn thời được ra khỏi, kẻ không gần mãn hạn thời không mong ra.
Hỏi: Nếu chúng sinh cắt xẻ Bồ Tát, hoặc ăn thịt Bồ Tát, thời phải có tội, làm sao được độ?
Đáp: Bồ Tát có bản nguyện: Nếu có chúng sinh ăn thịt Ta, ta sẽ làm cho được độ, như trong kinh đây nói: Chúng sinh ăn thịt Bồ Tát thời sinh lòng từ; thí như có sắc, thanh, hương, xúc, có người nghe thấy thời mừng, lại có người nghe thấy thời nổi giận, mùi vị cũng như vậy, có người nổi giận, có người sinh lòng từ. Như trong kinh Tỳ ma la cật nói: Ăn cơm cõi Hương Tích mà có người bảy ngày được đạo, có người không được. Chẳng phải vì ăn thịt nên được độ, mà vì khởi phát lòng từ nên được khỏi súc sinh, mà sinh vào thiện xứ, gặp Phật, được độ. Có Bồ Tát trải qua vô lượng vô số kiếp hành sâu lòng từ, lấy vật bên ngoài cấp thí cho chúng sinh, ý chưa thỏa mãn, lại tự đem thân bố thí mới làm đầy đủ. Như trong kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Dược Vương lấy vật châu báu bên ngoài cúng dường Phật, ý chưa thỏa mãn, lại lấy thân làm đèn cúng dường Phật, bấy giờ mới thỏa mãn.
*Lại nữa, người có được vật bên ngoài tuy nhiều mà không cho là có ơn, vì sao? Vì không phải là vật quý trọng đáng ưa. Khi được thân thể kia mới cảm kích, kính trọng; thế nên lấy thân bố thí. Bồ Tát lại vì hàng chư thiên thuyết pháp như trong Kinh đây nói rộng.
Lấy bốn việc nhiếp thủ chúng sinh là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Bố thí có hai như trong Kinh đây nói rộng.
Hỏi: Cớ gì lược nói bốn đạo khác, mà nói rộng việc của nhân đạo?
Đáp: Trong ba ác đạo, vì khổ nhiều nên chúng sinh ít nghi; nếu thấy việc thần thông hy hữu của Bồ Tát thời tin liền, ưa đắm, nên được độ. Chư thiên vì có mắt trời, tự thấy nhân duyên quả báo tội phước, Bồ Tát hiện chút ít thần túc thời liền hiểu. Người vì mắt thịt, không thấy quả báo tội phước, lại phần nhiều đắm theo thầy tà ngoại đạo và kinh sách tà kiến. Các phiền não có hai phần: một là thuộc kiến, hai là thuộc ái. Nếu chỉ có một phần thời không thể thành tội lớn. Người có ba độc, lại có sức tà kiến thời có thể làm đủ việc ác nặng; người tà kiến lại có tham dục, sân giận thời có thể làm việc tội nặng. Như Tu đà hoàn tuy còn có ba độc, song vì không có tà kiến nên không gây tội nặng, rơi vào ba đường ác. Thế nên trong loài người, nhiều người có ba độc tà kiến, mắt không thấy nhân duyên tội phước cho nên khó độ, vì khó độ nên Phật nói nhiều.
Hỏi: Nếu như vậy, thời đối với bốn việc, cớ gì nói nhiều về bố thí nói ít về ba việc kia?
Đáp: Trong bố thí nhiếp đủ ba việc nên lấy tài khí, pháp thí giáo hóa chúng sinh thời không việc gì không nhiếp. Lại nữa, trong bốn việc trước tiên, mở rộng bố thí thời biết ba việc khác cũng như vậy.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ gì nói lược về bố thí mà nói rộng về pháp thí?
Đáp: Tài thí ít, pháp phí rộng rãi, vì cớ sao? Vì tài thí được quả báo có hạn lượng, pháp thí được quả báo không có hạn lượng. Tài thí ràng buộc vào cõi Dục, thọ quả báo ở cõi Dục; pháp thí cũng ràng buộc và thọ quả báo trong ba cõi và cũng là quả báo ra ngoài ba cõi. Tài thí hay cho cái vui giàu sang trong ba cõi, pháp thí hay cho cái vui thường hằng của Niết bàn.
Lại, tài thí từ pháp thí sinh. Nhờ nghe pháp mà làm bố thí. Lại nữa, quả báo của tài thí chỉ được giàu vui không có các thứ khác; quả báo của pháp thí cũng có giàu vui, cũng có các thứ khác, cho đến được quả báo Phật đạo, Niết bàn. Do nhân duyên ấy nên nói nhiều về pháp thí.
Hỏi: Trong kinh này cớ gì Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng chăng?
Đáp: Ý Tu Bồ Đề là: Nếu khi Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng thời không còn gọi là Bồ Tát, làm sao chưa được thành Phật mà có thể được trí Nhất thiết chủng? Được trí Nhất thiết chủng mới gọi là Phật; nếu trước đã là Phật thì cần gì đến trí Nhất thiết chủng? Phật đáp: Nay được trí Nhất thiết chủng gọi là Bồ Tát; đã được trí Nhất thiết chủng thời gọi là Phật. Nói một cách chơn thật: Bồ Tát không được, Phật cũng không được, vì sao? Vì Bồ Tát thì chưa được còn Phật đã được rồi không còn được lại! Theo pháp thế tục nên nói Bồ Tát nay được, Phật đã được rồi; theo đệ nhất nghĩa thời không có hết thảy pháp, huống gì có Phật và Bồ Tát! Lại trong Kinh đây nói: Tâm Phật không khác Bồ Tát, Bồ Tát không khác tâm Phật; thứ lớp nối nhau không dứt. Lại hai tâm đều Như, vì không có khác, không có phân biệt.
Hỏi: Định chín thứ lớp, 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình là pháp thế gian chung có, cớ gì gọi là pháp không chung của xuất thế gian?
Đáp: Bốn thiền, bốn định vô sắc, định diệt thọ tưởng gọi là định chín thứ lớp. Đối với định diệt thọ tưởng chỉ Thánh nhân có được, còn bốn thiền, bốn định vô sắc từ sơ thiền khởi lên không xen tâm khác mà vào nhị thiền, từ nhị thiền cho đến vào Diệt tận định, trong mỗi mỗi niệm thọ nhận không xen tâm khác nên gọi là thứ lớp. Phàm phu là người tội, độn căn, làm sao có thể được 32 tướng? Như Chuyển luân Thánh vương, Đề bà đạt đa, Nan đà được tướng ấy, tên gọi tuy đồng mà về đầy đủ uy đức, trong sạch đúng chỗ thời không đồng với Phật. Như trước đã phân biệt tướng của Chuyển luân Thánh vương và tướng của Phật khác nhau. Lại, tướng ấy là quả báo của thánh pháp vô lậu, quả tự tại theo ý, vô lượng vô biên, còn tướng của Chuyển luân Thánh vương là do nghiệp phước đức, không được tự tại, có hạn có lượng.
*Lại nữa, Đề bà đạt đa, Nan đà chỉ có 30 tướng, không phải có 32 tướng; Chuyển luân Thánh vương tuy có 32 tướng mà không có uy dức, không đầy đủ, không đúng chỗ, đi kèm với tham ái, phiền não v.v… Tám mươi vẻ đẹp tùy hình đầy đủ chỉ Phật và Bồ Tát có được, những người khác có thể có số ít, hoặc ngón tay thon dài, hoặc bụng nhỏ mà không có uy đức tốt đẹp nên không nói đến. Thế nên nói, pháp xuất thế gian không chung với phàm phu, không có lỗi.
Hỏi: Từ trước lại đây nơi nơi nói các pháp năm uẩn cho đến trí Nhất thiết chủng mà không nói 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình ấy, nay Kinh này sắp hết, cớ gì trong mỗi phẩm lại nói?
Đáp: Phật có hai thân là sinh thân và pháp thân; trong hai thân ấy, pháp thân là lớn. Pháp thân lớn nên sự lợi ích nhiều, như từ trước lại đã nói rộng. Nay gần hết kinh, về nghĩa sinh thân cần nên nói, cho nên nay nói.
*Lại nữa, sinh thân tướng đẹp trang nghiêm là quả báo của thánh pháp vô lậu, nay thứ lớp nói, còn trên kia nói xen lẫn với các Ba la mật. Nghĩa của bốn niệm xứ v.v… như trước nói. Nghĩa của mười lực của Phật là sâu xa, nay sẽ lược nói.
Hỏi: Mười lực của Phật là, nếu theo tướng chung mà nói thời chỉ một lực, đó là lực trí Nhất thiết chủng; nếu theo tướng riêng nói thời có ngàn, vạn, ức lực, theo mỗi pháp để gọi tên; nay cớ gì chỉ nói mười lực?
Đáp: Phật thật có vô lượng trí lực, song chỉ vì chúng sinh không thể có được, không thể hành được, nên không nói. Mười lực ấy đối với chúng sinh có thể độ vừa đủ dùng để độ, vì sao? Vì Phật dùng trí lực thị xứ, phi xứ quyết định biết lẽ nhân quả trong hết thảy pháp. Nghĩa là tạo nghiệp ác thời đọa vào đường ác, là có lẽ ấy (thị xứ), tạo nghiệp ác mà sinh lên cõi trời là không có lẽ ấy (phi xứ); làm nghiệp thiện cũng như vậy. Không lìa năm triền cái, không tu bảy giác chi mà được đạo, không có lẽ ấy (phi xứ); lìa năm triền cái, tu bảy giác chi mà được đạo, có lẽ ấy (thị xứ). Chín trí lực kia đều vào trong trí lực này. Phật dùng trí lực này trù lượng chúng sinh trong mười phương sáu đường, kẻ có thể độ, kẻ không thể độ; kẻ có thể độ thời dùng mỗi mỗi nhân duyên thần thông biến hóa để độ thoát; kẻ không thể độ thời đối với người ấy tu tâm xả. Thí như thầy thuốc hay xem tướng trạng của bệnh mà thẩm định biết có thể sống thời chữa trị, không thể sống thời rời bỏ. Phương tiện độ chúng sinh của nghiệp lực kia, người do nghiệp mà thọ thân, bị ràng buộc trong thế gian, do lực thiền định nên được giải thoát. Hành giả tất phải tìm hiểu khổ từ đâu sinh, do đâu diệt, thế nên dùng hai lực. Nghiệp lực có hai phần: Một là nghiệp sách có thể dứt nghiệp ác, hai là nghiệp nhơ. Nghiệp sạch là thiền, định, giải thoát, các tam muội; nghiệp không sạch là nghiệp cho thọ thân trong ba cõi. Người có hai hạng: hạng độn căn vì thọ thân nên tạo nghiệp, hạng lợi căn vì diệt thân nên tạo nghiệp.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ gì không đều dạy khiến làm nghiệp sạch?
Đáp: Vì chúng sinh căn có lợi, độn.
Hỏi: Chúng sinh vì sao có lợi, độn.
Đáp: Vì lực mạnh của dục, chúng sinh có tâm ác dục, thường vào chỗ ác, nên độn. Dục là tham muốn. Tham muốn việc tội sinh nghiệp ác, nên độn. Người ham muốn thiện thời vui đạo, tu các pháp trợ đạo nên lợi.
Hỏi: Chúng sinh vì sao không đều ham muốn thiện.
Đáp: Vì thế mà Phật nói thế gian có mỗi mỗi tính: Tính thiện, tính ác… Người tính ác ham muốn điều ác, ham muốn ác nên căn độn; như tính lửa nóng, tính nước ướt, không nên trách vì sao.
Hỏi: Ham muốn ác tức là tính ác, có gì sai khác mà làm thành hai lực?
Đáp: Có tính trước, vì muốn được nên phát sinh; thí như trước có ghẻ, vì chạm đến nên ra máu. Tính ở trong, ham muốn ở ngoài; tính nặng, ham muốn nhẹ; tính khó trừ, ham muốn dễ bỏ; tính sâu, ham muốn cạn. Dùng tính tạo nghiệp chắc sẽ thọ báo, dùng ham muốn tạo nghiệp không chắc thọ báo; có sai khác như vậy.
Lại, có người nói: Tập thường ham muốn tăng trưởng bèn thành tính. Tính cũng có thể phát sinh ham muốn. Người ấy nếu đời này hoặc đời sau thường tập ham muốn thời trở thành tính. Từ tính ấy mà làm ác, làm thiện; nếu ở tính thiện thời có thể độ, nếu ở tính ác thời không thể độ. Phật đã biết hai tính của chúng sinh rồi, lại biết quả báo kia theo đường thiện, đường ác khác nhau. Tính ác thời đọa vào ba đường ác, tính thiện thời thành bốn đường: Người, trời, A tu la và Niết bàn.
Hỏi: Trí lực biết chỗ đến của hết thảy với lực thiên nhãn, có gì sai khác?
Đáp: Lực thiên nhãn chỉ thấy được khi sinh, khi chết, còn đây là biết được khi chưa chết. Thiên nhãn thấy nhân biết quả, còn đây thấy quả báo tội phước hiện tiền, đó là trí lực biết chỗ đến của hết thảy (chí xứ đạo lực).
Hỏi: Thanh văn, Bích chi Phật cũng được Niết bàn, cũng có thể giáo hóa chúng sinh, cớ sao không có lực ấy?
Đáp: Vì thế mà nói ba lực sau biết việc chúng sinh trong ba đời thông suốt cùng khắp. Dùng lực biết mạng sống đời trước, biết khắp việc gốc, ngọn quá khứ của hết thảy chúng sinh. Do lực thiên nhãn sinh tử, biết khắp vô lượng việc trong đời vị lai của chúng sinh. Biết như vậy rồi, biết chúng sinh trong hiện tại, người có thể độ thời vì họ nói pháp dứt hết lậu hoặc. Vì thế nên chỉ có Phật mới có lực ấy, hàng Nhị thừa không có. Như có một người ngay trong một ngày có thể được A la hán mà Xá lợi phất nói trong một ngày không thể có nhân duyên được đạo, bèn bỏ đi mà không chịu độ. Lúc xế chiều, Phật dùng thần thông túc mạng, thấy người ấy trải qua hơn tám vạn kiếp trước, có nhân duyên được độ nay đã thành tựu, nên Phật thuyết pháp cho, liền được đạo quả A la hán.
*Lại nữa, Phật dùng trí lực đầu, biết tướng chúng sinh có thể độ hay không thể độ. Dùng lực thứ hai, biết chúng sinh bị hai chướng ngăn che. Người không bị ngăn che thời dùng lực thứ ba, biết chúng sinh, người có thiền định, giải thoát, tịnh, bất tịnh. Dùng lực thứ tư, biết căn tính chúng sinh có lợi, có độn, có thể thông hiểu pháp tính, không thông hiểu pháp tính. Dùng lực thứ năm, biết nhân duyên căn lợi, độn và ham muốn thiện, ác của chúng sinh. Dùng lực thứ sáu, biết mỗi mỗi tính của hai dục. Dùng lực thứ bảy, biết căn lợi, độn và bảy chỗ quả báo thiện, ác của chúng sinh. Dùng lực thứ tám, biết nghiệp thiện, ác đời trước của chúng sinh chướng ngại hay không chướng ngại. Dùng lực thứ chín, biết chúng sinh đời nay chưa thể độ, sinh đời sau có thể độ. Dùng lực thứ mười biết chúng sinh do cửa giải thoát Không mà vào Niết bàn, hoặc do cửa Vô tướng, Vô tác mà vào Niết bàn biết chúng sinh đối với kiến đế đạo, tư duy đạo trong mỗi niệm dứt được bao nhiêu kiết sử. Do mười trí lực ấy, trù lượng nhân duyên của chúng sinh có thể độ mà vì họ thuyết pháp. Do thế mà thuyết pháp không uổng lời.
Hỏi: Trí tuệ của Phật vô lượng, thân tướng Phật cũng vô lượng. Lại thân Phật hơn các thiên vương, cớ gì Phật đồng với Chuyển luân Thánh vương, có 32 tướng?
Đáp: Ba mươi hai tướng không nhiều không ít, nghĩa lý như trước đã nói. Lại nữa, có n nói: Tướng của Phật và Bồ Tát không hiện nhất định như trong đây nói. Tùy theo chỗ chúng sinh ưa thích có thể dẫn dắt tâm họ mà hiện tướng.
Lại, hoặc như có chúng sinh không quý vàng mà quý các sắc khác, như lưu ly, pha lê, kim cương. Nếu người thế gian như vậy thời Phật không hiện sắc vàng mà hiện các sắc đáng ưa khác.
Lại, hoặc có chúng sinh không quý ngón tay thon, dài và có màn lưới, vì ngón tay dài, có móng sắt là tướng quỷ La sát; vì màn lưới là tướng chim Nhạn, làm việc không tiện, như mặc áo v.v.., thời cần dùng làm gì? hoặc như ở nước Kế tân, Bồ Tát Di đế lệ thi lị tay có màn lưới, người cha ghét cho là quái dị, lấy dao cắt đi, nói rằng sao con ta giống như chim. Hoặc có người không ưa vai tròn lớn, cho là giống như bứu; hoặc cho bụng không hiện bày như tướng đói; hoặc cũng có người cho mắt xanh là không đẹp, chỉ ưa mắt trắng, đen, phân minh v..v… Thế nên biết, Phật tùy chỗ ưa thích của chúng sinh mà hiện tướng. Như vậy, thường không do nhất định.
Có người nói: 32 tướng ấy là thật có nhất định, do sức thần thông biến hóa thân, theo chỗ ưa thích của chúng sinh mà hiện tướng.
Có người nói: Phật có khi thần thông biến hóa, có khi theo chỗ sinh ở thế gian, chỗ sẽ sinh đến, không được nói do thần thông biến hóa.
Lại, trong ba ngàn đại thiên thế giới sinh ra theo chỗ chúng sinh có thể độ mà hiện tướng, như trong kinh Mật tích nói, hoặc hiện thân sắc vàng, hoặc hiện thân sắc bạc, hoặc hiện sắc mặt trăng, mặt trời, tinh tú; hoặc dài hoặc ngắn, tùy theo chúng sinh có thể dắt dẫn mà hiện tướng. Ở đây, tùy theo người nước Thiên Trúc trong cõi Diêm phù đề ưa thích thời Phật hiện 32 tướng. Người nước Thiên Trúc đến nay cố sửa bắp vai cho dày, lớn, trên đầu đều có bện tóc là đẹp. Theo như tướng người, nói tướng năm chỗ dài là đẹp. Theo như tướng người, nói tướng năm chỗ dài là đẹp. Theo như tướng người, nói tướng năm chỗ dài là đẹp. Theo như tướng người, nói tướng năm chỗ dài là đẹp. Tướng mắt, mũi, lưỡi, cánh tay, ngón tay, đùi, tay, chân; hoặc có bánh xe, hoặc như hoa sen, hoặc màu trắng ốc, hoặc như mặt trời mặt trăng; thế nên bàn tay, bàn chân Phật có tướng bánh xe ngàn tăm, ngón tay thon, dài; mũi cao, đẹp; lưỡi rộng, dài và mỏng. Những tướng như vậy đều hơn các tướng đã quý như trước, nên khởi tâm cung kính. Có cõi nước Phật hiện ra ngàn vạn tướng, hoặc vô lượng vô số tướng, hoặc năm, sáu, ba, bốn tướng; ở đây vì theo chỗ ưa thích của người Thiên Trúc nên Phật hiện 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình.
Kinh: Thế nào là 80 vẻ đẹp tùy hình? 1. Đỉnh đầu không thể thấy; 2. Mũi thẳng, cao, đẹp, lỗ mũi kín; 3. Mí mắt như trăng mới mọc, có màu xanh lưu ly; 4. Vành tai mọc thòng xuống; 5. Thân chắc thật như lực sĩ trời Na la diên; 6. Khớp xương như móc câu; 7. Mỗi lần thân xoay như voi chúa; 8. Khi đi chân cách đất bốn tấc, có dấu ấn hiện trên đất; 9. Móng tay màu đồng đỏ, mỏng và mướt; 10. Xương đầu gối cứng, tròn, đẹp; 11. Thân sạch sẽ; 12. Thân mềm mại; 13. Thân không cong; 14. Ngón tay tròn, thon; 15. Ngón tay đẹp; 16: Mạch sâu; 17. Mắt cá kín; 18. Thân mịn màng; 19. Thân vững chắc, đi không xiên xẹo; 20. Thân đầy đặn; 21. Thức đầy đủ; 22. Dung nghi đầy đặn; 23. Chỗ ở yên ổn không thể động; 24. Uy đức chấn động hết thảy; 25. Mọi người đều ưa xem; 26. Mặt không lớn dài; 27. Dung mạo đoan chính, không pha tạp; 28. Mặt đầy đủ; 29. Môi đỏ như màu trái Tần bà; 30. Âm vang sâu lắng; 31. Rốn sâu, tròn, đẹp; 32. Lông trên thân xoay về phía hữu; 33. Tay đầy đủ; 34. Tay chân vừa ý; 35. Chỉ tay rõ ràng, ngay thẳng; 36: Chỉ tay dài; 37. Chỉ tay không dứt; 38. Chúng sinh ác tâm trong thấy hòa vui; 39. Mặt rộng, đẹp; 40. Mặt đầy đặn, trong sáng như trăng; 41. Theo ý chúng sinh vui vẻ cùng nói; 42. Lỗ chân lông tỏa mùi thơm; 43. Miệng tỏa mùi thơm; 44. Nghi dung như Sư tử; 45. Đi đứng như voi chúa; 46. Cách đi như ngỗng chúa; 47. Đầu như quả Ma la đà; 48. Âm thanh rõ ràng; 49. Răng bén; 50. Sắc lưỡi màu hồng; 53. Lông trong sạch; 54. Mắt rộng, dài; 55. Tướng các khiếu (lỗ) đầy đủ; 56. Tay chân trắng thuần như hoa sen; 57. Rốn không bày; 58. Bụng không bày; 59. Bụng nhỏ; 60. Thân không khuynh động; 61. Thân chắc nịch; 62. Phần thân lớn; 63. Thân cao ráo; 64. Tay chân sạch, mềm mại; 65. Hào quang thân dài một trượng; 66. Thân chiếu sáng khi đi; 67. Xem chúng sinh bình đẳng; 68. Không khi khi chúng sinh; 69. Theo ân thanh của chúng sinh không quá, không giảm; 70. Thuyết pháp không sai khác; 71. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp; 72. Có nhân duyên theo thứ lớp thuyết pháp; 74. Có tướng hết thảy chúng sinh không thể xem hết được; 75. Người xem không nhàm chán; 76. Tóc dài, đẹp; 70. Màu tóc như ngọc xanh; 80. Tay chân có đức tướng.
Này Tu Bồ Đề, ấy là 80 vẻ đẹp tùy hình thành tựu nơi thân Phật. Như vậy, Bồ Tát do hai trí nhiếp thủ chúng sinh, đó là tài thí và pháp thí. Ấy là việc hy hữu khó bì kịp của Bồ Tát.
Làm sao Bồ Tát dùng ái ngữ nhiếp thủ chúng sinh? Bồ Tát lấy Ba la mật vì chúng sinh thuyết pháp, nói rằng: Các ngươi tu sáu Ba la mật, thu nhiếp được hết thảy thiện pháp.
Làm sao Bồ Tát lấy lợi hành nhiếp thủ chúng sinh? Đó là Bồ Tát thường dạy chúng sinh, khiến tu sáu Ba la mật.
làm sao Bồ Tát lấy đồng sự nhiếp thủ chúng sinh? Đó là Bồ Tát dùng sức năm thần thông, các cách biến hóa đi vào trong năm đường cùng sự việc với chúng sinh. Đó là lấy bốn việc nhiếp thủ chúng sinh.
*Lại nữa, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, giáo hóa chúng sinh rằng: Này thiện nam tử, nên khéo học, phân biệt các mẫu chữ và nên khéo biết một mẫu chữ cho đến 42 mẫu chứ; khéo biết hết thảy ngôn ngữ đều từ trong mẫu chữ thứ hai cho đến mẫu chữ thứ 42, hết thảy ngôn ngữ đều vào trong ấy. Một mẫu chữ đều vào trong 42 mẫu chữ, 42 mẫu chữ cũng vào trong một mẫu chữ. Chúng sinh ấy nên khéo học 42 mẫu chữ như vậy. Khéo học 42 mẫu chữ rồi, có thể khéo biết phép tắc của mẫu chữ; khéo biết phép tắc của mẫu chữ rồi khéo biết phép tắc không có mẫu chữ này. Này Tu Bồ Đề, như Phật khéo biết phép tắc mẫu chữ, khéo biết mẫu chữ, khéo biết không có mẫu chữ, vì phép tắc không có mẫu chữ nên nói phép tắc mẫu chữ, vì sao? Vì vượt qua hết thảy danh tự, gọi là Phật pháp.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Nếu chúng sinh rốt ráo không thể có được, pháp cũng rốt ráo không thể có được, pháp tính cũng rốt ráo không thể có được, vì rốt ráo không, vô thỉ không, vậy Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật cho đến Thí Ba la mật, khi hành bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, 37 pháp trợ đạo, mười tám không, Vô tướng, Vô tác tam muội, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, làm sao trú trong năm thần thông do quả báo được mà vì chúng sinh thuyết pháp? Chúng sinh thật không thể có được, vì chúng sinh không có được nên sắc không thể có được, cho đến thức cũng không thể có được; vì năm uẩn không thể có được, nên sáu Ba la mật cho đến 80 vẻ đẹp tùy hình đều không thể có được. Trong không thể có được, không có chúng sinh, không có sắc cho đến không có 80 vẻ đẹp tùy hình, vậy làm sao Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật có thể vì chúng sinh thuyết pháp? Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát còn không thể có được, huống gì có pháp Bồ Tát?
Phật bảo Tu bồ đề: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Vì chúng sinh không thể có được, nên biết nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, các pháp không, tự tướng không, tính không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết năm uẩn không, mười hai nhập không, mười tám giới không, mười hai nhân duyên không, bốn đế không, ngã không, thọ giả, mạng giả, kẻ sinh, kẻ nuôi, kẻ dưỡng, chúng số, người, người làm, người khiến làm, khởi dậy, người khiến khởi dậy, lãnh thọ, người khiến lãnh thọ, kẻ biết, kẻ thấy đều không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết bốn thiền không, bốn tâm vô lượng không, cho đến tám phần thánh đạo không, không không, vô tướng không, vô tác không, tám bội xả không, định chín thứ lớp không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung không, nên biết quả Tu đà hoàn không cho đến đạo Bích chi Phật không, Bồ Tát địa không, Vô thượng chánh đẳng chánh giác không. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát thấy hết thảy pháp không như vậy, vì chúng sinh thuyết pháp, không mất các tướng không. Bồ Tát khi quán như vậy, viết hết thảy pháp thông suốt không ngại, biết hết thảy pháp không ngại rồi, không phá hoại các pháp tướng, không hai, không phân biệt, chỉ vì chúng sinh mà như thật nói pháp. Thí như người của Phật biến hóa, người biến hóa lại hóa làm vô lượng ngàn vạn ức người, có người dạy khiến bố thí, có người dạy trì giới, có người dạy nhẫn nhục, có người dạy tinh tấn, có người dạy thiền định, có người dạy trí tuệ, có người dạy bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, ý ông nghĩ sao? Người của Phật biến hóa ấy có phá hoại pháp tính chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn. Các người biến hóa ấy không có tâm, không có tâm tâm số pháp, làm sao phân biệt phá hoại các pháp?
Này Tu Bồ Đề, thế nên biết, Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì chúng sinh đúng chỗ thích hợp thuyết pháp; kéo chúng sinh ra khỏi điên đảo, khiến được ở vào chỗ nên ở, vì pháp không trói không mở, vì sao? Vì sắc không trói không mở; thọ, tưởng, hành, thức không trói không mở; sắc không trói không mở thời không phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức không trói không mở thời không phải là thức, vì sao? Vì sắc rốt ráo thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức cho đến hết thảy pháp, hoặc hữu vi, hoặc vô vi cũng rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp cùng không thủ đắc tướng chúng sinh và hết thảy pháp. Hết thảy pháp không thể có được nên Bồ Tát không trú pháp nên trú trong pháp tướng, đó là sắc không cho đến hữu vi, vô vi pháp không, vì sao? Vì tự sắc cho đến hữu vi, vô vi pháp tự tính không thể có được, không chỗ trú. Pháp không có sở hữu, không trú ở pháp không có sở hữu; tự tính pháp không trú trong tự tính pháp, tha tính pháp không trú trong tha tính pháp, vì sao? Vì hết thảy pháp đều không thể có được. Pháp không thể có được thời trú vào đâu? Như vậy, Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, do các không ấy có thể nói pháp như vậy, hành Bát nhã ba la mật như vậy, đối với chư Phật và Thanh văn, Bích chi Phật không có lỗi, vì sao? Vì chư Phật, Bồ Tát, Bích chi Phật, A la hán được pháp ấy rồi, vì chúng sinh thuyết pháp cũng không chuyển đổi thật tướng các pháp, vì sao? Vì Như, pháp tính, thật tế không thể chuyển đổi, sao vậy? Vì tính các pháp không có.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu pháp tính, như, thật tế không chuyển đổi, vậy sắc với pháp tính khác nhau chăng? Sắc với như, thật tế khác nhau chăng? Thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp hữu vi, vô vi, thế gian, xuất thế gian, hữu lậu, vô lậu khác nhau chăng?
Phật dạy: Không khác. Sắc không khác, pháp tính không khác; như không khác, thật tế không khác; thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp hữu lậu, vô lậu cũng không khác.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu sắc không khác, pháp tính không khác; như không khác, thật tế không khác; thọ, tưởng, hành, thức cho đến hữu lậu, vô lậu không khác, thời làm sao phân biệt hắc nghiệp có hắc báo, là quả báo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; bạch nghiệp có bạch báo, là quả báo sinh cõi trời, cõi người; hắc bạch nghiệp có hắc bạch báo, nghiệp chẳng hắc chẳng bạch có quả báo chẳng hắc chẳng bạch, đó là quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Tu Bồ Đề: Theo thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Trong đệ nhất nghĩa đế không thể nói nhân duyên quả báo, vì sao? Vì đệ nhất nghĩa đế thật không có tướng, không có phân biệt, cũng không có ngôn thuyết, gọi là sắc cho đến pháp hữu lậu, vô lậu; tướng chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, vì rốt ráo không, vô thỉ không.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, nếu vì theo thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa đế, thời hết thảy phàm phu lẽ đáng có quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phật bảo Tu Bồ Đề: Ý ông nghĩ sao, người phàm phu có biết đó là thế đế, đó là đệ nhất nghĩa đế chăng? Nếu biết, người phàm phu ấy lẽ đáng là quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, vì người phàm phu thật không biết thế đế, không biết đệ nhất nghĩa đế, không biết đạo, không biết phân biệt đạo quả, làm sao họ có các quả được? Này Tu Bồ Đề, thánh nhân biết thế đế, biết đệ nhất nghĩa đế, có đạo, có tu đạo, vì thế nên thánh nhân có các quả sai khác.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Tu đạo được quả chăng?
Phật dạy: không được. Tu đạo không được quả, không tu đạo cũng không được quả, cũng không lìa đạo được quả, cũng không trú ở trong đạo được quả. Như vậy, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, vì chúng sinh nên phân biệt quả và cũng không phân biệt đó là tính hữu vi, tính vô vi.
Bạch đức Thế Tôn, nếu không phân biệt tính hữu vi, tính vô vi mà được các quả, cớ sao Thế Tôn nói dứt hết ba kiết gọi là Tu đà hoàn; dâm nộ si mỏng gọi là Tư đà hàm; dứt hết năm hạ phần kiết gọi là A na hàm; dứt hết năm thượng phần kiết gọi là A la hán? Biết pháp có tập hợp đều có tướng tán diệt gọi là đạo Bích chi Phật, dứt hết thảy phiền não và tập khí gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác? Bạch dức Thế Tôn, Con làm sao biết không phân biệt tính hữu vi, tính vô vi mà được các đạo quả?
Phật bảo Tu Bồ Đề: Ông cho quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, các quả ấy là hữu vi, là vô vi chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Đều là vô vi.
Này Tu Bồ Đề: Trong pháp vô vi có phân biệt chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn.
Này Tu Bồ Đề, nếu người thiện nam, kẻ thiện nữ thông suốt hết thảy pháp hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều là một tướng, tức vô tướng, khi ấy còn có phân biệt hoặc hữu vi, hoặc vô vi chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn.
Này Tu Bồ Đề, như vậy, Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp, không phân biệt các pháp, vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không. Bồ Tát ấy tự mình được pháp không có chấp trước, cũng dạy người khiến được pháp không có chấp trước, hoặc Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật, hoặc sơ thiền cho đến đệ tứ thiền, hoặc từ, bi, hỉ, xả cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, hoặc bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng. Bồ Tát ấy tự mình không chấp trước, cũng dạy người không chấp trước, vì không chấp trước nên không chướng ngại gì. Thí như người của Phật biến hóa làm việc bố thí, cũng không lãnh thọ quả báo bố thí, chỉ vì chúng sinh cho đến tu trí Nhất thiết chủng cũng không lãnh thọ quả báo của trí Nhất thiết chủng. Bồ Tát cũng như vậy, hành sáu Ba la mật cho đến hết thảy pháp mà không trú pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, cũng không thọ báo, mà chỉ vì độ chúng sinh, vì sao? Vì Bồ Tát ấy khéo thông đạt thật tướng các pháp.
Luận: Hỏi: Tám mươi vẻ đẹp tùy hình là pháp trang nghiêm thân, cớ sao ở trong thai “thức biết đầy đủ” lại là một ở trong các vẻ đẹp tùy hình?
Đáp: Thức ấy là thức do quả báo sinh, đối với thế gian tốt hay xấu tự nhiên biết được. Còn thức của người phàm phu không đầy đủ, nên phải học theo cách người khác mới biết được. Phật ở trong thai một năm đầy đủ, sung mãn mới sinh, nên thân và thức đều đầy đủ. Những người khác hoặc tám tháng, hoặc chín tháng ở trong thai, nói chung là mười tháng. Bồ Tát ở trong thai mười tháng nói chung là được một năm thời thân căn đầy đủ; thức do quả báo sinh cũng đầy đủ.
Hỏi: Chỗ chân đúng yên với chỗ ở yên sai khác thế nào?
Đáp: Chỗ ở yên là như kẻ dũng sĩ tại gia cầm chặt gậy gộc, ở yên một chỗ, không thể lay động. Lại khi xuất gia, ma dân, ác quỷ không thể làm chuyển động mà lùi bỏ.
Nghĩa của 42 mẫu chữ như trong Đại thừa có nói. Một mẫu chữ vào hết trong các mẫu chữ; thí như 2 số 1 hợp lại làm 2, 3 số 1 hợp lại làm 3; 4 số 1 hợp lại làm 4; như vậy cho đến ngàn, vạn. Lại như chữ A là định; A biến thành La, cũng biến thành Ba; như vậy đều vào trong 42 mẫu chữ, 42 mẫu chữ vào trong một mẫu chữ là, 42 mẫu chữ đều có phần chữ A, phần chữ A lại vào trong chữ A. Khéo biết chữ nên khéo biết tên các pháp; khéo biết tên các pháp nên khéo biết nghĩa các pháp. Không có mẫu chữ tức là nghĩa thật tướng của các pháp, vì sao? Vì trong nghĩa của các pháp, các pháp không có danh tự.
Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp rốt ráo không, không có danh tự, làm sao Bồ Tát trú trong sáu thần thông do quả báo sinh mà vì chúng sinh thuyết pháp? Nếu rốt ráo không có chúng sinh thời không có pháp? Phật chấp thuận lời Tu Bồ Đề nói: Như vậy, như vậy. Vì mười tám không, nên hết thảy pháp không thể có được. Ngã và chúng sinh, cho đến kẻ biết kẻ thấy, cho đến nên biết Phật, Bồ Tát cũng đều không. Biết như vậy rồi mà vì chúng sinh thuyết pháp không ấy. Nếu chúng sinh là thật có mà vì họ thuyết không thời không thể được; vì chúng sinh không, nhưng do điên đảo thành có. Thế nên Bồ Tát không bỏ mất không mà vì chúng sinh thuyết pháp. Không bỏ mất tức là không làm cho các pháp đều không, còn pháp được nói chẳng không. Nếu cho pháp được nói chẳng không thời là làm mất tướng không. Nếu miệng nói không mà tâm là có, cũng là bỏ mất không. Trong đây Phật tự nói: Tướng pháp không hai, không hư hoại. Muốn rõ ràng việc ấy nên Phật nêu thí dụ: Như người do Phật biến hóa, biến làm nhiều người, vì chúng sinh thuyết pháp, hoặc thuyết về công đức trì giới, bố thí. Phương tiện thuyết pháp như vậy không có lỗi, mà có thể kéo chúng sinh ra khỏi điên đảo, vì pháp không trói không mở. Trong đệ nhất nghĩa đế không trói không mở, trong thế đế nên có trói có mở. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Sác không trói không mở, vì sao? Vì trong không trói không mở ấy không có sắc tướng, cho đến thức cũng như vậy. Bồ Tát dùng pháp chẳng trú như vậy nên trú trong không pháp, vì chúng sinh thuyết pháp. Chúng sinh không thể có được, vì chúng sinh và hết thảy pháp không thể có được. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Pháp không có sở hữu, không trú trong pháp không có sở hữu, thí như hư không, không trú nơi hư không; tự tính pháp, không trú nơi tự tính pháp; thí như lửa không trú nơi lửa, pháp tha tính không trú nơi pháp tha tính; thí như trong tính nước không có tính lửa; lại vì tha tính bất định. Nếu thanh tịnh thuyết pháp được như vậy thời Bồ Tát ấy đối với chư Phật, thánh hiền không có lỗi, vì sao? Vì chư Phật, thánh hiền không nhiễm trước pháp, người thí pháp cũng không nhiễm trước pháp; chư Phật, thánh hiền vì rốt ráo không, lấy tướng tịch diệt làm sở hành của tâm, người thuyết pháp cũng như vậy. Chư Phật, thánh hiền vào ba môn giải thoát, được thật tính các pháp, đó là Vô dư Niết bàn, người thuyết pháp theo pháp ấy nên không có lỗi. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Chư Phật, hiền thánh được pháp ấy rồi, vì chúng sinh thuyết pháp, không làm chuyển đổi pháp tính, vì pháp tính không, vô tướng.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Nếu không chuyển đổi pháp tính, thời sắc cùng với pháp tính khác nhau chăng?
Phật dạy: Không, vì sao? Vì thật tướng của sắc tức là pháp tính. Ý Phật muốn nói, khi Bồ Tát thuyết pháp cũng không phá hoại pháp tính.
Tu Bồ Đề hỏi: Sắc v.v… cùng với pháp tính không khác, cớ gì chỉ quý pháp tính? Vì Phật đáp sắc không khác pháp tính nên Tu Bồ Đề nạn hỏi: Nếu không khác thời làm sao phân biệt có thiện, ác, trắng, đen, quả Tu đà hoàn v.v..?
Phật dạy: Sắc v.v… tuy không lìa pháp tính, song vì theo thế đế nên có phân biệt, còn ở trong đệ nhất nghĩa đế không có phân biệt, vì sao? Vì thánh nhân được đệ nhất nghĩa đế, không có phân biệt gì, nghe nói có sở đắc không mừng, nghe không có sở đắc không lo, vì chứng được pháp vô tướng, nên cho đến mảy may pháp còn không thủ tướng, huống gì phân biệt có thiện, ác. Người chưa chứng đắc thật tướng, vì muốn đệ nhất nghĩa đế nên có chỗ phân biệt. Trong đây tự nói nhân duyên: Pháp ấy không có ngôn thuyết, cũng không sinh diệt, nhơ sạch; nghĩa là rốt ráo không, vô thỉ không.
Hỏi: Cớ gì trong đây chỉ nói hai không gọi là pháp?
Đáp: Hết thảy có, hoặc pháp, hoặc chúng sinh, nếu nói rốt ráo không thời là phá pháp; nếu nói vô thỉ không thời phá chúng sinh. Phá hai pháp ấy rồi thời phá hết tất cả pháp. Trong đây Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp cho nên dùng hai không để phá pháp và phá chúng sinh; tuy còn có các không khác nhưng không sâu sắc, rốt ráo bằng rốt ráo không. Các không khác như lửa đốt cây, còn lại than tro; rốt ráo không thời không có tro, không có than. Có người nói: Hoặc nói đủ mười tám không, không có lỗi, vì lược nói nên nói hai không.
Tu Bồ Đề thưa: Nếu theo thế đế nên phân biệt có thiện ác, trắng đen và các quả báo, còn theo đệ nhất nghĩa đế thời người phàm phu lẽ đáng có thánh quả Tu đà hoàn v.v… vì sao? Vì nếu trong thế đế hư vọng phân biệt có các hiền thánh, còn trong đệ nhất nghĩa đế lý đáng phàm phu làm hiền thánh. Tu Bồ Đề phân biệt thật tướng nói phàm phu khác, còn Phật nói đệ nhất nghĩa nhất tướng, nên Tu Bồ Đề nói lý đáng phàm phu là bậc thánh.
Phật đáp: Nếu phàm phu phân biệt, biết đó là đệ nhất nghĩa đế, đó là thế đế, thời lẽ đáng phàm phu có các quả thánh. Vì phàm phu thật không biết đạo, không biết phân biệt đạo, không biết hành đạo, tu đạo, huống gì được đạo quả! Phật nói bậc thánh có thể phân biệt nên nói bậc thánh có thánh quả.
Bấy giờ Tu Bồ Đề tự biết có lỗi, nên nói: Trong tính vô lượng, vô tướng, vô động, làm sao thủ tướng, muốn lường pháp vô lượng; làm sao cưỡng cho phàm phu là thánh quả? Nên lãnh thọ lời Phật. Biết người hành đạo mới đắc quả, người không hành đạo không đắc quả; thế nên hỏi Phật: Tu đạo đắc quả chăng? Phật đáp không.
Lại hỏi: Trên kia Phật phân biệt nói tu đạo đắc quả, sao nay nói không? Phật đáp: Trên kia nói chẳng phải tâm chấp trước, nay vì Tu Bồ Đề đem tâm chấp trước mà hỏi, muốn từ đạo phát xuất quả, như từ mè ép ra dầu; nếu như vậy đạo với quả đồng hư dối. Thế nên Phật đều đáp không. Người nghe sinh tâm nghĩ rằng: Nếu tu không được, vậy không tu lý đáng được?
Phật dạy: Tu còn không được, huống không tu! Thí như hai người muốn đi đến, một người đứng yên không đi, một n lạc đường, cả hai đều không thể đến. Nếu không tu đạo còn không có được chút ít cái vui nhiếp tâm, huống gì đạo quả! Nếu tâm thủ tướng mà tu đạo, tuy có cái vui nhiếp tâm thiền định mà không có đạo quả. Nếu tâm không thủ tướng tu đạo thời có đạo quả. Thế nên Phật nói: Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không phân biệt tính hữu vi, vô vi, nên có đạo quả sai khác.
Tu Bồ Đề hỏi: Nếu như vậy, cớ gì Phật nói dứt ba kiết sử được Tu đà hoàn, có các phân biệt như vậy?
Phật hỏi ngược lại rằng: Ý ông nghĩ sao, ông cho quả Tu đà hoàn là hữu vi, là vô vi chăng?
Tu Bồ Đề đáp: Là vô vi.
Phật dạy: Nếu như vậy, trong vô vi có sai khác chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Phật dạy: Nếu không có phân biệt, cớ gì ông nạn hỏi? Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Nếu người thiện nam, kẻ thiện nữ thông suốt hết thảy pháp một tướng, tức là vô tướng, ở trong ba môn giải thoát, khi chứng Niết bàn, khi ấy có pháp để phân biệt hoặc hữu vi, hoặc vô vi chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Không.
Ý Phật là, chỉ tâm khi ấy là chơn thật, khi khác đều hư dối, cớ sao ông vấn nạn? Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không phân biệt hết thảy pháp, ở trong các pháp không, nội không v.v… rất thanh tịnh, tự mình không chấp trước, cũng dạy chúng sinh không chấp trước; nghĩa là dạy bố thí cho đến trí Nhất thiết chủng, trong đạo Bồ Tát đều dạy người khiến không chấp trước. Thí như người của Phật biến hóa làm việc bố thí, cũng không phân biệt bố thí, không lãnh thọ quả báo bố thí, chỉ vì độ chúng sinh. Tâm Bồ Tát cũng như vậy, vì sao? Vì khéo thông suốt các pháp tính. Khéo thông suốt là không thủ tướng pháp tính, cũng không trú trong pháp tính, ở trong pháp tính không nghi, không hối mà thuyết pháp, không ngăn, không trở, không ngại, thế là thông suốt pháp tính.
***
Trang trước | Mục lục | Trang sau |