Kinh Tăng Nhất A Hàm

37. Phẩm Trọng lục



* KINH SỐ 1.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Các Thầy nên nhớ nghĩ pháp lục trọng, kính trọng, giữ mãi trong lòng đừng cho quên mất. Thế nào là sáu?

Ở đây Tỳ-kheo thân hành niệm từ, như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Lại nữa, khẩu hành niệm từ, ý hành niệm từ, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Lại nữa, được các thứ pháp lợi, hay cùng các người Phạm hạnh dùng chung, cũng không có tưởng bỏn xẻn. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lại nữa, có các cấm giới không hư không hại, rất hoàn toàn không thiếu sót, được người trí quý. Lại muốn cho giới này bủa khắp cho người khiến đồng mùi vị này. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lại nữa chánh kiến Hiền Thánh được xuất yếu. Cái thấy như thế muốn các người Phạm hạnh cùng đồng pháp này, cũng đáng quý, chớ để quên mất.

Đó là, Tỳ-kheo! Có pháp lục trọng này, đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Thường nên tu hành thân, khẩu, ý hành. Nếu được đồ lợi dưỡng, nên nhớ phân phát, chớ khởi tưởng tham. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 2.

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở bên suối A-nậu-đạt, cùng đại chúng Tỳ-kheo năm trăm người câu hội, đều là A-la-hán, tam đạt lục thôngthần túc tự tạitâm không sợ hãi, chỉ trừ một Tỳ-kheo là A-nan.

Bấy giờ Thế Tôn ngồi trên hoa sen vàng, bảy báu làm cọng, và năm trăm Tỳ-kheo ai nấy đều ngồi hoa sen báu. Khi đó, Long vương A-nậu-đạt đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên.

Long vương xem khắp thánh chúng xong, bạch Thế Tôn:

– Nay con xem trong chúng đây trống thiếu không đầy đủ, còn thiếu Tôn giả Xá-lợi-phất. Cúi mong Thế Tôn sai một Tỳ-kheo gọi Xá-lợi-phất đến đây.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất ở Tinh xá Kỳ Hoàn vá y cũ. Thế Tôn bảo Mục-liên:

– Ông đến chỗ Xá-lợi-phất bảo Xá-lợi-phất: ‘Long vương A-nậu-đạt muốn gặp Thầy’.

Mục-liên đáp:

– Xin vâng Thế Tôn.

Khi ấy Tôn giả Đại Mục-liên như trong khoảng thời gian co duỗi cánh tay đi đến Tinh xá Kỳ Hoàn, gặp Tôn giả Xá-lợi-phất bảo:

– Như Lai có dạy rằng: ‘Long vương A-nậu-đạt muốn được gặp Thầy’.

Xá-lợi-phất đáp:

– Ông đi trước đi, tôi sẽ đến sau!

Mục-liên nói:

– Tất cả Thánh chúng và Long vương A-nậu-đạt ngóng đợi tôn nhan muốn được thấy mặt thầy, mong đi ngay chớ có trễ giờ.

Xá-lợi-phất đáp:

– Ông đến đó trước, tôi sẽ đến sau.

Mục-liên lập lại:

– Thế nào Xá-lợi-phất! Trong những người có thần túc, lại có thể hơn tôi chăng mà nay lại bảo tôi đi trước? Nếu Xá-lợi-phất không đứng dậy đi, tôi sẽ nắm tay bắt đến suối đó.

Khi ấy, Xá-lợi-phất nghĩ: ‘Mục-liên tìm cách đùa thử ta đây!’ Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất tự cởi dây kiệt-chi (lưng) để xuống đất, bảo Mục-liên rằng:

– Nếu Thầy là thần túc đệ nhất, thì bây giờ nhấc dây này khỏi mặt đất đi, rồi hãy nắm tay tôi dẫn đến suối A-nậu-đạt.

Mục-liên liền nghĩ: ‘Nay Xá-lợi-phất lại đùa cợt ta, muốn thử nhau chăng? Nay Ông ta cởi dây lưng để trên đất nói: ‘Có thể nhấc lên được sau mới nắm tay ta dẫn đến suối’. Mục-liên lại nghĩ: ‘Đây ắt có nguyên nhân, chớ không thì đâu có khổ công vậy’.

Liền duỗi tay nắm dây nhấc lên, nhưng dây không nhúc nhích chút nào. Khi đó Mục-liên dùng hết sức dời sợi dây mà không thể khiến động đậy. Xá-lợi-phất bèn lấy dây này cột vào cành cây Diêm-phù, Tôn giả Mục-liên đem hết thần lực muốn nhấc sợi dây này mà không thể dời được. Ngay lúc nhấc sợi dây thì đất Diêm-phù chấn động mạnh.

Khi ấy Xá-lợi-phất bèn nghĩ: ‘Tỳ-kheo Mục-liên còn có thể khiến cõi Diêm-phù chấn độnghà huống dây này. Nay ta nên cầm dây này cột vào hai thế giới’. Bấy giờ Mục-liên cũng lại nhấc nữa. Xá-lợi-phất lại cột dây vào ba thế giới, bốn thế giới, Mục-liên cũng có thể nhấc lên như nhấc chiếc áo nhẹ.

Bấy giờ Xá-lợi-phất lại nghĩ: ‘Tỳ-kheo Mục-liên đủ sức nhấc bốn thế giới cũng không đáng kể. Nay ta cầm dây này cột vào lưng núi Tu-di’. Khi ấy Mục-liên lại có thể làm động núi Tu-di này và cung trời Tứ thiên vương, cung trời Tam thập tam thảy đều dao động.

Xá-lợi-phất lại đem dây này cột ngàn thế giới, Mục-liên cũng có thể làm chấn động. Xá-lợi-phất lại lấy dây này cột hai ngàn thế giới, ba ngàn thế giới cũng bị Mục-liên làm chấn động. Khi ấy đất trời chấn động mạnh, chỉ có Như Lai ngồi ở suối A-nậu-đạt không di độngví như lực sĩ đùa lá cây không khó khăn.

Khi ấy, Long vương A-nậu-đạt bạch Thế Tôn:

– Nay trời đất này cớ sao chấn động?

Thế Tôn nói rõ nguyên nhân cho Long vương:

Long vương bạch Phật:

– Thần lực của hai người này, ai hơn?

Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo Xá-lợi-phất thần lực lớn nhất.

Long vương bạch Phật:

– Thế Tôn trước có thọ ký rằng Tỳ-kheo Mục-liên thần túc đệ nhất, không ai hơn.

Thế Tôn bảo:

– Long vương! Ông nên biết có bốn thần túc. Thế nào là bốn? Tự tại tam-muội thần túcTinh tấn tam-muội thần túc. Tâm tam-muội thần túc. Giáo giới tam-muội thần túc. Này Long vương! Có sức của bốn thần túc này, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có bốn thần túc này, thân cận tu hành không buông bỏ. Đây tức là thần lực đệ nhất.

Long vương A-nậu-đạt bạch Phật:

– Tỳ-kheo Mục-liên không được bốn thần lực này sao?

Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo Mục-liên cũng được bốn thần lực này, thân cận tu hành chẳng hề buông bỏ, Tỳ-kheo Mục-liên muốn trụ thọ mạng hết kiếp cũng có thể làm được. Nhưng tam-muội mà Xá-lợi-phất nhập, Tỳ-kheo Mục-liên không biết tên gọi.

Khi ấy Tôn giả Xá-lợi-phất lại nghĩ: ‘Ba ngàn đại thiên quốc độ, Mục-liên đều có thể di chuyển, côn trùng bị chết không thể kể xiết. Nhưng chính ta nghe tòa của Như Lai không thể di động. Nay ta nên lấy dây này cột vào tòa của Như Lai’.

Bấy giờ Tôn giả Mục-liên lại dùng thần túc nhấc dây này lên, nhưng không nhúc nhích. Mục-liên bèn nghĩ: ‘Không phải ta bị thối chuyển thần túc rồi sao mà nay nhấc dây này chẳng thể động đậy? Nay ta đến chỗ Thế Tôn, để hỏi nghĩa này’. Mục-liên bỏ sợi dây, dùng thần túc đến chỗ Thế Tôn, từ xa thấy Xá-lợi-phất ngồi trước Như Lai. Thấy rồi Mục-liên bèn nghĩ: ‘Đệ tử Thế Tôn thần túc đệ nhất không ai hơn ta. Nhưng ta chẳng bằng Xá-lợi-phất sao?

Bấy giờ Tôn giả Mục-liên bạch Phật:

– Con đối với thần túc có bị thối chuyển không? Vì sao thế? Con từ Tinh xá Kỳ Hoàn đi trước, Xá-lợi-phất đi sau. Nay Tỳ-kheo Xá-lợi-phất lại đến trước, ngồi trước Như Lai.

Phật nói:

– Thần túc của Thầy không thối chuyển, nhưng pháp thần túc tam-muội mà Xá-lợi-phất nhập, Thầy không biết. Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phất trí tuệ không có hạn lượng, tâm được tự tại. Thầy không bằng Xá-lợi-phất theo tâm. Xá-lợi-phất tâm thần túc được tự tại. nếu Tỳ-kheo Xá-lợi-phất tâm nghĩ đến gì liền được tự tại.

Đại Mục-liên tức thời im lặng. Khi ấy Long vương A-nậu-đạt hoan hỷ mừng rỡ không kềm được:

– Nay Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, rất có thần lực chẳng thể nghĩ nghì, khi nhập tam-muội, Tỳ-kheo Mục-liên chẳng biết tên gọi.

Bấy giờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho Long vương A-nậu-đạt, khuyên bảo khiến cho hoan hỷ, liền ở đó thuyết giới. Sáng sớm Phật đem các Tỳ-kheo Tăng trở về thành Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Khi ấy, các Tỳ-kheo nói với nhau:

– Thế Tôn đích thân thọ ký, trong hàng Thanh văn của ta, người thần túc đệ nhất là Tỳ-kheo Mục-liên, nhưng hôm nay chẳng bằng Xá-lợi-phất.

Bấy giờ các Tỳ-kheo khởi tâm khinh mạn đối với Mục-liên. Đức Thế Tôn liền nghĩ: ‘Các Tỳ-kheo này sanh tưởng khinh mạn đối với Mục-liên, sẽ chịu tội khó kể’.

Ngài bảo Mục-liên:

– Thầy hãy hiện thần lực cho đại chúng này xem, đừng để đại chúng khởi tưởng lười biếng.

Mục-liên đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Bấy giờ Mục-liên lạy Phật, rồi ở trước Như Lai biến mất, đi đến cách bảy hằng sa cõi Phật, ở phương Đông có Phật tên Kỳ Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đó. Mục-liên dùng y phục bình thường đến cõi đó đi trên miệng bát. Nhân dân nước đó hình thể rất to lớn. Các Tỳ-kheo trông thấy Mục-liên rồi, nói với nhau:

– Các Thầy xem con sâu này giống như Sa-môn.

Các Tỳ-kheo bắt xuống đưa cho Phật.

– Thưa Thế Tôn! Nay có một con sâu giống Sa-môn.

Kỳ Quang Như Lai bảo các Tỳ-kheo:

– Phương Tây cách đây bảy hằng sa thế giới; cõi đó có Phật tên Thích-ca Văn Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Đây là đệ tử thần túc đệ nhất của Ngài.

Bấy giờ Phật kia bảo Tôn giả Mục-liên:

– Các Tỳ-kheo này khởi ý khinh mạn, Thầy hãy hiện thần lực cho đại chúng xem!

Mục-liên đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Mục-liên nghe lời Phật dạy, lấy bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheo nước đó đem lên trời Phạm thiên. Khi ấy Mục-liên lấy chân trái để lên núi Tu-di, chân phải đặt lên trời Phạm thiên, rồi nói bài kệ:

Thường nên nhớ chuyên cần,
Tu hành nơi Phật pháp,
Hàng phục chúng ma oán,
Như điều phục được voi.
Nếu hay ở pháp này,
Năng hành không phóng dật,
Sẽ dứt nguồn mé khổ,
Không còn các não nữa.

Bấy giờ Như Lai dùng âm thanh này vang khắp tinh xá Kỳ Hoàn. Các Tỳ-kheo nghe xong đến bạch Phật:

– Mục-liên đứng ở đâu mà nói kệ này.

Thế Tôn bảo:

– Đây là Tỳ-kheo Mục-liên cách cõi Phật này bảy hằng sa thế giới về phía Đông, dùng bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheo ở đó, chân trái bước lên núi Tu-di, chân phải đặt lên trời Phạm Thiên mà nói kệ này.

Các Tỳ-kheo khen:

– Chưa từng có, thật là kỳ đặc! Tỳ-kheo Mục-liên có đại thần túc thế mà chúng con khởi tâm coi thường Mục-liên. Cúi mong Thế Tôn khiến Mục-liên đem năm trăm Tỳ-kheo đến đây.

Khi ấy Thế Tôn từ xa hiện đạo lực khiến Tôn giả Mục-liên biết ý. Mục-liên bèn dẫn năm trăm Tỳ-kheo đến thành Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn đang thuyết pháp cho mấy ngàn vạn chúng. Mục-liên đem năm trăm Tỳ-kheo đến chỗ Thế TônĐệ tử Phật Thích-ca Văn ngước nhìn các Tỳ-kheo ấy. Khi đó Tỳ-kheo ở thế giới phương Đông lễ chân Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo ấy rằng:

– Tỳ-kheo các Thầy từ đâu tới? Là đệ tử của ai? Đi đường hết bao lâu?

Năm trăm Tỳ-kheo kia bạch Phật Thích-ca Văn:

– Thế giới của chúng con nay ở phương Đông. Phật tên Kỳ Quang Như Lai, chúng con là đệ tử của Ngài. Nhưng nay chúng con chẳng biết từ đâu đến, đã trải qua mấy ngày!

Thế Tôn bảo:

– Các Thầy có biết thế giới của Phật chăng?

Các Tỳ-kheo đáp:

– Thưa vâng, Thế Tôn! Chúng con muốn trở về cõi ấy.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo ấy:

– Nay Ta sẽ nói với các Thầy về pháp lục giới. Hãy khéo suy nghĩ.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn.

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi.Thế Tôn bảo:

– Thế nào gọi là pháp lục giới? Này Tỳ-kheo! Nên biết sáu giới của người bẩm thọ tinh khí của cha mẹ mà sanh. Thế nào là sáu? Nghĩa là địa giớithủy giớihỏa giớiphong giớikhông giớithức giới. Đó là này Tỳ-kheo, có sáu giới này. Thân người nhân tinh huyết mà sanh lục nhập. Thế nào là sáu? Nghĩa là nhãn nhậpnhĩ nhậptỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Đó là, này Tỳ-kheo, có sáu nhập này do cha mẹ mà có được. Đã nương theo sáu nhập liền có sáu thức. Thế nào là sáu? Nếu nương nhãn nhập thì có nhãn thức, rồi nhĩ thứctỷ thứcthiệt thứcthân thứcý thức. Đó là, này Tỳ-kheo, đây gọi là sáu thức thân.

Nếu có Tỳ-kheo hiểu sáu giới, sáu nhập, sáu thức này, có thể đến sáu cõi trời thọ nhân. Nếu ở đó hết tuổi thọ lại sanh cõi này, thông minh tài cao. Ở ngay thân hiện tại dứt hết kiết sử được đến Niết-bàn.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Mục-liên:

– Nay Thầy đem các Tỳ-kheo này trở về cõi Phật kia.

Mục-liên đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Khi ấy, Mục-liên lại lấy bát đựng năm trăm Tỳ-kheo, nhiễu Phật ba vòng lui đi, như trong khoảng thời gian co duỗi cánh tay, đã đến cõi Phật kia. Bấy giờ Mục-liên thả các Tỳ-kheo ra, lễ chân Phật kia rồi trở về cõi Nhân này. Các Tỳ-kheo cõi kia nghe lục giới này rồi, các trần cấu sạch, được pháp nhãn thanh tịnh.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Trong hàng đệ tử Ta, Thanh văn thần túc đệ nhất khó ai theo kịp là Tỳ-kheo Đại Mục-kiền-liên.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 3.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Bạt-kỳ trong vườn Ngưu Sư Tử. Các Tỳ-kheo cao đức có thần túc là Hiền giả Xá-lợi-phất, Hiền giả Đại Mục-kiền-liên, Hiền giả Ca-diếp, Hiền giả Ly-việt, Hiền giả A-nan v.v… năm trăm người câu hội.

Khi ấy, Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp, A-na-luật, sáng sớm đến chỗ Xá-lợi-phất. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy ba Đại Thanh văn đến chỗ Xá-lợi-phất, liền bảo Tôn giả Ly-việt rằng:

– Ba Đại Thanh văn đi đến ngài Xá-lợi-phất, hai người chúng ta cũng nên đến chỗ Xá-lợi-phất. Vì sao thế? Để nghe ngài Xá-lợi-phất thuyết đầy đủ pháp kỳ diệu.

Ly-việt đáp:

– Việc này nên lắm!

Rồi Ly-việt, A-nan đến chỗ Xá-lợi-phất. Khi ấy Xá-lợi-phất nói:

– Kính chào chư Hiền! Mời đến đây ngồi!

Xá-lợi-phất bảo A-nan:

– Nay tôi có điều muốn hỏi, vườn Ngưu Sư Tử này rất vui thích, hương trời tự nhiên tỏa khắp bốn phương, làm sao khiến cho vườn này được vui thích?

A-nan đáp:

– Tỳ-kheo nghe nhiều chẳng quên, tổng trì nghĩa vị của các pháp, tu hành Phạm hạnh đầy đủ, những pháp như thế cũng không sót mất; vì bốn bộ chúng mà thuyết pháp, chẳng mất thứ lớp, cũng chẳng thô tháo, không có loạn tưởng. Như thế, Tỳ-kheo ở vườn Ngưu Sư Tử được vui thích.

Xá-lợi-phất bảo Ly-việt rằng:

– Hôm nay A-nan đã diễn thuyết rồi. Nay tôi lại muốn hỏi nghĩa Thầy. Vườn Ngưu Sư Tử vui thích như vậy. Nay Thầy hãy nói tiếp nghĩa ấy thế nào?

Ly-việt đáp:

– Ở đây Tỳ-kheo thích chỗ nhàn vắng, tư duy tọa Thiềntương ưng với chỉ quán. Như thế Tỳ-kheo thích ở trong vườn Ngưu Sư Tử.

Khi ấy Xá-lợi-phất bảo A-na-luật:

– Nay Thầy nên nói nghĩa của vui thích.

A-na-luật đáp:

– Tỳ-kheo có thiên nhãn thấy suốt xem xét chúng sanh: người chết, người sanh, sắc lành, sắc ác, đường lành, đường dữ, hoặc đẹp, hoặc xấu, thảy đều biết hết. Hoặc có chúng sanh thân, miệng, ý làm ác; phỉ báng Hiền Thánh, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục; hoặc lại có chúng sanh thân, miệng, ý làm lành, chẳng phỉ báng Hiền Thánhví như sĩ phu quán không trung, thảy đều đầy đủ. Tỳ-kheo có thiên nhãn cũng lại như thế, xem xét thế giới chẳng có nghi nan. Như thế, Tỳ-kheo ở trong vườn Ngưu Sư Tử vui thích như thế.

Xá-lợi-phất bảo Ca-diếp:

– Nay tôi hỏi Thầy, chư Hiền như thế đã nói về nghĩa vui thích. Nay Thầy nên nói tiếp.

Ca-diếp đáp:

– Tỳ-kheo hành hạnh A-lan-nhã (tịch tịnh), lại dạy người khác khiến hành A-lan-nhã; tán thán đức của nhàn tịnh, thân mình mặc y chằm vá, lại dạy người khiến hành đầu đà. Thân tự tri túc ở chỗ nhàn cư, lại dạy người khác khiến tu hành này. Thân mình giới đức đầy đủ, tam-muội thành tựutrí tuệ thành tựu, lại dạy người khác khiến hành pháp này; tán thán pháp này rồi lại khuyến hóa; lại dạy người khác khiến hành pháp này, giáo huấn không chán. Như thế, Tỳ-kheo ở trong vườn Ngưu Sư Tử vui thích không gì sánh bằng.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo Đại Mục-kiền-liên:

– Chư Hiền đã nói nghĩa vui thích. Nay Thầy nên nói tiếp nghĩa vui thíchvui thích trong vườn Ngưu Sư Tử vô song, nay Thầy muốn nói thế nào?

Mục-liên đáp:

– Ở đây, Tỳ-kheo có đại thần túc, đối thần túc được tự tại. Họ có thể biến hóa vô số sự việc không khó khăn; cũng hay phân một thân thành vô số thân, hoặc hợp lại làm thành một thân; vách đá đều qua được, vọt lên, biến mất tự tại cũng như thuyền lướt trên sông, chim bay trên không trung không dấu vết. Ví như lửa mạnh thiêu đốt núi rừng, cũng như mặt trời trăng không đâu chẳng chiếu; cũng có thể đưa tay sờ nhật nguyệt; cũng có thể hóa thân đến trời Phạm thiên. Như thế, Tỳ-kheo thích hợp ở trong vườn Ngưu Sư Tử.

Khi ấy Mục-liên bảo Xá-lợi-phất:

– Chúng tôi mỗi người tùy chỗ mà biện thuyết rồi, nay muốn hỏi nghĩa Xá-lợi-phất, vườn Ngưu Sư Tử rất là vui thích. Những Tỳ-kheo nào nên ở trong ấy.

Xá-lợi-phất nói:

– Tỳ-kheo có thể hàng phục tâm, mà tâm không thể hàng phục Tỳ-kheo. Nếu Tỳ-kheo ấy muốn được tam-muội tức thời Tỳ-kheo ấy được tam-muội, tùy ý xa gần thành tam-muội, liền hay thành tựu đầy đủ. Ví như nhà Trưởng giả có y phục tốt đẹp đựng đầy rương. Bấy giờ Trưởng giả ấy muốn lấy loại y phục nào thì tùy ý lấy không khó khăn, cũng hay tùy ý nhập vào trong tam-muội. Đây cũng như thế, tâm hạnh khiến Tỳ-kheo, chẳng phải Tỳ-kheo hay khiến tâm, tùy ý vào tam-muội cũng không khó. Như thế Tỳ-kheo hay khiến tâm, chẳng phải tâm khiến Tỳ-kheo. Người như thế nên ở trong vườn Ngưu Sư Tử.

Bấy giờ Xá-lợi-phất bảo chư Hiền:

– Chúng ta đã tùy theo sự biện bác của mình mà nói, mỗi người tùy cách thức khéo thuyết nghĩa này. Nay chúng ta nên đến hỏi Thế Tôn: Tỳ-kheo thế nào thích ở trong vườn Ngưu Sư Tử? Nếu Thế Tôn có nói gì, chúng ta sẽ vâng làm.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Đúng vậy, Xá-lợi-phất.

Bấy giờ các đại Thanh văn đều dẫn nhau đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến cúi lạy Thế Tôn rồi ngồi một bên. Các đại Thanh văn đem nhân duyên này bạch đầy đủ với Phật.

Khi ấy, Thế Tôn bảo:

– Lành thay! Như lời A-nan nói. Vì sao thế? Tỳ-kheo A-nan nghe pháp, hay tổng trìgìn giữ hết các pháp, tu hành Phạm hạnh đầy đủ; pháp như thế khéo nghe không quên, cũng không tà kiếnthuyết pháp cho bốn bộ chúnglời nói không lầm lẫn, cũng không thô bạo.

Tỳ-kheo Ly-việt thuyết cũng hay thay! Vì sao thế? Ưa ở chỗ nhàn vắng, không ở trong nhân gian, thường nhớ tọa Thiền, cũng không tranh tụng; tương ưng với chỉ quánnhàn cư tịch tĩnh.

Tỳ-kheo A-na-luật cũng lại hay thay! Vì sao thế? Tỳ-kheo A-na-luật thiên nhãn đệ nhất. Thầy ấy dùng thiên nhãn quán sát tam thiên thế giới, giống như người có mắt xem hạt châu trong bàn tay; Tỳ-kheo A-na-luật cũng lại như thế. Thầy ấy dùng thiên nhãn quán tam thiên đại thiên thế giới, không có nghi nan.

Nay Tỳ-kheo Ca-diếp cũng lại hay thay! Vì sao thế? Tỳ-kheo Ca-diếp tự thân mình hành A-lan-nhã, lại hay tán thán hạnh nhàn cư. Thân hay khất thực, lại hay khen ngợi đức khất thực. Thân mặc y chằm vá, lại hay tán thán đức mặc y chằm vá. Thân mình tri túc, laị hay khen ngợi đức tri túc. Thân mình ở hang núi, lại tán thán đức ở hang núi. Thân mình giới thành tựu, tam-muội thành tựutrí tuệ thành tựugiải thoát thành tựugiải thoát kiến tuệ thành tựu, lại có thể dạy người thành tựu năm phần Pháp thân này. Thân có thể giáo hóa, lại có thể dạy người khiến hành pháp này.

Lành thay! Lành thay! Như lời Mục-liên nói. Vì sao thế? Tỳ-kheo Mục-liên có đại oai lực, thần túc đệ nhất, tâm được tự tạiý muốn thân ấy làm gì thì có thể làm xong; hoặc hóa một thân phân làm vạn ức, hoặc hợp trở lại làm một; vách đá đều qua được không chướng ngại, ẩn hiện tự tại như vào nước không chướng ngại; như chim bay trong không, không có vết chân. Ví như nhật nguyệt không chỗ nào chẳng chiếu hay hóa thân đến trời Phạm thiên.

Lành thay! Như lời Xá-lợi-phất nói. Vì sao thế? Xá-lợi-phất hay hàng phục tâm, chẳng phải tâm hàng phục Xá-lợi-phất. Nếu lúc muốn nhập tam-muội, thì có thể thành tựu không có nghi nanVí như Trưởng giả có y phục tốt đẹptùy ý lấy không nghi nan; Tỳ-kheo Xá-lợi-phất cũng lại như thế, có thể hàng phục tâm, chẳng phải tâm có thể hàng phục Xá-lợi-phất; tùy ý nhập tam muội, thảy đều ở trước mắt.

Lành thay! Lành thay! Các Tỳ-kheo! Các Thầy mỗi người tùy theo phương tiện mà nói. Nhưng nay lại nghe ta nói: Tỳ-kheo thế nào vui ở vườn Ngưu Sư Tử?

Tỳ-kheo nương ở trong thôn xóm. Người ấy đến giờ đắp y, ôm bát vào làng khất thựckhất thực xong trở về chỗ ở, rửa tay, rửa mặt, ở dưới gốc cây chính thân, chính ý, ngồi kiết-già, cột niệm ở trước, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: ‘Nay ta ngồi tòa bất hoại, phải nên dứt hữu lậu thành tựu vô lậu’.

Bấy giờ Tỳ-kheo ấy tâm hữu lậu liền được giải thoát. Tỳ-kheo như thế thích hợp ở trong vườn Ngưu Sư Tử. Tỳ-kheo như thế chuyên cần tinh tấn, không có giải đãi, ở đâu cũng được sùng kính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 4.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nay Ta sẽ nói về chú nguyện có sáu đức. Các Thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Bấy giờ các Tỳ-kheo đã nhận lời Phật dạyThế Tôn bảo:

– Thế nào gọi là sáu đức? Ở đây đàn-việt thí chủ thành tựu ba pháp. Đàn-việt thí chủ thành tựu ba pháp thế nào? Ở đây đàn-việt thí chủ thành tựu tín cănthành tựu giới đứcthành tựu sự nghe. Đó là đàn-việt thí chủ thành tựu ba pháp này. Pháp bố thí vật lại thành tựu ba pháp. Thế nào là ba? Là vật kia sắc thành tựu, vị thành tựu, hương thành tựu. Có ba pháp này. Đó là này Tỳ-kheo! Có sáu việc này đạt được công đức lớn, danh đức vang xa, đạt được quả báo cam lồ.

Thế nên, các Tỳ-kheo nếu muốn thành tựu sáu việc này, nên nhớ bố thí. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 5.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn thuyết pháp cho vô số chúng. Khi ấy trên tòa có một Tỳ-kheo sanh ý niệm này: ‘Mong Như Lai bảo cho ta những điều luận thuyết’. Khi đó Như Lai biết tâm của Tỳ-kheo ấy liền bảo các Tỳ-kheo’.

– Nếu có Tỳ-kheo sanh niệm này: ‘Như Lai sẽ đích thân giáo huấn ta’. Tỳ-kheo ấy giới thanh tịnh, không có vết nhơtu hành chỉ quán, ưa chỗ nhàn vắng. Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn cầu y phụcthức ăn uống’ giường chõng, thuốc men, cũng phải nên giới đức thành tựu, ở chỗ vắng vẻ mà tự tu hànhtương ưng với chỉ quán. Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn tri túc, nên nhớ đức đầy đủ, ở chỗ nhàn vắng tự tu hànhtương ứng với chỉ quán.

Nếu Tỳ-kheo ấy muốn bốn bộ chúngQuốc vươngnhân dâncác loại hữu hình trông thấy và hiểu biết mình; thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn cầu Tứ thiền, khoảng giữa không có tâm hối hận, cũng không biến đổi thì nên nhớ giới đức thành tựu.

Nếu Tỳ-kheo muốn cầu tứ thần túc thì cũng nên giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ý lại muốn cầu tám môn giải thoát không chướng ngại thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ý lại muốn cầu thiên nhĩ nghe suốt hết tiếng trời người thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ý muốn biết ý nghĩ trong tâm người khác, các căn thiếu sót thì cũng nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn cầu biết tâm ý chung sanh, tâm có dục, tâm không dục, tâm có sân hậntâm không sân giận, tâm có ngu sitâm không ngu si, như thực mà biết; tâm có ái, tâm không ái, tâm có thọ, tâm không thọ, như thực mà biết; tâm có loạn, tâm không loạn; tâm tật đố, tâm không tật đố; tâm nhỏ hẹp, tâm không nhỏ hẹp; tâm có hạn lượng, tâm không hạn lượng; tâm có độ, tâm không độ; tâm có tam-muội, tâm không tam-muội; tâm có giải thoáttâm không giải thoát, như thực mà biết; muốn được như thế, nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu Tỳ-kheo ý muốn được vô lượng thần túc phân một thân thành vô số, lại hợp trở lại thành một; xuất hiện biến mất tự tạihóa thân cho đến Phạm thiên thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Nếu lại Tỳ-kheo ý muốn cầu tự nhớ việc vô số kiếp đời trước, hoặc một đời, hai đời, cho đến ngàn đời, trăm ngàn ức đời, kiếp thành kiếp hoại, kiếp thành hoại không thể tính kể: ‘Ta từng chết đây sanh kia tên gì họ gì, hoặc từ nơi kia chết, đến sanh nơi đây’; tự nhớ việc vô số kiếp như thế thì nên nhớ giới đức đầy đủ, mà không có niệm khác.

Nếu lại, Tỳ-kheo ý muốn cầu thiên nhãn thấy suốt, quán chúng sanh đường lành, đường ác, sắc lành sắc ác, hoặc đẹp hoặc xấu, như thực mà biết; hoặc lại có chúng sanh thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền thánh, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục; hoặc lại có chúng sanh thân, miệng, ý làm lành, chẳng phỉ báng Hiền Thánh, tâm ý chánh kiến, thân hoại mạng chung sanh cõi lành lên trời; nếu muốn như thế thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo ý muốn cầu dứt hữu lậuthành tựu vô lậutâm giải thoáttrí tuệ giải thoátsanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không tái sanh nữa, như thực mà biết thì nên nhớ giới đức đầy đủ, trong từng suy nghĩ không có loạn tưởng, ở nơi vắng vẻ thì Tỳ-kheo ấy nên nhớ giới đức đầy đủ, không có các niệm khác, oai nghi thành tựu đầy đủ, lỗi nhỏ thường sợ, huống là lỗi lớn.

Nếu có Tỳ-kheo ý muốn cùng luận đàm với Như Lai thì nên thường nhớ giới đức đầy đủ; giới đức đã đầy đủ nên nhớ văn đầy đủ, văn đã đầy đủ nên nhớ thí đầy đủ, thí đã đầy đủ nên nhớ trí tuệ đầy đủ, giải thoát tri kiến thảy đều đầy đủ.

Nếu có Tỳ-kheo giới thânđịnh thântuệ thângiải thoát thângiải thoát tri kiến thân đầy đủ, liền được thiên longquỷ thần thấy biết cúng dườngđáng kính, đáng quý, trời người phụng sự.

Thế nên, Tỳ-kheo nên nhớ ngũ phần pháp thân đầy đủ là ruộng phước của đời, không ai có thể hơn được. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 6.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn; cúi lạy Thế Tôn rồi ngồi một bên. Khi ấy, Xá-lợi-phất bạch Thế Tôn:

– Nay con đã nhập hạ ở thành Xá-vệ rồi, ý muốn đi du hóa trong nhân gian.

Thế Tôn bảo:

– Nay chính phải thời.

Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy và lui đi. Xá-lợi-phất đi chưa bao lâu, có một Tỳ-kheo ôm lòng phỉ báng, bạch Thế Tôn rằng:

– Xá-lợi-phất tranh cãi với các Tỳ-kheo mà không sám hối, nay lại du hành trong nhân gian.

Bấy giờ Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

– Thầy mau đem lời Ta gọi Xá-lợi-phất đến!

Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Phật dạy Tôn giả Mục-liên và Tôn giả A-nan:

– Các Thầy mời các Tỳ-kheo trong các phòng đến chỗ Thế Tôn. Vì sao thế? Xá-lợi-phất nhập tam-muội, nay sẽ ở trước Như Lai rống tiếng sư tử.

Các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, ai nấy đều tụ tập chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy Tỳ-kheo kia vâng lời Phật dạy đi đến chỗ Xá-lợi-phất, bảo Xá-lợi-phất:

– Như Lai muốn gặp Tôn giả.

Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn; cúi lạy Thế Tôn rồi ngồi một bên. Phật bảo Xá-lợi-phất:

– Thầy vừa đi chưa bao lâu, có một Tỳ-kheo hạnh nhơ đến chỗ Ta, bạch Ta rằng: ‘Tỳ-kheo Xá-lợi-phất tranh cãi với các Tỳ-kheo mà không sám hốilại du hóa trong nhân gian’. Xem xét có thực vậy không?

Xá-lợi-phất bạch Phật:

– Như Lai tự biết việc này.

Như Lai bảo:

– Ta tự biết rồi, nhưng nay đại chúng hoài nghi. Nay Thầy ở trong đại chúng, nên tự biện minh mình trong sạch.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

– Con từ khi sanh ra đến nay tuổi vừa tám mươi, mỗi lúc tự suy nghĩ: chưa từng sát sanh, cũng không nói dối, ngay cho khi đùa bỡn cũng không nói dối, cũng lại chưa hề cãi cọ kia đây. Ví thử lúc không chuyên ý, có thể làm điều này. Bạch Thế Tôn! Nay con tâm ý thanh tịnh há lại cùng người Phạm hạnh đấu tranh sao?

Cũng như đất này, chấp nhận vật sạch và cũng nhận vật không sạch, phân tiểu dơ uế thảy đều nhận cả, máu mủ đờm dãi trọn chẳng chống nghịch. Song đất này cũng chẳng nói xấu, cũng không nói tốt. Con cũng như vậy, bạch Thế Tôn! Tâm con không di động, há lại cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà bỏ đi xa ư? Người tâm không chuyên thì mới như thế. Nay con tâm chánh, đâu lẽ cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà bỏ đi xa ư?

Cũng như nước có thể rửa sạch vật tốt, cũng có thể rửa sạch vật xấu. Nước ấy cũng chẳng nghĩ rằng: ‘Ta rửa sạch cái này, bỏ cái này’. Con cũng như thế, không có tưởng khác; há lại cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà bỏ đi xa ư?

Ví như lửa mạnh đốt cháy núi rừng chẳng chọn tốt xấu, trọn không tưởng niệm. Con cũng như thế, há nên có ý cùng người Phạm hạnh tranh cãi sao?

Cũng như chổi quét không chọn tốt xấu, đều có thể quét sạch trọn không tưởng niệm. Giống như bò bị cưa hai sừng, hết sức hiền lành không có hung bạo; khéo có thể dẫn dắt, tùy ý đi đâu, trọn không nghi nan. Thật vậy, Thế Tôn! Tâm con như thế, cũng không khởi tưởng có điều làm thương tổn, há lại cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà đi xa ư?

Cũng như cô gái Chiên-đà-la mặc áo cũ rách, ở trong nhân gian xin ăn cũng không cấm kỵ. Con cũng như thế, bạch Thế Tôn! Cũng không tưởng niệm sẽ khởi tranh tụng mà đi xa.

Cũng như chảo mỡ rỉ chảy khắp nơi, người có mắt thảy đều trông thấy mọi chỗ rỉ ra. Con cũng như thế, Thế Tôn! Trong chín lỗ rỉ chảy ra bất tịnh, há nên cùng người Phạm hạnh tranh cãi?

Ví như người nữ tuổi trẻ đoan chánh, lại lấy thây chết buộc vào cổ mình rồi chán ghét nó. Thế Tôn! Con cũng như thế, chán ghét thân này như thế không khác, há nên cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà đi xa sao? Việc này chẳng đúng.

Thế Tôn nên tự biết cho. Tỳ-kheo kia cũng nên biết cho. Nếu có việc này, mong Tỳ-kheo ấy nhận sự sám hối của con.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo kia:

– Nay Thầy phải tự hối lỗi. Vì sao thế? Nếu không hối lỗi, đầu sẽ bể làm bảy mảnh.

Khi ấy, Tỳ-kheo kia sợ hãi, lông áo dựng đứng; liền từ chỗ ngồi đứng lên lễ chân Như Lai, bạch Thế Tôn:

– Nay con tự biết đã xúc phạm Tôn giả Xá-lợi-phất, cúi mong Thế Tôn cho con sám hối.

Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo! Thầy hãy tự hướng về Xá-lợi-phất sám hốinếu không đầu sẽ bể làm bảy mảnh.

Tỳ-kheo ấy liền hướng về Xá-lợi-phất cúi lạy và bạch Xá-lợi-phất rằng:

– Cúi mong ngài cho tôi sám hối, vì tôi ngu, không phân biệt lẽ chân thật.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

– Nay Thầy nên nhận Tỳ-kheo này hối lỗi, lại lấy tay xoa đầu thầy ấy. Vì sao thế? Nếu không cho Tỳ-kheo này sám hối, đầu Thầy ấy sẽ bể làm bảy mảnh.

Xá-lợi-phất lấy tay xoa đầu Tỳ-kheo, bảo rằng:

– Chấp nhận cho Thầy sám hốiNhư ngu như mê, trong Phật pháp này rất là rộng lớn; lại có thể tùy thời hối lỗiLành thay! Nay cho Thầy sám hối, sau chớ phạm nữa.

Như thế ba lần. Bấy giờ Xá-lợi-phất bảo Tỳ-kheo kia rằng:

– Thầy chớ phạm nữa! Vì sao thế? Có sáu pháp vào địa ngục, sáu pháp sanh lên trời, sáu pháp đến Niết-bàn.

Thế nào là sáu pháp vào địa ngục? Muốn hại người khác; ta đã khởi tâm hại này liền hoan hỉ, hớn hở không thể dừng được; ta sẽ dạy người khiến hại người khác; trong đó khởi tâm hại; đã hại được người trong đó khởi hoan hỷ: ‘Ta sẽ được tiếng tăm không tốt này’; chưa khởi việc này, liền ôm sầu lo. Đó là có sáu pháp này khiến người đọa đường ác.

Thế nào là sáu pháp khiến người đến chỗ lành? Nghĩa là thân giới đầy đủ, khẩu giới đầy đủ, ý giới đầy đủ, mạng căn thanh tịnhkhông tâm sát hạikhông tâm tật đố. Đó là có sáu pháp này sanh ở cõi lành.

Thế nào là tu sáu pháp đến Niết-bàn? Nghĩa là sáu pháp nghĩ nhớ. Thế nào là sáu? Nghĩa là thân hành từ, không tỳ vết; miệng hành từ không tỳ vết; ý hành từ không tỳ vết; nếu được lợi dưỡng hay chia cho mọi người không có lẫn tiếc; phụng trì cấm giới không tỳ vết; được người trí quý mến. Giới như thế có thể đầy đủ. Có các tà kiếnchánh kiếnHiền Thánh xuất yếu có thể được dứt gốc khổ; các kiến như thế thảy đều phân biệt rành. Đó là sáu nên cầu phương tiện tu hành sáu pháp này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ Tỳ-kheo kia lại từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ chân Tôn giả Xá-lợi-phất một lần nữa:

– Nay con lại xin sám hối, như kẻ ngu mê, không phân biệt được chân thật. Cúi mong ngài Xá-lợi-phất cho con hối lỗi. Sau này con không phạm nữa.

Xá-lợi-phất nói:

– Cho Thầy hối lỗi. Trong pháp Hiền Thánh rất là quảng đại, phải tự sửa lỗi cũ, tu chính mới, chớ có phạm nữa.

Bấy giờ Tỳ-kheo kia nghe Xá-lợi-phất nói xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 7.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nay Ta sẽ thuyết về pháp đệ nhất tối không. Các Thầy khéo suy nghĩ.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn.

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Phật bảo:

– Sao gọi là pháp đệ nhất tối không? Nếu lúc mắt khởi thì khởi, cũng chẳng thấy chỗ đến; lúc diệt thì diệt cũng không thấy chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu nhân duyên. Thế nào là giả hiệu nhân duyên? Nghĩa là cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắcdanh sắc duyên lục nhậplục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên tử, tử duyên sầu lo, khổ não, chẳng thể tính kể. Như thế Khổ ấm thành tựu nhân duyên này.

Không đây là không kia, đây diệt thì kia diệt; vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì tử diệt, tử diệt thì sầu lo khổ não thảy đều diệt; tận trừ pháp giả hiệu.

Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế; lúc khởi thì khởi cũng không biết chỗ đến, lúc diệt thì diệt cũng không biết chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu. Pháp giả hiệu là đây khởi thì khởi, đây diệt thì diệt.

Sáu nhập này cũng không người tạo tác; cũng là pháp danh sắc lục nhập. Do cha mẹ mà có thai, cũng không nhân duyên mà có. Đây cũng giả hiệu. Chỉ cần trước có đối đãi sau bèn có. Ví như dùi cây kiếm lửa. Vì trước có đối đãi, sau mới có lửa sanh, lửa cũng chẳng từ cây ra, cũng chẳng lìa cây. Nếu lại có người chẻ cây tìm lửa, cũng chẳng thể được, đều do nhân duyên hội họp rồi sau có lửa. Sáu tình này khởi bệnh cũng lại như thế, đều do nhân duyên hội họp, trong đó khởi bệnh. Lúc sáu nhập này khởi thì khởi cũng chẳng thấy chỗ đến, lúc diệt thì diệt, cũng chẳng thấy chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu này. Nhân do cha mẹ hội họp mà có.

Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Trước hết thọ bào thai,
Dần dần như váng sữa,
Rồi lại như cục thịt,
Sau chuyển như tượng hình.
Trước sanh đầu, cổ, ót,
Dần sanh tay, chân, ngón,
Chi tiết mỗi mỗi sanh,
Tóc, lông, móng, răng thành.
Nếu lúc mẹ ăn uống,
Các thứ món ăn ngon,
Tinh khí làm sống mạng,
Nguồn gốc của thọ thai.
Hình thể đã hoàn thành,
Các căn không thiếu sót,
Do mẹ được sanh ra,
Thọ thai khổ như thế.

Tỳ-kheo nên biết, do nhân duyên hội họp mà có thân này. Lại nữa, Tỳ-kheo! Trong một thân người có ba trăm sáu mươi đốt xương, chín vạn chín ngàn lỗ chân lông, năm trăm mạch máu, năm trăm gân, tám vạn hộ trùng. Tỳ-kheo nên biết! Thân lục nhập có tai biến như thế. Tỳ-kheo nên nhớ tư duy họa hoạn như thế. Ai tạo xương này? Ai hợp gân mạch này? Ai tạo tám vạn hộ trùng này?

Bấy giờ, Tỳ-kheo nghĩ suy điều này, liền đạt nhị quả, A-na-hàm hoặc A-la-hán. Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ:

Ba trăm sáu mươi xương,
Ở trong thân người này,
Chư Phật đã diễn nói,
Nay Ta cũng nói thế.
Gân có năm trăm sợi,
Số mạch cũng như thế,
Trùng có tám vạn thứ,
Chín vạn chín ngàn lông.
Nên quán thân như thế,
Tỳ-kheo cần tinh tấn,
Mau được đạo La-hán,
Và đến được Niết-bàn.
Pháp này đều không tịch.
Chỗ tham của người ngu.
Người trí tâm vui vẻ,
Nghe pháp bốn ‘không’ này.

Này Tỳ-kheo! Đây gọi là pháp đệ nhất tối không. Ta vì các Thầy nói về pháp tu hành của Như Lai. Nay ta đã khởi tâm từ bi thương xót, việc Ta làm đã xong. Các Thầy thường nên nhớ tu hành pháp này. Ở chỗ vắng vẻ, ngồi Thiền tư duy, chớ có giải đãi. Nay không tu hành sau hối hận vô ích. Đây là lời giáo huấn của Ta. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

* KINH SỐ 8.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn cùng thăm hỏi, ngồi một bên. Khi ấy, Phạm chí bạch Thế Tôn:

– Cù-đàm! Dòng Sát-lợi nay ý muốn cầu điều gì? Có hạnh nghiệp gì? Theo giáo lý nào? Cứu cánh việc gì?

Bà-la-môn ý muốn việc gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáo lý nào? Cứu cánh việc gì?

Quốc vương ngày nay ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáo lý nào? Cứu cánh việc gì?

Đạo tặc ngày nay ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáo lý nào? Cứu cánh việc gì?

Người nữ ý muốn cầu gì? Có hạnh nghiệp gì? Nghe giáo lý nào? Rốt ráo việc gì?

Bấy giờ Thế Tôn bảo Phạm chí:

– Dòng Sát-lợi thường ưa đấu tranh, nhiều kỹ thuật, ưa làm việc muốn cho rốt ráo không nghỉ giữa chừng.

Phạm chí hỏi:

– Phạm chí ý muốn cầu gì?

Thế Tôn bảo:

– Phạm chí ý thích chú thuật, cần ở nhà, thích chỗ vắng vẻ, ý để nơi Phạm thiên.

Phạm chí lại hỏi:

– Quốc vương cầu việc gì?

Thế Tôn bảo:

– Phạm chí nên biết! Ý vua muốn được việc nước, ý để nơi binh đao gậy gộc, tham đắm tài bảo.

Phạm chí lại hỏi:

– Trộm cướp ý muốn gì?

Thế Tôn bảo:

– Trộm thì có ý trộm cắp, tâm để chỗ gian tàý muốn khiến người không biết việc làm của mình.

Phạm chí lại hỏi:

– Người nữ ý muốn cầu gì?

Thế Tôn bảo:

– Người nữ ý để nơi người nam, tham đắm tài bảo, tâm ràng buộc việc nam nữtham dục tự do.

Bấy giờ Phạm chí bạch Thế Tôn:

– Thật là kỳ đặc! Thế Tôn biết hết bao nhiêu sự biến đổinhư thật không dối. Hôm nay Tỳ-kheo ý muốn cầu gì?

Thế Tôn bảo:

– Giới đức đầy đủ, tâm dạo nơi đạo pháp, ý để nơi Tứ đế, muốn đến Niết-bàn. Đó là điều mong cầu của Tỳ-kheo.

Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

– Đúng vậy, Thế Tôn! Việc làm của Tỳ-kheo ý không thể di chuyển. Nghĩa ấy thật như vậy. Thưa Cù-đàm! Niết-bàn ấy thật là vui thíchNhư Lai nói đã nhiều. Ví như người mù được thấy, người điếc được nghe, ở chỗ tối thấy sáng, ngày nay Như Lai nói cũng như thế, không có khác. Nay tôi việc nước bận rộn, muốn trở về.

Thế Tôn bảo:

– Nên biết đúng thời.

Khi ấy Phạm chí Sanh Lậu liền đứng dậynhiễu Phật ba vòng rồi lui đi.

Bấy giờ, Phạm chí Sanh Lậu nghe Phật nói xong, vui vẻ vâng làm.

* KINH SỐ 9.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên.

Khi ấy Phạm chí bạch Thế Tôn:

– Trong đây có Tỳ-kheo chăng? Làm sao được tu Phạm hạnh không có thiếu sót? Và thanh tịnh tu Phạm hạnh?

Thế Tôn bảo:

– Nếu có người giới luật đầy đủ không phạm điều gì, đấy gọi là thanh tịnh tu hành Phạm hạnh. Lại nữa, Phạm chí! Nếu có mắt thấy sắc mà không khởi tưởng dính mắc, không khởi thức niệm; trừ ác tưởng, bỏ pháp bất thiệnnhãn căn được toàn vẹn. Đó là người này thanh tịnh tu Phạm hạnh. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp đều không thức tưởng, không khởi tưởng niệm, thanh tịnh được tu Phạm hạnhý căn được toàn vẹn; người như thế tu Phạm hạnh không có thiếu sót.

Bà-la-môn bạch Phật:

– Những người nào không tu Phạm hạnh? Không đầy đủ hạnh thanh tịnh?

Thế Tôn bảo:

– Nếu có người cùng hội họp, đây gọi là không phải Phạm hạnh.

Bà-la-môn bạch Phật:

– Những người nào sơ sót không hành đầy đủ?

Thế Tôn bảo:

– Nếu có người cùng nữ nhân giao tiếp, hoặc đụng chạm tay chân, ấp ủ trong lòng không quên mất; đó là này Phạm chí, không hành đầy đủ, rơi vào các dâm dậttương ưng với dâm, nộ, si. Lại nữa Phạm chí! Hoặc cùng nữ nhân đùa bỡn nói năng qua lại; đó là, này Phạm chí người này hành không đầy đủ, rơi vào dâm, nộ, si. Phạm hạnh chẳng đầy đủ để tu hành thanh tịnh. Lại nữa Phạm chí! Nếu có nữ nhân dùng mắt ác nhìn nhau mà không di chuyển, trong đó liền khởi tưởng dâm, nộ, si, sanh các loạn niệm; đó là, Phạm chí, người này Phạm hạnh chẳng sạch, chẳng tu Phạm hạnh. Lại nữa, Phạm chí! Hoặc có người nghe xa xa, hoặc nghe tiếng khóc, hoặc nghe tiếng cười, trong đó khởi dâm, nộ, si, khởi các loạn tưởng; đó là Phạm chí, người này chẳng thanh tịnh tu Phạm hạnhtương ưng với dâm, nộ, si, hạnh không hoàn toàn. Lại nữa Phạm chí! Nếu có người từng thấy nữ nhân, sau lại khởi tưởng, nhớ đến đầu mắt cô gái, trong đó khởi tưởng, ở chỗ vắng vẻ sanh dâm, nộ, si, tương ưng với ác hạnh; đó là, Phạm chí người này chẳng tu Phạm hạnh.

Khi ấy, Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

– Rất là kỳ đặc! Sa-môn Cù-đàm này cũng biết Phạm hạnh, cũng biết chẳng phải Phạm hạnh; cũng biết lậu hạnh, cũng biết bất lậu hạnh. Vì sao thế? Nay tôi cũng sanh niệm này: ‘Có những người cùng nữ nhân đụng chạm tay chân, khởi các loạn tưởng’. Tôi liền sanh niệm này: ‘Người này hạnh chẳng thanh tịnhtương ứng với dâm, nộ, si’. Đệ nhất thọ lạc là nữ nhân vậy. Đáng ham muốn đệ nhất là mắt mắt nhìn nhau. Và nữ nhân ấy hoặc nói, hoặc cười ràng buộc đàn ông, hoặc cùng nói chuyện ràng buộc đàn ông. Khi ấy tôi liền sanh niệm này: ‘Sáu điều này người trọn hành hạnh chẳng thanh tịnh’.

Hôm nay Như Lai nói đã nhiều. Ví như người mù được mắt, người mê thấy đường, người ngu nghe đạo, người có mắt thấy sắc; Như Lai thuyết pháp cũng lại như thế. Nay con tự quy y Phật, Pháp, Tăng chúng. Từ nay về sau con không sát sanh nữa, cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc.

Bấy giờ Phạm chí nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

* KINH SỐ 10.

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở trong rừng phía ngoài thành Tỳ-xá-ly cùng chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấy giờ Tôn giả Mã Sư đến giờ đắp y, ôm bát vào thành khất thực. Khi ấy Ni-kiền Tử Tát-giá xa thấy Mã Sư đến, liền nói với Mã Sư rằng:

– Thầy Ông thuyết những nghĩa gì? Có những giáo giới gì? Dùng lời dạy gì cho đệ tử?

Mã Sư đáp:

– Phạm chí! Sắc là vô thườngvô thường tức là khổ, khổ tức là vô ngãvô ngã tức là không. Không là kia không phải sở hữu của ta, ta không phải sở hữu của kia. Như thế là điều người trí học, thọ, tưởng, hành, thức vô thường; ngũ thạnh ấm này vô thườngvô thường tức là khổ, khổ tức là vô ngãvô ngã tức là không. Không là kia không phải sở hữu của ta, ta không phải sở hữu của kia. Ông muốn biết thì Thầy ta giáo giới nghĩa như thế, thuyết cho các đệ tử nghĩa như thế.

Khi ấy Ni-kiền Tử lấy hai tay bịt tai lại nói rằng:

– Thôi! Thôi! Mã Sư! Tôi không ưa nghe nói vậy. Nếu Sa-môn Cù-đàm có dạy vậy, tôi thực chẳng ưa nghe. Vì cớ sao? Như nghĩa của tôi: sắc là thường, nghĩa của Sa-môn là vô thường. Hôm nào sẽ gặp Sa-môn Cù-đàm để cùng luận nghị, sẽ trừ tâm điên đảo của Sa-môn Cù-đàm.

Bây giờ trong thành Tỳ-xá-ly có năm trăm đồng tử tụ tập một chỗ nhóm bàn luận. Ni-kiền Tử đến chỗ năm trăm đồng tử, bảo đồng tử rằng:

– Các em hãy cùng đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao thế? Ý ta muốn cùng Sa-môn kia thảo luận, khiến Sa-môn kia thấy được đạo chánh đế. Sa-môn nói sắc là vô thường nhưng như nghĩ của ta sắc là thường. Ví như lực sĩ tay nắm dê lông dài, tùy ý dẫn đi khắp nơi không nghi nan; nay ta cũng lại như thế, cùng Sa-môn kia luận nghị, tùy ta buông bắt không có nghi nanVí như voi mạnh hung bạo có sáu ngà ở trong núi sâu đùa chơi không khó gì; nay ta cũng lại như thế, cùng Sa-môn ấy luận nghị không có nghi nanVí như hai trượng phu mạnh mẽ bắt một người yếu đuối, đặt trên lửa nướng tùy ý xoay trở cũng không khó khăn; nay ta cùng ông ấy luận nghĩa cũng không nghi nan. Trong luận nghị của ta, voi còn có thể bị hại huống là người; cũng hay khiến voi chạy Đông, Tây, Nam, Bắc há không bằng người sao? Nay kèo cột trong giảng đường này là vật vô tình còn có thể khiến cho di chuyểnhà huống cùng người luận nghị có thể thắng được ta? Ta sẽ khiến ông ấy phun máu từ mặt mũi ra mà chết.

Trong nhóm đó, hoặc có đồng tử nói:

– Ni-kiền Tử trọn chẳng thể luận nghị với Sa-môn, chỉ e Sa-môn Cù-đàm sẽ luận nghị lại Ni-kiền Tử.

Hoặc có người nói:

– Sa-môn chẳng thể cùng Ni-kiền Tử luận nghị; Ni-kiền Tử có thể cùng Sa-môn luận nghị.

Khi ấy Ni-kiền Tử liền nghĩ rằng: ‘Nếu khiến Sa-môn Cù-đàm nói như Tỳ-kheo Mã Sư thì đủ cho ta đối đầu. Nếu lại có nghĩa khác thì nghe xong sẽ biết’.

Ni-kiền Tử liền dẫn năm trăm đồng tử, trước sau vây quanh đến chỗ Thế Tônthăm hỏi xong ngồi xuống một bên.

Khi ấy, Ni-kiền Tử bạch Thế Tôn:

– Thế nào, Cù-đàm có giáo giới gì, dùng giáo giới gì dạy các đệ tử?

Phật bảo Ni-kiền Tử:

– Điều của Ta nói sắc là vô thườngvô thường tức là khổ, khổ tức là vô ngãvô ngã tức là không, không tức là kia không phải (do) sở hữu của ta, ta không phải sở hữu của kia; thọ, tưởng, hành, thức, năm thạnh ấm thảy đều vô thườngvô thường tức là khổ, khổ thì vô ngãvô ngã là không. Không là kia không sở hữu của ta, ta không phải sở hữu của kia. Giáo giới của Ta, nghĩa này như vậy.

Ni-kiền Tử đáp:

– Tôi chẳng ưa nghe nghĩa này. Vì cớ sao? Như tôi hiểu nghĩa, sắc là thường.

Thế Tôn bảo:

– Nay Ông hãy chuyên tâm ý, tư duyên về diệu lý, sau hãy nói.

Ni-kiền Tử nói:

– Nay tôi nói sắc là thường, năm trăm đồng tử này, nghĩa này cũng thế.

Thế Tôn bảo:

– Nay Ông nói sắc là thường, năm trăm đồng tử này nghĩa cũng vậy.

Thế Tôn lại bảo:

– Nay Ông đã tự mình biện thuyết, vì sao lại dẫn năm trăm người kia?

Ni-kiền Tử đáp:

– Nay tôi nói sắc là thường. Sa-môn muốn nói năng những gì?

Thế Tôn bảo:

– Nay Ta nói: sắc là vô thường cũng lại vô ngã; tạm dối hội họp có sắc này; cũng không chân thật, không chắc chắn cũng như đám tuyết, là pháp môn diệt, là pháp biến đổi. Nay Ông vừa nói sắc là thường. Ta lại hỏi Ông, hãy tùy ý đáp Ta.

Thế nào Ni-kiền Tử? Chuyển luân Thánh vương lại ở nước mình được tự tại không? Lại Đại vương ấy, người không đáng chết mà giết chết, người không đáng trói lại trói, có được không?

Ni-kiền Tử đáp:

– Thánh Vương này có sức tự tại ấy. Người chẳng đáng giết có thể giết, người chẳng đáng trói có thể trói.

Thế Tôn bảo:

– Thế nào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương sẽ lại già chăng? Đầu bạc, mặt nhăn, áo quần dơ bẩn?

Khi ấy Ni-kiền Tử làm thinh chẳng đáp. Thế Tôn hỏi hai ba lần. Ông ta cũng hai ba phen làm thinh chẳng đáp. Khi ấy lực sĩ Kim Cang Mật Tích, tay cầm chày kim cang, ở trên hư không bảo:

– Nay Ông không đáp lại luận này, thì ở trước Như Lai, ta sẽ đập đầu Ông thành bảy mảnh.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Ni-kiền Tử:

– Ông hãy nhìn lên hư không.

Ni-kiền Tử ngước nhìn không trung, thấy lực sĩ Kim Cang Mật Tích, lại nghe nói giữa không: ‘Ông không đáp luận của Như Lai, ta sẽ đập đầu Ông bể làm bảy mảnh’. Ni-kiền Tử thấy rồi kinh sợ, áo lông dựng lên, bạch Thế Tôn:

– Cúi mong Cù-đàm, hãy cứu giúp cho. Nay hãy hỏi luận, tôi sẽ đáp.

Thế Tôn bảo:

– Thế nào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương có già chăng? Cũng lại đầu bạc, răng rụng, da dùn, mặt nhăn chăng?

Ni-kiền Tử đáp:

– Sa-môn Cù-đàm! Tuy có lời này nhưng theo nghĩa của tôi, sắc là thường.

Thế Tôn bảo:

– Ông khéo suy nghĩ rồi sau hãy đáp. Nghĩa trước và sau chẳng tương ưng với nhau, chỉ hãy luận rằng Chuyển luân Thánh vương rồi có già không? Cũng sẽ đầu bạc, răng rụng, da dùn, mặt nhăn chăng?

Ni-kiền Tử đáp:

– Chuyển luân Thánh vương cũng sẽ già.

Thế Tôn bảo:

– Chuyển luân Thánh vương thường hay ở nước mình tự do. Vì cớ sao chẳng thể khỏi già, khỏi bệnh, khỏi chết? (Bảo là) Ta không già, bệnh, chết, ta là thường thì đáng lẽ phải được như thế, nghĩa này có thể được không?

Ni-kiền Tử làm thinh không đáp, sầu lo chẳng vui, lặng lẽ chẳng nói, thân thể tuôn mồ hôi, thấm ướt y phục, thấm chỗ ngồi và ướt cả đất.

Thế Tôn bảo:

– Ni-kiền Tử! Ông ở trong đại chúng rống như sư tử. ‘Đồng tử các em! Cùng ta đến chỗ Cù-đàm để cùng luận nghị; ta sẽ hàng phục như bắt dê lông dài, tùy ý dắt đi khắp nơi không có nghi nan. Cũng như voi lớn vào trong nước sâu, tùy ý dạo chơi không có sợ. Cũng như hai trượng phu mạnh mẽ bắt một người yếu ớt, để trên lửa nướng tùy ý xoay trở’. Ông cũng lại nói: ‘Ta thường hay luận bại voi lớn, cột kèo thảo mộc như thế, toàn là vô tình, cùng chúng luận nghị có thể khiến cho co duỗi, cúi, ngước, cũng có thể khiến dưới nách chảy mồ hôi’.

Bấy giờ Thế Tôn vén ba y lên, chỉ cho Ni-kiền Tử:

– Ông xem Như Lai không có chút mồ hôi chảy. Ngược lại bây giờ Ông mồ hôi thấm đất.

Ni-kiền Tử làm thinh chẳng đáp. Bấy giờ có một đồng tử tên là Đầu-ma ở trong chúng kia. Khi ấy đồng tử Đầu-ma bạch Thế Tôn:

– Nay con đủ sức nhận có điều thi hành, cũng muốn được nói.

Thế Tôn bảo:

– Tùy ý nói đi.

Đồng tử Đầu-ma bạch Phật:

– Ví như cách làng xóm không xa, có ao tắm tốt, nhưng ao tắm ấy có trùng nhiều chân. Nhân dân lớn, nhỏ, trai, gái trong làng đến ao tắm bắt trùng này ra, lấy đá ngói ném trùng này bị thương, chặt hết chân. Trùng này muốn trở vào nước, trọn không được. Ni-kiền Tử này cũng lại như thế, ban đầu hung hăng muốn cùng Như Lai tranh luận, ôm lòng tật đố và kiêu mạnNhư Lai trừ hết không sót chút nào. Ni-kiền Tử này không thể đến luận nghị với Như Lai lần nào nữa.

Bấy giờ Ni-kiền Tử bảo đồng tử Đầu-ma rằng:

– Ông ngu mê không phân biệt được chân ngụy, ta không nghị luận với Ông, ta nghị luận với Sa-môn Cù-đàm.

Ni-kiền Tử bạch Phật:

– Xin hỏi nghĩa lý, tôi sẽ thuyết nữa.

Thế Tôn bảo:

– Thế nào Ni-kiền Tử? Chuyển luân Thánh vương muốn cho già, bịnh, chết chẳng đến, có thể được chăng? Vị Thánh Đại vương kia quả có được toại nguyện chăng?

Ni-kiền Tử đáp:

– Quả không toại nguyện.

– Muốn cho có sắc này, muốn cho không có sắc này, có kết quả chăng?

Ni-kiền Tử đáp:

– Không kết quả, Cù-đàm!

Thế Tôn bảo:

– Thế nào, Ni-kiền Tử? Sắc là thường hay vô thường?

Ni-kiền Tử đáp:

– Sắc là vô thường.

– Nếu lại vô thường thì là pháp biến đổi, Ông lại thấy đây là ngã, cho ngã là sở hữu của kia chăng?

– Không, Cù-đàm!

– Thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?

– Vô thường.

Thế Tôn bảo:

– Nếu lại vô thường, là pháp biến đổi, Ông thấy có chăng?

– Không.

Thế Tôn bảo:

– Ngũ thạnh ấm này thường hay vô thường?

Ni-kiền Tử đáp:

– Vô thường.

Phật nói:

– Nếu lại vô thường là pháp biến đổi, Ông có thấy có chăng?

– Không.

– Thế nào Ni-kiền Tử? Ông nói là thường. Lý này không trái với nghĩa sao?

Khi ấy, Ni-kiền Tử bạch Phật:

– Nay con ngu si không phân biệt chân đế nên mới khởi lòng muốn tranh luận với Cù-đàm mà nói sắc là thường. Ví như sư tử mạnh, từ xa thấy người đến mà có tâm sợ sệt sao? Không có việc đó. Hôm nay Như Lai cũng lại như thế, không có mảy may sợ sệt. Nay con cuống hoặc, không rõ nghĩa sâu, dám xúc nhiễu Sa-môn Cù-đàm.

Ngài đã nói quá nhiều, ví như người mù được mắt, người điếc được nghe suốt, người mê được thấy đường, người không mắt thấy sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng lại như thế, dùng vô số phương tiện vì con thuyết pháp. Nay con xin quy y Sa-môn Cù-đàm, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Từ nay về sau con xin trọn đời làm Ưu-bà-tắc, không sát sanh nữa. Cúi mong Cù-đàm và Tỳ-kheo Tăng nhận lời con thỉnh. Con muốn cúng cơm trưa cho Phật và Tỳ-kheo Tăng.

Bấy giờ Thế Tôn yên lặng nhận lời. Ni-kiền Tử thấy Thế Tôn đã nhận lời mời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy nhiễu Phật ba vòng, cúi lạy rồi đi. Ông ta đến chỗ của các đồng tử ở Tỳ-xá-ly, bảo các đồng tử rằng:

– Các Ông định cúng dường ta những gì thì ngay bây giờ cung cấp cho ta, chớ để lỡ thời. Nay ta thỉnh Sa-môn Cù-đàm và Tỳ-kheo Tăng ngày mai thọ thực.

Khi ấy các đồng tử mỗi người đều lo bày biện các thức ăn uống, đem đến cho ông ta. Rồi ngay đêm đó, Ni-kiền Tử bày biện đủ các thức ăn uống ngon ngọt, trải tọa cụ tốt đẹp, rồi đến bạch Phật:

– Đúng thời, nay đã đến giờ, cúi mong hạ cố.

Bấy giờ Thế Tôn đến giờ, đắp y ôm bát cùng Tỳ-kheo Tăng vào thành Tỳ-xá-ly, đến nhà Ni-kiền Tử, ngồi vào chỗ theo thứ tự. Ni-kiền Tử thấy Phật và Tỳ-kheo Tăng ngồi yên rồi liền tự tay châm chước các món ăn uống. Khi thấy Phật và Tỳ-kheo Tăng ăn xong và rửa tay rồi, ông lấy một ghế nhỏ đến trước Như Lai ngồi, muốn được nghe pháp.

Bấy giờ Thế Tôn thuyết diệu luận cho ông ta. Nghĩa là thí luận, giới luận, luận sanh thiên, dục là uế ác, dâm là hạnh bất tịnhxuất yếu là vui. Thế Tôn thấy Ni-kiền Tử tâm ý khai mở theo pháp chư Phật, Thế Tôn thường thuyết là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, Ngài bèn thuyết hết cho Ni-kiền Tử. Khi đó, Ni-kiền Tử ở ngay chỗ ngồi, các trần cấu dứt sạch, được pháp nhãn thanh tịnh.

Thế Tôn liền nói kệ:

Tế tự, lửa trên hết
Thi thơ, tụng là đầu
Trong người, vua cao nhất
Các sông, biển là nguồn.
Trong sao, trăng sáng nhất
Ánh sáng, mặt trời hơn,
Trên dưới và bốn phương
Các vật ở dưới đất.
Trời cùng với nhân loại.
Phật là đấng vô thượng.
Người muốn cầu đức này
Chánh giác là tối thượng.

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi. Khi đó, năm trăm đệ tử của Ni-kiền Tử nghe thầy mình nhận Phật giáo hóa, mới bảo nhau rằng:

– Đại sư của chúng ta tại sao lại thờ Cù-đàm làm thầy?

Rồi các đệ tử này ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đứng ở giữa đường. Lúc ấy, Ni-kiền Tử muốn đến chỗ Phật nghe phápThế Tôn thuyết pháp cho Ni-kiền Tử, khuyến khích cho hoan hỉNghe pháp xong, Ni-kiền Tử liền từ chỗ ngồi đứng lên lễ Phật, và lui đi.

Đệ tử Ni-kiền Tử từ xa thấy thầy mình đến liền bảo nhau:

– Đệ tử Sa-môn Cù-đàm đang trên đường đi đến.

Rồi họ dùng đá ngói đánh chết ông ta. Các đồng tử nghe Ni-kiền Tử bị đệ tử giết chết, liền đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, rồi ngồi xuống một bên. Các đồng tử bạch Thế Tôn:

– Ni-kiền Tử được Như Lai giáo hóa, bây giờ bị đệ tử giết chết rồi. Nay đã mạng chung, ông ấy sanh về chỗ nào?

Thế Tôn bảo:

– Ông ấy là người có đức, đầy đủ tứ đế, đã diệt ba kiết sử thành Tu-đà-hoàn, ắt dứt được mé khổ. Ngày nay mạng chung, ông ấy sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Ông ta thấy Phật Di-lặc rồi sẽ hết mé khổ. Đây là nghĩa ấy, nên nhớ tu hành.

Bấy giờ các đồng tử bạch Thế Tôn:

– Thật là kỳ lạ! Ni-kiền Tử này đến chỗ Thế Tôn đòi thi luận nghịtrở lại dùng sự luận nghị của mình để tự trói buộc, và nhận sự giáo hóa của Như Lai. Hễ người nào gặp Như Lai, thì hoàn toàn không có hư vọngVí như có người vào biển lấy của báuchắc chắn sẽ lấy được, trọn không về tay không. Đây cũng như thế, có chúng sanh nào đến chỗ Thế Tôn muốn được pháp bảo thì trọn chẳng về không.

Bấy giờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho các đồng tử, khiến cho hoan hỷ. Các đồng tử nghe Phật thuyết pháp xong, liền từ chỗ ngồi đứng lên, nhiễu Phật ba vòng, cúi lạy rồi lui đi.

Bấy giờ các đồng tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Trang trước Mục Lục Trang sau

Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.